Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một người cầu nguyện sâu sắc, người yêu mến và tin cậy Chúa, và cũng có lòng sùng kính mãnh liệt đối với Đức Maria. Chuỗi mân côi là một trong những phương thế cầu nguyện yêu thích của ngài, và ngài thậm chí còn cho Giáo hội một cách mới để suy ngẫm về những chân lý liên quan đến Chúa Giêsu dưới hình thức Năm Sự Sáng trong kinh Mân Côi.
Mario Enzler, cựu thành viên Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ, từng phục vụ Thánh Gioan Phaolô II, cho biết ông hy vọng mọi người sẽ nhớ đến sự giản dị của vị Giáo Hoàng, là một phẩm chất mà ông được diễm phúc quan sát tận mắt.
Enzler, hiện là giáo sư và tác giả của cuốn sách “Tôi đã được hân hạnh phục vụ một vị thánh”, kể lại lần đầu tiên anh gặp Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vào năm 1989. Rất nhanh sau khi anh bắt đầu gia nhập đội Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ, trên tầng thứ ba của dinh Tông Tòa. Anh ta nhận được một tin nói rằng Đức Thánh Cha đang rời khỏi phòng làm việc của ngài để đến Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Giao thức cho những người bảo vệ trong trường hợp đó là phải bảo đảm không có ai đang lảng vảng trong hành lang, và đứng nghiêm khi Đức Giáo Hoàng đi ngang qua. Đôi khi, Đức Giáo Hoàng sẽ dừng lại để nói chuyện với lính canh, nhưng đôi khi thì không.
Trong trường hợp này, khi Đức Giáo Hoàng đi ngang qua, ngài dừng lại và Enzler vẫn đứng nghiêm.
Ngài nói với tôi: “Anh chắc chắn là một người mới”, Enzler kể. Anh tự giới thiệu mình với Đức Giáo Hoàng.
Ngài đợi tôi nói xong, bắt tay tôi, ngài dùng cả hai tay nắm lấy tay tôi và nói: “Cảm ơn Mario, vì đã phục vụ người phục vụ Dân Chúa”. Sau đó ngài bỏ đi.
“Tôi có thể nói, khái niệm về hàng lãnh đạo khiêm tốn nhận mình là người phục vụ đã xăm lên tâm hồn tôi.”
“Ngài thậm chí không biết tôi là ai, nhưng biết ngay tôi là một người mới và ngài thật quảng đại khi dừng lại, bắt tay tôi, hỏi tên tôi; và thậm chí cảm ơn tôi đã phục vụ người đang phục vụ Dân Chúa.”
Lần đầu tiên gặp ngài, tôi rõ ràng là vô cùng xúc động. Tôi thực sự xúc động khi ngài đến gần. Tôi có thể cảm nhận được ngài là người đặc biệt, ngài có gì đó khác biệt.
Enzler nói rằng ông cảm thấy buồn khi gặp nhiều người trẻ ngày nay không thực sự biết vị giáo hoàng rất dễ mến này.
Ngài là một thiên tài, một người cầu nguyện nhưng ngài có thể khiến bất cứ ai cảm thấy vui. Ngài nói chuyện với một người đoạt giải Nobel hay một người vô gia cư, một nhà lãnh đạo quốc gia hay một giáo viên mẫu giáo cũng cùng một phong cách.
“Ngài có khả năng làm cho mọi người cảm thấy thoải mái chỉ bằng một cử chỉ, một cái vuốt ve, bằng một lời nói, hoặc chỉ bằng một cái ôm hoặc chỉ đơn giản là nhìn. Tôi sẽ nói rằng trong 1,000 năm nữa, ngài sẽ được nhớ đến vì sự giản dị của mình,” Enzler nói.
Chứng kiến hàng ngày những gương sáng của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Mario Enzler được linh hứng để vươn lên trong mọi nghịch cảnh của cuộc sống. Sau khi hoàn thành thời gian phục vụ như một Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ, ông học cao hơn và từ một lính canh, giờ đây Mario Enzler là một Tiến Sĩ Quản Trị Kinh Doanh giảng dạy tại The Busch School of Business và thường xuyên nói chuyện tại các hội nghị hoặc các cuộc tĩnh tâm nơi ông chia sẻ về vai trò của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong việc giúp ông trở thành một người tốt hơn, vươn lên vị thế điều hành và lãnh đạo.
Source:Catholic News AgencyThe next hundred years of St. John Paul II’s legacy
Mario Enzler, cựu thành viên Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ, từng phục vụ Thánh Gioan Phaolô II, cho biết ông hy vọng mọi người sẽ nhớ đến sự giản dị của vị Giáo Hoàng, là một phẩm chất mà ông được diễm phúc quan sát tận mắt.
Enzler, hiện là giáo sư và tác giả của cuốn sách “Tôi đã được hân hạnh phục vụ một vị thánh”, kể lại lần đầu tiên anh gặp Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vào năm 1989. Rất nhanh sau khi anh bắt đầu gia nhập đội Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ, trên tầng thứ ba của dinh Tông Tòa. Anh ta nhận được một tin nói rằng Đức Thánh Cha đang rời khỏi phòng làm việc của ngài để đến Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Giao thức cho những người bảo vệ trong trường hợp đó là phải bảo đảm không có ai đang lảng vảng trong hành lang, và đứng nghiêm khi Đức Giáo Hoàng đi ngang qua. Đôi khi, Đức Giáo Hoàng sẽ dừng lại để nói chuyện với lính canh, nhưng đôi khi thì không.
Trong trường hợp này, khi Đức Giáo Hoàng đi ngang qua, ngài dừng lại và Enzler vẫn đứng nghiêm.
Ngài nói với tôi: “Anh chắc chắn là một người mới”, Enzler kể. Anh tự giới thiệu mình với Đức Giáo Hoàng.
Ngài đợi tôi nói xong, bắt tay tôi, ngài dùng cả hai tay nắm lấy tay tôi và nói: “Cảm ơn Mario, vì đã phục vụ người phục vụ Dân Chúa”. Sau đó ngài bỏ đi.
“Tôi có thể nói, khái niệm về hàng lãnh đạo khiêm tốn nhận mình là người phục vụ đã xăm lên tâm hồn tôi.”
“Ngài thậm chí không biết tôi là ai, nhưng biết ngay tôi là một người mới và ngài thật quảng đại khi dừng lại, bắt tay tôi, hỏi tên tôi; và thậm chí cảm ơn tôi đã phục vụ người đang phục vụ Dân Chúa.”
Lần đầu tiên gặp ngài, tôi rõ ràng là vô cùng xúc động. Tôi thực sự xúc động khi ngài đến gần. Tôi có thể cảm nhận được ngài là người đặc biệt, ngài có gì đó khác biệt.
Enzler nói rằng ông cảm thấy buồn khi gặp nhiều người trẻ ngày nay không thực sự biết vị giáo hoàng rất dễ mến này.
Ngài là một thiên tài, một người cầu nguyện nhưng ngài có thể khiến bất cứ ai cảm thấy vui. Ngài nói chuyện với một người đoạt giải Nobel hay một người vô gia cư, một nhà lãnh đạo quốc gia hay một giáo viên mẫu giáo cũng cùng một phong cách.
“Ngài có khả năng làm cho mọi người cảm thấy thoải mái chỉ bằng một cử chỉ, một cái vuốt ve, bằng một lời nói, hoặc chỉ bằng một cái ôm hoặc chỉ đơn giản là nhìn. Tôi sẽ nói rằng trong 1,000 năm nữa, ngài sẽ được nhớ đến vì sự giản dị của mình,” Enzler nói.
Chứng kiến hàng ngày những gương sáng của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Mario Enzler được linh hứng để vươn lên trong mọi nghịch cảnh của cuộc sống. Sau khi hoàn thành thời gian phục vụ như một Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ, ông học cao hơn và từ một lính canh, giờ đây Mario Enzler là một Tiến Sĩ Quản Trị Kinh Doanh giảng dạy tại The Busch School of Business và thường xuyên nói chuyện tại các hội nghị hoặc các cuộc tĩnh tâm nơi ông chia sẻ về vai trò của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong việc giúp ông trở thành một người tốt hơn, vươn lên vị thế điều hành và lãnh đạo.
Source:Catholic News Agency