Lúc 7 sáng thứ Ba 12 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Ngày 12 tháng Năm là Ngày Y Tá tại Ý. Do đó, trong thánh lễ này Đức Thánh Cha cầu nguyện cách riêng cho những y tá.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay là ngày các Y tá. Hôm qua, tôi đã gửi một thông điệp cho họ. Hôm nay, chúng ta hãy cầu nguyện cho các y tá, những người nam nữ tham gia vào nghề này, không chỉ là một nghề, đó là một ơn gọi, một sự cống hiến. Xin Chúa ban phép lành cho họ. Vào thời điểm xảy ra đại dịch, họ đã đưa ra các chứng tá anh hùng và một số người đã hy sinh. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về bài Tin Mừng trong ngày trong đó Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng.”
Phúc Âm: Ga 14, 27-31a
“Thầy ban bình an của Thầy cho các con”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng. Lòng các con đừng xao xuyến và đừng sợ hãi. Các con đã nghe Thầy nói với các con rằng: Thầy đi, rồi Thầy sẽ trở lại với các con. Nếu các con yêu mến Thầy, thì các con hãy vui mừng vì Thầy về với Cha, bởi lẽ Cha trọng hơn Thầy. Giờ đây Thầy nói với các con trước khi việc xảy ra, để khi việc xảy ra, thì các con tin. Thầy không còn nói nhiều với các con nữa, vì thủ lãnh thế gian đã đến. Nó không có quyền lực gì đối với Thầy. Nhưng để cho thế gian biết rằng Thầy yêu mến Cha, thì Thầy làm như Cha đã truyền dạy”.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Trước khi từ giã các môn đệ, Chúa đã ban cho các ngài ân sủng bình an, sự bình an của Chúa. Đó không phải là thứ bình an chung chung, không phải bình an theo nghĩa là không có chiến tranh mà tất cả chúng ta vẫn luôn mong mỏi, nhưng là sự bình an nội tâm, sự bình an của tâm hồn, sự bình yên mà mỗi chúng ta có bên trong chúng ta. Khi Chúa ban bình an này, Ngài nhấn mạnh rằng, không phải là thứ bình an thế giới mang lại. Đây là sự bình an khác.
Thế gian có thể mang đến cho anh chị em một sự bình an nội tâm, sự bình yên của cuộc sống, đó là dạng thức bình an của một cuộc sống không phải lo lắng, khi anh chị em chiếm hữu được những gì anh chị em cảm thấy là của mình, và cô lập anh chị em khỏi những người khác. Khi không nhận ra điều đó, anh chị em khép mình trong sự bình yên đó. Sự bình yên đó khiến anh chị em bình tĩnh và hạnh phúc, nhưng ngủ thiếp đi, nó gây mê anh chị em và khiến anh chị em ở lại trong chính mình. Sự bình an đó có một chút ‘ích kỷ’.
Thế gian có thể mang đến cho anh chị em thứ bình an đó. Và đó là một thứ bình an đắt đỏ bởi vì anh chị em phải liên tục thay đổi các công cụ tạo ra bình an: khi một thứ làm anh chị em phấn khích, một thứ mang lại cho anh chị em sự bình yên, thì sự bình yên đó mau chóng kết thúc và anh chị em phải tìm một thứ khác. Nó đắt đỏ vì nó tạm thời và vô sinh.
Trái lại, sự bình an mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta là một điều khác. Đó là một nền hòa bình khiến anh chị em chuyển động, không cô lập anh chị em, nhưng khiến anh chị em chuyển động, khiến anh chị em đi đến với những người khác, tạo ra cộng đồng, tạo ra sự giao tiếp.
Sự bình an Chúa Giêsu ban cho chúng ta là nhưng không, đó là một món quà từ Thiên Chúa. Sự bình an ấy thật là hiệu quả, nó luôn đưa anh chị em về phía trước. Trong Tin Mừng chúng ta đã nghe về dụ ngôn người phú hộ ngu dại.
Có một nhà phú hộ kia, ruộng nương sinh nhiều hoa lợi, mới nghĩ bụng rằng: “Mình phải làm gì đây? Vì còn chỗ đâu mà tích trữ hoa màu!”. Rồi ông ta tự bảo: “Mình sẽ làm thế này: phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó. Lúc ấy ta sẽ nhủ lòng: hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã!”. Nhưng Thiên Chúa bảo ông ta: “Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?”. Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó” (Lc 12:16-21)
Thế gian chỉ có thể mang đến cho anh chị em một thứ bình an vô thường không mở ra cánh cửa sang thế giới bên kia. Trái lại sự bình an của Chúa mở ra Thiên đàng. Đó là một nền hòa bình trường tồn có thể mở ra và mang những người khác cùng với anh chị em lên Thiên đường.
Chúng ta cần nhận ra sự bình an trong chính mình là gì: chúng ta có tìm thấy sự bình an trong sự thịnh vượng, sự chiếm hữu và trong nhiều thứ khác, hay anh chị em tìm thấy sự bình an như một ân sủng từ Chúa? Tôi có phải trả tiền cho bình an hay tôi nhận được nó cách nhưng không từ Chúa? Bình an của tôi là loại bình an nào? Khi tôi mất đi thứ gì, tôi có tức giận không? Nếu có đây không phải là sự bình an của Chúa. Đây là một trong những bài kiểm tra. Tôi bình tĩnh trong bình an của tôi, nhưng tôi có ngủ không? Nếu có thì đó không phải là bình an của Chúa. Tôi có bình yên và muốn truyền đạt sự bình yên ấy cho người khác và cứ tiếp tục như thế không? Nếu có thì đó là sự bình an của Chúa. Ngay cả trong những thời khắc tồi tệ, khó khăn, sự bình yên đó có còn trong tôi không? Nếu có thì đó là bình an của Chúa. Và sự bình an của Chúa cũng có kết quả đối với chính tôi vì nó tràn đầy hy vọng, nghĩa là nó giúp tôi hướng nhìn về Thiên đàng.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài đã nhận được một lá thư từ một vị linh mục tốt bụng, là người đã phê bình ngài rằng ngài nói rất ít về Thiên đàng, và lẽ ra ngài phải nói nhiều hơn về điều đó.
Vị linh mục ấy nói đúng, ngài nói chí phải. Đây là lý do tại sao hôm nay tôi muốn nhấn mạnh điều này: sự bình an mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta, là sự bình an cho hiện tại và tương lai. Đó là bắt đầu sống Thiên đàng, với sự sinh hoa kết quả của Thiên đàng. Sự bình an của Chúa không phải là thuốc gây mê. Anh chị em gây mê chính mình với những thứ của thế gian này và khi liều thuốc mê này kết thúc, cần phải có thuốc khác. Trái lại bình an của Chúa dứt khoát, hiệu quả, trường tồn và cũng dễ lây lan.
Để kết luận, Đức Thánh Cha cầu xin Chúa ban cho chúng ta sự bình an tràn đầy hy vọng này, khiến chúng ta sinh hoa kết quả, khiến chúng ta giao tiếp với những người khác, tạo nên cộng đồng và luôn hướng nhìn dứt khoát về Thiên đường.
Source:Vatican NewsIl Papa prega per gli infermieri, esempio di eroismo. La pace di Gesù ci apre agli altri
Ngày 12 tháng Năm là Ngày Y Tá tại Ý. Do đó, trong thánh lễ này Đức Thánh Cha cầu nguyện cách riêng cho những y tá.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay là ngày các Y tá. Hôm qua, tôi đã gửi một thông điệp cho họ. Hôm nay, chúng ta hãy cầu nguyện cho các y tá, những người nam nữ tham gia vào nghề này, không chỉ là một nghề, đó là một ơn gọi, một sự cống hiến. Xin Chúa ban phép lành cho họ. Vào thời điểm xảy ra đại dịch, họ đã đưa ra các chứng tá anh hùng và một số người đã hy sinh. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về bài Tin Mừng trong ngày trong đó Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng.”
Phúc Âm: Ga 14, 27-31a
“Thầy ban bình an của Thầy cho các con”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng. Lòng các con đừng xao xuyến và đừng sợ hãi. Các con đã nghe Thầy nói với các con rằng: Thầy đi, rồi Thầy sẽ trở lại với các con. Nếu các con yêu mến Thầy, thì các con hãy vui mừng vì Thầy về với Cha, bởi lẽ Cha trọng hơn Thầy. Giờ đây Thầy nói với các con trước khi việc xảy ra, để khi việc xảy ra, thì các con tin. Thầy không còn nói nhiều với các con nữa, vì thủ lãnh thế gian đã đến. Nó không có quyền lực gì đối với Thầy. Nhưng để cho thế gian biết rằng Thầy yêu mến Cha, thì Thầy làm như Cha đã truyền dạy”.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Trước khi từ giã các môn đệ, Chúa đã ban cho các ngài ân sủng bình an, sự bình an của Chúa. Đó không phải là thứ bình an chung chung, không phải bình an theo nghĩa là không có chiến tranh mà tất cả chúng ta vẫn luôn mong mỏi, nhưng là sự bình an nội tâm, sự bình an của tâm hồn, sự bình yên mà mỗi chúng ta có bên trong chúng ta. Khi Chúa ban bình an này, Ngài nhấn mạnh rằng, không phải là thứ bình an thế giới mang lại. Đây là sự bình an khác.
Thế gian có thể mang đến cho anh chị em một sự bình an nội tâm, sự bình yên của cuộc sống, đó là dạng thức bình an của một cuộc sống không phải lo lắng, khi anh chị em chiếm hữu được những gì anh chị em cảm thấy là của mình, và cô lập anh chị em khỏi những người khác. Khi không nhận ra điều đó, anh chị em khép mình trong sự bình yên đó. Sự bình yên đó khiến anh chị em bình tĩnh và hạnh phúc, nhưng ngủ thiếp đi, nó gây mê anh chị em và khiến anh chị em ở lại trong chính mình. Sự bình an đó có một chút ‘ích kỷ’.
Thế gian có thể mang đến cho anh chị em thứ bình an đó. Và đó là một thứ bình an đắt đỏ bởi vì anh chị em phải liên tục thay đổi các công cụ tạo ra bình an: khi một thứ làm anh chị em phấn khích, một thứ mang lại cho anh chị em sự bình yên, thì sự bình yên đó mau chóng kết thúc và anh chị em phải tìm một thứ khác. Nó đắt đỏ vì nó tạm thời và vô sinh.
Trái lại, sự bình an mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta là một điều khác. Đó là một nền hòa bình khiến anh chị em chuyển động, không cô lập anh chị em, nhưng khiến anh chị em chuyển động, khiến anh chị em đi đến với những người khác, tạo ra cộng đồng, tạo ra sự giao tiếp.
Sự bình an Chúa Giêsu ban cho chúng ta là nhưng không, đó là một món quà từ Thiên Chúa. Sự bình an ấy thật là hiệu quả, nó luôn đưa anh chị em về phía trước. Trong Tin Mừng chúng ta đã nghe về dụ ngôn người phú hộ ngu dại.
Có một nhà phú hộ kia, ruộng nương sinh nhiều hoa lợi, mới nghĩ bụng rằng: “Mình phải làm gì đây? Vì còn chỗ đâu mà tích trữ hoa màu!”. Rồi ông ta tự bảo: “Mình sẽ làm thế này: phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó. Lúc ấy ta sẽ nhủ lòng: hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã!”. Nhưng Thiên Chúa bảo ông ta: “Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?”. Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó” (Lc 12:16-21)
Thế gian chỉ có thể mang đến cho anh chị em một thứ bình an vô thường không mở ra cánh cửa sang thế giới bên kia. Trái lại sự bình an của Chúa mở ra Thiên đàng. Đó là một nền hòa bình trường tồn có thể mở ra và mang những người khác cùng với anh chị em lên Thiên đường.
Chúng ta cần nhận ra sự bình an trong chính mình là gì: chúng ta có tìm thấy sự bình an trong sự thịnh vượng, sự chiếm hữu và trong nhiều thứ khác, hay anh chị em tìm thấy sự bình an như một ân sủng từ Chúa? Tôi có phải trả tiền cho bình an hay tôi nhận được nó cách nhưng không từ Chúa? Bình an của tôi là loại bình an nào? Khi tôi mất đi thứ gì, tôi có tức giận không? Nếu có đây không phải là sự bình an của Chúa. Đây là một trong những bài kiểm tra. Tôi bình tĩnh trong bình an của tôi, nhưng tôi có ngủ không? Nếu có thì đó không phải là bình an của Chúa. Tôi có bình yên và muốn truyền đạt sự bình yên ấy cho người khác và cứ tiếp tục như thế không? Nếu có thì đó là sự bình an của Chúa. Ngay cả trong những thời khắc tồi tệ, khó khăn, sự bình yên đó có còn trong tôi không? Nếu có thì đó là bình an của Chúa. Và sự bình an của Chúa cũng có kết quả đối với chính tôi vì nó tràn đầy hy vọng, nghĩa là nó giúp tôi hướng nhìn về Thiên đàng.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài đã nhận được một lá thư từ một vị linh mục tốt bụng, là người đã phê bình ngài rằng ngài nói rất ít về Thiên đàng, và lẽ ra ngài phải nói nhiều hơn về điều đó.
Vị linh mục ấy nói đúng, ngài nói chí phải. Đây là lý do tại sao hôm nay tôi muốn nhấn mạnh điều này: sự bình an mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta, là sự bình an cho hiện tại và tương lai. Đó là bắt đầu sống Thiên đàng, với sự sinh hoa kết quả của Thiên đàng. Sự bình an của Chúa không phải là thuốc gây mê. Anh chị em gây mê chính mình với những thứ của thế gian này và khi liều thuốc mê này kết thúc, cần phải có thuốc khác. Trái lại bình an của Chúa dứt khoát, hiệu quả, trường tồn và cũng dễ lây lan.
Để kết luận, Đức Thánh Cha cầu xin Chúa ban cho chúng ta sự bình an tràn đầy hy vọng này, khiến chúng ta sinh hoa kết quả, khiến chúng ta giao tiếp với những người khác, tạo nên cộng đồng và luôn hướng nhìn dứt khoát về Thiên đường.
Source:Vatican News