Lúc 7 sáng thứ Tư 29 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ kính Thánh Catêrina thành Siena, Trinh Nữ, Tiến Sĩ Hội Thánh, Quan Thầy của Ý và Âu Châu, Đức Thánh Cha cầu nguyện cách riêng cho sự hiệp nhất của Liên Hiệp Âu Châu và lục địa này.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay là lễ kính Thánh Catêrina thành Siena, Trinh Nữ, Tiến Sĩ Hội Thánh, là Quan Thầy bảo trợ của Âu Châu. Chúng ta hãy cầu nguyện cho Âu Châu, cho sự thống nhất của Âu Châu, cho sự thống nhất của Liên Hiệp Âu Châu để tất cả chúng ta có thể cùng nhau tiến lên như những người anh em với nhau.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã đưa ra những suy tư của ngài về Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan (1 Ga 1:5 - 2:2), trong đó vị tông đồ khẳng định rằng Thiên Chúa là ánh sáng và nếu chúng ta nói chúng ta hiệp thông với Người, chúng ta cũng phải hiệp thông với lẫn nhau.
Bài Đọc Một
Bài trích thư Thứ Nhất của Thánh Gioan Tông Đồ
Đây là lời loan báo của Đức Giêsu Kitô mà chúng tôi đã nghe, và nay chúng tôi loan báo cho anh em: Thiên Chúa là ánh sáng; nơi Người, không có một chút bóng tối nào.
Nếu chúng ta nói là chúng ta hiệp thông với Người mà lại đi trong bóng tối, thì chúng ta nói dối và không hành động theo sự thật.
Nhưng nếu chúng ta đi trong ánh sáng cũng như Thiên Chúa hằng ngự trong ánh sáng, thì chúng ta được hiệp thông với nhau, và máu Đức Giêsu, Con của Người, thanh tẩy chúng ta sạch hết mọi tội lỗi.
Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta.
Nếu chúng ta thú nhận tội lỗi, Thiên Chúa là Đấng trung thành và công chính sẽ tha tội cho chúng ta, và sẽ thanh tẩy chúng ta sạch mọi điều bất chính.
Nếu chúng ta nói là chúng ta đã không phạm tội, thì chúng ta coi Người là kẻ nói dối, và lời của Người không ở trong chúng ta.
Chính Đức Giêsu Kitô là của lễ đền bù tội lỗi chúng ta, không những tội lỗi chúng ta mà thôi, nhưng còn tội lỗi cả thế gian nữa.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Trong Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan Tông đồ có nhiều vấn đề được đặt tương phản với nhau: ánh sáng và bóng tối, dối trá và sự thật, tội lỗi và vô tội. Nhưng vị Tông đồ luôn luôn đưa ra một lời kêu gọi cụ thể là đến với sự thật và khuyên chúng ta rằng chúng ta không thể hiệp thông với Chúa Giêsu mà lại bước đi trong bóng tối, bởi vì Ngài là ánh sáng. Hoặc điều này hoặc điều kia, hoặc trắng hoặc đen, không thể là màu xám. Màu xám tồi tệ hơn, bởi vì màu xám khiến anh chị em tin rằng anh chị em đang đi trong ánh sáng, rằng anh chị em không ở trong bóng tối và điều này trấn an anh chị em. Màu xám rất nguy hiểm. Hoặc cái này hoặc cái kia không thể là màu xám.
Vị Tông đồ nói tiếp: “Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta”, bởi vì chúng ta tất cả đều đã phạm tội, chúng ta đều là những người tội lỗi. Và đây là một trong những điều có thể lừa dối chúng ta. Đó là khi chúng ta nói “tất cả chúng ta đều những người tội lỗi”, giống như ai đó nói “buongiorno” – “chào buổi sáng”, hay “buona giornata” – “chúc hôm nay tốt lành nhé”, như một thói quen, thậm chí như một công thức giao tế xã hội, đến mức chúng ta không có một chút áy náy lương tâm đối với tội lỗi nữa. Không. Tôi là người tội lỗi vì chuyện này, chuyện nọ, chuyện kia. Nghĩa là phải có tính chất cụ thể. Tính cụ thể của sự thật: sự thật luôn cụ thể; lời nói dối là thanh tao, chúng phảng phất như không khí, anh chị em không thể làm thế. Sự thật là cụ thể. Anh chị em không thể đến tòa giải tội để xưng tội một cách trừu tượng: “Dạ, thưa Cha một đôi khi con đã mất kiên nhẫn” và rồi những thứ trừu tượng khác. “Con là một người tội lỗi. Cụ thể con đã làm chuyện này. Con đã để lòng trí nghĩ đến điều này. Con đã nói điều này.” Sự cụ thể là một điều khiến tôi cảm thấy một cách nghiêm túc rằng tôi là một tội nhân và không phải là một tội nhân theo một nghĩa mơ hồ.
Chúa Giêsu nói trong bài Tin Mừng: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn.” Sự cụ thể của những người bé mọn. Thật tuyệt khi lắng nghe những người bé mọn khi họ xưng tội: họ không nói những điều lạ, những thứ lơ lửng trên không; họ nói những điều cụ thể, và đôi khi quá cụ thể bởi vì họ có sự đơn sơ mà Chúa ban cho những người bé mọn. Tôi luôn nhớ một đứa trẻ đã từng nói với tôi rằng nó buồn vì nó đã cãi nhau với dì nó. Nhưng rồi nó nói tiếp qua chuyện khác. Tôi nói, “Con đã làm gì? “ - “À, con ở nhà, con muốn đi chơi đá banh - một đứa trẻ mà - nhưng mẹ nó không có ở đó, còn dì nó thì nói: “Không, con không được đi ra ngoài: con phải làm bài tập ở nhà của con trước đã”. Lời qua, tiếng lại đơn giản, cụ thể.
Chúng ta cũng phải đơn giản, cụ thể: sự cụ thể dẫn anh chị em đến sự khiêm nhường, bởi vì sự khiêm nhường là cụ thể. “Chúng ta đều là những người tội lỗi” là một điều trừu tượng. Không, đừng nói thế. “Tôi là một kẻ tội lỗi vì điều này, điều nọ và điều kia”, và những điều ấy làm cho tôi xấu hổ khi nhìn Chúa Giêsu: “Hãy tha thứ cho con”. Đó là thái độ thực sự của một hối nhân. “Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta.” Thái độ trừu tượng là một cách khác để nói chúng ta vô tội. “Vâng, chúng ta đều là kẻ tội lỗi, vâng, tôi mất kiên nhẫn của tôi một lần”, nhưng nói như thế thì tất cả đều lơ lửng trong không khí. Tôi không nhận thấy thực tế tội lỗi của mình. Điều quan trọng là chúng ta, trong chính chúng ta, phải nêu rõ tội lỗi của mình. Phải có sự cụ thể. Bởi vì nếu chúng ta chỉ lơ lửng trong không khí, chúng ta sẽ chìm trong bóng tối. Chúng ta phải giống như những đứa trẻ, những người nói những gì họ cảm nhận, những gì họ nghĩ: họ chưa học được nghệ thuật để nói những điều được gói ghém cẩn thận đến mức người ta có thể hiểu nhau mà không nói thành lời. Đó là một nghệ thuật tuyệt vời, nhưng thường chẳng mang lại điều tốt lành gì cho chúng ta.
Hôm qua tôi đã nhận được một lá thư từ một cậu bé từ Caravaggio. Chú bé tên là Andrea. Và chú ấy nói với tôi về những điều đang diễn ra ở đó: những bức thư của những đứa trẻ thật đẹp, vì cụ thể. Và chú bé nói với tôi rằng chú đã theo dõi Thánh lễ trên truyền hình và rằng chú bé ấy thấy phải “mắng tôi” một điều là tôi nói “Bình an cho các anh chị em”, nhưng theo chú bé thì tôi không thể nói thế “bởi vì với đại dịch này, chúng ta không thể chạm vào nhau”. Chú bé ấy không thấy rằng anh chị em đang gật đầu chào mà không bắt tay nhau. Chú bé vô tư có tự do để nói những điều như đang diễn ra.
Chúng ta cũng vậy, với Chúa, chúng ta có quyền tự do nói những điều như đang diễn ra: “Lạy Chúa, con đang sống trong tội lỗi: xin giúp đỡ con”. Giống như Phêrô trước mẻ cá kỳ lạ đầu tiên: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ có tội”. Chúng ta hãy có sự khôn ngoan của tính cụ thể này. Bởi vì ma quỷ muốn chúng ta sống trong tình trạng dở dở ương ương trong màu xám: không tốt cũng không xấu, không trắng cũng không đen: xám. Một cuộc sống mà Chúa không thích. Chúa không thích những người lưng chừng. Hãy cụ thể.
Nếu chúng ta thú nhận tội lỗi, Thiên Chúa là Đấng trung thành và công chính sẽ tha tội cho chúng ta, và sẽ thanh tẩy chúng ta sạch mọi điều bất chính. Đời sống tinh thần rất đơn giản, quá đơn giản; nhưng chúng ta làm cho nó phức tạp với những sắc thái này, và cuối cùng chúng ta đi vào con đường không bao giờ đến.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:
Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho ơn biết đơn sơ, xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng Ngài ban cho những người bé mọn, cho những trẻ em, cho những đứa bé nói những gì chúng cảm nhận, cho những người không che giấu những gì họ cảm thấy. Và đừng sống một cuộc sống dở dở ương ương. Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để có tự do thẳng thắn nhìn nhận tội lỗi và đó cũng là ân sủng biết rõ chúng ta là ai trước mặt Thiên Chúa.
Source:Vatican NewsIl Papa prega per l’Europa, perché sia unita e fraterna
Trong thánh lễ kính Thánh Catêrina thành Siena, Trinh Nữ, Tiến Sĩ Hội Thánh, Quan Thầy của Ý và Âu Châu, Đức Thánh Cha cầu nguyện cách riêng cho sự hiệp nhất của Liên Hiệp Âu Châu và lục địa này.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay là lễ kính Thánh Catêrina thành Siena, Trinh Nữ, Tiến Sĩ Hội Thánh, là Quan Thầy bảo trợ của Âu Châu. Chúng ta hãy cầu nguyện cho Âu Châu, cho sự thống nhất của Âu Châu, cho sự thống nhất của Liên Hiệp Âu Châu để tất cả chúng ta có thể cùng nhau tiến lên như những người anh em với nhau.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã đưa ra những suy tư của ngài về Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan (1 Ga 1:5 - 2:2), trong đó vị tông đồ khẳng định rằng Thiên Chúa là ánh sáng và nếu chúng ta nói chúng ta hiệp thông với Người, chúng ta cũng phải hiệp thông với lẫn nhau.
Bài Đọc Một
Bài trích thư Thứ Nhất của Thánh Gioan Tông Đồ
Đây là lời loan báo của Đức Giêsu Kitô mà chúng tôi đã nghe, và nay chúng tôi loan báo cho anh em: Thiên Chúa là ánh sáng; nơi Người, không có một chút bóng tối nào.
Nếu chúng ta nói là chúng ta hiệp thông với Người mà lại đi trong bóng tối, thì chúng ta nói dối và không hành động theo sự thật.
Nhưng nếu chúng ta đi trong ánh sáng cũng như Thiên Chúa hằng ngự trong ánh sáng, thì chúng ta được hiệp thông với nhau, và máu Đức Giêsu, Con của Người, thanh tẩy chúng ta sạch hết mọi tội lỗi.
Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta.
Nếu chúng ta thú nhận tội lỗi, Thiên Chúa là Đấng trung thành và công chính sẽ tha tội cho chúng ta, và sẽ thanh tẩy chúng ta sạch mọi điều bất chính.
Nếu chúng ta nói là chúng ta đã không phạm tội, thì chúng ta coi Người là kẻ nói dối, và lời của Người không ở trong chúng ta.
Chính Đức Giêsu Kitô là của lễ đền bù tội lỗi chúng ta, không những tội lỗi chúng ta mà thôi, nhưng còn tội lỗi cả thế gian nữa.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Trong Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan Tông đồ có nhiều vấn đề được đặt tương phản với nhau: ánh sáng và bóng tối, dối trá và sự thật, tội lỗi và vô tội. Nhưng vị Tông đồ luôn luôn đưa ra một lời kêu gọi cụ thể là đến với sự thật và khuyên chúng ta rằng chúng ta không thể hiệp thông với Chúa Giêsu mà lại bước đi trong bóng tối, bởi vì Ngài là ánh sáng. Hoặc điều này hoặc điều kia, hoặc trắng hoặc đen, không thể là màu xám. Màu xám tồi tệ hơn, bởi vì màu xám khiến anh chị em tin rằng anh chị em đang đi trong ánh sáng, rằng anh chị em không ở trong bóng tối và điều này trấn an anh chị em. Màu xám rất nguy hiểm. Hoặc cái này hoặc cái kia không thể là màu xám.
Vị Tông đồ nói tiếp: “Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta”, bởi vì chúng ta tất cả đều đã phạm tội, chúng ta đều là những người tội lỗi. Và đây là một trong những điều có thể lừa dối chúng ta. Đó là khi chúng ta nói “tất cả chúng ta đều những người tội lỗi”, giống như ai đó nói “buongiorno” – “chào buổi sáng”, hay “buona giornata” – “chúc hôm nay tốt lành nhé”, như một thói quen, thậm chí như một công thức giao tế xã hội, đến mức chúng ta không có một chút áy náy lương tâm đối với tội lỗi nữa. Không. Tôi là người tội lỗi vì chuyện này, chuyện nọ, chuyện kia. Nghĩa là phải có tính chất cụ thể. Tính cụ thể của sự thật: sự thật luôn cụ thể; lời nói dối là thanh tao, chúng phảng phất như không khí, anh chị em không thể làm thế. Sự thật là cụ thể. Anh chị em không thể đến tòa giải tội để xưng tội một cách trừu tượng: “Dạ, thưa Cha một đôi khi con đã mất kiên nhẫn” và rồi những thứ trừu tượng khác. “Con là một người tội lỗi. Cụ thể con đã làm chuyện này. Con đã để lòng trí nghĩ đến điều này. Con đã nói điều này.” Sự cụ thể là một điều khiến tôi cảm thấy một cách nghiêm túc rằng tôi là một tội nhân và không phải là một tội nhân theo một nghĩa mơ hồ.
Chúa Giêsu nói trong bài Tin Mừng: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn.” Sự cụ thể của những người bé mọn. Thật tuyệt khi lắng nghe những người bé mọn khi họ xưng tội: họ không nói những điều lạ, những thứ lơ lửng trên không; họ nói những điều cụ thể, và đôi khi quá cụ thể bởi vì họ có sự đơn sơ mà Chúa ban cho những người bé mọn. Tôi luôn nhớ một đứa trẻ đã từng nói với tôi rằng nó buồn vì nó đã cãi nhau với dì nó. Nhưng rồi nó nói tiếp qua chuyện khác. Tôi nói, “Con đã làm gì? “ - “À, con ở nhà, con muốn đi chơi đá banh - một đứa trẻ mà - nhưng mẹ nó không có ở đó, còn dì nó thì nói: “Không, con không được đi ra ngoài: con phải làm bài tập ở nhà của con trước đã”. Lời qua, tiếng lại đơn giản, cụ thể.
Chúng ta cũng phải đơn giản, cụ thể: sự cụ thể dẫn anh chị em đến sự khiêm nhường, bởi vì sự khiêm nhường là cụ thể. “Chúng ta đều là những người tội lỗi” là một điều trừu tượng. Không, đừng nói thế. “Tôi là một kẻ tội lỗi vì điều này, điều nọ và điều kia”, và những điều ấy làm cho tôi xấu hổ khi nhìn Chúa Giêsu: “Hãy tha thứ cho con”. Đó là thái độ thực sự của một hối nhân. “Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta.” Thái độ trừu tượng là một cách khác để nói chúng ta vô tội. “Vâng, chúng ta đều là kẻ tội lỗi, vâng, tôi mất kiên nhẫn của tôi một lần”, nhưng nói như thế thì tất cả đều lơ lửng trong không khí. Tôi không nhận thấy thực tế tội lỗi của mình. Điều quan trọng là chúng ta, trong chính chúng ta, phải nêu rõ tội lỗi của mình. Phải có sự cụ thể. Bởi vì nếu chúng ta chỉ lơ lửng trong không khí, chúng ta sẽ chìm trong bóng tối. Chúng ta phải giống như những đứa trẻ, những người nói những gì họ cảm nhận, những gì họ nghĩ: họ chưa học được nghệ thuật để nói những điều được gói ghém cẩn thận đến mức người ta có thể hiểu nhau mà không nói thành lời. Đó là một nghệ thuật tuyệt vời, nhưng thường chẳng mang lại điều tốt lành gì cho chúng ta.
Hôm qua tôi đã nhận được một lá thư từ một cậu bé từ Caravaggio. Chú bé tên là Andrea. Và chú ấy nói với tôi về những điều đang diễn ra ở đó: những bức thư của những đứa trẻ thật đẹp, vì cụ thể. Và chú bé nói với tôi rằng chú đã theo dõi Thánh lễ trên truyền hình và rằng chú bé ấy thấy phải “mắng tôi” một điều là tôi nói “Bình an cho các anh chị em”, nhưng theo chú bé thì tôi không thể nói thế “bởi vì với đại dịch này, chúng ta không thể chạm vào nhau”. Chú bé ấy không thấy rằng anh chị em đang gật đầu chào mà không bắt tay nhau. Chú bé vô tư có tự do để nói những điều như đang diễn ra.
Chúng ta cũng vậy, với Chúa, chúng ta có quyền tự do nói những điều như đang diễn ra: “Lạy Chúa, con đang sống trong tội lỗi: xin giúp đỡ con”. Giống như Phêrô trước mẻ cá kỳ lạ đầu tiên: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ có tội”. Chúng ta hãy có sự khôn ngoan của tính cụ thể này. Bởi vì ma quỷ muốn chúng ta sống trong tình trạng dở dở ương ương trong màu xám: không tốt cũng không xấu, không trắng cũng không đen: xám. Một cuộc sống mà Chúa không thích. Chúa không thích những người lưng chừng. Hãy cụ thể.
Nếu chúng ta thú nhận tội lỗi, Thiên Chúa là Đấng trung thành và công chính sẽ tha tội cho chúng ta, và sẽ thanh tẩy chúng ta sạch mọi điều bất chính. Đời sống tinh thần rất đơn giản, quá đơn giản; nhưng chúng ta làm cho nó phức tạp với những sắc thái này, và cuối cùng chúng ta đi vào con đường không bao giờ đến.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:
Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho ơn biết đơn sơ, xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng Ngài ban cho những người bé mọn, cho những trẻ em, cho những đứa bé nói những gì chúng cảm nhận, cho những người không che giấu những gì họ cảm thấy. Và đừng sống một cuộc sống dở dở ương ương. Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để có tự do thẳng thắn nhìn nhận tội lỗi và đó cũng là ân sủng biết rõ chúng ta là ai trước mặt Thiên Chúa.
Source:Vatican News