Theo những chuyên gia an ninh mạng, nhờ có tin tặc đứng đằng sau, chiến lược do Hà Nội thực hiện trong cuộc chiến chống Covid-19 đã chứng minh là khá thành công ở giai đoạn ngăn chặn.
Hãng FireEye, chuyên môn về an ninh tình báo mạng báo cáo rằng "đặc vụ APT32 của Việt Nam đang bị nghi ngờ đã triển khai một loạt các hoạt động xâm nhập nhằm vào các mục tiêu của Trung Quốc [...] để thu thập thông tin tình báo về cuộc khủng hoảng" từ tháng 1 đến tháng 4. Những mục tiêu bị nhắm vào là Bộ quản lý khẩn cấp và đô thị Vũ Hán.
Sự bác bỏ của Hà Nội là ngay lập tức, phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng mô tả "những cáo buộc là vô căn cứ". Tuy nhiên, người ta vẫn không hết nghi ngờ.
APT32 lần đầu tiên được nhận diện là vào năm 2012, với một loạt tấn công vào các cơ quan Trung Quốc, sau đó là Việt Nam và Philippines. Năm 2016, một loạt tấn công khác đã để lộ ra chân tướng và mục tiêu của nhóm là để "phục vụ lợi ích nhà nước Việt Nam". Trong một báo cáo công bố vào tháng 5 năm 2017, FireEye mô tả AFT32 là "nhóm gián điệp mạng, phối hợp với" Hà Nội.
Vào tháng 11 năm ngoái, khi những dấu hiệu lạ về viêm phổi đầu tiên xuất hiện ở Vũ Hán, trong tình cảnh thiếu minh bạch cuả chính phủ Trung Quốc, nhiều chính phủ bao gồm cả Hoa Kỳ và Việt Nam đã triển khai cơ quan tình báo để thu thập thông tin và theo dõi căn bệnh. Những thông tin cần thiết đã bị Trung quốc ém nhẹm cho đến ít nhất là cuối tháng 1.
Các nhà phân tích và chuyên gia tin rằng chính phủ Việt Nam đã phát động một số cơ quan thu thập thông tin về loại coronavirus mới. Mục tiếu là các tin nhắn trên mạng, bài đăng trên Weibo (Facebook Trung Quốc), blog và các trang thông tin trực tuyến. Ngoài ra, Việt Nam cũng nhận được từ Trung quốc những tin “mật” thông qua các liên kết và trao đổi thông thường.
Phân tích đầu tiên của FireEye cho thấy vào ngày 6 tháng 1, các tin tặc được Hà Nội trả tiền đã đột nhập được vào các trang web của chính phủ Trung Quốc. Các cuộc đột nhập này tiếp tục không bị khám phá và gián đoạn trong ba tháng đầu.
Các phát triển trong những tuần gần đây khiến các chuyên gia tin rằng APT32, trên thực tế, là một đơn vị của Bộ truyền thông và thông tin Việt Nam hoặc một bộ phận nào khác. Bất kể nó phụ thuộc vào đơn vị nào, đối với các nhà phân tích, nó vẫn là một công cụ của Đảng Cộng sản Việt Nam.