Lúc 7 sáng thứ Sáu 17 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những phụ nữ đang mang thai trong hoàn cảnh đầy những bấp bênh này.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Tôi ước rằng hôm nay chúng ta cầu nguyện cho những người phụ nữ đang mang thai chờ đợi sẽ làm mẹ và bồn chồn lo lắng. Một câu hỏi đặt ra đối với họ trong những ngày này là “Liệu con tôi sẽ sống trong thế giới nào đây?” Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ, để Chúa ban cho họ can đảm tiếp tục mang thai những đứa trẻ này với niềm tin chắc chắn rằng đó sẽ là một thế giới khác, nhưng dù thế nào đó sẽ luôn là một thế giới mà Chúa yêu thương rất nhiều.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về bài Tin mừng trong ngày (Ga 21 1-14), trong đó Chúa Giêsu phục sinh xuất hiện với các môn đệ, khi họ trở về bờ sau một chuyến đánh cá không thành công trên biển Tibêria. Được Chúa kêu gọi quăng lưới lần nữa, các ông liền thả lưới và hầu không kéo nổi lưới lên, vì đầy cá.
Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Các môn đệ là ngư dân: Chúa Giêsu đã gọi họ chính vì công việc này. Hai ông Anrê và Phêrô đang ngồi giặt lưới. Họ bỏ lưới và đi theo Chúa Giêsu. Hai ông Gioan và Giacôbê, cũng thế: họ rời bỏ người cha và những cậu bé làm việc với họ, và đi theo Chúa Giêsu. Ơn gọi của họ từ đây là chài lưới người. Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, phép lạ mẻ cá kỳ diệu này làm cho chúng ta liên tưởng đến một mẻ cá kỳ diệu khác, đã được Thánh Luca kể lại trong chương năm: Chúa bảo ông Simôn: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá.” Ông Simôn đáp: “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới.” Họ đã làm như vậy, và bắt được rất nhiều cá, đến nỗi hầu như rách cả lưới. Họ làm hiệu cho các bạn chài trên chiếc thuyền kia đến giúp. Những người này tới, và họ đã đổ lên được hai thuyền đầy cá, đến gần chìm. Ông Simôn và tất cả những người có mặt ở đó với ông đều kinh ngạc.
Hôm nay, trong trình thuật về mẻ lưới khác này không đề cập đến sự kinh ngạc. Anh chị em có thể thấy một sự tự nhiên nhất định, anh chị em thấy rằng đã có sự tiến bộ, một hành trình đi vào sự hiểu biết về Chúa, bước vào sự thân mật với Chúa. Từ ngữ đúng nhất ở đây là “sự quen thuộc với Chúa”. Khi Gioan thấy vậy, liền nói với Phêrô: “Chính Chúa đó”. Simon Phêrô nghe nói là Chúa, liền khoác áo vào, vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển.
Trước mẻ cá kỳ diệu đầu tiên, ông Phêrô quỳ xuống trước mặt Chúa và nói: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi!” Lần này ông không nói gì, ông tự nhiên hơn. Không ai hỏi, “Ông là ai?” Họ biết đó là Chúa, cuộc gặp gỡ với Chúa diễn ra tự nhiên hơn. Sự quen thuộc với Chúa của các tông đồ đã lớn lên.
Các Kitô hữu chúng ta cũng vậy, hành trình sống của chúng ta đang ở trong tình trạng tiến bước này, chúng ta phải thăng tiến trong sự quen thuộc với Chúa. Tôi có thể nói, theo một nghĩa nào đó, Chúa đang “tay trong tay” với chúng ta vì Ngài bước đi với chúng ta, chúng ta biết đó là Ngài. Chúng ta không ai hỏi “ông là ai?” vì chúng ta biết đó là Chúa. Các tín hữu Kitô phải có một sự quen thuộc hàng ngày với Chúa. Và chắc chắn, họ đã ăn sáng cùng nhau, với cá và bánh mì, họ chắc chắn đã nói về nhiều thứ rất tự nhiên.
Sự quen thuộc này với Chúa, của các Kitô hữu, luôn luôn có tính cộng đồng. Vâng, sự quen thuộc này là thân mật, là cá vị nhưng trong cộng đồng. Một sự quen thuộc không có cộng đồng, một sự quen thuộc không có bánh mì, một sự quen thuộc không có Giáo hội, không có dân chúng, không có các bí tích là nguy hiểm. Có thể nói rằng nó có thể trở thành một sự quen thuộc chỉ với tôi, tách ra khỏi Dân Chúa. Sự quen thuộc của các tông đồ với Chúa luôn mang tính cộng đồng, luôn luôn ở trên bàn ăn, là một dấu chỉ cộng đồng. Sự quen thuộc ấy luôn luôn gắn liền với Bí tích, với bánh.
Tôi nói điều này bởi vì ai đó đã khiến tôi suy ngẫm về mối nguy hiểm mà thời điểm chúng ta đang sống, thời đại dịch này khiến mọi người giao tiếp với nhau cũng thông qua các phương tiện truyền thông, ngay cả Thánh lễ này, tất cả chúng ta đều được giao tiếp, nhưng không cùng nhau, chỉ thuần tuý trong tinh thần mà thôi. Ngay cả các bí tích. Hôm nay rước Mình Thánh Chúa nhưng chỉ một ít người, những người kết nối với chúng ta, chỉ có sự hiệp thông thiêng liêng. Và đây không phải là Giáo hội: đây là Giáo hội trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng lý tưởng của Giáo hội là luôn luôn với người dân trong các bí tích. Luôn luôn.
Trước lễ Phục sinh, khi có tin tôi sẽ tổ chức lễ Phục sinh trong quảng trường Thánh Phêrô trống rỗng, một giám mục đã viết cho tôi - một giám mục tốt: rất tốt - và ngài đã trách tôi. “Tại sao lại thế được, quảng trường Thánh Phêrô lớn quá mà, tại sao ngài không cho ít nhất 30 người tham dự để ngài có thể thấy được dân chúng? Có nguy hiểm gì đâu”. Tôi tự nghĩ “Nhưng, những gì trong đầu của Đức Cha, khiến Đức Cha cho tôi biết điều này?” Lúc đó, tôi không nhận ra. Ngài là một giám mục tốt, rất gần gũi với mọi người, nên chắc có điều gì đó ngài muốn nói với tôi. Khi tôi gặp ngài, tôi hỏi và ngài nói với tôi: “Hãy cẩn thận đừng để lây nhiễm Giáo Hội, đừng để lây nhiễm các bí tích, đừng để lây nhiễm Dân Chúa”. Giáo hội, Bí tích, Dân Chúa là cụ thể. Đúng là tại thời điểm này, chúng ta phải gặp gỡ Chúa theo cách này, nhưng phải thoát ra khỏi đường hầm, không được ở lại đó. Và đây là cách các tông đồ quen thuộc với Chúa: không phải theo kiểu Ngộ đạo, không ích kỷ cho mỗi người, mà là một sự quen thuộc cụ thể trong cộng đồng. Làm quen với Chúa trong cuộc sống hàng ngày, làm quen với Chúa trong các Bí tích, ở giữa Dân Chúa. Họ đã thực hiện một hành trình trưởng thành để làm quen với Chúa: chúng ta cũng phải học cách làm điều đó. Ngay từ giây phút đầu tiên, các tông đồ đã hiểu rằng sự quen thuộc này khác với những gì các ngài tưởng tượng và các ngài đã thành công. Các ngài biết đó là Chúa, các ngài chia sẻ mọi thứ: cộng đồng, bí tích, Chúa, hòa bình, lễ lạc.
Xin Chúa dạy chúng ta sự quen thuộc này với Người nhưng trong Giáo hội, với các bí tích, với các tín hữu thánh thiện của Chúa.
Source:Vatican NewsLe Pape prie pour les femmes enceintes et met en garde contre une foi «virtuelle»
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những phụ nữ đang mang thai trong hoàn cảnh đầy những bấp bênh này.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Tôi ước rằng hôm nay chúng ta cầu nguyện cho những người phụ nữ đang mang thai chờ đợi sẽ làm mẹ và bồn chồn lo lắng. Một câu hỏi đặt ra đối với họ trong những ngày này là “Liệu con tôi sẽ sống trong thế giới nào đây?” Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ, để Chúa ban cho họ can đảm tiếp tục mang thai những đứa trẻ này với niềm tin chắc chắn rằng đó sẽ là một thế giới khác, nhưng dù thế nào đó sẽ luôn là một thế giới mà Chúa yêu thương rất nhiều.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về bài Tin mừng trong ngày (Ga 21 1-14), trong đó Chúa Giêsu phục sinh xuất hiện với các môn đệ, khi họ trở về bờ sau một chuyến đánh cá không thành công trên biển Tibêria. Được Chúa kêu gọi quăng lưới lần nữa, các ông liền thả lưới và hầu không kéo nổi lưới lên, vì đầy cá.
Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha nói:
Các môn đệ là ngư dân: Chúa Giêsu đã gọi họ chính vì công việc này. Hai ông Anrê và Phêrô đang ngồi giặt lưới. Họ bỏ lưới và đi theo Chúa Giêsu. Hai ông Gioan và Giacôbê, cũng thế: họ rời bỏ người cha và những cậu bé làm việc với họ, và đi theo Chúa Giêsu. Ơn gọi của họ từ đây là chài lưới người. Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, phép lạ mẻ cá kỳ diệu này làm cho chúng ta liên tưởng đến một mẻ cá kỳ diệu khác, đã được Thánh Luca kể lại trong chương năm: Chúa bảo ông Simôn: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá.” Ông Simôn đáp: “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới.” Họ đã làm như vậy, và bắt được rất nhiều cá, đến nỗi hầu như rách cả lưới. Họ làm hiệu cho các bạn chài trên chiếc thuyền kia đến giúp. Những người này tới, và họ đã đổ lên được hai thuyền đầy cá, đến gần chìm. Ông Simôn và tất cả những người có mặt ở đó với ông đều kinh ngạc.
Hôm nay, trong trình thuật về mẻ lưới khác này không đề cập đến sự kinh ngạc. Anh chị em có thể thấy một sự tự nhiên nhất định, anh chị em thấy rằng đã có sự tiến bộ, một hành trình đi vào sự hiểu biết về Chúa, bước vào sự thân mật với Chúa. Từ ngữ đúng nhất ở đây là “sự quen thuộc với Chúa”. Khi Gioan thấy vậy, liền nói với Phêrô: “Chính Chúa đó”. Simon Phêrô nghe nói là Chúa, liền khoác áo vào, vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển.
Trước mẻ cá kỳ diệu đầu tiên, ông Phêrô quỳ xuống trước mặt Chúa và nói: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi!” Lần này ông không nói gì, ông tự nhiên hơn. Không ai hỏi, “Ông là ai?” Họ biết đó là Chúa, cuộc gặp gỡ với Chúa diễn ra tự nhiên hơn. Sự quen thuộc với Chúa của các tông đồ đã lớn lên.
Các Kitô hữu chúng ta cũng vậy, hành trình sống của chúng ta đang ở trong tình trạng tiến bước này, chúng ta phải thăng tiến trong sự quen thuộc với Chúa. Tôi có thể nói, theo một nghĩa nào đó, Chúa đang “tay trong tay” với chúng ta vì Ngài bước đi với chúng ta, chúng ta biết đó là Ngài. Chúng ta không ai hỏi “ông là ai?” vì chúng ta biết đó là Chúa. Các tín hữu Kitô phải có một sự quen thuộc hàng ngày với Chúa. Và chắc chắn, họ đã ăn sáng cùng nhau, với cá và bánh mì, họ chắc chắn đã nói về nhiều thứ rất tự nhiên.
Sự quen thuộc này với Chúa, của các Kitô hữu, luôn luôn có tính cộng đồng. Vâng, sự quen thuộc này là thân mật, là cá vị nhưng trong cộng đồng. Một sự quen thuộc không có cộng đồng, một sự quen thuộc không có bánh mì, một sự quen thuộc không có Giáo hội, không có dân chúng, không có các bí tích là nguy hiểm. Có thể nói rằng nó có thể trở thành một sự quen thuộc chỉ với tôi, tách ra khỏi Dân Chúa. Sự quen thuộc của các tông đồ với Chúa luôn mang tính cộng đồng, luôn luôn ở trên bàn ăn, là một dấu chỉ cộng đồng. Sự quen thuộc ấy luôn luôn gắn liền với Bí tích, với bánh.
Tôi nói điều này bởi vì ai đó đã khiến tôi suy ngẫm về mối nguy hiểm mà thời điểm chúng ta đang sống, thời đại dịch này khiến mọi người giao tiếp với nhau cũng thông qua các phương tiện truyền thông, ngay cả Thánh lễ này, tất cả chúng ta đều được giao tiếp, nhưng không cùng nhau, chỉ thuần tuý trong tinh thần mà thôi. Ngay cả các bí tích. Hôm nay rước Mình Thánh Chúa nhưng chỉ một ít người, những người kết nối với chúng ta, chỉ có sự hiệp thông thiêng liêng. Và đây không phải là Giáo hội: đây là Giáo hội trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng lý tưởng của Giáo hội là luôn luôn với người dân trong các bí tích. Luôn luôn.
Trước lễ Phục sinh, khi có tin tôi sẽ tổ chức lễ Phục sinh trong quảng trường Thánh Phêrô trống rỗng, một giám mục đã viết cho tôi - một giám mục tốt: rất tốt - và ngài đã trách tôi. “Tại sao lại thế được, quảng trường Thánh Phêrô lớn quá mà, tại sao ngài không cho ít nhất 30 người tham dự để ngài có thể thấy được dân chúng? Có nguy hiểm gì đâu”. Tôi tự nghĩ “Nhưng, những gì trong đầu của Đức Cha, khiến Đức Cha cho tôi biết điều này?” Lúc đó, tôi không nhận ra. Ngài là một giám mục tốt, rất gần gũi với mọi người, nên chắc có điều gì đó ngài muốn nói với tôi. Khi tôi gặp ngài, tôi hỏi và ngài nói với tôi: “Hãy cẩn thận đừng để lây nhiễm Giáo Hội, đừng để lây nhiễm các bí tích, đừng để lây nhiễm Dân Chúa”. Giáo hội, Bí tích, Dân Chúa là cụ thể. Đúng là tại thời điểm này, chúng ta phải gặp gỡ Chúa theo cách này, nhưng phải thoát ra khỏi đường hầm, không được ở lại đó. Và đây là cách các tông đồ quen thuộc với Chúa: không phải theo kiểu Ngộ đạo, không ích kỷ cho mỗi người, mà là một sự quen thuộc cụ thể trong cộng đồng. Làm quen với Chúa trong cuộc sống hàng ngày, làm quen với Chúa trong các Bí tích, ở giữa Dân Chúa. Họ đã thực hiện một hành trình trưởng thành để làm quen với Chúa: chúng ta cũng phải học cách làm điều đó. Ngay từ giây phút đầu tiên, các tông đồ đã hiểu rằng sự quen thuộc này khác với những gì các ngài tưởng tượng và các ngài đã thành công. Các ngài biết đó là Chúa, các ngài chia sẻ mọi thứ: cộng đồng, bí tích, Chúa, hòa bình, lễ lạc.
Xin Chúa dạy chúng ta sự quen thuộc này với Người nhưng trong Giáo hội, với các bí tích, với các tín hữu thánh thiện của Chúa.
Source:Vatican News