Lòng thương xót Chúa thật kỳ diệu biết bao
Suy Niệm Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa
(Ga 20, 19-31)
Dịp Năm Thánh 2000, ngày 30 tháng 4, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã thiết lập Chúa Nhật II Phục Sinh là Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa. Từ đó, phong trào sùng kính Lòng Thương xót Chúa lan tỏa trên khắp thế giới, trong đó có đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Nhìn vào bức ảnh hay tượng Chúa Thương Xót, chúng ta thấy Chúa Giêsu mặc một chiếc áo trắng với cánh tay phải giơ lên như đang chúc lành. Tay trái của Người đụng vào áo nơi trái tim, nơi mà hai ánh sáng chiếu tỏa ra, một tia màu đỏ và một tia màu trắng nhạt.
Thánh nữ Faustina đã hỏi Chúa, Chúa trả lời : “Những luồng ánh sáng trắng nhạt biểu hiện Nước, sẽ làm cho các linh hồn nên công chính đạo đức. Những luồng ánh sáng màu đỏ biểu hiện Máu, là sự sống của các linh hồn. Hai luồng ánh sáng này, phát xuất từ chốn sâu thẳm của lòng xót thương dịu dàng và êm ái nhất của Ta, lúc trái tim hấp hối Ta bị lưỡi đòng đâm thâu mở rộng ra. Phúc cho ai ẩn náu trong sự che chở của những luồng ánh sáng này, vì bàn tay công thẳng của Thiên Chúa không giáng phạt họ”.
Tin Mừng thánh Gioan (Ga 20, 19-31) mô tả, Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra tỏ cho các Tông Đồ, đặc biệt thánh Tôma đã tận mắt thấy những vết thương của đôi tay, chân và cạnh sườn Chúa bị đâm thâu qua. Đó là những vết thương hằn in trên cơ thể của Người lúc còn sống, ngay cả sau khi phục sinh. Cạnh sườn, nơi trào ra máu và nước, suối nguồn ân sủng, truyền thống Giáo hội coi đây như là nguồn gốc của bí tích hòa giải, nơi mà con người cảm nhận được sự tha thứ do lòng thương xót Chúa.
Mùa Chay, Tuần Thánh, Đại lễ Phục Sinh và cả lễ Lòng Thương Xót Chúa năm nay diễn ra trong sự lan tràn của virus corona hay còn gọi là Covid-19, khiến hơn trăm ngàn người chết, 1 triệu rưỡi người nhiễm bệnh, nó vẫn tiếp tục hoành hành cho đến nay, gây ra làn sóng bệnh nhân ồ ạt đổ vào các bệnh viện trên khắp thế giới, các túi đựng người quá cố xếp đầy phòng, quan tài xếp hàng trong nhà thờ, nhà hỏa thiêu, hàng dài người đi nhận tro cốt, hơn 3 tỷ dân bị quản thúc tại gia, nhiều nhà máy ngừng hoạt động và dường như virus đang quyết tâm kéo cả thế giới vào trong suy sụp kinh tế chưa từng có.
Trong bối cảnh này, người ta đặt câu hỏi “tại sao?” Tại sao thế giới lại rơi vào hố sâu tuyệt vọng, bất lực trước 1 con siêu vi khuẩn vô hình này? Tại sao Chúa để cho dịch bệnh xảy ra? Tại sao Chúa không can thiệp khi con người kêu cầu trong đau đớn và thậm chí có người sợ hãi thất vọng? Giáo hội vẫn khẳng định và kêu cầu rằng : Lòng Thương Xót Chúa Tồn Tại Đến Muôn Đời. Vậy lòng thương xót Chúa ở đâu?
Tin Mừng hôm nay nói về sự cứng lòng tin của Tôma. Các Tông Đồ kia đều tin Chúa Giêsu phục sinh, chỉ Tôma nhất định không tin. Ông còn thách thức là phải xỏ và sờ tay vào lỗ đinh trên người Chúa Giêsu thì mới tin. Thế giới hiện nay có nhiều “bản sao” của Tôma, muốn kiểm chứng thực tế mới tin.
Phải khẳng định rằng, nhiều người đã nhiều lần yêu cầu Chúa ra khỏi đời sống, mời Chúa ra khỏi trường học, khỏi chính phủ và họ không kêu cầu Chúa nữa. Chiều lòng người, Chúa lẳng lặng rút lui. Vậy, làm sao chúng ta có thể mong Chúa ban ơn và che chở khi chúng ta khẩn thiết xin Ngài mặc kệ chúng ta?
Chúa phán : “Nếu Ta đóng trời nếu không có mưa; Nếu Ta truyền cho châu chấu phá hại xứ; nếu Ta sai ôn dịch đến trong dân Ta; Nếu dân Ta, dân được gọi bởi Danh ta, quì gối khẩn nguyện và tìm kiếm Nhan Ta cùng bỏ đàng dữ của chúng mà trở lại, thì Ta, từ trời Ta sẽ nghe, Ta sẽ tha thứ tội lỗi chúng và chữa lành xứ sở chúng” (2 Sb 7,13-14). Chính Chúa nói : “Ta có ý định phúc thái chứ không phải họa tai, để ban cho các ngươi được tương lai và hy vọng” (Gr 29,1
Cha Raniero Cantalamessa nói : Thiên Chúa là đồng minh của chúng ta, không phải là đồng minh của virus! Một loại virus vô hình, nhỏ nhất trong tự nhiên, đã đủ để nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta chỉ là phàm nhân, rằng sức mạnh và công nghệ quân sự không đủ để cứu chúng ta.
Xem video và nghe bài giảng
Nếu những tai họa này là sự trừng phạt của Thiên Chúa, thì sẽ không thể giải thích được tại sao cả người tốt lẫn kẻ xấu đều bị tấn công như nhau, và tại sao người nghèo thường lại phải gánh chịu những hậu quả tồi tệ nhất.
Chúa đã từng khóc trước cái chết của Ladarô, ngày hôm nay cũng khóc vì tai họa đã giáng xuống nhân loại... Thiên Chúa tham gia vào nỗi đau của chúng ta để vượt qua nó. Nếu không có Lòng Thương Xót Chúa, thế giới này không tồn tại. Chúa vẫn ở bên cạnh chúng ta từng phút giây để đỡ nâng chúng ta. Thiên Chúa là Đấng vô hình, chúng ta không thể thấy được. Nhưng, Chúa hiện diện trong từng bác sĩ, y tá, nhân viên bệnh viện, các tình nguyện viên chăm sóc y tế. Họ ân cần, hy sinh bản thân, quên đi chính gia đình của họ để mỗi ngày chỉ được ngủ 1,2 giờ. Và họ biết, họ có nguy cơ sẽ chết.
Chúa hiện diện trong từng vị lãnh đạo các quốc gia để họ sáng suốt dẫn dắt quốc gia, đưa ra những quyết định kịp thời, giúp đỡ và che chở, bảo vệ cho công dân của họ.
Trong cơn đại dịch, khủng hoảng về sức khỏe hiện nay chúng ta thấy nổi bật nhất là tình liên đới. Có khi nào người dân của tất cả các quốc gia lại cảm thấy mình rất đoàn kết, rất bình đẳng, ít xung đột hơn vào thời điểm đau đớn này không? Virus không biết biên giới là gì. Vậy mà nó đã phá vỡ mọi rào cản và sự phân biệt chủng tộc, quốc gia, tôn giáo, sự giàu có và quyền lực. Mọi người đều được đối xử bình đẳng như nhau, quan tâm tới nhau hơn, gửi lời thăm hỏi nhau, động viên và chúc lành. Người ta dường như dừng lại, biết trân quý giá trị của gia đình và dành nhiều thời gian cho gia đình hơn là tụ tập ăn uống, vui chơi ở vũ trường, quán bar thâu đêm suốt sáng. Và rằng, tiền bạc, địa vị, danh lợi… giải trí, chơi bời trác táng… không phải là thứ duy nhất mà con người mong muốn đạt được nữa, sức khỏe và mạng sống mới là điều quí nhất.
Khi con người tuyệt vọng thì bắt đầu cúi mình trước Thiên Chúa. Giáo hội có những giờ cầu nguyện ngoại thường. Nhiều vị lãnh đạo trên thế giới nắm tay nhau để cầu nguyện và xin Chúa chúc lành, vì giờ đây họ tin rằng chỉ có Thiên Chúa là Đấng duy nhất có thể cứu giúp nhân loại đang trong cơn khốn đốn.
Phải chăng Thiên Chúa muốn chúng ta dừng lại, khiêm tốn nhận ra rằng sự hiểu biết, khôn ngoan của con người là giới hạn và cuộc sống danh vọng, tiền tài ở trần gian chỉ là hư vô? Hãy dừng đầu tư cho vũ khí, nhắm đến các mục tiêu cần thiết là sức khỏe, vệ sinh, thực phẩm, cuộc chiến chống đói nghèo, chăm sóc thiên nhiên. Hãy để lại cho thế hệ tiếp theo một thế giới nghèo hơn về hàng hóa và tiền bạc, nếu cần, nhưng giàu hơn về tình người, nhất là hãy tin tưởng cậy trông vào Chúa.
Lời Chúa Giêsu đã nói với thánh nữ Faustina: “Thà rằng trời đất này biến ra không, nhưng lòng thương xót của Ta luôn ấp ủ những linh hồn tín thác”. Một lời xác quyết mà nhân loài không thể nào hiểu nổi. Quá bao la, quá nhân từ, quá đại lượng, chúng ta chỉ biết cúi đầu cảm tạ. Lòng Thương Xót Chúa quá kỳ diệu, quá tuyệt vời!
Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa
(Ga 20, 19-31)
Dịp Năm Thánh 2000, ngày 30 tháng 4, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã thiết lập Chúa Nhật II Phục Sinh là Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa. Từ đó, phong trào sùng kính Lòng Thương xót Chúa lan tỏa trên khắp thế giới, trong đó có đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Nhìn vào bức ảnh hay tượng Chúa Thương Xót, chúng ta thấy Chúa Giêsu mặc một chiếc áo trắng với cánh tay phải giơ lên như đang chúc lành. Tay trái của Người đụng vào áo nơi trái tim, nơi mà hai ánh sáng chiếu tỏa ra, một tia màu đỏ và một tia màu trắng nhạt.
Thánh nữ Faustina đã hỏi Chúa, Chúa trả lời : “Những luồng ánh sáng trắng nhạt biểu hiện Nước, sẽ làm cho các linh hồn nên công chính đạo đức. Những luồng ánh sáng màu đỏ biểu hiện Máu, là sự sống của các linh hồn. Hai luồng ánh sáng này, phát xuất từ chốn sâu thẳm của lòng xót thương dịu dàng và êm ái nhất của Ta, lúc trái tim hấp hối Ta bị lưỡi đòng đâm thâu mở rộng ra. Phúc cho ai ẩn náu trong sự che chở của những luồng ánh sáng này, vì bàn tay công thẳng của Thiên Chúa không giáng phạt họ”.
Tin Mừng thánh Gioan (Ga 20, 19-31) mô tả, Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra tỏ cho các Tông Đồ, đặc biệt thánh Tôma đã tận mắt thấy những vết thương của đôi tay, chân và cạnh sườn Chúa bị đâm thâu qua. Đó là những vết thương hằn in trên cơ thể của Người lúc còn sống, ngay cả sau khi phục sinh. Cạnh sườn, nơi trào ra máu và nước, suối nguồn ân sủng, truyền thống Giáo hội coi đây như là nguồn gốc của bí tích hòa giải, nơi mà con người cảm nhận được sự tha thứ do lòng thương xót Chúa.
Mùa Chay, Tuần Thánh, Đại lễ Phục Sinh và cả lễ Lòng Thương Xót Chúa năm nay diễn ra trong sự lan tràn của virus corona hay còn gọi là Covid-19, khiến hơn trăm ngàn người chết, 1 triệu rưỡi người nhiễm bệnh, nó vẫn tiếp tục hoành hành cho đến nay, gây ra làn sóng bệnh nhân ồ ạt đổ vào các bệnh viện trên khắp thế giới, các túi đựng người quá cố xếp đầy phòng, quan tài xếp hàng trong nhà thờ, nhà hỏa thiêu, hàng dài người đi nhận tro cốt, hơn 3 tỷ dân bị quản thúc tại gia, nhiều nhà máy ngừng hoạt động và dường như virus đang quyết tâm kéo cả thế giới vào trong suy sụp kinh tế chưa từng có.
Trong bối cảnh này, người ta đặt câu hỏi “tại sao?” Tại sao thế giới lại rơi vào hố sâu tuyệt vọng, bất lực trước 1 con siêu vi khuẩn vô hình này? Tại sao Chúa để cho dịch bệnh xảy ra? Tại sao Chúa không can thiệp khi con người kêu cầu trong đau đớn và thậm chí có người sợ hãi thất vọng? Giáo hội vẫn khẳng định và kêu cầu rằng : Lòng Thương Xót Chúa Tồn Tại Đến Muôn Đời. Vậy lòng thương xót Chúa ở đâu?
Tin Mừng hôm nay nói về sự cứng lòng tin của Tôma. Các Tông Đồ kia đều tin Chúa Giêsu phục sinh, chỉ Tôma nhất định không tin. Ông còn thách thức là phải xỏ và sờ tay vào lỗ đinh trên người Chúa Giêsu thì mới tin. Thế giới hiện nay có nhiều “bản sao” của Tôma, muốn kiểm chứng thực tế mới tin.
Phải khẳng định rằng, nhiều người đã nhiều lần yêu cầu Chúa ra khỏi đời sống, mời Chúa ra khỏi trường học, khỏi chính phủ và họ không kêu cầu Chúa nữa. Chiều lòng người, Chúa lẳng lặng rút lui. Vậy, làm sao chúng ta có thể mong Chúa ban ơn và che chở khi chúng ta khẩn thiết xin Ngài mặc kệ chúng ta?
Chúa phán : “Nếu Ta đóng trời nếu không có mưa; Nếu Ta truyền cho châu chấu phá hại xứ; nếu Ta sai ôn dịch đến trong dân Ta; Nếu dân Ta, dân được gọi bởi Danh ta, quì gối khẩn nguyện và tìm kiếm Nhan Ta cùng bỏ đàng dữ của chúng mà trở lại, thì Ta, từ trời Ta sẽ nghe, Ta sẽ tha thứ tội lỗi chúng và chữa lành xứ sở chúng” (2 Sb 7,13-14). Chính Chúa nói : “Ta có ý định phúc thái chứ không phải họa tai, để ban cho các ngươi được tương lai và hy vọng” (Gr 29,1
Cha Raniero Cantalamessa nói : Thiên Chúa là đồng minh của chúng ta, không phải là đồng minh của virus! Một loại virus vô hình, nhỏ nhất trong tự nhiên, đã đủ để nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta chỉ là phàm nhân, rằng sức mạnh và công nghệ quân sự không đủ để cứu chúng ta.
Xem video và nghe bài giảng
Nếu những tai họa này là sự trừng phạt của Thiên Chúa, thì sẽ không thể giải thích được tại sao cả người tốt lẫn kẻ xấu đều bị tấn công như nhau, và tại sao người nghèo thường lại phải gánh chịu những hậu quả tồi tệ nhất.
Chúa đã từng khóc trước cái chết của Ladarô, ngày hôm nay cũng khóc vì tai họa đã giáng xuống nhân loại... Thiên Chúa tham gia vào nỗi đau của chúng ta để vượt qua nó. Nếu không có Lòng Thương Xót Chúa, thế giới này không tồn tại. Chúa vẫn ở bên cạnh chúng ta từng phút giây để đỡ nâng chúng ta. Thiên Chúa là Đấng vô hình, chúng ta không thể thấy được. Nhưng, Chúa hiện diện trong từng bác sĩ, y tá, nhân viên bệnh viện, các tình nguyện viên chăm sóc y tế. Họ ân cần, hy sinh bản thân, quên đi chính gia đình của họ để mỗi ngày chỉ được ngủ 1,2 giờ. Và họ biết, họ có nguy cơ sẽ chết.
Chúa hiện diện trong từng vị lãnh đạo các quốc gia để họ sáng suốt dẫn dắt quốc gia, đưa ra những quyết định kịp thời, giúp đỡ và che chở, bảo vệ cho công dân của họ.
Trong cơn đại dịch, khủng hoảng về sức khỏe hiện nay chúng ta thấy nổi bật nhất là tình liên đới. Có khi nào người dân của tất cả các quốc gia lại cảm thấy mình rất đoàn kết, rất bình đẳng, ít xung đột hơn vào thời điểm đau đớn này không? Virus không biết biên giới là gì. Vậy mà nó đã phá vỡ mọi rào cản và sự phân biệt chủng tộc, quốc gia, tôn giáo, sự giàu có và quyền lực. Mọi người đều được đối xử bình đẳng như nhau, quan tâm tới nhau hơn, gửi lời thăm hỏi nhau, động viên và chúc lành. Người ta dường như dừng lại, biết trân quý giá trị của gia đình và dành nhiều thời gian cho gia đình hơn là tụ tập ăn uống, vui chơi ở vũ trường, quán bar thâu đêm suốt sáng. Và rằng, tiền bạc, địa vị, danh lợi… giải trí, chơi bời trác táng… không phải là thứ duy nhất mà con người mong muốn đạt được nữa, sức khỏe và mạng sống mới là điều quí nhất.
Khi con người tuyệt vọng thì bắt đầu cúi mình trước Thiên Chúa. Giáo hội có những giờ cầu nguyện ngoại thường. Nhiều vị lãnh đạo trên thế giới nắm tay nhau để cầu nguyện và xin Chúa chúc lành, vì giờ đây họ tin rằng chỉ có Thiên Chúa là Đấng duy nhất có thể cứu giúp nhân loại đang trong cơn khốn đốn.
Phải chăng Thiên Chúa muốn chúng ta dừng lại, khiêm tốn nhận ra rằng sự hiểu biết, khôn ngoan của con người là giới hạn và cuộc sống danh vọng, tiền tài ở trần gian chỉ là hư vô? Hãy dừng đầu tư cho vũ khí, nhắm đến các mục tiêu cần thiết là sức khỏe, vệ sinh, thực phẩm, cuộc chiến chống đói nghèo, chăm sóc thiên nhiên. Hãy để lại cho thế hệ tiếp theo một thế giới nghèo hơn về hàng hóa và tiền bạc, nếu cần, nhưng giàu hơn về tình người, nhất là hãy tin tưởng cậy trông vào Chúa.
Lời Chúa Giêsu đã nói với thánh nữ Faustina: “Thà rằng trời đất này biến ra không, nhưng lòng thương xót của Ta luôn ấp ủ những linh hồn tín thác”. Một lời xác quyết mà nhân loài không thể nào hiểu nổi. Quá bao la, quá nhân từ, quá đại lượng, chúng ta chỉ biết cúi đầu cảm tạ. Lòng Thương Xót Chúa quá kỳ diệu, quá tuyệt vời!
Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ