Việt Nam - Mùa Phục Sinh Giữa Cơn Đại Dịch Virus Vũ Hán
Trong lời kết của Thông Điệp Phục sinh Urbi et Orbi năm nay, Đức Thánh Cha Phanxico tâm sự với con cái ngài: Anh chị em thân mến. Vô tâm, ích kỷ, chia rẽ, lãng quên thực sự không phải là những ngôn từ mà chúng ta muốn nghe lúc này. Chúng ta muốn cấm nói đến chúng luôn mãi! Những từ ngữ này dường như chiếm ưu thế khi nơi chúng ta, lo sợ và cái chết đang thắng thế, khi chúng ta không để cho Đức Giêsu ngự trị trong con tim và đời sống chúng ta. Ngài đã chiến thắng sự chết và mở ra cho chúng ta con đường dẫn đến ơn cứu độ vĩnh cửu, xoá đi bóng tối của kiếp nhân sinh và dẫn đưa con người tới ngày vinh thắng không bao giờ tàn lụi.
Chúa Kitô đã sống lại. Ngài là niềm hi vọng của chúng ta trước những thống khổ và ngay cả sự chết đang hoành hành thế giới chúng ta giữa cơn đại dịch Virus Vũ Hán khiến hàng triệu người bị nhiễm và hàng trăm ngàn người phải bỏ mạng và thiệt hại kính tế là đáng kể trong vòng 3 tháng qua. Đức Thánh Cha yêu dấu của chúng ta cũng đã thổn thức như vị Thầy Chí Thánh của mình nhưng ngài luôn tin tưởng và hi vọng chính Chúa Kitô Phục sinh sẽ cứu lấy nhân loại thoát khỏi đại nạn này.
Hôm nay Việt Nam kết thúc giai đoạn 1 giãn cách xã hội (cách ly toàn quốc) từ ngày 1 đến 15.4.2020 nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu số ca bệnh lây nhiễm đến từ bên ngoài cũng như bên trong quốc gia. Nhìn chung mọi người đều thực hiện tốt vì ai cũng muốn bảo vệ sức khỏe cho người khác cũng như cho chính mình ngoại trừ một số người do thiếu hiểu biết hay ngông cuồng mà chống lệnh.
Theo báo cáo (tính đến 12 giờ ngày 15.4), thế giới ghi nhận gần hai triệu trường hợp bị nhiễm tại 212 quốc gia, vùng lãnh thổ; 126.681 trường hợp tử vong. Mỹ đang là tâm điểm của dịch Virus Vũ Hán, với số mắc và tử vong cao nhất trong số 212 quốc gia có dịch.
Tuần Thánh và Phục sinh năm nay có lẽ là buổn tẻ nhất vì ai ai cũng ngồi tại nhà dán mắt vào màn hình trực tuyến để “xem” thánh lễ. Ngày trước khi chuẩn bị dâng thánh lễ thì người có trách nhiệm hay cha xứ thường nhắc nhở mọi người tắt nguồn điện thoại hay để chế độ rung để không bị chia trí khi tham dự thánh lễ. Từ ngày có thánh lễ trực tuyến thì mọi sự đã khác. Mọi người mời nhau qua tin nhắn, qua mạng xã hội để cùng nhau mở nguồn điện thoại hay Ipad lên để tham dự thánh lễ. Không ai ngờ rằng mọi sự thay đổi nhanh như thế và cũng chính nhờ những phương tiện truyền thông mà mọi người không cảm thấy cô lập với một thế giới bởi những lệnh cách ly hay giãn cách xã hội, nhưng luôn cảm thấy gần gũi nhau hơn và mọi người cũng có dịp tham dự thánh lễ trực tuyến ở nhiều thời điểm khác nhau vượt lên trên mọi không gian và thời gian để hiểu biết thêm nhiều điều mà trước đây dẫu có nằm mơ chúng ta cũng không thể tin được.
Ngay cả Kinh đô của Giáo Hội là quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxico cũng cử hành thánh lễ Phục Sinh với một vài thành viên thân tín của giáo triều và đọc thông điệp Phục sinh trong một bầu khí thầm lặng nhưng không kém phần trang trọng dù không có nhiều tín hữu tham dự, không thảm đỏ hay cờ hoa như mọi lần. Với lời lẽ cảm động và đầy tính nhân văn, vị Cha Chung của Giáo Hội đã mời gọi chúng ta tiếp tục hi vọng và liên đới với nhau để chống chọi với cơn đại dịch có một không hai này.
Riêng tại Việt Nam, kể từ ngày 28 tháng 3 năm 2020, hầu hết các giáo phận Công Giáo cả nước đã hưởng ứng lời kêu gọi của các vị Giám Mục, đi đầu trong việc ngăn ngừa dịch bệnh vì những ngày cao điểm của Mùa Chay và Tuần Thánh là thời điểm giáo hội có nhiều hoạt động thiết thực nhất nhưng đành phải gát lại để cùng hiệp thông với mọi thành phần trong nước và quốc tế ngăn ngừa con virus thiếu tình người này. Chúng tôi đã thấy nhiều người đã khóc khi lần đầu tiên trong đời phải tham dự thánh lễ qua màn hình trực tuyến và rước lễ thiêng liêng. Nhiều vị giám mục của các giáo phận đã chia sẻ bài giảng thắm đẫm nước mắt trong thánh lễ truyền dầu thứ Năm Tuần Thánh khi mà chỉ có một số linh mục lớn tuổi, các chủng sinh và vài nhân viên làm việc trong tòa giám mục hay trong các chủng viện tham dự vì lệnh cách ly. Họ nói rằng linh mục nhớ giáo dân và giáo dân nhớ đến các mục tử của họ trong những ngày cách ly và họ đã đếm từng ngày không được tham dự thánh lễ và rước lễ cách trọn vẹn. Một số giám mục khác cũng chia sẻ rằng qua cơn khủng hoảng này có lẽ đức tin của chúng ta sẽ nên mạnh mẽ hơn vì Chúa muốn chúng ta kính thờ Ngài trong tinh thần và trong chân lý để Ngài tôi luyện đức tin của chúng ta theo cách của Ngài.
Trở về Việt Nam sau gần 2 tháng và bị kẹt lại tại quê nhà giữa cơn đại dịch cũng giúp bản thân chúng tôi ý thức sâu hơn về ơn gọi thánh hiến mà mình lãnh nhận vì bấy lâu nay có lẽ ban thân tôi chỉ lo chọn công việc của Chúa mà chưa biết chọn Chúa. Bấy lâu nay chúng tôi làm việc và những tưởng rằng đó là làm vinh danh Chúa, nhưng chính lúc này đây khi có thời giờ trầm tĩnh lại và suy nghĩ nhiều về ơn gọi và sứ vụ của mình mới thấy rằng mình chỉ làm được một nửa cho Chúa và phần còn lại là muốn tô đậm cái tôi của mình. Cũng chính trong thời gian bị cách ly tại nhà bất đắc dĩ nên chúng tôi có dịp ôn lại những kỷ niệm với những người thân yêu trong gia đình, và có giờ trò chuyện với nhau để hiểu thêm từng người trong gia đình dù giờ đây Ba Má chúng tôi không còn nữa và anh chị em cùng các cháu có người còn, người mất và tuổi cũng đã xế chiều. Trong cái rủi cũng có cái may và chúng tôi cũng học hỏi được nhiều điều mới lạ qua phương tiện truyền thông thời đại 4.0, và nhất là sức khỏe chúng tôi cũng khá hơn khi có giờ rèn luyện thể dục, nghỉ ngơi và ăn kiêng đúng cách.
Chúng ta đã chứng kiến đại dịch Virus Vũ Hán đã đạt đến đỉnh điểm bùng phát và lây lan. Nhanh như tia chớp, nó đi khắp mọi nơi trên thế giới mà không cần hộ chiếu, xâm nhập bất cứ thành phần nào, từ các nguyên thủ quốc gia, các y bác sỹ, những du khách, các chức sắc trong mọi tôn giáo, những học sinh, sinh viên, những doanh nhân, ca nhạc sỹ, công nhân và nông dân… Tất cả mọi người đều trở thành nạn nhân của loại virus vô tình này. Hàng triệu người bị lây nhiễm, hàng trăm ngàn người đã chết, hơn hai phần ba thế giới bị cô lập. Mặc dù đâu đâu cũng khẩn trương xây dựng bệnh viện dã chiến và vận dụng các loại cơ sở để làm trung tâm cách ly, nhưng tất cả đều lâm vào tình trạng quá tải. Các y bác sỹ, nhân viên y tế nhiều nơi đã chết vì kiệt sức và lao lực do số bệnh nhân lây nhiễm quá đông.
Chỉ trong vòng 3 tháng từ khi Virus Vũ Hán xuất hiện tại Trung quốc mà thiếu minh bạch thông tin do bệnh thành tích đã để lại hậu quả vô cùng tại hại là các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xí nghiệp, công ty, ngân hàng, vận chuyển đường không, đường sắt, đường thủy, đường bộ… hầu như bị ngưng trệ hoặc tê liệt trên khắp thế giới. Trường học, cơ sở đào tạo, khu giải trí, khách sạn, nhà hàng, các cơ sở tôn giáo, hàng quán…phải đóng cửa, hạn chế hoặc đình chỉ. Cả tỉ người bị mất việc và chìm đắm trong lo âu, sợ hãi. Thành phần đáng thương hơn cả là những người làm nghề thu nhập thấp như bán hàng rong, bán vé số, ve chai, tài xế, xe ôm, công nhân, lao động không hợp đồng không có cái ăn nếu tình trạng này kéo dài. Không biết đến bao giờ con Virus mang nhãn hiệu Vũ Hán Trung quốc này mới trả lại cuộc sống bình yên cho thế giới.
Cũng rất may một điều là trong cơn hoạn nạn thử thách, con người vẫn còn nghĩ đến nhau, tình tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách” và người ta đã tìm mọi cách để chia sẻ cho nhau vượt qua nỗi khó khăn. Khắp nơi trên thế giới và ngay tại Việt nam, mọi thành phần xã hội đều đã vào cuộc để giúp nhau, người người làm từ thiện, nhà nhà làm từ thiện ngoại trừ một vài thiểu số đục nước béo cò, nhưng tựu trung ai cũng muốn giúp nhau thoát nạn. Nhiều người trẻ còn có sáng kiến làm những cây ATM tặng gạo cho những người nghèo để họ có thể vượt qua cơn khốn khó.
Phải thực sự nói rằng cơn đại dịch mang tên Virus Vũ Hán này khủng khiếp thật. Nó đã làm thiệt hại cả tình thần lẫn vật chất và làm cho người ta nghi kỵ lẫn nhau vì không ai biết mình mang mầm mống con virus thổ tả này trong người cho đến khi có kết quả từ xét nghiệm y khoa và người ta đã “truy nã” những người đã từng liên quan đến người bị nhiễm rồi dẫn đến cách ly toàn khu vực hay cả quốc gia. Hiện tại cả thế giới đang cố gắng tìm ra những phương thuốc để khống chế con virus này, và sau đó sẽ điều tra xem nếu con virus đó do con người tạo nên để hãm hại nhau thì sẽ bắt đầu những biện pháp chế tài còn kinh khủng hơn tìm ra Vác-xin chống dịch. Chúng ta tri ân các nhà khoa học, các y bác sỹ, các nhà lãnh đạo, các vị ân nhân và tất cả những ai, dưới muôn ngàn phương cách khác nhau, đã tham gia cuộc chiến chống Virus Vũ Hán cách can đảm. Cuộc chiến đó không chỉ là cuộc chiến tiêu diệt Virus Vũ Hán. Cuộc chiến sinh mệnh đó còn là cuộc chiến bảo vệ các nạn nhân của cơn dịch bệnh thế kỷ này. Chỉ có giải pháp tình thương mới có thể đẩy lùi được dịch bệnh và mới đem lại niềm hy vọng chiến thắng.
Mẹ Thánh Teresa Calcutta đã từng nói: “Không ai có thể cho cái mình không có”. May mắn là cũng “không ai nghèo đến độ không có gì để cho”. Theo giáo huấn của Chúa Giêsu, người nghèo là chính Chúa vì mỗi lần chúng ta làm như thế cho một trong những người nhỏ bé nhất của Chúa là chúng ta đã làm cho chính Chúa (x. Mt. 25,40). Vậy chúng ta hãy bắt đầu làm một điều gì đó cho những người anh chị em của chúng ta đang cần sự trợ giúp của chúng ta.
Chúa Kitô đã Phục sinh và đem lại sự sống mới cho chúng ta. Ước gì chúng ta cũng noi gương Chúa khi biết đem niềm vui và sự phục sinh của Chúa cho những người đang cầ đến sự giúp đỡ và chia sẻ của chúng ta trong cơn dịch bệnh này. Lạy Chúa Kitô Phục Sinh, xin cứu chúng con và toàn thê giới thoát cơn đại dịch này. Amen.
Việt Nam, ngày 15 tháng 4 năm 2020
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD
Trong lời kết của Thông Điệp Phục sinh Urbi et Orbi năm nay, Đức Thánh Cha Phanxico tâm sự với con cái ngài: Anh chị em thân mến. Vô tâm, ích kỷ, chia rẽ, lãng quên thực sự không phải là những ngôn từ mà chúng ta muốn nghe lúc này. Chúng ta muốn cấm nói đến chúng luôn mãi! Những từ ngữ này dường như chiếm ưu thế khi nơi chúng ta, lo sợ và cái chết đang thắng thế, khi chúng ta không để cho Đức Giêsu ngự trị trong con tim và đời sống chúng ta. Ngài đã chiến thắng sự chết và mở ra cho chúng ta con đường dẫn đến ơn cứu độ vĩnh cửu, xoá đi bóng tối của kiếp nhân sinh và dẫn đưa con người tới ngày vinh thắng không bao giờ tàn lụi.
Hôm nay Việt Nam kết thúc giai đoạn 1 giãn cách xã hội (cách ly toàn quốc) từ ngày 1 đến 15.4.2020 nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu số ca bệnh lây nhiễm đến từ bên ngoài cũng như bên trong quốc gia. Nhìn chung mọi người đều thực hiện tốt vì ai cũng muốn bảo vệ sức khỏe cho người khác cũng như cho chính mình ngoại trừ một số người do thiếu hiểu biết hay ngông cuồng mà chống lệnh.
Theo báo cáo (tính đến 12 giờ ngày 15.4), thế giới ghi nhận gần hai triệu trường hợp bị nhiễm tại 212 quốc gia, vùng lãnh thổ; 126.681 trường hợp tử vong. Mỹ đang là tâm điểm của dịch Virus Vũ Hán, với số mắc và tử vong cao nhất trong số 212 quốc gia có dịch.
Tuần Thánh và Phục sinh năm nay có lẽ là buổn tẻ nhất vì ai ai cũng ngồi tại nhà dán mắt vào màn hình trực tuyến để “xem” thánh lễ. Ngày trước khi chuẩn bị dâng thánh lễ thì người có trách nhiệm hay cha xứ thường nhắc nhở mọi người tắt nguồn điện thoại hay để chế độ rung để không bị chia trí khi tham dự thánh lễ. Từ ngày có thánh lễ trực tuyến thì mọi sự đã khác. Mọi người mời nhau qua tin nhắn, qua mạng xã hội để cùng nhau mở nguồn điện thoại hay Ipad lên để tham dự thánh lễ. Không ai ngờ rằng mọi sự thay đổi nhanh như thế và cũng chính nhờ những phương tiện truyền thông mà mọi người không cảm thấy cô lập với một thế giới bởi những lệnh cách ly hay giãn cách xã hội, nhưng luôn cảm thấy gần gũi nhau hơn và mọi người cũng có dịp tham dự thánh lễ trực tuyến ở nhiều thời điểm khác nhau vượt lên trên mọi không gian và thời gian để hiểu biết thêm nhiều điều mà trước đây dẫu có nằm mơ chúng ta cũng không thể tin được.
Ngay cả Kinh đô của Giáo Hội là quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxico cũng cử hành thánh lễ Phục Sinh với một vài thành viên thân tín của giáo triều và đọc thông điệp Phục sinh trong một bầu khí thầm lặng nhưng không kém phần trang trọng dù không có nhiều tín hữu tham dự, không thảm đỏ hay cờ hoa như mọi lần. Với lời lẽ cảm động và đầy tính nhân văn, vị Cha Chung của Giáo Hội đã mời gọi chúng ta tiếp tục hi vọng và liên đới với nhau để chống chọi với cơn đại dịch có một không hai này.
Trở về Việt Nam sau gần 2 tháng và bị kẹt lại tại quê nhà giữa cơn đại dịch cũng giúp bản thân chúng tôi ý thức sâu hơn về ơn gọi thánh hiến mà mình lãnh nhận vì bấy lâu nay có lẽ ban thân tôi chỉ lo chọn công việc của Chúa mà chưa biết chọn Chúa. Bấy lâu nay chúng tôi làm việc và những tưởng rằng đó là làm vinh danh Chúa, nhưng chính lúc này đây khi có thời giờ trầm tĩnh lại và suy nghĩ nhiều về ơn gọi và sứ vụ của mình mới thấy rằng mình chỉ làm được một nửa cho Chúa và phần còn lại là muốn tô đậm cái tôi của mình. Cũng chính trong thời gian bị cách ly tại nhà bất đắc dĩ nên chúng tôi có dịp ôn lại những kỷ niệm với những người thân yêu trong gia đình, và có giờ trò chuyện với nhau để hiểu thêm từng người trong gia đình dù giờ đây Ba Má chúng tôi không còn nữa và anh chị em cùng các cháu có người còn, người mất và tuổi cũng đã xế chiều. Trong cái rủi cũng có cái may và chúng tôi cũng học hỏi được nhiều điều mới lạ qua phương tiện truyền thông thời đại 4.0, và nhất là sức khỏe chúng tôi cũng khá hơn khi có giờ rèn luyện thể dục, nghỉ ngơi và ăn kiêng đúng cách.
Chỉ trong vòng 3 tháng từ khi Virus Vũ Hán xuất hiện tại Trung quốc mà thiếu minh bạch thông tin do bệnh thành tích đã để lại hậu quả vô cùng tại hại là các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xí nghiệp, công ty, ngân hàng, vận chuyển đường không, đường sắt, đường thủy, đường bộ… hầu như bị ngưng trệ hoặc tê liệt trên khắp thế giới. Trường học, cơ sở đào tạo, khu giải trí, khách sạn, nhà hàng, các cơ sở tôn giáo, hàng quán…phải đóng cửa, hạn chế hoặc đình chỉ. Cả tỉ người bị mất việc và chìm đắm trong lo âu, sợ hãi. Thành phần đáng thương hơn cả là những người làm nghề thu nhập thấp như bán hàng rong, bán vé số, ve chai, tài xế, xe ôm, công nhân, lao động không hợp đồng không có cái ăn nếu tình trạng này kéo dài. Không biết đến bao giờ con Virus mang nhãn hiệu Vũ Hán Trung quốc này mới trả lại cuộc sống bình yên cho thế giới.
Cũng rất may một điều là trong cơn hoạn nạn thử thách, con người vẫn còn nghĩ đến nhau, tình tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách” và người ta đã tìm mọi cách để chia sẻ cho nhau vượt qua nỗi khó khăn. Khắp nơi trên thế giới và ngay tại Việt nam, mọi thành phần xã hội đều đã vào cuộc để giúp nhau, người người làm từ thiện, nhà nhà làm từ thiện ngoại trừ một vài thiểu số đục nước béo cò, nhưng tựu trung ai cũng muốn giúp nhau thoát nạn. Nhiều người trẻ còn có sáng kiến làm những cây ATM tặng gạo cho những người nghèo để họ có thể vượt qua cơn khốn khó.
Mẹ Thánh Teresa Calcutta đã từng nói: “Không ai có thể cho cái mình không có”. May mắn là cũng “không ai nghèo đến độ không có gì để cho”. Theo giáo huấn của Chúa Giêsu, người nghèo là chính Chúa vì mỗi lần chúng ta làm như thế cho một trong những người nhỏ bé nhất của Chúa là chúng ta đã làm cho chính Chúa (x. Mt. 25,40). Vậy chúng ta hãy bắt đầu làm một điều gì đó cho những người anh chị em của chúng ta đang cần sự trợ giúp của chúng ta.
Chúa Kitô đã Phục sinh và đem lại sự sống mới cho chúng ta. Ước gì chúng ta cũng noi gương Chúa khi biết đem niềm vui và sự phục sinh của Chúa cho những người đang cầ đến sự giúp đỡ và chia sẻ của chúng ta trong cơn dịch bệnh này. Lạy Chúa Kitô Phục Sinh, xin cứu chúng con và toàn thê giới thoát cơn đại dịch này. Amen.
Việt Nam, ngày 15 tháng 4 năm 2020
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD