„Đây là cậy Thánh gía, nơi treo Đấng cứu độ trần gian!“
Chúng ta hãy đến thờ lạy!
Hằng năm vào ngày thứ sáu tuần thánh, người tín hữu Chúa Kitô cách long trọng trong đau thương sầu buồn kính thờ thập gía Chúa Giêsu Kitô, với lòng yêu mến cùng biết ơn. Vì sự hy sinh chịu chết tức tưởi của Chúa Giêsu mang lại ơn cứu chuộc cho linh hồn con người được cứu thoát khỏi hình phạt do tội lỗi gây ra.
Nhìn lên cây thập gía thấy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa Đấng bị kết án đóng đinh chết trên cây thập tự năm xưa ở đồi Golgotha vùng ngọai ô thành Jerusalem, gợi lên trong tâm trí suy nghĩ về đời sống cùng ý nghĩa sự hy sinh dấn thân của Ngài.
Thánh sử Mattheo viết phúc âm về Chúa Giêsu khởi đầu với gia phả nguồn gốc con người Chúa Giêsu trên trần gian. Và liền tiếp theo đó thánh sử loan báo thuật về danh hiệu của Chúa Giêsu: Immanuel - Thiên Chúa ở cùng chúng ta - qua lời Thiên Thần hiện đến báo tin cho Thánh Giuse. ( Mt 1,23).
Trước khi Chúa Giesu sinh ra cả ngàn năm, ngôn sứ Isaia đã nói tiên tri về Đấng cứu thế sẽ đến có danh hiệu là Immanuel. ( Isaia 14,7).
Thánh sử Mattheo vì thế được mệnh danh là vị thánh sử (phúc âm) Immanuel - Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Và thánh sử Mattheo kết thúc phúc âm với lời đoan hứa của Chúa Giêsu: „Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.“ ( Mt 28, 20).
Chúa Giêsu Kitô xuống trần gian làm người với chương trình „ Immanuel- Thiên Chúa ở cùng chúng ta“. Ngài là hiện thân sự gần gũi của Thiên Chúa đến với con người trần gian trong mọi ngày. Nơi Chúa Giesu Kitô là hình ảnh sự hiện thân lòng trung thành của Thiên Chúa với con người dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa.
Immanuel- Thiên Chúa chúng ta - xuống trần gian làm người đứng về phía con người trong hoàn cảnh vui mừng hạnh phúc, như ngài đến tham dự tiệc cưới thành Cana làm phép lạ cho nước biến thành rượu cứu giúp đôi tân hôn ngày vui mừng của họ. Ngài sống tình thân thiện với Zacheus, người thu thuế bị xã hội coi khinh, mà chính ông cũng không hiểu nổi. Trên thập gía Chúa Giêsu nói với người trộm lành“ Hôm nay anh về thiên đàng với Ta!“.
Chúa Giêsu sống là hiện thân sự gần gũi của Thiên Chúa trong đời sống con người. Nhưng không luôn luôn như chúng ta trông đợi. Ngài không là người mang gắp cục than đang cháy nóng khỏi lò lửa cho chúng ta. Ngài cũng không là người loại trừ cất khỏi cho chúng ta gánh nặng đau khổ. Ngài không là người dẫn chúng ta đi trên con đường chỉ có niềm vui hạnh phúc.
Nhưng Ngài là người bạn tốt trung thành với chúng ta, không để chúng ta bơ vơ một mình trong đau khổ quằn quại. Ngài cùng đồng hành bên cạnh đời sống chúng ta, cho dù nhiều người khác bỏ rơi chúng ta. Ngài trao tặng con người chúng ta niềm hy vọng. Immanuel- Thiên Chúa ở cùng chúng ta, chúng ta không bơ vơ một mình.
Chính vì thế, Ngài không ở lại trên núi Tabor với vinh quang sáng chói. Nhưng đi xuống núi về Jerusalem chịu đau khổ, chịu bị kết án đóng đinh vào thập gía cho tới chết. Ngài đi con đường mà tất cả con người phải đi. Vâng, trên thập tự Ngài đã kêu lên lời than khóc „ tại sao“ giữa khung trời vắng lặng đen tối, như tất cả mọi con người quằn quại đau thương, và cũng không nhận được câu trả lời nào từ trời cao.
Câu trả lời chúng ta không nghe nhận được bằng tai, nhưng sống trải qua.
Thiên Chúa qua Chúa Giêsu Kitô - Immanuel- Thiên Chúa ở cùng chúng ta, ở bên cạnh ta. Người không gỉải thoát ra khỏi đau khổ. Nhưng cùng đồng hành đi với vượt qua đau khổ, để chỉ ra rằng chúng ta không bị bỏ rơi một mình. Thiên Chúa luôn ở cùng bên cạnh..
Câu trả lời này giúp ta vững lòng sống chịu đựng đau khổ.
Câu trả lời này cũng giúp ta chết trong bình an.
Câu trả lời này giúp dẫn đưa đến điều mà con người tự mình không thể làm được : phục sinh sống lại.
Trong cơn hoảng loạn bệnh dịch do vi trùng Corona gây ra đe dọa sức khoẻ sự sống cùng mọi sinh hoạt đời sống xã hội con người khắp nơi trên hoàn cầu từ mấy tháng nay. Con người chúng ta đêm ngày hằng liên lỷ cầu khấn van xin Thiên Chúa dủ lòng thương xót cứu giúp giải thoát khỏi cơn nguy biến đe dọa. Và chúng ta cũng kêu lên lời như ngày xưa Chúa Giêsu chịu chết trên thập gía đã kêu lên“ Lạy Cha, sao Cha bỏ rơi con?“.
Cũng như Chúa Giêsu, chúng ta không nhận được câu trả lời từ trời cao của Thiên Chúa nghe được bằng tai. Nhưng cảm nhận ra bằng con mắt đức tin trong trái tim tâm hồn“ Immanuel- Thiên Chúa ở cùng chúng ta, đã là người và cũng chết đau khổ như tất cả mọi con người trong công trình sáng tạo thiên nhiên.
Với tầm suy hiểu của trí khôn con người, câu trả lời cảm nhận đó rất khó nuốt trôi không sao hiểu nổi.
Nhưng đó là sự điệp giáng sinh ngày thứ sáu tuần thánh: Immanuel- Thiên Chúa ở cùng chúng ta, đã chết tức tưởi cô đơn trên thập gía. Và Immanuel hằng ở cùng nhân lọai mọi ngày cho đến tận thế!“
Thứ Sáu Tuần Thánh 10.04.2020
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Chúng ta hãy đến thờ lạy!
Hằng năm vào ngày thứ sáu tuần thánh, người tín hữu Chúa Kitô cách long trọng trong đau thương sầu buồn kính thờ thập gía Chúa Giêsu Kitô, với lòng yêu mến cùng biết ơn. Vì sự hy sinh chịu chết tức tưởi của Chúa Giêsu mang lại ơn cứu chuộc cho linh hồn con người được cứu thoát khỏi hình phạt do tội lỗi gây ra.
Nhìn lên cây thập gía thấy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa Đấng bị kết án đóng đinh chết trên cây thập tự năm xưa ở đồi Golgotha vùng ngọai ô thành Jerusalem, gợi lên trong tâm trí suy nghĩ về đời sống cùng ý nghĩa sự hy sinh dấn thân của Ngài.
Thánh sử Mattheo viết phúc âm về Chúa Giêsu khởi đầu với gia phả nguồn gốc con người Chúa Giêsu trên trần gian. Và liền tiếp theo đó thánh sử loan báo thuật về danh hiệu của Chúa Giêsu: Immanuel - Thiên Chúa ở cùng chúng ta - qua lời Thiên Thần hiện đến báo tin cho Thánh Giuse. ( Mt 1,23).
Trước khi Chúa Giesu sinh ra cả ngàn năm, ngôn sứ Isaia đã nói tiên tri về Đấng cứu thế sẽ đến có danh hiệu là Immanuel. ( Isaia 14,7).
Thánh sử Mattheo vì thế được mệnh danh là vị thánh sử (phúc âm) Immanuel - Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Và thánh sử Mattheo kết thúc phúc âm với lời đoan hứa của Chúa Giêsu: „Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.“ ( Mt 28, 20).
Chúa Giêsu Kitô xuống trần gian làm người với chương trình „ Immanuel- Thiên Chúa ở cùng chúng ta“. Ngài là hiện thân sự gần gũi của Thiên Chúa đến với con người trần gian trong mọi ngày. Nơi Chúa Giesu Kitô là hình ảnh sự hiện thân lòng trung thành của Thiên Chúa với con người dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa.
Immanuel- Thiên Chúa chúng ta - xuống trần gian làm người đứng về phía con người trong hoàn cảnh vui mừng hạnh phúc, như ngài đến tham dự tiệc cưới thành Cana làm phép lạ cho nước biến thành rượu cứu giúp đôi tân hôn ngày vui mừng của họ. Ngài sống tình thân thiện với Zacheus, người thu thuế bị xã hội coi khinh, mà chính ông cũng không hiểu nổi. Trên thập gía Chúa Giêsu nói với người trộm lành“ Hôm nay anh về thiên đàng với Ta!“.
Chúa Giêsu sống là hiện thân sự gần gũi của Thiên Chúa trong đời sống con người. Nhưng không luôn luôn như chúng ta trông đợi. Ngài không là người mang gắp cục than đang cháy nóng khỏi lò lửa cho chúng ta. Ngài cũng không là người loại trừ cất khỏi cho chúng ta gánh nặng đau khổ. Ngài không là người dẫn chúng ta đi trên con đường chỉ có niềm vui hạnh phúc.
Nhưng Ngài là người bạn tốt trung thành với chúng ta, không để chúng ta bơ vơ một mình trong đau khổ quằn quại. Ngài cùng đồng hành bên cạnh đời sống chúng ta, cho dù nhiều người khác bỏ rơi chúng ta. Ngài trao tặng con người chúng ta niềm hy vọng. Immanuel- Thiên Chúa ở cùng chúng ta, chúng ta không bơ vơ một mình.
Chính vì thế, Ngài không ở lại trên núi Tabor với vinh quang sáng chói. Nhưng đi xuống núi về Jerusalem chịu đau khổ, chịu bị kết án đóng đinh vào thập gía cho tới chết. Ngài đi con đường mà tất cả con người phải đi. Vâng, trên thập tự Ngài đã kêu lên lời than khóc „ tại sao“ giữa khung trời vắng lặng đen tối, như tất cả mọi con người quằn quại đau thương, và cũng không nhận được câu trả lời nào từ trời cao.
Câu trả lời chúng ta không nghe nhận được bằng tai, nhưng sống trải qua.
Thiên Chúa qua Chúa Giêsu Kitô - Immanuel- Thiên Chúa ở cùng chúng ta, ở bên cạnh ta. Người không gỉải thoát ra khỏi đau khổ. Nhưng cùng đồng hành đi với vượt qua đau khổ, để chỉ ra rằng chúng ta không bị bỏ rơi một mình. Thiên Chúa luôn ở cùng bên cạnh..
Câu trả lời này giúp ta vững lòng sống chịu đựng đau khổ.
Câu trả lời này cũng giúp ta chết trong bình an.
Câu trả lời này giúp dẫn đưa đến điều mà con người tự mình không thể làm được : phục sinh sống lại.
Trong cơn hoảng loạn bệnh dịch do vi trùng Corona gây ra đe dọa sức khoẻ sự sống cùng mọi sinh hoạt đời sống xã hội con người khắp nơi trên hoàn cầu từ mấy tháng nay. Con người chúng ta đêm ngày hằng liên lỷ cầu khấn van xin Thiên Chúa dủ lòng thương xót cứu giúp giải thoát khỏi cơn nguy biến đe dọa. Và chúng ta cũng kêu lên lời như ngày xưa Chúa Giêsu chịu chết trên thập gía đã kêu lên“ Lạy Cha, sao Cha bỏ rơi con?“.
Cũng như Chúa Giêsu, chúng ta không nhận được câu trả lời từ trời cao của Thiên Chúa nghe được bằng tai. Nhưng cảm nhận ra bằng con mắt đức tin trong trái tim tâm hồn“ Immanuel- Thiên Chúa ở cùng chúng ta, đã là người và cũng chết đau khổ như tất cả mọi con người trong công trình sáng tạo thiên nhiên.
Với tầm suy hiểu của trí khôn con người, câu trả lời cảm nhận đó rất khó nuốt trôi không sao hiểu nổi.
Nhưng đó là sự điệp giáng sinh ngày thứ sáu tuần thánh: Immanuel- Thiên Chúa ở cùng chúng ta, đã chết tức tưởi cô đơn trên thập gía. Và Immanuel hằng ở cùng nhân lọai mọi ngày cho đến tận thế!“
Thứ Sáu Tuần Thánh 10.04.2020
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long