Trong buổi triều yết chung hôm 7 tháng Giêng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Chúng ta không phải là những đứa trẻ mồ côi. Chúng ta có đến ba người mẹ: Mẹ Maria, mẹ Giáo Hội và mẹ của riêng chúng ta.”
Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, khi mọi người đều âu lo trước các con số tử vong kinh hoàng, trong bài giảng thứ tư Mùa Chay dành cho giáo triều Rôma, Cha Raniero Cantalamessa, OFM Cap., thần học gia Phủ Giáo Hoàng đã trình bày các suy tư của ngài về tình mẫu tử thiêng liêng của Đức Maria, trong tư cách là Mẹ của các Kitô hữu.
Chủ đề của bài giảng này là một câu trích từ Phúc Âm theo Thánh Gioan:
“Thưa Bà, này là con Bà” (Ga 19:26).
Đức Maria, Mẹ của các tín hữu
Mở đầu bài giảng, Cha Raniero Cantalamessa nói:
Với bài suy niệm này, chúng ta tiếp tục và kết thúc việc chiêm ngưỡng Đức Maria trong mầu nhiệm Phục sinh. Chủ đề của bài suy niệm này là lời Chúa Giêsu nói từ trên thập giá với mẹ và với người môn đệ mà Người yêu mến:
Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, này là con Bà.” Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh.” Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. (Ga 19: 26-27)
Mùa Vọng năm ngoái, chúng ta đã kết thúc những suy tư về Đức Maria trong mầu nhiệm nhập thể với một bài suy niệm về Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Bây giờ chúng ta sẽ kết thúc những suy tư của mình về Đức Maria trong mầu nhiệm Vượt qua bằng cách chiêm ngưỡng Mẹ là Mẹ của các Kitô hữu, là mẹ của chúng ta.
Chúng ta phải ngay lập tức tuyên bố rằng chúng ta không đề cập đến hai danh hiệu và hai chân lý trên với cùng một cấp độ. “Mẹ Thiên Chúa” là một danh xưng long trọng được xác định; danh xưng ấy dựa trên một tình mẫu tử thực sự. Nó có một mối liên hệ chặt chẽ và thậm chí thiết yếu với sự thật chủ yếu trong đức tin của chúng ta, rằng Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa vừa là phàm nhân trong cùng một bản thể, và cuối cùng, đó là một danh hiệu mà Giáo hội phổ quát đã công nhận. “Mẹ của các tín hữu”, hoặc “mẹ của chúng ta” cho thấy một tình mẫu tử thiêng liêng. Nó không liên kết chặt chẽ với các chân lý chủ yếu của đức tin. Chúng ta không thể nói rằng đó là một sự thật được công nhận bởi tất cả các Kitô hữu, ở mọi nơi, mọi lúc, nhưng dù thế, danh xưng ấy vẫn phản ánh giáo lý và lòng sùng mộ của một số Giáo hội, đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo.
Thánh Augustinô giúp chúng ta nắm bắt ngay những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai bà mẹ.
Về mặt thể lý, Đức Maria chỉ là Mẹ của Chúa Giêsu, trong khi về mặt tâm linh, theo ý muốn của Thiên Chúa, Đức Maria vừa là chị vừa là mẹ Ngài. Mẹ không phải là một người mẹ thiêng liêng của Đầu, cũng là Đấng Cứu thế, là Đấng từ đó Mẹ được sinh ra, nhưng Mẹ chắc chắn là một người mẹ tinh thần đối với chúng ta, các chi thể, vì bởi lòng từ ái Mẹ đã hợp tác với Giáo hội trong việc sinh ra các tín hữu là thành viên của cùng một Đầu. [1]
Trong bài suy niệm này, chúng ta muốn hướng đến việc làm sáng tỏ tất cả sự phong phú và ân sủng của Chúa Kitô, được gói ghém trong danh xưng này để chúng ta có thể sử dụng nó không chỉ để tôn vinh Đức Maria bằng cách gán cho Mẹ một danh hiệu khác mà còn để mở mang đức tin của chúng ta và thăng tiến bản thân trong sự nên giống Chúa Kitô.
Như trong tình mẫu tử thể lý, tình mẫu tử thiêng liêng diễn ra trong hai hành vi và khoảnh khắc khác nhau: thụ thai và sinh nở. Một điều trong hai điều ấy thôi thì không đủ. Đức Maria đã trải nghiệm cả hai khoảnh khắc này: Mẹ hoài thai chúng ta về mặt thiêng liêng và sinh ra chúng ta. Mẹ hoài thai chúng ta, nghĩa là, đã chào đón chúng ta, ngay cả vào lúc thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ và chắc chắn sau đó khi Chúa Giêsu dần dần tiến bước trong sứ mệnh của Ngài, Mẹ đã biết rằng con trai mình không giống những người con trai khác, một người con của riêng mình. Ngài là Đấng Thiên Sai mà xung quanh Ngài một cộng đồng đang được hình thành.
Do đó, tất cả những điều này xảy ra vào thời điểm thụ thai, với một tiếng xin vâng chân thành. Bây giờ, bên dưới thập giá, là thời gian hạ sinh. Chúa Giêsu, tại thời điểm này, gọi mẹ mình là “Thưa Bà”. Dù chúng ta không thể chắc chắn, chúng ta vẫn biết rằng Thánh Sử Gioan, ngoài lối văn trực tiếp cũng đã sử dụng những ám chỉ, biểu tượng, và những tham chiếu, do đó, những lời trên làm cho chúng ta nghĩ đến những gì Chúa Giêsu đã nói: “Khi sinh con, người đàn bà lo buồn vì đến giờ của mình; nhưng sinh con rồi, thì không còn nhớ đến cơn gian nan nữa, bởi được chan chứa niềm vui vì một con người đã sinh ra trong thế gian” (Ga 16:21), và những gì Khải Huyền nói: “một người Phụ Nữ… có thai, đang kêu la đau đớn và quằn quại vì sắp sinh con” (Rev 12: 1-2).
Dù cho người phụ nữ này trước hết là Giáo hội, cộng đồng của giao ước mới sinh ra con người mới và một thế giới mới, thì Đức Maria vẫn đích thân tham gia từ khởi đầu và là đại diện của cộng đồng tín hữu này. Dù sao đi nữa, sự so sánh giữa Đức Maria và Người Phụ Nữ đã được chấp nhận bởi Giáo Hội từ rất sớm – ngay cả Thánh Irênê, một môn đệ của Thánh Polycarp, một trong những môn đệ của Gioan, đã xem Đức Maria như Evà mới, và như người “Mẹ mới của tất cả sự sống.” [2]
Bây giờ chúng ta hãy hướng đến văn bản của Thánh Gioan để xem liệu có bất kỳ tham chiếu nào đến những gì chúng ta đã nói hay không. Những lời của Chúa Giêsu nói với Đức Mẹ “Thưa Bà, này là con Bà,” và những lời Ngài nói với Thánh Gioan “ Nầy là mẹ con” giữ một ý nghĩa trực tiếp và thực tế. Chúa Giêsu giao phó Đức Mẹ cho Thánh Gioan và trao Thánh Gioan cho Đức Mẹ.
Tuy nhiên, đây không phải là ý nghĩa đầy đủ của cảnh tượng này. Khoa Chú Giải Kinh Thánh hiện đại, đã đạt được tiến bộ to lớn trong việc hiểu ngôn ngữ và cách diễn đạt của Tin Mừng thứ Tư, thậm chí còn bị thuyết phục hơn về điều này so với các Giáo Phụ. Nếu bạn chỉ đơn thuần đọc đoạn văn thẳng một mạch từ đầu đến cuối, chỉ như một lời di chúc cuối cùng của Chúa, nó sẽ đột ngột, như trong thành ngữ người ta thường nói, cá nhảy ra khỏi nước, hay đúng hơn, như mâu thuẫn với phần còn lại của bối cảnh. Đối với Thánh Sử Gioan, khoảnh khắc của cái chết là khoảnh khắc tôn vinh Chúa Giêsu, sự hoàn thành viên mãn cuối cùng của Kinh thánh và của tất cả mọi thứ.
Do đó, trong bối cảnh này, sẽ không ổn nếu chúng ta chỉ thấy nơi văn bản này một ý nghĩa riêng tư và cá nhân và, không thấy - nói theo khoa Chú Giải Kinh Thánh truyền thống - một ý nghĩa phổ quát và giáo hội học hơn, được liên kết theo cách nào đó với người phụ nữ trong Sáng thế ký 3:15 và trong Khải huyền 12. Ý nghĩa giáo hội học là thế này: Thánh Gioan là người môn đệ đại diện cho các môn đệ của Chúa Giêsu, nghĩa là tất cả các Kitô hữu. Chúa Giêsu khi hấp hối đã trao chúng ta cho Đức Maria trong tư cách là những đứa con của Mẹ như Đức Maria được trao cho chúng ta như Mẹ của chúng ta.
Những lời của Chúa Giêsu thường mô tả một cái gì đó đã hiện hữu, những lời ấy mạc khải những gì đang tồn tại; nhưng vào những lúc khác, những lời của Chúa tạo ra và đưa vào hiện sinh, những gì những lời ấy thể hiện. Những lời của Chúa Giêsu khi hấp hối nói với Đức Maria và Thánh Gioan thuộc loại thứ hai. Điều này tương tự khi Chúa nói: “Này là Mình Thầy” và Chúa Giêsu biến Mình Ngài làm của nuôi cho chúng ta; khi Ngài nói, “ Nầy là mẹ con” và “Này là con Bà” Chúa Giêsu làm cho Đức Maria thành mẹ của Thánh Gioan và Thánh Gioan thành con Đức Mẹ. Chúa Giêsu không chỉ tuyên bố một tình mẫu tử mới của Đức Mẹ, Ngài thiết lập điều đó. Thành ra, tình mẫu tử mới không đến từ Đức Maria mà đến từ Lời Chúa; nó không được thành lập trên những công đức nhưng trên ân sủng.
Do đó, bên dưới thập giá, Đức Maria xuất hiện với tư cách là nữ tử Zion, người mất đứa con trai vừa qua đời, đã nhận được một gia đình mới, và nhiều hơn từ Thiên Chúa, nhưng bởi Thánh Linh chứ không phải bởi xác thịt. Một bài thánh vịnh, mà phụng vụ áp dụng đối với Đức Maria, nói: “Kìa xứ Phi-li-tinh, thành Tia cùng xứ Êthiôpia: tại đó, kẻ này người nọ đã sinh ra. Nhưng nói về Xi-on, thiên hạ bảo: ‘Người người sinh tại đó.’ Chúa ghi vào sổ bộ các dân: ‘Kẻ này người nọ đều sinh ra tại đó.’” (Tv 87: 4-6). Và điều đó thực sự đúng, tất cả chúng ta đều được sinh ra ở đó! Người ta sẽ nói về Đức Maria, Zion mới, người này và người nọ được sinh ra từ Mẹ. Tôi, anh chị em, và mỗi người, thậm chí cả những người không biết điều đó, tất cả được ghi trong sổ bộ của Thiên Chúa: “Kẻ này người nọ đều sinh ra tại đó.”
Nhưng chẳng lẽ chúng ta chưa được “tái sinh…nhờ Lời Thiên Chúa hằng sống và tồn tại mãi mãi” (1 Pet 1:23) sao? Chúng ta chưa được “sinh ra bởi Thiên Chúa” (xem Ga 1:13) à? Chúng ta chưa được tái sinh “trong nước và Thánh Thần” (Jn 3: 5) sao? Tất cả những điều này hoàn toàn đúng, nhưng nó không lấy đi sự thật rằng theo một nghĩa khác, có tính phụ thuộc và trung gian, chúng ta cũng được sinh ra từ đức tin và sự đau khổ của Đức Maria. Nếu Thánh Phaolô, như tôi tớ và tông đồ của Chúa Kitô, có thể nói với các đệ tử của mình rằng “trong Đức Kitô Giêsu, nhờ Tin Mừng, chính tôi đã sinh ra anh em” (1 Cor 4:15), thì Đức Maria càng có thể nói rằng “tôi đã trở thành mẹ của anh em trong Chúa Kitô?” Ai có quyền hơn để sử dụng những lời của này của vị Tông đồ “Hỡi anh em, những người con bé nhỏ của tôi, mà tôi phải quặn đau sinh ra một lần nữa cho đến khi Đức Kitô được thành hình nơi anh em” (Gal 4:19)? Mẹ đã sinh ra chúng ta một lần nữa dưới cây thập tự, bởi vì Mẹ đã sinh ra chúng ta lần đầu tiên, trong niềm vui và không đau khổ, khi Mẹ ban cho thế giới “lời hằng sống và vĩnh cửu” là Chúa Kitô, trong đó chúng ta được tái sinh một lần nữa.
Do đó, như chúng ta áp dụng cho Đức Maria dưới cây thánh giá lời than vãn của Zion bị tàn phá, đã uống chén thánh của cơn thịnh nộ thần thánh, thì giờ đây, tin tưởng vào sức mạnh và sự phong phú vô tận của lời Chúa, vượt xa những kế hoạch bình thường, chúng ta cũng áp dụng cho Mẹ bài thánh ca của Zion được xây dựng lại sau khi bị lưu đày, với đầy ngạc nhiên, nhìn chằm chằm vào trẻ em và kêu lên “Ai đã sinh cho tôi những đứa con này đây? Tôi vốn là kẻ đã mất con, là người son sẻ …vậy chúng từ đâu ra? “ (Isa 49:21).
[1] St. Augustine, Of Holy Virginity, 5-6 (PL 40, 399).
[2] St. Irenaeus, Adversus Haereses, III, 22, 4.
Source:Vatican NewsFourth Lenten Sermon: Mary, the Mother of Christians and our mother
Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, khi mọi người đều âu lo trước các con số tử vong kinh hoàng, trong bài giảng thứ tư Mùa Chay dành cho giáo triều Rôma, Cha Raniero Cantalamessa, OFM Cap., thần học gia Phủ Giáo Hoàng đã trình bày các suy tư của ngài về tình mẫu tử thiêng liêng của Đức Maria, trong tư cách là Mẹ của các Kitô hữu.
Chủ đề của bài giảng này là một câu trích từ Phúc Âm theo Thánh Gioan:
“Thưa Bà, này là con Bà” (Ga 19:26).
Đức Maria, Mẹ của các tín hữu
Mở đầu bài giảng, Cha Raniero Cantalamessa nói:
Với bài suy niệm này, chúng ta tiếp tục và kết thúc việc chiêm ngưỡng Đức Maria trong mầu nhiệm Phục sinh. Chủ đề của bài suy niệm này là lời Chúa Giêsu nói từ trên thập giá với mẹ và với người môn đệ mà Người yêu mến:
Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, này là con Bà.” Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh.” Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. (Ga 19: 26-27)
Mùa Vọng năm ngoái, chúng ta đã kết thúc những suy tư về Đức Maria trong mầu nhiệm nhập thể với một bài suy niệm về Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Bây giờ chúng ta sẽ kết thúc những suy tư của mình về Đức Maria trong mầu nhiệm Vượt qua bằng cách chiêm ngưỡng Mẹ là Mẹ của các Kitô hữu, là mẹ của chúng ta.
Chúng ta phải ngay lập tức tuyên bố rằng chúng ta không đề cập đến hai danh hiệu và hai chân lý trên với cùng một cấp độ. “Mẹ Thiên Chúa” là một danh xưng long trọng được xác định; danh xưng ấy dựa trên một tình mẫu tử thực sự. Nó có một mối liên hệ chặt chẽ và thậm chí thiết yếu với sự thật chủ yếu trong đức tin của chúng ta, rằng Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa vừa là phàm nhân trong cùng một bản thể, và cuối cùng, đó là một danh hiệu mà Giáo hội phổ quát đã công nhận. “Mẹ của các tín hữu”, hoặc “mẹ của chúng ta” cho thấy một tình mẫu tử thiêng liêng. Nó không liên kết chặt chẽ với các chân lý chủ yếu của đức tin. Chúng ta không thể nói rằng đó là một sự thật được công nhận bởi tất cả các Kitô hữu, ở mọi nơi, mọi lúc, nhưng dù thế, danh xưng ấy vẫn phản ánh giáo lý và lòng sùng mộ của một số Giáo hội, đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo.
Thánh Augustinô giúp chúng ta nắm bắt ngay những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai bà mẹ.
Về mặt thể lý, Đức Maria chỉ là Mẹ của Chúa Giêsu, trong khi về mặt tâm linh, theo ý muốn của Thiên Chúa, Đức Maria vừa là chị vừa là mẹ Ngài. Mẹ không phải là một người mẹ thiêng liêng của Đầu, cũng là Đấng Cứu thế, là Đấng từ đó Mẹ được sinh ra, nhưng Mẹ chắc chắn là một người mẹ tinh thần đối với chúng ta, các chi thể, vì bởi lòng từ ái Mẹ đã hợp tác với Giáo hội trong việc sinh ra các tín hữu là thành viên của cùng một Đầu. [1]
Trong bài suy niệm này, chúng ta muốn hướng đến việc làm sáng tỏ tất cả sự phong phú và ân sủng của Chúa Kitô, được gói ghém trong danh xưng này để chúng ta có thể sử dụng nó không chỉ để tôn vinh Đức Maria bằng cách gán cho Mẹ một danh hiệu khác mà còn để mở mang đức tin của chúng ta và thăng tiến bản thân trong sự nên giống Chúa Kitô.
Như trong tình mẫu tử thể lý, tình mẫu tử thiêng liêng diễn ra trong hai hành vi và khoảnh khắc khác nhau: thụ thai và sinh nở. Một điều trong hai điều ấy thôi thì không đủ. Đức Maria đã trải nghiệm cả hai khoảnh khắc này: Mẹ hoài thai chúng ta về mặt thiêng liêng và sinh ra chúng ta. Mẹ hoài thai chúng ta, nghĩa là, đã chào đón chúng ta, ngay cả vào lúc thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ và chắc chắn sau đó khi Chúa Giêsu dần dần tiến bước trong sứ mệnh của Ngài, Mẹ đã biết rằng con trai mình không giống những người con trai khác, một người con của riêng mình. Ngài là Đấng Thiên Sai mà xung quanh Ngài một cộng đồng đang được hình thành.
Do đó, tất cả những điều này xảy ra vào thời điểm thụ thai, với một tiếng xin vâng chân thành. Bây giờ, bên dưới thập giá, là thời gian hạ sinh. Chúa Giêsu, tại thời điểm này, gọi mẹ mình là “Thưa Bà”. Dù chúng ta không thể chắc chắn, chúng ta vẫn biết rằng Thánh Sử Gioan, ngoài lối văn trực tiếp cũng đã sử dụng những ám chỉ, biểu tượng, và những tham chiếu, do đó, những lời trên làm cho chúng ta nghĩ đến những gì Chúa Giêsu đã nói: “Khi sinh con, người đàn bà lo buồn vì đến giờ của mình; nhưng sinh con rồi, thì không còn nhớ đến cơn gian nan nữa, bởi được chan chứa niềm vui vì một con người đã sinh ra trong thế gian” (Ga 16:21), và những gì Khải Huyền nói: “một người Phụ Nữ… có thai, đang kêu la đau đớn và quằn quại vì sắp sinh con” (Rev 12: 1-2).
Dù cho người phụ nữ này trước hết là Giáo hội, cộng đồng của giao ước mới sinh ra con người mới và một thế giới mới, thì Đức Maria vẫn đích thân tham gia từ khởi đầu và là đại diện của cộng đồng tín hữu này. Dù sao đi nữa, sự so sánh giữa Đức Maria và Người Phụ Nữ đã được chấp nhận bởi Giáo Hội từ rất sớm – ngay cả Thánh Irênê, một môn đệ của Thánh Polycarp, một trong những môn đệ của Gioan, đã xem Đức Maria như Evà mới, và như người “Mẹ mới của tất cả sự sống.” [2]
Bây giờ chúng ta hãy hướng đến văn bản của Thánh Gioan để xem liệu có bất kỳ tham chiếu nào đến những gì chúng ta đã nói hay không. Những lời của Chúa Giêsu nói với Đức Mẹ “Thưa Bà, này là con Bà,” và những lời Ngài nói với Thánh Gioan “ Nầy là mẹ con” giữ một ý nghĩa trực tiếp và thực tế. Chúa Giêsu giao phó Đức Mẹ cho Thánh Gioan và trao Thánh Gioan cho Đức Mẹ.
Tuy nhiên, đây không phải là ý nghĩa đầy đủ của cảnh tượng này. Khoa Chú Giải Kinh Thánh hiện đại, đã đạt được tiến bộ to lớn trong việc hiểu ngôn ngữ và cách diễn đạt của Tin Mừng thứ Tư, thậm chí còn bị thuyết phục hơn về điều này so với các Giáo Phụ. Nếu bạn chỉ đơn thuần đọc đoạn văn thẳng một mạch từ đầu đến cuối, chỉ như một lời di chúc cuối cùng của Chúa, nó sẽ đột ngột, như trong thành ngữ người ta thường nói, cá nhảy ra khỏi nước, hay đúng hơn, như mâu thuẫn với phần còn lại của bối cảnh. Đối với Thánh Sử Gioan, khoảnh khắc của cái chết là khoảnh khắc tôn vinh Chúa Giêsu, sự hoàn thành viên mãn cuối cùng của Kinh thánh và của tất cả mọi thứ.
Do đó, trong bối cảnh này, sẽ không ổn nếu chúng ta chỉ thấy nơi văn bản này một ý nghĩa riêng tư và cá nhân và, không thấy - nói theo khoa Chú Giải Kinh Thánh truyền thống - một ý nghĩa phổ quát và giáo hội học hơn, được liên kết theo cách nào đó với người phụ nữ trong Sáng thế ký 3:15 và trong Khải huyền 12. Ý nghĩa giáo hội học là thế này: Thánh Gioan là người môn đệ đại diện cho các môn đệ của Chúa Giêsu, nghĩa là tất cả các Kitô hữu. Chúa Giêsu khi hấp hối đã trao chúng ta cho Đức Maria trong tư cách là những đứa con của Mẹ như Đức Maria được trao cho chúng ta như Mẹ của chúng ta.
Những lời của Chúa Giêsu thường mô tả một cái gì đó đã hiện hữu, những lời ấy mạc khải những gì đang tồn tại; nhưng vào những lúc khác, những lời của Chúa tạo ra và đưa vào hiện sinh, những gì những lời ấy thể hiện. Những lời của Chúa Giêsu khi hấp hối nói với Đức Maria và Thánh Gioan thuộc loại thứ hai. Điều này tương tự khi Chúa nói: “Này là Mình Thầy” và Chúa Giêsu biến Mình Ngài làm của nuôi cho chúng ta; khi Ngài nói, “ Nầy là mẹ con” và “Này là con Bà” Chúa Giêsu làm cho Đức Maria thành mẹ của Thánh Gioan và Thánh Gioan thành con Đức Mẹ. Chúa Giêsu không chỉ tuyên bố một tình mẫu tử mới của Đức Mẹ, Ngài thiết lập điều đó. Thành ra, tình mẫu tử mới không đến từ Đức Maria mà đến từ Lời Chúa; nó không được thành lập trên những công đức nhưng trên ân sủng.
Do đó, bên dưới thập giá, Đức Maria xuất hiện với tư cách là nữ tử Zion, người mất đứa con trai vừa qua đời, đã nhận được một gia đình mới, và nhiều hơn từ Thiên Chúa, nhưng bởi Thánh Linh chứ không phải bởi xác thịt. Một bài thánh vịnh, mà phụng vụ áp dụng đối với Đức Maria, nói: “Kìa xứ Phi-li-tinh, thành Tia cùng xứ Êthiôpia: tại đó, kẻ này người nọ đã sinh ra. Nhưng nói về Xi-on, thiên hạ bảo: ‘Người người sinh tại đó.’ Chúa ghi vào sổ bộ các dân: ‘Kẻ này người nọ đều sinh ra tại đó.’” (Tv 87: 4-6). Và điều đó thực sự đúng, tất cả chúng ta đều được sinh ra ở đó! Người ta sẽ nói về Đức Maria, Zion mới, người này và người nọ được sinh ra từ Mẹ. Tôi, anh chị em, và mỗi người, thậm chí cả những người không biết điều đó, tất cả được ghi trong sổ bộ của Thiên Chúa: “Kẻ này người nọ đều sinh ra tại đó.”
Nhưng chẳng lẽ chúng ta chưa được “tái sinh…nhờ Lời Thiên Chúa hằng sống và tồn tại mãi mãi” (1 Pet 1:23) sao? Chúng ta chưa được “sinh ra bởi Thiên Chúa” (xem Ga 1:13) à? Chúng ta chưa được tái sinh “trong nước và Thánh Thần” (Jn 3: 5) sao? Tất cả những điều này hoàn toàn đúng, nhưng nó không lấy đi sự thật rằng theo một nghĩa khác, có tính phụ thuộc và trung gian, chúng ta cũng được sinh ra từ đức tin và sự đau khổ của Đức Maria. Nếu Thánh Phaolô, như tôi tớ và tông đồ của Chúa Kitô, có thể nói với các đệ tử của mình rằng “trong Đức Kitô Giêsu, nhờ Tin Mừng, chính tôi đã sinh ra anh em” (1 Cor 4:15), thì Đức Maria càng có thể nói rằng “tôi đã trở thành mẹ của anh em trong Chúa Kitô?” Ai có quyền hơn để sử dụng những lời của này của vị Tông đồ “Hỡi anh em, những người con bé nhỏ của tôi, mà tôi phải quặn đau sinh ra một lần nữa cho đến khi Đức Kitô được thành hình nơi anh em” (Gal 4:19)? Mẹ đã sinh ra chúng ta một lần nữa dưới cây thập tự, bởi vì Mẹ đã sinh ra chúng ta lần đầu tiên, trong niềm vui và không đau khổ, khi Mẹ ban cho thế giới “lời hằng sống và vĩnh cửu” là Chúa Kitô, trong đó chúng ta được tái sinh một lần nữa.
Do đó, như chúng ta áp dụng cho Đức Maria dưới cây thánh giá lời than vãn của Zion bị tàn phá, đã uống chén thánh của cơn thịnh nộ thần thánh, thì giờ đây, tin tưởng vào sức mạnh và sự phong phú vô tận của lời Chúa, vượt xa những kế hoạch bình thường, chúng ta cũng áp dụng cho Mẹ bài thánh ca của Zion được xây dựng lại sau khi bị lưu đày, với đầy ngạc nhiên, nhìn chằm chằm vào trẻ em và kêu lên “Ai đã sinh cho tôi những đứa con này đây? Tôi vốn là kẻ đã mất con, là người son sẻ …vậy chúng từ đâu ra? “ (Isa 49:21).
[1] St. Augustine, Of Holy Virginity, 5-6 (PL 40, 399).
[2] St. Irenaeus, Adversus Haereses, III, 22, 4.
Source:Vatican News