Khi trong gia đình, trong vòng bạn bè có người quen thân gặp hoàn cảnh đau buồn khó khăn, nhất là khi có người thân qua đời, con người ai cũng động lòng thổn thức, cúi đầu lặng thinh như người câm điếc, và dòng nước mắt tuôn chảy trào ra từ đôi khoé mắt xuống trên gò má.
Những giọt nước mắt đó là những tiếng nói không thành lời của tâm tình sâu thẳm buồn thương đau khổ diễn tả tình liên đới gắn bó với người gặp hoạn nạn, với thân nhân người đã qua đời và cũng với người đã qua đời.
Chúa Giêsu khi được báo tin Lazarô, người bạn của mình đã qua đời, ngài đi đến tìm gặp gia đình để cùng chia sẻ an ủi nỗi đau buồn mất mát với thân nhân Lazarô.
Đứng trước nấm mồ, nơi Lazaro đã được an táng, ngài thổn thức và khóc. ( Ga 11,35).
Ngoài biến cố này, không có câu đoạn nào khác trong phúc âm về cuộc đời Chúa Giêsu khi xưa, nói đến Chúa Giêsu đã khóc.
Vậy đâu là ý nghĩa Chúa Giêsu khóc thương Lazaro đã qua đời?
Có nhiều suy tư nói về ý nghĩa giọt nước mắt của Chúa Giêsu trước nấm mồ Lazaro.
Thánh giáo phụ Ephrem thành Syria nhìn những gịot nước mắt Chúa Giêsu tuôn chảy từ trong tâm hồn theo khía cạnh nhân tính con người của mình:“ Chúa Giêsu khóc để minh chứng mình là con người thật. Ngài gọi người chết sống lại, để nói lên quyền năng của mình trên cả sự sống cùng sự chết..“
Thánh gíao phụ Augustino có suy tư nghĩ rằng, Chúa Giêsu thổn thức đau buồn muốn chỉ cho con người chúng ta cũng phải trải qua hoàn cảnh đau buồn vì tội lỗi.: „ Tại sao Chúa Giêsu khóc, phải chăng Ngài muốn dậy con người khóc?“.
Thánh giáo phụ Petrus Chrysologus, trái lại, nhìn những giọt nước mắt của Chúa Giêsu báo trước chỉ ít thời gian nữa biến thành những giọt nước mắt niềm vui mừng. Vì Ngài đổ những giọt nước mắt và máu ra cho tất cả những người đã qua đời được ơn cứu rỗi cho phục sinh sống lại với người.
Trong những ngày tháng vừa qua, và không biết đến khi nào mới chấm dứt tình trạng nguy khốn này, cả thế giới sống trong lo âu bàng hoàng thổn thức. Có rất nhiều gia đình, rất nhiều người đã hao tốn không biết bao nhiêu dòng nước mắt đau buồn. Vì người thân của họ bị mắc bệnh dịch cực kỳ nguy hiểm đe dọa sức khoẻ sự sống do vi trùng Corona gây ra, hoặc họ phải ngậm ngùi trong đau khổ sợ hãi cùng trong cô đơn tiễn đưa người thân yêu ruột thịt đã qua đời về lòng đất, do bệnh dịch lúc này đã cướp đi sự sống người thân của mình.
Những dòng nước mắt thổn thức cảm thương đó là những dòng nước mắt đau khổ hoang mang. Nhưng lại diễn tả sâu xa thắm thiết tình liên đới giữa người còn sống với người đã qua đời, giữa người khoẻ mạnh với người bị mắc chứng bệnh hiểm nghèo.
Những dòng nước mắt đó không chỉ là lời kêu than trong cơn cùng cực cô đơn bất lực. Nhưng còn là lời kêu xin nguyện cầu lên cùng Đấng là nguồn sự sống, nguồn ơn cứu độ cho linh hồn người đã qua đời.
Những dòng nước mắt đó là dòng nước mắt biểu lộ lòng biết ơn của người còn sống trên trần gian với người đã ra đi thành người thiên cổ.
Và biết đâu người qua đời trong giây phút trước ngưỡng cửa sự chết muốn nói lắm. Nhưng không sao nói lên được thành lời thành tiếng, cũng đã có tâm tình: Xin cám ơn tình thân nghĩa thiết, sự săn sóc yêu thương đã dành cho tôi. Tôi đau khổ lắm, nằm trên giường bệnh tuy bất tỉnh thở không ra, nhưng tâm trí tôi không quên những người thân yêu đời tôi. Tôi không nói được, nhưng tôi cũng đã khóc, những giọt nước mắt đã trào ra nơi khoé mắt nhớ về cha mẹ, vợ con, anh chị em, quê hương đất nước tôi, những bạn bè người quen thân ngày xưa của tôi.
Tôi ra đi vĩnh biệt cuộc sống trên trần gian về nơi chín suối để lại nỗi đau buồn, phải sự đau khổ hoang mang cho gia đình tôi còn lại trên trần gian. Mọi người khóc thương tôi, và tôi cũng khóc thương mọi người… Không làm sao hơn được nữa, chúng ta phải chia tay vĩnh biệt nhau.
Nhưng dòng nước mắt tuôn trào đổ ra, mà chúng ta khóc cho nhau là sợi dây thiêng liêng liên kết chúng ta lại với nhau trong Thiên Chúa, đấng sinh thành, nuôi dưỡng cùng cứu độ linh hồn con người chúng ta.
Chúa Nhật 5. mùa chay 29.03. 2020
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Những giọt nước mắt đó là những tiếng nói không thành lời của tâm tình sâu thẳm buồn thương đau khổ diễn tả tình liên đới gắn bó với người gặp hoạn nạn, với thân nhân người đã qua đời và cũng với người đã qua đời.
Chúa Giêsu khi được báo tin Lazarô, người bạn của mình đã qua đời, ngài đi đến tìm gặp gia đình để cùng chia sẻ an ủi nỗi đau buồn mất mát với thân nhân Lazarô.
Đứng trước nấm mồ, nơi Lazaro đã được an táng, ngài thổn thức và khóc. ( Ga 11,35).
Ngoài biến cố này, không có câu đoạn nào khác trong phúc âm về cuộc đời Chúa Giêsu khi xưa, nói đến Chúa Giêsu đã khóc.
Vậy đâu là ý nghĩa Chúa Giêsu khóc thương Lazaro đã qua đời?
Có nhiều suy tư nói về ý nghĩa giọt nước mắt của Chúa Giêsu trước nấm mồ Lazaro.
Thánh giáo phụ Ephrem thành Syria nhìn những gịot nước mắt Chúa Giêsu tuôn chảy từ trong tâm hồn theo khía cạnh nhân tính con người của mình:“ Chúa Giêsu khóc để minh chứng mình là con người thật. Ngài gọi người chết sống lại, để nói lên quyền năng của mình trên cả sự sống cùng sự chết..“
Thánh gíao phụ Augustino có suy tư nghĩ rằng, Chúa Giêsu thổn thức đau buồn muốn chỉ cho con người chúng ta cũng phải trải qua hoàn cảnh đau buồn vì tội lỗi.: „ Tại sao Chúa Giêsu khóc, phải chăng Ngài muốn dậy con người khóc?“.
Thánh giáo phụ Petrus Chrysologus, trái lại, nhìn những giọt nước mắt của Chúa Giêsu báo trước chỉ ít thời gian nữa biến thành những giọt nước mắt niềm vui mừng. Vì Ngài đổ những giọt nước mắt và máu ra cho tất cả những người đã qua đời được ơn cứu rỗi cho phục sinh sống lại với người.
Trong những ngày tháng vừa qua, và không biết đến khi nào mới chấm dứt tình trạng nguy khốn này, cả thế giới sống trong lo âu bàng hoàng thổn thức. Có rất nhiều gia đình, rất nhiều người đã hao tốn không biết bao nhiêu dòng nước mắt đau buồn. Vì người thân của họ bị mắc bệnh dịch cực kỳ nguy hiểm đe dọa sức khoẻ sự sống do vi trùng Corona gây ra, hoặc họ phải ngậm ngùi trong đau khổ sợ hãi cùng trong cô đơn tiễn đưa người thân yêu ruột thịt đã qua đời về lòng đất, do bệnh dịch lúc này đã cướp đi sự sống người thân của mình.
Những dòng nước mắt thổn thức cảm thương đó là những dòng nước mắt đau khổ hoang mang. Nhưng lại diễn tả sâu xa thắm thiết tình liên đới giữa người còn sống với người đã qua đời, giữa người khoẻ mạnh với người bị mắc chứng bệnh hiểm nghèo.
Những dòng nước mắt đó không chỉ là lời kêu than trong cơn cùng cực cô đơn bất lực. Nhưng còn là lời kêu xin nguyện cầu lên cùng Đấng là nguồn sự sống, nguồn ơn cứu độ cho linh hồn người đã qua đời.
Những dòng nước mắt đó là dòng nước mắt biểu lộ lòng biết ơn của người còn sống trên trần gian với người đã ra đi thành người thiên cổ.
Và biết đâu người qua đời trong giây phút trước ngưỡng cửa sự chết muốn nói lắm. Nhưng không sao nói lên được thành lời thành tiếng, cũng đã có tâm tình: Xin cám ơn tình thân nghĩa thiết, sự săn sóc yêu thương đã dành cho tôi. Tôi đau khổ lắm, nằm trên giường bệnh tuy bất tỉnh thở không ra, nhưng tâm trí tôi không quên những người thân yêu đời tôi. Tôi không nói được, nhưng tôi cũng đã khóc, những giọt nước mắt đã trào ra nơi khoé mắt nhớ về cha mẹ, vợ con, anh chị em, quê hương đất nước tôi, những bạn bè người quen thân ngày xưa của tôi.
Tôi ra đi vĩnh biệt cuộc sống trên trần gian về nơi chín suối để lại nỗi đau buồn, phải sự đau khổ hoang mang cho gia đình tôi còn lại trên trần gian. Mọi người khóc thương tôi, và tôi cũng khóc thương mọi người… Không làm sao hơn được nữa, chúng ta phải chia tay vĩnh biệt nhau.
Nhưng dòng nước mắt tuôn trào đổ ra, mà chúng ta khóc cho nhau là sợi dây thiêng liêng liên kết chúng ta lại với nhau trong Thiên Chúa, đấng sinh thành, nuôi dưỡng cùng cứu độ linh hồn con người chúng ta.
Chúa Nhật 5. mùa chay 29.03. 2020
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long