Chúng ta thấy rõ nan đề về sự đau khổ luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt dòng lịch sử nhân loại. Suy gẫm về việc nhân loại thất bại trong việc ngăn chặn sự ác và đau khổ khiến cho nhiều người hoài nghi về sự toàn năng của Thiên Chúa.
Trong khi con người gặp đau khổ, họ sẽ thường đặt câu hỏi rằng Chúa đang ở đâu? Các học giả Do thái trả lời họ không biết, một số cho rằng Thiên Chúa đang ẩn mình, Thiên Chúa im lặng, Thiên Chúa vắng mặt hoặc Thiên Chúa đã chết. Số khác cho rằng Chúa đã ở đó chịu đau khổ và cùng khóc than với họ. Lại có kẻ cho rằng Thiên Chúa không hề tồn tại.
Vấn nạn được đặt ra là liệu Thiên Chúa có toàn năng và toàn thiện không? Ngài có thể ngăn chặn sự dữ và đau khổ không? Nếu không thì Ngài có còn được gọi là toàn năng không? Thiên Chúa có muốn ngăn chặn sự dữ và đau khổ không? Nếu Ngài không muốn thì có còn là Thiên Chúa tình yêu không? Nếu Chúa muốn thì tại sao đau khổ vẫn tiếp tục hoành hành? Dưới đây là các quan điểm của một số trường phái thần học:
Thần học truyền thống chủ trương rằng Thiên Chúa không cứu chúng ta trực tiếp, Ngài đã tạo ra thế giới này với luật tự nhiên, ý chí tự do của con người và cho phép thảm hoạ xảy ra.
Các trường phái khác lại cho rằng Chúa cho phép sự dữ và đau khổ là để trừng phạt tội lỗi của con người. Đau khổ thử nghiệm đức tin và nhân cách, giúp giáo dục nhân cách con người, rèn luyện và thanh luyện linh hồn vì hạnh phúc Nước Trời của họ. Thiên Chúa tôn trọng ý chí tự do của con người và vì thế Ngài để họ tự do chọn lựa điều lành hay điều dữ. Nếu Ngài bắt buộc họ phải làm điều lành đi ngược lại tự do ý chí tự do của họ thì họ sẽ chỉ là những người máy hay con rối do Ngài điều khiển, và do đó họ không thể có công hay tội gì nữa. Phẩm giá con người vì thế mà kém đi. Con người ta nếu không đối diện với nghịch cảnh và thử thách thì không có nghị lực và không bao giờ trưởng thành.
Nhưng Thiên Chúa vẫn hướng dẫn con người làm lành lánh dữ qua lương tâm của họ, qua các lời giảng dạy của các hiền nhân và nhất là qua Lời của Ngài. Lời đó được thể hiện cụ thể nơi Đức Giêsu. Thiên Chúa hướng dẫn con người qua ân sủng và sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, Đấng soi sáng và hướng dẫn chúng ta thực thi thánh ý Chúa. Khi con người làm điều dữ, Chúa lại đổi nó thành điều lành. Ta đã từng thấy trong Thánh Kinh, ông Giuse, con ông Giacóp, bị bán cho người Ai Cập, làm nô lệ và sống khổ cực, nhưng Chúa đã nâng ông lên làm tể tướng của nước này và nhờ đó ông đã cứu giúp gia đình ông và đồng bào ông khỏi cơn đói khủng khiếp. Những người Việt Nam và nhiều sắc tộc khác trên thế giới phải từ bỏ quê hương xứ sở mà ra đi, thì nhiều người trong số họ lại được thay đổi cuộc đời và nhờ đó họ lại giúp đỡ cho thân nhân và đồng bào của họ. Các nhà lãnh đạo Do Thái giáo đã xử tử Chúa Giêsu cách tàn bạo và bất công, nhưng Thiên Chúa lại biến đổi cái chết đó thành nguồn mạch ơn cứu độ của nhân loại. Lại nữa, các tín hữu Kitô giáo khi chịu sự bách hại, họ lại ra đi và đem ánh sáng tin mừng đến cho muôn dân.
Có người cho rằng Thiên Chúa là tác giả của sự dữ, nhưng thánh Tôma Aquinô quả quyết rằng Thiên Chúa không bao giờ làm điều ác để gây tổn hại cho các thụ tạo do Ngài dựng nên. Điều ác đi nghịch với bản tính của Thiên chúa là Đấng toàn thiện. Ngài yêu thương hết thảy loài thụ tạo do ngài dựng nên. Ngài hằng săn sóc chúng qua việc quan phòng của Ngài. Khi bàn về sự đau khổ, thánh nhân đặt việc Thiên Chúa quan phòng toàn thể loài thụ tạo trong một bối cảnh toàn cục. Khi có những thiệt hại nhỏ thì ta nên nhìn đến các ích lợi chung khác.
Các thiên tai xảy ra là nằm trong quy luật của tự nhiên. Bão tố sấm sét xem ra gây nhiều thiệt hại nhưng nó lại giúp điều hoà nhiệt độ, làm mát trái đất và làm sạch không khí. Chúng còn đem lại nước mưa cho những nơi hạn hán. Sấm chớp giúp cân bằng từ trường trái đất và do đó bảo vệ tầng Ozone. Nhờ tầng Ozone này mà các sinh vật mới có thể sinh tồn dưới sức huỷ hoại của tia tử ngoại xuất phát từ mặt trời. Sấm chớp tạo ra muối Nitrat giúp cải thiện chất dinh dưỡng cho đất trồng trọt. Ông cha ta có câu: "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên." Sấm sét lại giúp con người tìm ra nguồn nước ngầm và quặng mỏ để khai thác. Nó còn giúp các nhà khoa học dự đoán được lượng mưa. Ngoài ra sấm sét còn tạo ra một nguồn năng lượng khổng lồ. Trong tương lai có thể con người biết lợi dụng nguồn năng lượng này để phục vụ cho những tiện ích của cuộc sống. Nếu bàn thêm nữa thì e rằng còn rất nhiều hiện tượng thiên nhiên mà ta cho là thiên tai, kỳ thực vẫn nằm trong quy luật thiên nhiên mà Đấng Tạo Hoá đã dựng nên để quan phòng các loài thụ tạo trên bình diên toàn cục. Chỉ có điều trí khôn con người vẫn chưa hiểu hết được nó. Tìm hiểu thiên nhiên để khai thác lợi ích và tránh tác hại của các hiện tượng này vẫn là công việc mà Đấng Tạo Hoá đã giao cho con người trông nom quản lý địa cầu này.
Đứng trước sự đau khổ mà nhiều người phải chịu, thần học gia Moltmann nhấn mạnh: "chỉ có Thiên Chúa chịu đau khổ" mới có thể chia sẻ và hiệp thông với họ để cứu họ và cứu thế giới. Nhị Nguyên thuyết tin rằng Thiên Chúa không thể đau khổ. Các thần học gia Âu châu thì lại tuyên xưng rằng Chúa Giêsu, đấng chịu đóng đinh, là Ngôi Hai trong ba Ngôi Thiên Chúa, do mầu nhiệm Ngôi hiệp (sự kết hợp giữa Thiên tính và Nhân tính nơi Đức Kitô), Ngôi Hai Thiên Chúa đã chia sẻ sự thống khổ của Nhân tính Đức Kitô. Quan điểm truyền thống cho rằng Thiên Chúa không sở hữu cách mà nhân loại chịu đau khổ. Nhưng điều đó không có nghĩa là Thiên Chúa có thể chịu đau khổ theo cách của Ngài. (Xem: Elizabeth A. Johnson, She Who Is: The Mystery of God in Feminist Theological Discourse (New York: Crossroad, 1992), 251–52.)
Khi ta muốn chia sẻ nỗi đau của người khác, cách tốt nhất vẫn là giúp họ cùng chia sẻ nỗi đau với Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Người tín hữu theo giới răn thứ năm không tự tìm đến đau khổ, nhưng khi đã không tránh được hay phải chịu vì một mục đích cao cả nào đó, nếu họ chấp nhận kết hiệp với sự đau khổ của Đức Kitô trên thập giá, họ sẽ biến khổ đau thành nguồn mạch ơn cứu độ cho riêng họ và cho tha nhân nhờ vào công nghiệp của Chúa Kitô. Dưới giác độ này, các bệnh nhân không phải là những người ăn hại, nhưng họ vẫn có thể giúp nhiều linh hồn thoát khỏi hình phạt hoả ngục đời đời.
Tắt một lời, dù sự dữ đã xảy ra thì Thiên Chúa không bao giờ là tác giả của nó. Ngài cho phép nó xảy ra vì ích lợi của các linh hồn. Tội lỗi gây ra đau khổ nhưng Chúa sẽ hoán đổi nó thành điều lành. Điều đó chứng tỏ Ngài vẫn luôn yêu thương chăm sóc chúng ta. Cách mà chúng ta tiếp nhận và hoá giải đau khổ sẽ giúp ta hưởng được những điều lành đó. Đau khổ mà loài người phải chịu không là gì cả nếu đem ra so sánh với phần thưởng nước Trời là phần thưởng đời đời vô cùng vô tận.
Trong khi con người gặp đau khổ, họ sẽ thường đặt câu hỏi rằng Chúa đang ở đâu? Các học giả Do thái trả lời họ không biết, một số cho rằng Thiên Chúa đang ẩn mình, Thiên Chúa im lặng, Thiên Chúa vắng mặt hoặc Thiên Chúa đã chết. Số khác cho rằng Chúa đã ở đó chịu đau khổ và cùng khóc than với họ. Lại có kẻ cho rằng Thiên Chúa không hề tồn tại.
Vấn nạn được đặt ra là liệu Thiên Chúa có toàn năng và toàn thiện không? Ngài có thể ngăn chặn sự dữ và đau khổ không? Nếu không thì Ngài có còn được gọi là toàn năng không? Thiên Chúa có muốn ngăn chặn sự dữ và đau khổ không? Nếu Ngài không muốn thì có còn là Thiên Chúa tình yêu không? Nếu Chúa muốn thì tại sao đau khổ vẫn tiếp tục hoành hành? Dưới đây là các quan điểm của một số trường phái thần học:
Thần học truyền thống chủ trương rằng Thiên Chúa không cứu chúng ta trực tiếp, Ngài đã tạo ra thế giới này với luật tự nhiên, ý chí tự do của con người và cho phép thảm hoạ xảy ra.
Các trường phái khác lại cho rằng Chúa cho phép sự dữ và đau khổ là để trừng phạt tội lỗi của con người. Đau khổ thử nghiệm đức tin và nhân cách, giúp giáo dục nhân cách con người, rèn luyện và thanh luyện linh hồn vì hạnh phúc Nước Trời của họ. Thiên Chúa tôn trọng ý chí tự do của con người và vì thế Ngài để họ tự do chọn lựa điều lành hay điều dữ. Nếu Ngài bắt buộc họ phải làm điều lành đi ngược lại tự do ý chí tự do của họ thì họ sẽ chỉ là những người máy hay con rối do Ngài điều khiển, và do đó họ không thể có công hay tội gì nữa. Phẩm giá con người vì thế mà kém đi. Con người ta nếu không đối diện với nghịch cảnh và thử thách thì không có nghị lực và không bao giờ trưởng thành.
Nhưng Thiên Chúa vẫn hướng dẫn con người làm lành lánh dữ qua lương tâm của họ, qua các lời giảng dạy của các hiền nhân và nhất là qua Lời của Ngài. Lời đó được thể hiện cụ thể nơi Đức Giêsu. Thiên Chúa hướng dẫn con người qua ân sủng và sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, Đấng soi sáng và hướng dẫn chúng ta thực thi thánh ý Chúa. Khi con người làm điều dữ, Chúa lại đổi nó thành điều lành. Ta đã từng thấy trong Thánh Kinh, ông Giuse, con ông Giacóp, bị bán cho người Ai Cập, làm nô lệ và sống khổ cực, nhưng Chúa đã nâng ông lên làm tể tướng của nước này và nhờ đó ông đã cứu giúp gia đình ông và đồng bào ông khỏi cơn đói khủng khiếp. Những người Việt Nam và nhiều sắc tộc khác trên thế giới phải từ bỏ quê hương xứ sở mà ra đi, thì nhiều người trong số họ lại được thay đổi cuộc đời và nhờ đó họ lại giúp đỡ cho thân nhân và đồng bào của họ. Các nhà lãnh đạo Do Thái giáo đã xử tử Chúa Giêsu cách tàn bạo và bất công, nhưng Thiên Chúa lại biến đổi cái chết đó thành nguồn mạch ơn cứu độ của nhân loại. Lại nữa, các tín hữu Kitô giáo khi chịu sự bách hại, họ lại ra đi và đem ánh sáng tin mừng đến cho muôn dân.
Có người cho rằng Thiên Chúa là tác giả của sự dữ, nhưng thánh Tôma Aquinô quả quyết rằng Thiên Chúa không bao giờ làm điều ác để gây tổn hại cho các thụ tạo do Ngài dựng nên. Điều ác đi nghịch với bản tính của Thiên chúa là Đấng toàn thiện. Ngài yêu thương hết thảy loài thụ tạo do ngài dựng nên. Ngài hằng săn sóc chúng qua việc quan phòng của Ngài. Khi bàn về sự đau khổ, thánh nhân đặt việc Thiên Chúa quan phòng toàn thể loài thụ tạo trong một bối cảnh toàn cục. Khi có những thiệt hại nhỏ thì ta nên nhìn đến các ích lợi chung khác.
Các thiên tai xảy ra là nằm trong quy luật của tự nhiên. Bão tố sấm sét xem ra gây nhiều thiệt hại nhưng nó lại giúp điều hoà nhiệt độ, làm mát trái đất và làm sạch không khí. Chúng còn đem lại nước mưa cho những nơi hạn hán. Sấm chớp giúp cân bằng từ trường trái đất và do đó bảo vệ tầng Ozone. Nhờ tầng Ozone này mà các sinh vật mới có thể sinh tồn dưới sức huỷ hoại của tia tử ngoại xuất phát từ mặt trời. Sấm chớp tạo ra muối Nitrat giúp cải thiện chất dinh dưỡng cho đất trồng trọt. Ông cha ta có câu: "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên." Sấm sét lại giúp con người tìm ra nguồn nước ngầm và quặng mỏ để khai thác. Nó còn giúp các nhà khoa học dự đoán được lượng mưa. Ngoài ra sấm sét còn tạo ra một nguồn năng lượng khổng lồ. Trong tương lai có thể con người biết lợi dụng nguồn năng lượng này để phục vụ cho những tiện ích của cuộc sống. Nếu bàn thêm nữa thì e rằng còn rất nhiều hiện tượng thiên nhiên mà ta cho là thiên tai, kỳ thực vẫn nằm trong quy luật thiên nhiên mà Đấng Tạo Hoá đã dựng nên để quan phòng các loài thụ tạo trên bình diên toàn cục. Chỉ có điều trí khôn con người vẫn chưa hiểu hết được nó. Tìm hiểu thiên nhiên để khai thác lợi ích và tránh tác hại của các hiện tượng này vẫn là công việc mà Đấng Tạo Hoá đã giao cho con người trông nom quản lý địa cầu này.
Đứng trước sự đau khổ mà nhiều người phải chịu, thần học gia Moltmann nhấn mạnh: "chỉ có Thiên Chúa chịu đau khổ" mới có thể chia sẻ và hiệp thông với họ để cứu họ và cứu thế giới. Nhị Nguyên thuyết tin rằng Thiên Chúa không thể đau khổ. Các thần học gia Âu châu thì lại tuyên xưng rằng Chúa Giêsu, đấng chịu đóng đinh, là Ngôi Hai trong ba Ngôi Thiên Chúa, do mầu nhiệm Ngôi hiệp (sự kết hợp giữa Thiên tính và Nhân tính nơi Đức Kitô), Ngôi Hai Thiên Chúa đã chia sẻ sự thống khổ của Nhân tính Đức Kitô. Quan điểm truyền thống cho rằng Thiên Chúa không sở hữu cách mà nhân loại chịu đau khổ. Nhưng điều đó không có nghĩa là Thiên Chúa có thể chịu đau khổ theo cách của Ngài. (Xem: Elizabeth A. Johnson, She Who Is: The Mystery of God in Feminist Theological Discourse (New York: Crossroad, 1992), 251–52.)
Khi ta muốn chia sẻ nỗi đau của người khác, cách tốt nhất vẫn là giúp họ cùng chia sẻ nỗi đau với Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Người tín hữu theo giới răn thứ năm không tự tìm đến đau khổ, nhưng khi đã không tránh được hay phải chịu vì một mục đích cao cả nào đó, nếu họ chấp nhận kết hiệp với sự đau khổ của Đức Kitô trên thập giá, họ sẽ biến khổ đau thành nguồn mạch ơn cứu độ cho riêng họ và cho tha nhân nhờ vào công nghiệp của Chúa Kitô. Dưới giác độ này, các bệnh nhân không phải là những người ăn hại, nhưng họ vẫn có thể giúp nhiều linh hồn thoát khỏi hình phạt hoả ngục đời đời.
Tắt một lời, dù sự dữ đã xảy ra thì Thiên Chúa không bao giờ là tác giả của nó. Ngài cho phép nó xảy ra vì ích lợi của các linh hồn. Tội lỗi gây ra đau khổ nhưng Chúa sẽ hoán đổi nó thành điều lành. Điều đó chứng tỏ Ngài vẫn luôn yêu thương chăm sóc chúng ta. Cách mà chúng ta tiếp nhận và hoá giải đau khổ sẽ giúp ta hưởng được những điều lành đó. Đau khổ mà loài người phải chịu không là gì cả nếu đem ra so sánh với phần thưởng nước Trời là phần thưởng đời đời vô cùng vô tận.