Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Điều gì quyết định ngày nào mùa Chay bắt đầu? P. R., Fresno, California, Hoa Kỳ.
Đáp: Câu trả lời ngắn cho câu hỏi của bạn là rằng ngày bắt đầu Mùa Chay tùy thuộc vào ngày lễ Phục Sinh.
Lễ Phục sinh đi theo âm lịch, thay vì dương lịch và được cử hành vào ngày Chúa Nhật, vốn là sau trăng tròn đầu tiên sau ngày 21-3, ngày xuân phân. Do đó, lễ Phục sinh không thể là trước ngày 22-3 hoặc sau ngày 25-4.
Tất cả các lễ cử hành đổi ngày khác trong lịch Hội Thánh đều phụ thuộc vào ngày lễ Phục sinh.
Hầu hết các Giáo hội phương Đông đều tuân theo các nguyên tắc cơ bản giống nhau, nhưng thường mừng lễ Phục sinh vào một ngày khác với người Công Giáo và các Kitô hữu phương Tây khác, vì họ tiếp tục tuân theo lịch Julius Caesar, mà không theo sự điều chỉnh lịch của Giáo hoàng Grêgôriô XIII vào năm 1582.
Lịch Julius Caesar tính một năm là 365 ngày và 6 giờ, và do đó, nhiều hơn khoảng 11 phút và 9 giây so với chu kỳ quay của Mặt trời. Mặc dù nhỏ bé, sự dư thừa này khiến lịch mất đi một ngày, nhiều hay ít, trong mỗi 128 năm. Do đó, Công đồng Nicaea đã thấy cần phải lùi ngày xuân phân vào 21-3 thay vì ngày ban đầu là 25-3.
Vào thời Giáo hoàng Grêgôriô XIII, sự khác biệt đã tăng lên rất nhiều đến mức ngày xuân phân xảy ra ngày 11-3.
Năm 1581, với sắc chỉ Inter Gravissimas, Giáo hoàng Grêgôriô đã ban hành một cuộc cải cách rộng rãi, trong đó, ngài đã tái lập ngày xuân phân là ngày 21-3 bằng cách loại bỏ 10 ngày từ tháng 10-1582. Sự trùng hợp sẽ cho thấy thánh nữ Teresa thành Avila qua đời chính đêm 4 hay 15-10, đều cùng một ngày.
Lỗi của lịch Julius Caesar đã được sửa chữa bằng cách quyết định rằng sự thay đổi của thế kỷ - luôn là một năm nhuận trong lịch Julian - sẽ chỉ xảy ra khi năm ấy có thể chia cho 400, tức là năm 1600, 2000 2400 2800, v.v., trong khi đó sẽ không có năm nhuận trong các năm chẳn (1700, 1800, 1900, 2100, 2200…) khác.
Hầu hết các nước Công Giáo, và thậm chí một số nước Tin lành, đã chấp nhận cải cách gần như ngay lập tức. Một số quốc gia, như Anh, đã không chấp nhận cải cách của Giáo hoàng cho đến năm 1752, trong khi Nga không chấp nhận cải cách này cho đến sau khi Cộng sản nắm quyền vào năm 1918.
Sự tính toán vẫn là chưa hoàn hảo vì vẫn có sự khác biệt 24 giây giữa lịch pháp lý và lịch mặt trời. Tuy nhiên, cần 3.500 năm sẽ phải trôi qua trước khi một ngày khác được thêm vào lịch.
Quay trở lại Mùa Chay. Mùa này bao gồm 40 ngày trước lễ Phục sinh mà không tính các Chúa Nhật, mặc dù chúng được gọi là Chúa Nhật Mùa Chay, nhưng các Chúa Nhật này không phải là ngày đền tội. Truyền thống Hội Thánh luôn loại trừ việc ăn chay và đền tội vào ngày Chúa Nhật.
Truyền thống ăn chay chuẩn bị cho lễ Phục sinh có từ cuối thế kỷ III, nhưng nó thay đổi theo thời gian. Truyền thống ăn chay 40 ngày được thiết lập ở Rôma trong khoảng thời gian từ năm 354 đến 384, mặc dù nó đã bắt đầu sau Chúa Nhật thứ nhất.
Vì giai đoạn này cũng được coi là phù hợp cho sự chuẩn bị cuối cùng của các ứng viên rửa tội, các nghi thức rửa tội được kết hợp với các nghi thức của mùa này. Các nghi thức này là việc cầu nguyện chung được tổ chức xung quanh các ngưởi được chọn, để giúp họ vượt qua sức mạnh của tội lỗi trong đời sống của họ, và để phát triển về nhân đức. Sau đó, vào đầu thế kỷ VI, sự khởi đầu của Mùa Chay đã dời vào Thứ Tư Lễ Tro để đảm bảo 40 ngày ăn chay hiệu quả.
Người dịch xin giới thiệu ngày lễ Phục Sinh của một số năm rơi vào ngày:
Năm 2019: ngày 21-4; năm 2020: 12-4; năm 2021: 4-4; năm 2022: 17-4; năm 2023: 9-4; năm 2024: 31-3; năm 2025: 20-4; năm 2026: 16-4; năm 2027: 28-3; năm 2028: 16-4; năm 2029: 1-4; năm 2030: 21-4; năm 2031: 13-4; năm 2032: 28-3; năm 2033: 17-4; năm 2034: 9-4; năm 2035: 25-3; 2036: 13-4; năm 2037: 5-4; năm 2038: 25-4; năm 2039: 10-4; năm 2040: 1-4.
Sau đây tôi xin trả lời thêm về việc một ngưởi bị loại khỏi chủng viện ở Uganda, vì cha anh có liên quan đến đời hôn nhân đa thê.
Một linh mục Uganda đã viết: “Từ bài viết về vấn đề đa thê, các con trai và tu làm linh mục, cha đã chỉ ra một cách đúng đắn về sự không có ngăn trở về chức thánh trong bộ giáo luật hiện hành, phát sinh tử tình trạng bất thường của hôn nhân của cha mẹ ngưởi ấy, không giống như trong quá khứ. Cha cũng nêu ra rằng ngay cả trong quá khứ, ngăn trở này không phải là tuyệt đối. Nó phụ thuộc vào tình hình cụ thể của ứng viên, xem xét các yếu tố, chẳng hạn sự kỳ thị xã hội đối với trẻ em ngoài giá thú, và ảnh hưởng tiêu cực đến tính hiệu quả mục vụ của các ứng viên ấy, cũng như sự cân bằng cá nhân và tâm lý của họ.
“Tuy nhiên, nói chung, câu trả lời của cha hướng nhiều về việc tiếp tục loại trừ các ứng viên như vậy ngày nay. Dựa trên kinh nghiệm sống của con ở Uganda, con nghĩ rằng chúng ta nên chuyển sang một hướng khác, vì hai lý do chính mà cha đã đề cập: sự vắng mặt hay đúng hơn là sự hủy bỏ một ngăn trở ngại như vậy của nhà lập pháp về giáo luật phổ quát (xem Điều 6), và sự cần thiết phải xử lý các tình hình như vậy trên cơ sở từng trường hợp một. Hơn nữa, vì tính chất phổ biến của các cuộc hôn nhân bất thường giữa người Công Giáo được rửa tội ngay cả ở Uganda, sự kỳ thị xã hội đối với các gia đình đó là không còn lớn nữa, và tình hình cũng không có ảnh hưởng đáng kể nào đến tính hiệu quả mục vụ, hay sự cân bằng cá nhân của các ứng viên tiềm năng. Xét cho cùng, bản chất chung của việc nuôi dạy con cái trong các gia đình châu Phi, đảm bảo rằng luôn có các gương tốt về hôn nhân Kitô giáo giữa các thành viên khác trong gia đình đông người.”
Một linh mục khác, viết từ Cameroon, đã đưa ra một điểm tương tự, mặc dù tình hình xã hội cụ thể ở quốc gia đó có thể khác một chút so với Uganda.
Trong bài viết trước đây của tôi, tôi đặc biệt đề cập rằng việc đánh giá các tình huống như vậy từ bên ngoài là rất khó, và do đó tôi đã cố gắng giữ lập trường trung lập.
Mặc dù tôi đã đề xuất một động lực có thể cho việc loại trừ các ứng viên, ý định của tôi là nhằm giải thích, và không đưa ra lời biện hộ hay phê phán nào về quyết định của cha bề trên chủng viện.
Theo nghĩa này, tôi đồng ý với bạn đọc ở Uganda, bạn đã trích dẫn một bài nói chuyện của Giáo hoàng Gioan Phaolô II với một nhóm Giám mục Hoa Kỳ, ngài khẳng định rằng các hướng dẫn của giáo phận đối với việc ban các bí tích là không hạn chế hơn so với các quy định do Tòa thánh ban hành (Nhật báo L'Osservatore Romano, ngày 16-6-1993).
Ngài đã trích dẫn bộ giáo luật điểu 18: “Các luật quy định hình phạt, hoặc hạn chế sự tự do thi hành quyền lợi, hoặc bao hàm một khoản trừ của luật, thì phải được giải thích một cách chặt chẽ” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh.) Nó cũng là phù hợp với lập luận này mặc dù, nói đúng ra, không ai có quyền cho việc truyền chức linh mục.
Tôi cũng đồng ý với bạn đọc Uganda rằng tất cả các vấn đề liên quan đến ơn gọi nên được quyết định theo từng trường hợp cụ thể, và không phải tuân theo luật chung hạn chế ở cấp địa phương.
Một bạn đọc khác, từ Hoa Kỳ, đã hỏi về ngăn trở do tuổi tác.
Bạn viết: “Tại Hoa Kỳ, có một lời kêu gọi liên tục cho người nam đi vào ơn gọi linh mục, vì sự thiếu hụt đang được nhìn thấy của ơn gọi thiên triệu. Vậy tại sao một số Giám mục đặt giới hạn độ tuổi cho những người, mà họ thậm chí sẽ xem xét cho chức linh mục nếu người đó đi vào ơn gọi thiên triệu? Thay vào đó, các ngài làm họ nản lòng. Cha giám đốc ơn gọi của giáo phận chúng tôi nói rằng cần có nhiều người nam hơn đi vào ơn gọi thiên triệu, nhưng tôi biết rằng đôi khi ngài đã làm cho họ nản lòng, thậm chí từ chối phỏng vấn họ nữa. Một thanh niên đã đi qua một giáo phận khác, nơi đón nhận anh với vòng tay rộng mở và chàng trai trẻ này sẽ sớm được truyển chức linh mục cho giáo phận mới này. Bản thân tôi đã tìm cách gia nhập chủng viện, sau khi tốt nghiệp đại học với bằng thần học, chuyên về thừa tác mục vụ. Tôi đã được phép thực hiện lượng giá tiền chủng viện và đã thực hiện tốt, nhưng do tuổi tác của tôi, Giám mục của tôi nói không, vì quá già. Lúc đó tôi 53 tuổi với khao khát mạnh mẽ được phụng sự Chúa như một trong các mục tử của Ngài.”
Nhiều yếu tố có thể liên quan trong sự phân định ơn gọi hoặc chấp nhận, và tuổi tác giữ một vai trò.
Như vậy, trong khi giáo luật quy định độ tuổi tối thiểu để được truyền chức linh mục là 25, thì không có quy định tuổi tối đa phổ quát, và nhiều ơn gọi gần đây cho chức linh mục là từ hàng ngũ các người nam lớn tuổi.
Thậm chí còn có một chủng viện ở Rôma, và ít nhất một chủng viện ở Hoa Kỳ, chuyên lo về ơn gọi cho các người nam lớn tuổi, vì họ thường gặp khó khăn trong việc thích ứng với các chương trình chủng viện, vốn được thiết kế cho nam giới khoảng hơn 20 tuổi.
Một số Dòng tu hội có giới hạn độ tuổi cao hơn để nhận ứng sinh, vì kinh nghiệm đã dạy họ rằng người cao tuổi có thể dễ tập trung, để thích nghi vào các yêu cầu đặc biệt của một số hình thức của đời sống tu trì.
Tôi không biết tại sao giáo phận riêng này không muốn đón nhận ơn gọi của người lớn tuổi. Các lý do có lẽ liên quan đến tình hình mục vụ cụ thể của giáo phận, quyết định của tín hữu và giáo sĩ, kinh nghiệm (hoặc thiếu kinh nghiệm) của các nhà đào tạo ở chủng viện trong việc hướng dẫn ơn gọi của người cao tuổi, và nhiều yếu tố khác có thể không liên quan gì đến ứng viên thực sự.
Nếu, vì các lý do nghiêm trọng, một giáo phận cho rằng không thể đảm nhận việc huấn luyện người cao tuổi, giáo phận ấy nên sẵn sàng giới thiệu một ứng viên đáng giá cho một giáo phận khác có nhu cầu, hoặc có khả năng huấn luyện người cao tuổi. (Zenit.org 28-2-2006)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/picking-the-day-lent-begins/
Hỏi: Điều gì quyết định ngày nào mùa Chay bắt đầu? P. R., Fresno, California, Hoa Kỳ.
Đáp: Câu trả lời ngắn cho câu hỏi của bạn là rằng ngày bắt đầu Mùa Chay tùy thuộc vào ngày lễ Phục Sinh.
Lễ Phục sinh đi theo âm lịch, thay vì dương lịch và được cử hành vào ngày Chúa Nhật, vốn là sau trăng tròn đầu tiên sau ngày 21-3, ngày xuân phân. Do đó, lễ Phục sinh không thể là trước ngày 22-3 hoặc sau ngày 25-4.
Tất cả các lễ cử hành đổi ngày khác trong lịch Hội Thánh đều phụ thuộc vào ngày lễ Phục sinh.
Hầu hết các Giáo hội phương Đông đều tuân theo các nguyên tắc cơ bản giống nhau, nhưng thường mừng lễ Phục sinh vào một ngày khác với người Công Giáo và các Kitô hữu phương Tây khác, vì họ tiếp tục tuân theo lịch Julius Caesar, mà không theo sự điều chỉnh lịch của Giáo hoàng Grêgôriô XIII vào năm 1582.
Lịch Julius Caesar tính một năm là 365 ngày và 6 giờ, và do đó, nhiều hơn khoảng 11 phút và 9 giây so với chu kỳ quay của Mặt trời. Mặc dù nhỏ bé, sự dư thừa này khiến lịch mất đi một ngày, nhiều hay ít, trong mỗi 128 năm. Do đó, Công đồng Nicaea đã thấy cần phải lùi ngày xuân phân vào 21-3 thay vì ngày ban đầu là 25-3.
Vào thời Giáo hoàng Grêgôriô XIII, sự khác biệt đã tăng lên rất nhiều đến mức ngày xuân phân xảy ra ngày 11-3.
Năm 1581, với sắc chỉ Inter Gravissimas, Giáo hoàng Grêgôriô đã ban hành một cuộc cải cách rộng rãi, trong đó, ngài đã tái lập ngày xuân phân là ngày 21-3 bằng cách loại bỏ 10 ngày từ tháng 10-1582. Sự trùng hợp sẽ cho thấy thánh nữ Teresa thành Avila qua đời chính đêm 4 hay 15-10, đều cùng một ngày.
Lỗi của lịch Julius Caesar đã được sửa chữa bằng cách quyết định rằng sự thay đổi của thế kỷ - luôn là một năm nhuận trong lịch Julian - sẽ chỉ xảy ra khi năm ấy có thể chia cho 400, tức là năm 1600, 2000 2400 2800, v.v., trong khi đó sẽ không có năm nhuận trong các năm chẳn (1700, 1800, 1900, 2100, 2200…) khác.
Hầu hết các nước Công Giáo, và thậm chí một số nước Tin lành, đã chấp nhận cải cách gần như ngay lập tức. Một số quốc gia, như Anh, đã không chấp nhận cải cách của Giáo hoàng cho đến năm 1752, trong khi Nga không chấp nhận cải cách này cho đến sau khi Cộng sản nắm quyền vào năm 1918.
Sự tính toán vẫn là chưa hoàn hảo vì vẫn có sự khác biệt 24 giây giữa lịch pháp lý và lịch mặt trời. Tuy nhiên, cần 3.500 năm sẽ phải trôi qua trước khi một ngày khác được thêm vào lịch.
Quay trở lại Mùa Chay. Mùa này bao gồm 40 ngày trước lễ Phục sinh mà không tính các Chúa Nhật, mặc dù chúng được gọi là Chúa Nhật Mùa Chay, nhưng các Chúa Nhật này không phải là ngày đền tội. Truyền thống Hội Thánh luôn loại trừ việc ăn chay và đền tội vào ngày Chúa Nhật.
Truyền thống ăn chay chuẩn bị cho lễ Phục sinh có từ cuối thế kỷ III, nhưng nó thay đổi theo thời gian. Truyền thống ăn chay 40 ngày được thiết lập ở Rôma trong khoảng thời gian từ năm 354 đến 384, mặc dù nó đã bắt đầu sau Chúa Nhật thứ nhất.
Vì giai đoạn này cũng được coi là phù hợp cho sự chuẩn bị cuối cùng của các ứng viên rửa tội, các nghi thức rửa tội được kết hợp với các nghi thức của mùa này. Các nghi thức này là việc cầu nguyện chung được tổ chức xung quanh các ngưởi được chọn, để giúp họ vượt qua sức mạnh của tội lỗi trong đời sống của họ, và để phát triển về nhân đức. Sau đó, vào đầu thế kỷ VI, sự khởi đầu của Mùa Chay đã dời vào Thứ Tư Lễ Tro để đảm bảo 40 ngày ăn chay hiệu quả.
Người dịch xin giới thiệu ngày lễ Phục Sinh của một số năm rơi vào ngày:
Năm 2019: ngày 21-4; năm 2020: 12-4; năm 2021: 4-4; năm 2022: 17-4; năm 2023: 9-4; năm 2024: 31-3; năm 2025: 20-4; năm 2026: 16-4; năm 2027: 28-3; năm 2028: 16-4; năm 2029: 1-4; năm 2030: 21-4; năm 2031: 13-4; năm 2032: 28-3; năm 2033: 17-4; năm 2034: 9-4; năm 2035: 25-3; 2036: 13-4; năm 2037: 5-4; năm 2038: 25-4; năm 2039: 10-4; năm 2040: 1-4.
Sau đây tôi xin trả lời thêm về việc một ngưởi bị loại khỏi chủng viện ở Uganda, vì cha anh có liên quan đến đời hôn nhân đa thê.
Một linh mục Uganda đã viết: “Từ bài viết về vấn đề đa thê, các con trai và tu làm linh mục, cha đã chỉ ra một cách đúng đắn về sự không có ngăn trở về chức thánh trong bộ giáo luật hiện hành, phát sinh tử tình trạng bất thường của hôn nhân của cha mẹ ngưởi ấy, không giống như trong quá khứ. Cha cũng nêu ra rằng ngay cả trong quá khứ, ngăn trở này không phải là tuyệt đối. Nó phụ thuộc vào tình hình cụ thể của ứng viên, xem xét các yếu tố, chẳng hạn sự kỳ thị xã hội đối với trẻ em ngoài giá thú, và ảnh hưởng tiêu cực đến tính hiệu quả mục vụ của các ứng viên ấy, cũng như sự cân bằng cá nhân và tâm lý của họ.
“Tuy nhiên, nói chung, câu trả lời của cha hướng nhiều về việc tiếp tục loại trừ các ứng viên như vậy ngày nay. Dựa trên kinh nghiệm sống của con ở Uganda, con nghĩ rằng chúng ta nên chuyển sang một hướng khác, vì hai lý do chính mà cha đã đề cập: sự vắng mặt hay đúng hơn là sự hủy bỏ một ngăn trở ngại như vậy của nhà lập pháp về giáo luật phổ quát (xem Điều 6), và sự cần thiết phải xử lý các tình hình như vậy trên cơ sở từng trường hợp một. Hơn nữa, vì tính chất phổ biến của các cuộc hôn nhân bất thường giữa người Công Giáo được rửa tội ngay cả ở Uganda, sự kỳ thị xã hội đối với các gia đình đó là không còn lớn nữa, và tình hình cũng không có ảnh hưởng đáng kể nào đến tính hiệu quả mục vụ, hay sự cân bằng cá nhân của các ứng viên tiềm năng. Xét cho cùng, bản chất chung của việc nuôi dạy con cái trong các gia đình châu Phi, đảm bảo rằng luôn có các gương tốt về hôn nhân Kitô giáo giữa các thành viên khác trong gia đình đông người.”
Một linh mục khác, viết từ Cameroon, đã đưa ra một điểm tương tự, mặc dù tình hình xã hội cụ thể ở quốc gia đó có thể khác một chút so với Uganda.
Trong bài viết trước đây của tôi, tôi đặc biệt đề cập rằng việc đánh giá các tình huống như vậy từ bên ngoài là rất khó, và do đó tôi đã cố gắng giữ lập trường trung lập.
Mặc dù tôi đã đề xuất một động lực có thể cho việc loại trừ các ứng viên, ý định của tôi là nhằm giải thích, và không đưa ra lời biện hộ hay phê phán nào về quyết định của cha bề trên chủng viện.
Theo nghĩa này, tôi đồng ý với bạn đọc ở Uganda, bạn đã trích dẫn một bài nói chuyện của Giáo hoàng Gioan Phaolô II với một nhóm Giám mục Hoa Kỳ, ngài khẳng định rằng các hướng dẫn của giáo phận đối với việc ban các bí tích là không hạn chế hơn so với các quy định do Tòa thánh ban hành (Nhật báo L'Osservatore Romano, ngày 16-6-1993).
Ngài đã trích dẫn bộ giáo luật điểu 18: “Các luật quy định hình phạt, hoặc hạn chế sự tự do thi hành quyền lợi, hoặc bao hàm một khoản trừ của luật, thì phải được giải thích một cách chặt chẽ” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh.) Nó cũng là phù hợp với lập luận này mặc dù, nói đúng ra, không ai có quyền cho việc truyền chức linh mục.
Tôi cũng đồng ý với bạn đọc Uganda rằng tất cả các vấn đề liên quan đến ơn gọi nên được quyết định theo từng trường hợp cụ thể, và không phải tuân theo luật chung hạn chế ở cấp địa phương.
Một bạn đọc khác, từ Hoa Kỳ, đã hỏi về ngăn trở do tuổi tác.
Bạn viết: “Tại Hoa Kỳ, có một lời kêu gọi liên tục cho người nam đi vào ơn gọi linh mục, vì sự thiếu hụt đang được nhìn thấy của ơn gọi thiên triệu. Vậy tại sao một số Giám mục đặt giới hạn độ tuổi cho những người, mà họ thậm chí sẽ xem xét cho chức linh mục nếu người đó đi vào ơn gọi thiên triệu? Thay vào đó, các ngài làm họ nản lòng. Cha giám đốc ơn gọi của giáo phận chúng tôi nói rằng cần có nhiều người nam hơn đi vào ơn gọi thiên triệu, nhưng tôi biết rằng đôi khi ngài đã làm cho họ nản lòng, thậm chí từ chối phỏng vấn họ nữa. Một thanh niên đã đi qua một giáo phận khác, nơi đón nhận anh với vòng tay rộng mở và chàng trai trẻ này sẽ sớm được truyển chức linh mục cho giáo phận mới này. Bản thân tôi đã tìm cách gia nhập chủng viện, sau khi tốt nghiệp đại học với bằng thần học, chuyên về thừa tác mục vụ. Tôi đã được phép thực hiện lượng giá tiền chủng viện và đã thực hiện tốt, nhưng do tuổi tác của tôi, Giám mục của tôi nói không, vì quá già. Lúc đó tôi 53 tuổi với khao khát mạnh mẽ được phụng sự Chúa như một trong các mục tử của Ngài.”
Nhiều yếu tố có thể liên quan trong sự phân định ơn gọi hoặc chấp nhận, và tuổi tác giữ một vai trò.
Như vậy, trong khi giáo luật quy định độ tuổi tối thiểu để được truyền chức linh mục là 25, thì không có quy định tuổi tối đa phổ quát, và nhiều ơn gọi gần đây cho chức linh mục là từ hàng ngũ các người nam lớn tuổi.
Thậm chí còn có một chủng viện ở Rôma, và ít nhất một chủng viện ở Hoa Kỳ, chuyên lo về ơn gọi cho các người nam lớn tuổi, vì họ thường gặp khó khăn trong việc thích ứng với các chương trình chủng viện, vốn được thiết kế cho nam giới khoảng hơn 20 tuổi.
Một số Dòng tu hội có giới hạn độ tuổi cao hơn để nhận ứng sinh, vì kinh nghiệm đã dạy họ rằng người cao tuổi có thể dễ tập trung, để thích nghi vào các yêu cầu đặc biệt của một số hình thức của đời sống tu trì.
Tôi không biết tại sao giáo phận riêng này không muốn đón nhận ơn gọi của người lớn tuổi. Các lý do có lẽ liên quan đến tình hình mục vụ cụ thể của giáo phận, quyết định của tín hữu và giáo sĩ, kinh nghiệm (hoặc thiếu kinh nghiệm) của các nhà đào tạo ở chủng viện trong việc hướng dẫn ơn gọi của người cao tuổi, và nhiều yếu tố khác có thể không liên quan gì đến ứng viên thực sự.
Nếu, vì các lý do nghiêm trọng, một giáo phận cho rằng không thể đảm nhận việc huấn luyện người cao tuổi, giáo phận ấy nên sẵn sàng giới thiệu một ứng viên đáng giá cho một giáo phận khác có nhu cầu, hoặc có khả năng huấn luyện người cao tuổi. (Zenit.org 28-2-2006)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/picking-the-day-lent-begins/