Đức Tổng Giám Mục Bashar Warda của tổng giáo phận Erbil, trong vùng tự trị của người Kurd, kêu gọi các tín hữu Công Giáo tại Iraq và trên thế giới cầu nguyện cho quốc gia này vì họ vừa phải chiến đấu chống lại sự lây lan kinh hoàng của coronavirus, vừa phải chống lại bọn khủng bố Hồi Giáo IS, đang dần dần hồi sinh trong những ngày này, trong bối cảnh các biến động chính trị liên tục tại đây.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là một cuộc hành quân của quân đội Iraq nhằm tảo thanh các lực lượng IS đang khủng bố cuộc sống của các Kitô hữu trong vùng đồng bằng Ninivê.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ hôm 10 tháng Ba, Đức Tổng Giám Mục Warda cho biết, đến nay, 40,000 Kitô hữu đã trở về quê hương của họ, tái lập lại chín thị trấn lịch sử của Kitô giáo trong vùng. Một số lớn những người tị nạn đã di cư sang Âu Châu và Hoa Kỳ. Một con số nhỏ hơn vẫn tiếp tục sống trong các trại tị nạn ở Erbil.
Một số người tị nạn đã quay về cố hương trong vùng đồng bằng Nineveh, nhưng rồi họ lại quay trở lại các trại tị nạn ở Erbil sau khi mùa màng của họ bị đốt phá, và gia đình họ nhận được các truyền đơn hăm dọa từ các tiểu tổ ISIS nằm vùng vẫn còn lén lút hoạt động trong khu vực.
Tính chung trong tổng số 40 triệu dân Iraq hiện nay, 69% dân số theo Hồi Giáo Shiite. Chỉ có khoảng 30% theo Hồi Giáo Sunni. Tuy nhiên, đó không phải là tình hình tại Mosul. Tuyệt đại dân chúng trong thành phố này theo Hồi Giáo Sunni. Chính vì thế, sau khi giải phóng được Mosul, lực lượng PMF của Hồi Giáo Shiite không bị giải giới nhưng vẫn hoạt động mạnh trong vùng với ý đồ thanh lọc tôn giáo tại Mosul và khu vực chung quanh. Cả các tín hữu Kitô lẫn người Hồi Giáo Sunni đều trong tầm ngắm của họ. Tuy nhiên, các tín hữu Kitô có lẽ là mục tiêu dễ nuốt hơn.
Trước thềm cuộc xâm lược của Hoa Kỳ vào năm 2003, Kitô hữu có khoảng 1.5 triệu người. Ngày nay, chỉ còn lại 1/6 con số này.
Ngài đặc biệt lưu ý rằng coronavirus đang làm hồi sinh bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Theo Đức Tổng Giám Mục, IS là một bọn khủng bố, nhưng nó lôi kéo được nhiều người Hồi Giáo dựa vào một luận điểm rất phổ biến và rất được ưa chuộng trong thế giới Hồi Giáo. Khác với thần học Công Giáo, trong đó mô tả Thiên Chúa là tình yêu, nhiều học giả Hồi Giáo thường mô tả Thiên Chúa là Đấng dễ nổi giận và sẵn sàng tung ra các hình thức trừng phạt kinh hoàng trên cả kẻ dữ lẫn người lành.
Trong các bài thuyết pháp, Abu Bakr al-Baghdadi, tên trùm khủng bố IS, đã bị giết chết, thường nhắc đến một câu trong Kinh Thánh.
“Nhưng Thiên Chúa tung ra một cơn gió to trên biển và liền có một trận bão lớn ngoài khơi, khiến tàu tưởng chừng như sắp vỡ tan” (Gn 1: 4).
Ông ta giải thích rằng tiên tri Giôna đã nổi loạn chống lại Chúa, giống như thế giới của chúng ta ngày nay. Tiên tri Giôna đã đi sai hướng mà Chúa truyền lệnh cho ông phải đi, giống như thế giới của chúng ta đang làm. Y chỉ trích thế giới phương Tây đang cổ vũ cho niềm tin rằng họ được an toàn trong một xã hội vô thần, vô đạo đức - không có bất kỳ liên hệ nào đối với Thiên Chúa.
Y nhấn mạnh rằng không phải ngẫu nhiên mà những vụ động đất, núi lửa, hạn hán, lụt lội đang diễn ra cùng với sự suy đồi đạo đức và vô luật pháp đang gia tăng trong thế giới của chúng ta.
Để tránh bị “Chúa phạt”, al-Baghdadi cổ vũ cho các hình thái cực đoan tôn giáo, và nhiều người Hồi Giáo tin như thế và đồng ý với mục tiêu của hắn ta là Hồi Giáo hóa toàn thế giới này bằng mọi giá, kể cả qua các hình thức bạo lực khủng bố. Họ coi các biện pháp này là cần thiết để cứu thế giới khỏi bị diệt vong.
Đức Tổng Giám Mục quan sát rằng: “Thực tế, cho đến hôm nay, có rất ít trường hợp nhiễm coronavirus trong các quốc gia Hồi Giáo Sunni. Vì thế, dịch coronavirus củng cố luận điểm ‘Chúa phạt’ này của IS.”
Điều đó cũng có thể giải thích tại sao Iran, quốc gia có đông người Hồi Giáo Shiite, đang cố gắng dấu diếm con số thương vong thực sự vì coronavirus.
“Điều đáng nói là tình cảnh của các nạn nhân nhiễm bệnh hay trầm trọng hơn là chết vì coronavirus. Những người ‘chết dịch’ thường được người dân trong vùng xem là những người tội lỗi, cho nên mới ra nông nỗi như thế,” ngài cảnh báo.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là một cuộc hành quân của quân đội Iraq nhằm tảo thanh các lực lượng IS đang khủng bố cuộc sống của các Kitô hữu trong vùng đồng bằng Ninivê.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ hôm 10 tháng Ba, Đức Tổng Giám Mục Warda cho biết, đến nay, 40,000 Kitô hữu đã trở về quê hương của họ, tái lập lại chín thị trấn lịch sử của Kitô giáo trong vùng. Một số lớn những người tị nạn đã di cư sang Âu Châu và Hoa Kỳ. Một con số nhỏ hơn vẫn tiếp tục sống trong các trại tị nạn ở Erbil.
Một số người tị nạn đã quay về cố hương trong vùng đồng bằng Nineveh, nhưng rồi họ lại quay trở lại các trại tị nạn ở Erbil sau khi mùa màng của họ bị đốt phá, và gia đình họ nhận được các truyền đơn hăm dọa từ các tiểu tổ ISIS nằm vùng vẫn còn lén lút hoạt động trong khu vực.
Tính chung trong tổng số 40 triệu dân Iraq hiện nay, 69% dân số theo Hồi Giáo Shiite. Chỉ có khoảng 30% theo Hồi Giáo Sunni. Tuy nhiên, đó không phải là tình hình tại Mosul. Tuyệt đại dân chúng trong thành phố này theo Hồi Giáo Sunni. Chính vì thế, sau khi giải phóng được Mosul, lực lượng PMF của Hồi Giáo Shiite không bị giải giới nhưng vẫn hoạt động mạnh trong vùng với ý đồ thanh lọc tôn giáo tại Mosul và khu vực chung quanh. Cả các tín hữu Kitô lẫn người Hồi Giáo Sunni đều trong tầm ngắm của họ. Tuy nhiên, các tín hữu Kitô có lẽ là mục tiêu dễ nuốt hơn.
Trước thềm cuộc xâm lược của Hoa Kỳ vào năm 2003, Kitô hữu có khoảng 1.5 triệu người. Ngày nay, chỉ còn lại 1/6 con số này.
Ngài đặc biệt lưu ý rằng coronavirus đang làm hồi sinh bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Theo Đức Tổng Giám Mục, IS là một bọn khủng bố, nhưng nó lôi kéo được nhiều người Hồi Giáo dựa vào một luận điểm rất phổ biến và rất được ưa chuộng trong thế giới Hồi Giáo. Khác với thần học Công Giáo, trong đó mô tả Thiên Chúa là tình yêu, nhiều học giả Hồi Giáo thường mô tả Thiên Chúa là Đấng dễ nổi giận và sẵn sàng tung ra các hình thức trừng phạt kinh hoàng trên cả kẻ dữ lẫn người lành.
Trong các bài thuyết pháp, Abu Bakr al-Baghdadi, tên trùm khủng bố IS, đã bị giết chết, thường nhắc đến một câu trong Kinh Thánh.
“Nhưng Thiên Chúa tung ra một cơn gió to trên biển và liền có một trận bão lớn ngoài khơi, khiến tàu tưởng chừng như sắp vỡ tan” (Gn 1: 4).
Ông ta giải thích rằng tiên tri Giôna đã nổi loạn chống lại Chúa, giống như thế giới của chúng ta ngày nay. Tiên tri Giôna đã đi sai hướng mà Chúa truyền lệnh cho ông phải đi, giống như thế giới của chúng ta đang làm. Y chỉ trích thế giới phương Tây đang cổ vũ cho niềm tin rằng họ được an toàn trong một xã hội vô thần, vô đạo đức - không có bất kỳ liên hệ nào đối với Thiên Chúa.
Y nhấn mạnh rằng không phải ngẫu nhiên mà những vụ động đất, núi lửa, hạn hán, lụt lội đang diễn ra cùng với sự suy đồi đạo đức và vô luật pháp đang gia tăng trong thế giới của chúng ta.
Để tránh bị “Chúa phạt”, al-Baghdadi cổ vũ cho các hình thái cực đoan tôn giáo, và nhiều người Hồi Giáo tin như thế và đồng ý với mục tiêu của hắn ta là Hồi Giáo hóa toàn thế giới này bằng mọi giá, kể cả qua các hình thức bạo lực khủng bố. Họ coi các biện pháp này là cần thiết để cứu thế giới khỏi bị diệt vong.
Đức Tổng Giám Mục quan sát rằng: “Thực tế, cho đến hôm nay, có rất ít trường hợp nhiễm coronavirus trong các quốc gia Hồi Giáo Sunni. Vì thế, dịch coronavirus củng cố luận điểm ‘Chúa phạt’ này của IS.”
Điều đó cũng có thể giải thích tại sao Iran, quốc gia có đông người Hồi Giáo Shiite, đang cố gắng dấu diếm con số thương vong thực sự vì coronavirus.
“Điều đáng nói là tình cảnh của các nạn nhân nhiễm bệnh hay trầm trọng hơn là chết vì coronavirus. Những người ‘chết dịch’ thường được người dân trong vùng xem là những người tội lỗi, cho nên mới ra nông nỗi như thế,” ngài cảnh báo.