Theo luật Giáo Hội thì mỗi 5 năm các vị giám mục điạ phận phải đi tới Toà Thánh trong một cuộc thăm viếng gọi là "ad limina apostolorum," (“về Rôma để viếng mộ các thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô và yết kiến Đức Giáo Hoàng”).Tuy nhiên vì trên Thế Giới có đến 3,017 giáo phận cho nên Toà Thánh phải dùng tới 8 năm để sắp xếp cho tròn một chu kỳ.

Các Giám Mục Hoa Kỳ đã chu toàn phận sự cuả họ vào những năm 2004 và 2012, năm nay 2020, các vị ấy lại thi hành phận sự “Ad Limina”một lần nữa.

Trong một tình huống có nhiều biến cố căng thẳng kéo dài 2 năm giữa Vatican và Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, thì mọi cơ quan ngôn luận đã đổ dồn sự chú ý vào phản ứng cuả những Giám Mục Hoa Kỳ mỗi khi họ kết thúc cuộc “Ad Limina” cuả họ, để bắt mạch xem mối liên hệ giữa Đức Thánh Cha và hàng Giáo Phẩm Hoa Kỳ có được sáng suả hơn hay là còn thêm căng thẳng?

Phân tích ban đầu cho thấy đã có một sự thân thiện hơn, có thể nói là thắm thiết, giữa Đức Thánh Cha và các giám mục Hoa Kỳ, đặc biệt là một số giám mục đã từng “có vẻ cương quyết chống đối” (“supposedly implacably opposed”).

Sự kiện này được luật sư Ed Condon (luật sư về Giáo Luật, biên tập viên cuả nhiều tờ báo Công Giáo lớn và trưởng phòng báo chí cuả CNA ở thủ đô Washington, DC,) gọi là “Cuộc chiến thắng ngoại giao cuả Đức Giáo Hoàng với hàng giáo phẩm Hoa Kỳ” (“Pope Francis’ diplomatic triumph with US bishops”).

Chúng tôi xin phỏng dịch bài phân tích dài cuả Ed Condon như sau:



Washington DC, ngày 6 tháng 3 năm 2020 ( CNA ).- Trong một thời gian dài, nhiều học giả và nhà quan sát Công Giáo vẫn cho rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô và các giám mục Hoa Kỳ không hòa hợp với nhau.

Mặc dù phần lớn câu chuyện đó là do giới truyền thông thổi phồng ra, nhưng mối quan hệ giữa các giám mục Hoa Kỳ và Tòa Thánh đã, trên thực tế, suy giảm trong những năm gần đây trong bối cảnh căng thẳng do vụ bê bối McCarrick.

Nhưng mọi thứ đã thay đổi sáu tháng vừa qua, và bây giờ nếu có ai còn có ý đồ tạo ra một khoảng cách giữa Đức Giáo Hoàng và các giám mục Hoa Kỳ thì đó là một việc làm khó khăn hơn.

Bắt đầu vào tháng 11 năm ngoái, những giám mục Hoa Kỳ sau khi trở về từ những cuộc thăm viếng “Ad Limina” thì đã có đầy lời khen ngợi về Đức Phanxicô.

Nhiều tháng hội họp giữa Đức Giáo Hoàng với các vị giám mục Mỹ dường như đã đạt được một sự yên tĩnh, có thể nói rằng, là một chiến thắng ngoại giao trong lãnh vực mục vụ tại một thời điểm quan trọng.

Những bài tường thuật trước đây của các phương tiện truyền thông thường xoay quanh các căng thẳng về tông huấn Amoris Laetitia, xuất bản năm 2015. Một chú thích trong tông huấn dường như mở ngõ cho sự thay đổi giáo huấn về ly dị và tái hôn, và điều đó đã báo động nhiều người Công Giáo, trong đó có các giám mục Hoa Kỳ.

Dù cho đã không có bất kỳ thay đổi nào về giáo lý và thực hành, nhưng những tiếng trống đều đặn của những giải thích không chính thức và ngoài quyền giáo huấn của Giáo hội đã dẫn đến việc bốn vị Hồng Y viết ra một bản Dubia nổi tiếng, trong đó có Hồng Y Raymond Burke, người gốc Wisconsin, được coi là siêu bảo thủ.

Những nhóm diễn giải không chính thức ở trên sau đó lại tiếp tục xuất bản nhiều bài chỉ trích về nền chính trị, văn hóa và tôn giáo của người Mỹ.

Các phương tiện truyền thông đã đóng khung một số tuyên bố của Đức Giáo Hoàng, như “tôi là ai mà phán xét” khi phán đoán ơn gọi cuả một linh mục dựa vào xu hướng tình dục, đã được sử dụng để đối nghịch hai tiêu chí phong thái và hướng đi (tone and direction) giữa các giám mục người Mỹ và Đức Giáo Hoàng. Trong đó, Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput thường được qui kết là “thân hữu” và “bảo thủ gộc” (archconservative)

Trong khi đó, một số giáo dân Công Giáo nổi tiếng của Hoa Kỳ cũng đã lên tiếng lo ngại về những chương trình cải cách của Đức Giáo Hoàng, do đó đã trở thành một ấn tượng ngày càng căng thẳng cho rằng người Mỹ trở thành một lực đối trọng với Rome.

Nếu những căng thẳng ban đầu này là do bởi các phương tiện truyền thông xoay vần (spin) và vặn vẹo (crossed wires), thì thực sự cũng từng có một điểm thấp tận cùng (nadir) trong mối quan hệ Mỹ-Rome vào năm 2018, khi xảy ra các cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên và chủng sinh cuả Theodore McCarrick.

Đức Phanxicô đã hành động nhanh chóng để đối phó với vụ bê bối, vốn phát xuất từ trung tâm hệ thống giáo phẩm của Mỹ, trước tiên là truất bỏ chiếc mũ Hồng Y cuả McCarrick và sau đó kết án ông phải có một đời cầu nguyện và đền tội, ngay cả trước khi những quá trình điều tra theo pháp luật bắt đầu.

Dù cho đã có những hành động ban đầu này, nhưng những lời buộc tội của Tổng Giám mục Carlo Maria Vigano và sự can thiệp của Rome vào cuộc họp Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (USCCB) năm 2018 tại Baltimore, (để ngăn cản các giám mục Mỹ thông qua các biện pháp khẩn cấp về trách nhiệm cuả một giám mục,) đã bị một số người tỏ vẻ giận dữ ra mặt.

Các vị giám mục như Joseph Strickland của Tyler đã nổi nóng, gọi các cáo buộc của Vigano - kêu gọi Đức Giáo Hoàng phải từ chức – là đáng tin cậy và yêu cầu phải hành động.

Và trong khi các giám mục Mỹ vẫn còn đang chờ đợi thì lời kêu gọi cải cách của Đức Giáo Hoàng vào năm sau là Vos estis lux mundi (‘anh là ánh sáng cuả thế gian’) xảy ra trong khi mà báo cáo của McCarrick vẫn còn nằm lì trên bàn giấy cuả Đức Giáo Hoàng, thì sự kiên nhẫn (cuả hàng giáo phẩm Hoa Kỳ) rõ ràng là mỏng manh.

Tuy nhiên, nhiều giám mục được cho là chống đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô sau khi trở về từ Rôma, bây giờ đã hát lên những lời ca tụng Ngài.

Sau cuộc gặp với Đức Giáo Hoàng vào tháng 1, Đức Giám Mục Strickland tuyên bố rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô là tuyệt vời. Vị giám mục cũng quay ngược sự hỗ trợ cho TGM Vigano, nói rằng ngài không bao giờ có ý định ủng hộ lời kêu gọi giáo hoàng từ chức.

"[Nó] khiến bạn nhận ra rằng luôn luôn có một bức tranh lớn hơn là cái phần mà bạn đang nhìn thấy", GM Strickland nói sau khi hội kiến với ĐGH Phanxicô. "Tôi chắc chắn không có khả năng để đánh giá một hành động trong một thời điểm nào đó của một vị giáo hoàng."

Đức Phanxicô lại thường rất hào phóng với thời gian, khi các giám mục Mỹ nộp đơn qua Rome, Ngài đã đề nghị họp với mỗi người hơn hai giờ để thảo luận về các ưu tiên và mối quan tâm của họ. Sự hào phóng đó đã mang lại nhiều ơn ích.

Giám mục Robert Baker của Birmingham mô tả phiên họp giữa Đức Giáo Hoàng với nhóm khu vực là rất cởi mở và tích cực.

“Đó là một cuộc gặp gỡ tuyệt vời,” ngài nói.

Đức Tổng Giám Mục Timothy Broglio của Tổng giáo phận Tuyên Úy Quân đội cho biết Đức Giáo Hoàng “đã rất cởi mở với những lời bình luận của chúng tôi và về cơ bản, ngài đã để cho chúng tôi đặt vấn đề, để chúng tôi giới thiệu, để chúng tôi hỏi.”

“Ngài rất thân thiện. Chúng tôi đã nói tất cả mọi thứ, từ việc đào tạo linh mục cho đến việc rao giảng Tin Mừng trong thế giới ngày nay, cho đến cách làm việc với nhau trong một hội nghị giám mục.”

Ngoài việc giải quyết mong muốn của các giám mục về báo cáo McCarrick, Đức Giáo Hoàng đã thể hiện sự sẵn sàng bàn đến những quan ngại rõ rệt của người Mỹ, và thậm chí cả nội bộ chính trị của Hội Đồng Các Giám Mục Hoa Kỳ (USCCB,) trong đó một số giám mục đã tự cho mình là thông dịch viên của Đức Giáo Hoàng.

Trong cuộc họp USCCB vào tháng 11 vừa qua, nhiệt độ đã tăng cao trong một cuộc tranh luận về việc có nên đặt vấn đề phá thai là vấn đề ưu tiên ưu việt trong đời sống công cộng Mỹ không?

Đức Giám Mục Robert McElroy đã can thiệp như đặt vào một rào cản rằng việc các giám mục nghĩ rằng phá thai phải là mối quan tâm ưu việt là lỗi nhịp với cả Đức Giáo Hoàng và giáo huấn của Giáo hội.

Đức Tổng Giám Mục Chaput đã chống lại, được vỗ tay từ các giám mục khác, rằng ngài chống lại bất cứ ai nói rằng [phá thai] là vấn đề ưu việt thì trái với giáo huấn của Đức Giáo Hoàng, vì điều đó không đúng. Nó tạo ra một trận chiến giả tạo giữa hội đồng giám mục Hoa Kỳ và Đức Thánh Cha, điều đó không đúng.

Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann, người chủ trì ủy ban đời sống của hội nghị, đã thảo luận vấn đề ấy trực tiếp với Đức GH Phanxicô trong buổi triều yết vào tháng Một.

Theo TGM Naumann, Đức GH Phanxicô đã khuyến khích việc bảo vệ thai nhi là ưu tiên hàng đầu.

Đây là câu trả lời của Ngài, 'Tất nhiên rồi. Đó là quyền cơ bản nhất, “ Theo Đức TGM Naumann.

Một chủ đề nóng bỏng khác mà Đức Phanxicô sẵn sàng thảo luận với các giám mục Mỹ là việc mục vụ cho những người LGBT của linh mục Dòng Tên James Martin, đã gây chia rẽ trên khắp các giáo phận Hoa Kỳ.

Theo một số giám mục, Đức Phanxicô nói rõ trong một phiên họp Ad Limina rằng việc tiếp kiến LM Martin (được có nhiều tweet) trong năm ngoái không phải là với ngụ ý chứng nhận những công việc của vị linh mục, và Đức Giáo Hoàng hoàn toàn không hài lòng về việc cuộc gặp đã được sử dụng để nâng cao vị thế công khai của LM Martin.

Trong khi xác nhận sự thất vọng của Đức Giáo Hoàng về cuộc họp ấy, Đức Tổng Giám Mục John Wester đã tranh luận với các báo cáo cuả một số giám mục nói rằng Đức Giáo Hoàng đã nói rằng LM Martin và bề trên cuả ngài đã từng có liên lạc với ĐGH về việc này. Đức Tổng Wester khẳng định rằng chỉ có một thảo luận về việc hàng giáo phẩm (ecclesiastical leaders) cần phải làm rõ một số khía cạnh của công việc mục vụ cuả LM Martin. Và đức Tỗng Wester cũng không đồng ý với nhiều mô tả khác về vẻ mặt của Đức Giáo Hoàng.

“Tuy nhiên,” Đức Tổng Giám Mục Wester lưu ý, “cuộc họp của chúng tôi với Đức Giáo Hoàng đã kéo dài gần hai giờ bốn mươi lăm phút, vì vậy khó có ai có thể nhớ chính xác bất cứ điều gì đã nói.”

Trong khi những tiếng nói ủng hộ LM Martin trên các phương tiện truyền thông xã hội đã thổi phồng những sự bất đồng đó, tất cả các giám mục đều đồng ý rằng Đức Giáo Hoàng đã thẳng thắn bày tỏ mối quan tâm của mình với cách mà cuộc họp của Martin được sử dụng trên phương tiện truyền thông - cho thấy Ngài rất vui khi được tranh luận vấn đề lôi thôi này (contentious) với các giám mục Hoa Kỳ, và thẳng thắn nói lên những suy nghĩ của mình.

Kết quả của các cuộc đối thoại với Đức Giáo Hoàng là, trong khi các giám mục có thể không đồng ý về một số vấn đề, họ dường như thống nhất trong sự đánh giá cao về Đức Giáo Hoàng - một điều khó có thể nói như vậy chỉ vài tháng trước.

Những người phê bình Đức Giáo Hoàng thường hay trích dẫn sự việc rằng Ngài ưa thích thảo luận riêng tư thay vì tuyên bố công khai. Mà thật vậy, Ngài dường như nghiêng về các cuộc trò chuyện cá nhân thay vì đưa ra một can thiệp rộng rãi về một vấn đề đơn lẻ. Nhưng qua cuộc Ad Limina gần đây của các giám mục Hoa Kỳ, điều này có thể có một tác dụng tích cực là tạo ra một mối liên kết rất cá nhân và đầy tinh thần mục tử giữa các giám mục và Đức Giáo Hoàng – đó cũng là mối quan hệ mà Ngài khuyến khích các giám mục nên có với các linh mục của mình.

Trong khi Đức Phanxicô có thể chỉ đơn giản đang cố gắng lãnh đạo các giám mục qua gương sáng, thì những nỗ lực này cuả Ngài cũng có thể là một chiến thắng ngoại giao thầm lặng nhưng quan trọng.