Như chúng tôi đã loan tin, chiều thứ Bẩy 7 tháng Ba, Phòng Báo chí Tòa thánh đã ra thông báo liên quan đến các hoạt động của Đức Thánh Cha trong những ngày tới. Theo thông báo này buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật với Đức Thánh Cha vào ngày Chúa Nhật 8 tháng Ba diễn ra từ Thư viện của Dinh Tông tòa chứ không phải từ cửa sổ hướng ra quảng trường Thánh Phêrô. Buổi đọc kinh được truyền trực tiếp bởi Vatican News và trên các màn hình ở quảng trường Thánh Phêrô, và được Truyền thông Vatican phân phát cho các phương tiện truyền thông có yêu cầu, để các tín hữu có thể tham gia.
Dàn xếp này không phải vì tình trạng sức khoẻ của Đức Thánh Cha. Ngài đã khoẻ hơn nhiều sau mấy ngày bị cảm lạnh. Tuy nhiên, quyết định này được đưa ra theo yêu cầu của chính quyền Ý trong nỗ lực ngăn ngừa dịch bệnh.
Tính đến 10 giờ sáng Chúa Nhật 8 tháng Ba, tại Ý, số người chết vì coronavirus, hay COVID-19 đã tăng vọt lên đến 233 người, và số người nhiễm bệnh lên đến 5,883 người.
Tòa Thánh cho biết quyết định chưa từng có trong lịch sử này “là cần thiết để tránh nguy cơ lây lan COVID-19 khi một nhóm đông đảo người phải tập trung tại các trạm kiểm tra an ninh trước khi có thể vào quảng trường Thánh Phêrô.”
Trong bài huấn đức được truyền trực tiếp trên đài truyền hình công cộng Rai Uno của Ý và Mạng lưới Eurovision, cũng như qua mạng lưới điện toán toàn cầu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày các suy tư của ngài liên quan đến trình thuật Tin Mừng Chúa Giêsu biến hình trên núi trước mặt các tông đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan.
Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến!
Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật hôm nay có chút lạ lùng, với Đức Giáo Hoàng “bị nhốt” trong thư viện, nhưng tôi nhìn thấy anh chị em, tôi gần gũi với anh chị em. Và tôi cũng muốn bắt đầu bằng việc cảm ơn nhóm đang có mặt trên quảng trường, là những người gióng lên tiếng nói và chiến đấu “cho thành phố Idlib bị lãng quên”. Cảm ơn anh chị em! Cảm ơn mọi điều anh chị em đã làm. Nhưng chúng ta phải đọc kinh Truyền Tin như ngày hôm nay, để thực hiện các quy định phòng ngừa, để tránh các đám đông người, có thể làm cho việc lây nhiễm virus trở nên dễ dàng.
Tin Mừng của Chúa Nhật thứ Hai Mùa Chay này (x. Mt 17: 9-9) trình bày câu chuyện Chúa Giêsu biến hình trên núi. Ngài mang các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan đi cùng và leo lên một ngọn núi cao, đó là một biểu tượng cho sự gần gũi với Thiên Chúa, để mở trí cho họ hiểu biết đầy đủ hơn về mầu nhiệm về ngôi vị của Ngài, Đấng sẽ phải chịu đau khổ, chết đi rồi lại sống lại. Trên thực tế, Chúa Giêsu đã bắt đầu nói chuyện với họ về sự đau khổ, cái chết và sự phục sinh đang chờ đợi Ngài, nhưng họ không thể chấp nhận viễn cảnh đó. Vì lý do này, khi đạt đến đỉnh núi, Chúa Giêsu đã cầu nguyện và biến đổi trước mặt ba môn đệ Ngài: “mặt Người chiếu sáng như mặt trời, áo Người trở nên trắng như tuyết.” (c 2.)
Qua sự kiện biến hình tuyệt vời này, ba môn đệ được mời gọi nhận ra nơi Chúa Giêsu Con Thiên Chúa đang tỏa sáng với vinh quang. Do đó, họ nâng cao kiến thức về vị Thầy của mình, nhận ra rằng khía cạnh con người không thể hiện được hết toàn bộ thực tại của Ngài; họ tận mắt được chứng kiến thế giới bên kia và chiều kích thần linh của Chúa Giêsu đang được mạc khải. Và từ trên cao, một giọng nói vang lên: “Ðây là Con Ta yêu dấu rất đẹp lòng Ta, các ngươi hãy nghe lời Người” (c 5). Chính Cha trên trời, Đấng đang khẳng định “huy chương” – tạm gọi là như thế - mà Chúa Giêsu đã nhận được vào ngày Ngài chịu phép rửa tại sông Giôđan và mời gọi các môn đệ hãy lắng nghe và làm theo lời Ngài.
Cần nhấn mạnh rằng, trong số các tông đồ trong nhóm Mười Hai, Chúa Giêsu đã chọn đưa các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan đi cùng Ngài lên núi, ban cho họ đặc quyền chứng kiến sự biến hình của Ngài. Nhưng tại sao Chúa Giêsu lại chọn ba vị này? Phải chăng vì họ là những tông đồ thánh thiện nhất? Không đâu, Phêrô, trong giờ phút thử thách, sẽ chối Ngài; và hai anh em hai ông Giacôbê và Gioan sẽ yêu cầu có những chỗ trọng nhất trong vương quốc của Ngài (x. Mt 20:20-23). Tuy nhiên, Chúa Giêsu không chọn theo tiêu chí của chúng ta, mà theo kế hoạch yêu thương của Người. Tình yêu của Chúa Giêsu không có thước đo: đó là tình yêu, và Ngài chọn họ với kế hoạch yêu thương đó. Đó là một sự lựa chọn nhưng không, vô điều kiện, một sáng kiến nhưng không, một tình bạn thiêng liêng không đòi hỏi hồi đáp. Và như Chúa Giêsu đã gọi ba môn đệ này, hôm nay Chúa cũng mời gọi những người gần gũi với Ngài, để làm chứng. Trở thành chứng nhân của Chúa Giêsu là một ân sủng mà chúng ta không xứng đáng: chúng ta cảm thấy không xứng đáng, nhưng chúng ta không thể thối lui với lý do chúng ta không có khả năng.
Chúng ta chưa từng đến Núi Tabor, chúng ta chưa thấy tận mắt thiên nhan Chúa Giêsu tỏa sáng như mặt trời. Tuy nhiên, Lời cứu rỗi cũng đã được trao cho chúng ta, đức tin đã được ban cho và chúng ta đã trải nghiệm, dưới những hình thức khác nhau, niềm vui gặp gỡ với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu cũng nói với chúng ta rằng: “Các con hãy đứng dậy, đừng sợ” (Mt 17, 7). Trong thế giới này, được đánh dấu bởi sự ích kỷ và tham lam, ánh sáng của Thiên Chúa bị che mờ bởi những mối quan tâm hàng ngày. Chúng ta thường nói: Tôi không có thời gian để cầu nguyện, tôi không thể phục vụ trong giáo xứ, để đáp lại những yêu cầu của người khác. Nhưng chúng ta không được quên rằng Bí tích Rửa tội mà chúng ta nhận lãnh đã làm cho chúng ta trở thành chứng nhân, không phải vì khả năng của chúng ta, nhưng nhờ ân sủng của Thánh Linh.
Trong thời gian thuận lợi của Mùa Chay, chúng ta hãy xin Đức Trinh Nữ Maria cầu bầu cho chúng ta có được sự ngoan ngoãn đối với Thánh Linh, là điều không thể thiếu để kiên quyết bước đi trên con đường hoán cải.
Sau kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Tôi chào tất cả các anh chị em đang theo dõi khoảnh khắc cầu nguyện này. Tôi chào đón đặc biệt các tham dự viên khóa đào tạo “các linh hoạt viên cho một phương pháp giao tiếp mới”; các tín hữu từ giáo phận Torrent, bên Tây Ban Nha; nhóm các bạn trẻ từ giáo phận Corato; và những bạn trẻ của giáo phận Coverciano, cũng như các trẻ em mới rước lễ lần đầu tại giáo phận Monteodorisio.
Tôi xin chào các hiệp hội và các nhóm tham gia thể hiện tình liên đới với người dân Syria và đặc biệt là với các cư dân của thành phố Idlib và tây bắc Syria – Từ đây tôi thấy anh chị em rõ ràng - những người buộc phải chạy trốn khỏi những diễn biến gần đây của cuộc chiến. Anh chị em thân mến, tôi lặp lại sự hiểu biết rõ ràng của tôi, nỗi đau của tôi đối với tình trạng vô nhân đạo này đối với những người vô phương thế tự vệ, bao gồm nhiều trẻ em, những người đang phải mạo hiểm cuộc sống của họ. Chúng ta không được rời mắt khỏi cuộc khủng hoảng nhân đạo này, nhưng hãy đặt nó ưu tiên hơn bất kỳ quan tâm nào khác. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người này, những anh chị em của chúng ta, những người phải chịu đựng rất nhiều ở phía tây bắc của Syria, tại thành phố Idlib.
Tôi gần gũi trong lời cầu nguyện với những người nhiễm coronavirus hiện nay và tất cả những người chăm sóc các bệnh nhân. Tôi hiệp cùng với các Giám mục anh em của tôi khuyến khích các tín hữu sống khoảnh khắc khó khăn này với sức mạnh của đức tin, với xác tín hy vọng và lòng nhiệt thành trong đức ái. Mùa Chay giúp tất cả chúng ta một cảm thức truyền giáo trong khoảnh khắc thử thách và đau đớn này.
Chúc các anh chị em một ngày Chúa Nhật vui vẻ! Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Bây giờ tôi sẽ nhìn ra, để thấy anh chị em một chút thực sự. Chúc anh chị em ăn trưa ngon miệng và tạm biệt!
Source:Libreria Editrice VaticanaPAPA FRANCESCO ANGELUS Piazza San Pietro (Biblioteca Palazzo Apostolico) Domenica, 8 marzo 2020
Dàn xếp này không phải vì tình trạng sức khoẻ của Đức Thánh Cha. Ngài đã khoẻ hơn nhiều sau mấy ngày bị cảm lạnh. Tuy nhiên, quyết định này được đưa ra theo yêu cầu của chính quyền Ý trong nỗ lực ngăn ngừa dịch bệnh.
Tính đến 10 giờ sáng Chúa Nhật 8 tháng Ba, tại Ý, số người chết vì coronavirus, hay COVID-19 đã tăng vọt lên đến 233 người, và số người nhiễm bệnh lên đến 5,883 người.
Tòa Thánh cho biết quyết định chưa từng có trong lịch sử này “là cần thiết để tránh nguy cơ lây lan COVID-19 khi một nhóm đông đảo người phải tập trung tại các trạm kiểm tra an ninh trước khi có thể vào quảng trường Thánh Phêrô.”
Trong bài huấn đức được truyền trực tiếp trên đài truyền hình công cộng Rai Uno của Ý và Mạng lưới Eurovision, cũng như qua mạng lưới điện toán toàn cầu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày các suy tư của ngài liên quan đến trình thuật Tin Mừng Chúa Giêsu biến hình trên núi trước mặt các tông đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan.
Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến!
Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật hôm nay có chút lạ lùng, với Đức Giáo Hoàng “bị nhốt” trong thư viện, nhưng tôi nhìn thấy anh chị em, tôi gần gũi với anh chị em. Và tôi cũng muốn bắt đầu bằng việc cảm ơn nhóm đang có mặt trên quảng trường, là những người gióng lên tiếng nói và chiến đấu “cho thành phố Idlib bị lãng quên”. Cảm ơn anh chị em! Cảm ơn mọi điều anh chị em đã làm. Nhưng chúng ta phải đọc kinh Truyền Tin như ngày hôm nay, để thực hiện các quy định phòng ngừa, để tránh các đám đông người, có thể làm cho việc lây nhiễm virus trở nên dễ dàng.
Tin Mừng của Chúa Nhật thứ Hai Mùa Chay này (x. Mt 17: 9-9) trình bày câu chuyện Chúa Giêsu biến hình trên núi. Ngài mang các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan đi cùng và leo lên một ngọn núi cao, đó là một biểu tượng cho sự gần gũi với Thiên Chúa, để mở trí cho họ hiểu biết đầy đủ hơn về mầu nhiệm về ngôi vị của Ngài, Đấng sẽ phải chịu đau khổ, chết đi rồi lại sống lại. Trên thực tế, Chúa Giêsu đã bắt đầu nói chuyện với họ về sự đau khổ, cái chết và sự phục sinh đang chờ đợi Ngài, nhưng họ không thể chấp nhận viễn cảnh đó. Vì lý do này, khi đạt đến đỉnh núi, Chúa Giêsu đã cầu nguyện và biến đổi trước mặt ba môn đệ Ngài: “mặt Người chiếu sáng như mặt trời, áo Người trở nên trắng như tuyết.” (c 2.)
Qua sự kiện biến hình tuyệt vời này, ba môn đệ được mời gọi nhận ra nơi Chúa Giêsu Con Thiên Chúa đang tỏa sáng với vinh quang. Do đó, họ nâng cao kiến thức về vị Thầy của mình, nhận ra rằng khía cạnh con người không thể hiện được hết toàn bộ thực tại của Ngài; họ tận mắt được chứng kiến thế giới bên kia và chiều kích thần linh của Chúa Giêsu đang được mạc khải. Và từ trên cao, một giọng nói vang lên: “Ðây là Con Ta yêu dấu rất đẹp lòng Ta, các ngươi hãy nghe lời Người” (c 5). Chính Cha trên trời, Đấng đang khẳng định “huy chương” – tạm gọi là như thế - mà Chúa Giêsu đã nhận được vào ngày Ngài chịu phép rửa tại sông Giôđan và mời gọi các môn đệ hãy lắng nghe và làm theo lời Ngài.
Cần nhấn mạnh rằng, trong số các tông đồ trong nhóm Mười Hai, Chúa Giêsu đã chọn đưa các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan đi cùng Ngài lên núi, ban cho họ đặc quyền chứng kiến sự biến hình của Ngài. Nhưng tại sao Chúa Giêsu lại chọn ba vị này? Phải chăng vì họ là những tông đồ thánh thiện nhất? Không đâu, Phêrô, trong giờ phút thử thách, sẽ chối Ngài; và hai anh em hai ông Giacôbê và Gioan sẽ yêu cầu có những chỗ trọng nhất trong vương quốc của Ngài (x. Mt 20:20-23). Tuy nhiên, Chúa Giêsu không chọn theo tiêu chí của chúng ta, mà theo kế hoạch yêu thương của Người. Tình yêu của Chúa Giêsu không có thước đo: đó là tình yêu, và Ngài chọn họ với kế hoạch yêu thương đó. Đó là một sự lựa chọn nhưng không, vô điều kiện, một sáng kiến nhưng không, một tình bạn thiêng liêng không đòi hỏi hồi đáp. Và như Chúa Giêsu đã gọi ba môn đệ này, hôm nay Chúa cũng mời gọi những người gần gũi với Ngài, để làm chứng. Trở thành chứng nhân của Chúa Giêsu là một ân sủng mà chúng ta không xứng đáng: chúng ta cảm thấy không xứng đáng, nhưng chúng ta không thể thối lui với lý do chúng ta không có khả năng.
Chúng ta chưa từng đến Núi Tabor, chúng ta chưa thấy tận mắt thiên nhan Chúa Giêsu tỏa sáng như mặt trời. Tuy nhiên, Lời cứu rỗi cũng đã được trao cho chúng ta, đức tin đã được ban cho và chúng ta đã trải nghiệm, dưới những hình thức khác nhau, niềm vui gặp gỡ với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu cũng nói với chúng ta rằng: “Các con hãy đứng dậy, đừng sợ” (Mt 17, 7). Trong thế giới này, được đánh dấu bởi sự ích kỷ và tham lam, ánh sáng của Thiên Chúa bị che mờ bởi những mối quan tâm hàng ngày. Chúng ta thường nói: Tôi không có thời gian để cầu nguyện, tôi không thể phục vụ trong giáo xứ, để đáp lại những yêu cầu của người khác. Nhưng chúng ta không được quên rằng Bí tích Rửa tội mà chúng ta nhận lãnh đã làm cho chúng ta trở thành chứng nhân, không phải vì khả năng của chúng ta, nhưng nhờ ân sủng của Thánh Linh.
Trong thời gian thuận lợi của Mùa Chay, chúng ta hãy xin Đức Trinh Nữ Maria cầu bầu cho chúng ta có được sự ngoan ngoãn đối với Thánh Linh, là điều không thể thiếu để kiên quyết bước đi trên con đường hoán cải.
Sau kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Tôi chào tất cả các anh chị em đang theo dõi khoảnh khắc cầu nguyện này. Tôi chào đón đặc biệt các tham dự viên khóa đào tạo “các linh hoạt viên cho một phương pháp giao tiếp mới”; các tín hữu từ giáo phận Torrent, bên Tây Ban Nha; nhóm các bạn trẻ từ giáo phận Corato; và những bạn trẻ của giáo phận Coverciano, cũng như các trẻ em mới rước lễ lần đầu tại giáo phận Monteodorisio.
Tôi xin chào các hiệp hội và các nhóm tham gia thể hiện tình liên đới với người dân Syria và đặc biệt là với các cư dân của thành phố Idlib và tây bắc Syria – Từ đây tôi thấy anh chị em rõ ràng - những người buộc phải chạy trốn khỏi những diễn biến gần đây của cuộc chiến. Anh chị em thân mến, tôi lặp lại sự hiểu biết rõ ràng của tôi, nỗi đau của tôi đối với tình trạng vô nhân đạo này đối với những người vô phương thế tự vệ, bao gồm nhiều trẻ em, những người đang phải mạo hiểm cuộc sống của họ. Chúng ta không được rời mắt khỏi cuộc khủng hoảng nhân đạo này, nhưng hãy đặt nó ưu tiên hơn bất kỳ quan tâm nào khác. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người này, những anh chị em của chúng ta, những người phải chịu đựng rất nhiều ở phía tây bắc của Syria, tại thành phố Idlib.
Tôi gần gũi trong lời cầu nguyện với những người nhiễm coronavirus hiện nay và tất cả những người chăm sóc các bệnh nhân. Tôi hiệp cùng với các Giám mục anh em của tôi khuyến khích các tín hữu sống khoảnh khắc khó khăn này với sức mạnh của đức tin, với xác tín hy vọng và lòng nhiệt thành trong đức ái. Mùa Chay giúp tất cả chúng ta một cảm thức truyền giáo trong khoảnh khắc thử thách và đau đớn này.
Chúc các anh chị em một ngày Chúa Nhật vui vẻ! Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Bây giờ tôi sẽ nhìn ra, để thấy anh chị em một chút thực sự. Chúc anh chị em ăn trưa ngon miệng và tạm biệt!
Source:Libreria Editrice Vaticana