Trong một diễn biến thật đau lòng, Nhà thờ Giáng sinh tại thành phố Bethlehem nơi Chúa xuống thế làm người đã bị đóng cửa sau khi có ít nhất 7 du khách trong các khách sạn gần đó được xác nhận nhiễm coronavirus.
Bộ Y tế Palestine kêu gọi tất cả các nhà thờ Kitô giáo trong vùng, và các đền thờ Hồi giáo cũng như các tổ chức khác phải đóng cửa trong vòng hai tuần lễ.
Tính đến chiều thứ Năm 5 tháng Ba, số người chết vì coronavirus tại Iran đã tăng vọt lên đến 107 người, gần gấp đôi con số 66 trường hợp được báo cáo một ngày trước đó. Số người nhiễm bệnh lên đến 3,513 người.
Tại Ý, chỉ trong 48 giờ, số trường hợp tử vong tại quốc gia này đã tăng gần gấp đôi, từ 79 trường hợp vào chiều thứ Ba lên đến 148 trường hợp vào chiều thứ Năm 5 tháng Ba. Trong khi đó, số người nhiễm bệnh đã lên đến 3,089 trường hợp.
Hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh và tử vong là ở phía bắc, nhưng trong những ngày qua các trường hợp nhiễm bệnh cũng đã được xác nhận ở 19 trong tổng số 20 miền của Ý. Do đó, Thủ tướng Giuseppe Conte bày tỏ lo ngại rằng dịch vụ y tế có nguy cơ bị quá tải.
Hiện nay, tình trạng dịch bệnh được kể là nghiêm trọng nhất ở miền Bologna, tiếp theo là hai miền Emilia-Romagna và Veneto. Trong miền Lazio, bao quanh Rôma, có 30 người nhiễm coronavirus tính đến ngày 4 tháng Ba.
Trước con số tử vong tăng quá nhanh như thế, chính quyền Ý tuyên bố đóng cửa tất cả các trường học từ mẫu giáo đến đại học trong cả nước từ ngày 5 đến 15 tháng Ba, như một biện pháp phòng ngừa lây lan coronavirus.
Theo sau quyết định này của chính phủ Ý, tất cả các Đại Học Giáo Hoàng cũng đã đóng cửa vào ngày 5 tháng Ba.
Tưởng cũng nên biết thêm, là để thực hiện sứ vụ công bố chân lý mạc khải, Giáo Hội có các trường đại học hay các phân khoa, hầu đào sâu các môn học thánh hay các môn liên hệ với các thánh khoa và để huấn luyện các sinh viên về các môn ấy theo phương pháp khoa học.
Riêng tại Rôma, Giáo Hội có 7 trường Đại Học Công Giáo được gọi là Đại Học Giáo Hoàng (Pontifical Universities) vì hoàn toàn do Toà Thánh điều hành về cơ sở, chương trình học và cả nhân sự. Thí dụ, trường Đại Học Giáo Hoàng Urbano VIII, là đại học dành riêng cho các linh mục tu sĩ đến từ các nước truyền giáo như Việt Nam hay các nước Phi Châu. Sinh viên đại đa số có học bổng do Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đài thọ. Đa số linh mục, tu sĩ Việt Nam sang Rôma học ở Đại Học Urbano VIII nầy.
Đại học Giáo Hoàng Santa Croce đã đưa ra một tuyên bố cho biết nhà trường sẽ đình chỉ các lớp học cho đến ngày 15 tháng Ba.
Việc đình chỉ này cũng áp dụng đối với các hội nghị và đại hội, được hoãn lại vào một ngày khác sẽ được thông báo sau bởi các tổ chức có liên quan. Tuy nhiên, nhà trường cho biết thêm rằng các lớp hàm thụ vẫn sẽ tiếp tục.
Đại học Giáo hoàng Thánh Tôma Aquinô, thường được gọi là Đại học Angelicum, đã đăng trên trang web của mình vào ngày 4 tháng Ba rằng các lớp học sẽ bị đình chỉ cho đến ngày 15 tháng Ba. Nhà trường cũng đã hủy bỏ các sự kiện ngày 9 tháng Ba là Lễ Thánh Tôma Aquinô.
Trong một diễn biến thật đáng buồn, hôm thứ Năm 5 tháng Ba, các giám mục Ý đã quyết định đình chỉ các Thánh lễ trong tuần tại các nhà thờ trong các khu vực phía bắc của Ý bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của coronavirus. Đây là một động thái được cho là chưa từng có trong lịch sử của Giáo Hội tại Ý. Thật thế, ngay trong thời kỳ dịch hạch tấn công Milan vào thế kỷ 17, các thánh lễ chưa từng bị đình chỉ.
Một tuyên bố từ Hội Đồng Giám Mục Italia cho biết các Thánh lễ sẽ không được tổ chức từ thứ Hai đến thứ Bảy tại các nhà thờ trong vùng Lombardy, Veneto và Emilia Romagna cũng như tại các tỉnh Savona thuộc vùng Liguria, tỉnh Pesaro và tỉnh Urbino trong vùng Marche.
Tuyên bố đã không đề cập đến các Thánh lễ Chúa Nhật. Theo giáo huấn Công Giáo các tín hữu có nghĩa vụ tham dự Thánh lễ Chúa Nhật trừ khi bệnh hoạn.
Động thái đình chỉ các thánh lễ trong tuần đã diễn ra trong Mùa Chay, là thời gian mà nhiều người Công Giáo đi lễ trong tuần hơn so với các thời điểm khác trong năm. Đây cũng là thời gian cho các chặng đàng Thánh Giá mỗi ngày thứ Sáu và các hình thức đạo đức khác.
Chính phủ Ý đã ra lệnh đóng cửa các rạp chiếu phim và nhà hát và khuyên người Ý không được bắt tay hay ôm nhau. Một số hội nghị đã diễn ra trong vài tháng tới với sự tham gia của Đức Thánh Cha Phanxicô đã bị hoãn lại.
Liên quan đến tình trạng sức khoẻ của Đức Thánh Cha, trong một tuyên bố vào tối thứ Ba, Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ bị cảm lạnh thông thường, và ngài không có các triệu chứng gây ra bởi các bệnh khác.
“Đức Thánh Cha vẫn cử hành thánh lễ hàng ngày và theo dõi các bài tĩnh tâm đang diễn ra tại Trung tâm ‘Nhà Thầy Chí Thánh’, Casa Divin Maestro, của tu đoàn thánh Phaolô ở Ariccia, thuộc giáo phận Albano, cách Rôma khoảng 30 cây số về hướng nam,” ông Matteo Bruni nói.
Cũng trong ngày 3 tháng Ba, ký giả Franca Giansoldati chuyên về Vatican của tờ Il Messaggero cho biết khi Đức Thánh Cha bắt đầu có các triệu chứng cảm lạnh. Các bác sĩ của ngài ngay lập tức đã kiểm tra xem liệu ngài có nhiễm coronavirus hay không, nhưng may mắn là các xét nghiệm đã cho kết quả âm tính. Nói cách khác, Đức Thánh Cha Phanxicô không hề nhiễm coronavirus như những đồn thổi trên các phương tiện truyền thông.
Source:Catholic HeraldPontifical universities close as coronavirus deaths in Italy surpass 100
Source:ReutersIn drastic step, Italy bishops cancel weekday Masses in coronavirus areas
Bộ Y tế Palestine kêu gọi tất cả các nhà thờ Kitô giáo trong vùng, và các đền thờ Hồi giáo cũng như các tổ chức khác phải đóng cửa trong vòng hai tuần lễ.
Tính đến chiều thứ Năm 5 tháng Ba, số người chết vì coronavirus tại Iran đã tăng vọt lên đến 107 người, gần gấp đôi con số 66 trường hợp được báo cáo một ngày trước đó. Số người nhiễm bệnh lên đến 3,513 người.
Tại Ý, chỉ trong 48 giờ, số trường hợp tử vong tại quốc gia này đã tăng gần gấp đôi, từ 79 trường hợp vào chiều thứ Ba lên đến 148 trường hợp vào chiều thứ Năm 5 tháng Ba. Trong khi đó, số người nhiễm bệnh đã lên đến 3,089 trường hợp.
Hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh và tử vong là ở phía bắc, nhưng trong những ngày qua các trường hợp nhiễm bệnh cũng đã được xác nhận ở 19 trong tổng số 20 miền của Ý. Do đó, Thủ tướng Giuseppe Conte bày tỏ lo ngại rằng dịch vụ y tế có nguy cơ bị quá tải.
Hiện nay, tình trạng dịch bệnh được kể là nghiêm trọng nhất ở miền Bologna, tiếp theo là hai miền Emilia-Romagna và Veneto. Trong miền Lazio, bao quanh Rôma, có 30 người nhiễm coronavirus tính đến ngày 4 tháng Ba.
Trước con số tử vong tăng quá nhanh như thế, chính quyền Ý tuyên bố đóng cửa tất cả các trường học từ mẫu giáo đến đại học trong cả nước từ ngày 5 đến 15 tháng Ba, như một biện pháp phòng ngừa lây lan coronavirus.
Theo sau quyết định này của chính phủ Ý, tất cả các Đại Học Giáo Hoàng cũng đã đóng cửa vào ngày 5 tháng Ba.
Tưởng cũng nên biết thêm, là để thực hiện sứ vụ công bố chân lý mạc khải, Giáo Hội có các trường đại học hay các phân khoa, hầu đào sâu các môn học thánh hay các môn liên hệ với các thánh khoa và để huấn luyện các sinh viên về các môn ấy theo phương pháp khoa học.
Riêng tại Rôma, Giáo Hội có 7 trường Đại Học Công Giáo được gọi là Đại Học Giáo Hoàng (Pontifical Universities) vì hoàn toàn do Toà Thánh điều hành về cơ sở, chương trình học và cả nhân sự. Thí dụ, trường Đại Học Giáo Hoàng Urbano VIII, là đại học dành riêng cho các linh mục tu sĩ đến từ các nước truyền giáo như Việt Nam hay các nước Phi Châu. Sinh viên đại đa số có học bổng do Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đài thọ. Đa số linh mục, tu sĩ Việt Nam sang Rôma học ở Đại Học Urbano VIII nầy.
Đại học Giáo Hoàng Santa Croce đã đưa ra một tuyên bố cho biết nhà trường sẽ đình chỉ các lớp học cho đến ngày 15 tháng Ba.
Việc đình chỉ này cũng áp dụng đối với các hội nghị và đại hội, được hoãn lại vào một ngày khác sẽ được thông báo sau bởi các tổ chức có liên quan. Tuy nhiên, nhà trường cho biết thêm rằng các lớp hàm thụ vẫn sẽ tiếp tục.
Đại học Giáo hoàng Thánh Tôma Aquinô, thường được gọi là Đại học Angelicum, đã đăng trên trang web của mình vào ngày 4 tháng Ba rằng các lớp học sẽ bị đình chỉ cho đến ngày 15 tháng Ba. Nhà trường cũng đã hủy bỏ các sự kiện ngày 9 tháng Ba là Lễ Thánh Tôma Aquinô.
Trong một diễn biến thật đáng buồn, hôm thứ Năm 5 tháng Ba, các giám mục Ý đã quyết định đình chỉ các Thánh lễ trong tuần tại các nhà thờ trong các khu vực phía bắc của Ý bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của coronavirus. Đây là một động thái được cho là chưa từng có trong lịch sử của Giáo Hội tại Ý. Thật thế, ngay trong thời kỳ dịch hạch tấn công Milan vào thế kỷ 17, các thánh lễ chưa từng bị đình chỉ.
Một tuyên bố từ Hội Đồng Giám Mục Italia cho biết các Thánh lễ sẽ không được tổ chức từ thứ Hai đến thứ Bảy tại các nhà thờ trong vùng Lombardy, Veneto và Emilia Romagna cũng như tại các tỉnh Savona thuộc vùng Liguria, tỉnh Pesaro và tỉnh Urbino trong vùng Marche.
Tuyên bố đã không đề cập đến các Thánh lễ Chúa Nhật. Theo giáo huấn Công Giáo các tín hữu có nghĩa vụ tham dự Thánh lễ Chúa Nhật trừ khi bệnh hoạn.
Động thái đình chỉ các thánh lễ trong tuần đã diễn ra trong Mùa Chay, là thời gian mà nhiều người Công Giáo đi lễ trong tuần hơn so với các thời điểm khác trong năm. Đây cũng là thời gian cho các chặng đàng Thánh Giá mỗi ngày thứ Sáu và các hình thức đạo đức khác.
Chính phủ Ý đã ra lệnh đóng cửa các rạp chiếu phim và nhà hát và khuyên người Ý không được bắt tay hay ôm nhau. Một số hội nghị đã diễn ra trong vài tháng tới với sự tham gia của Đức Thánh Cha Phanxicô đã bị hoãn lại.
Liên quan đến tình trạng sức khoẻ của Đức Thánh Cha, trong một tuyên bố vào tối thứ Ba, Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ bị cảm lạnh thông thường, và ngài không có các triệu chứng gây ra bởi các bệnh khác.
“Đức Thánh Cha vẫn cử hành thánh lễ hàng ngày và theo dõi các bài tĩnh tâm đang diễn ra tại Trung tâm ‘Nhà Thầy Chí Thánh’, Casa Divin Maestro, của tu đoàn thánh Phaolô ở Ariccia, thuộc giáo phận Albano, cách Rôma khoảng 30 cây số về hướng nam,” ông Matteo Bruni nói.
Cũng trong ngày 3 tháng Ba, ký giả Franca Giansoldati chuyên về Vatican của tờ Il Messaggero cho biết khi Đức Thánh Cha bắt đầu có các triệu chứng cảm lạnh. Các bác sĩ của ngài ngay lập tức đã kiểm tra xem liệu ngài có nhiễm coronavirus hay không, nhưng may mắn là các xét nghiệm đã cho kết quả âm tính. Nói cách khác, Đức Thánh Cha Phanxicô không hề nhiễm coronavirus như những đồn thổi trên các phương tiện truyền thông.
Source:Catholic Herald
Source:Reuters