Trước đây, chúng tôi đã đưa tin về gương sáng của cô Maria Trần Chân Tử (Mako Chan - 陈真子), giáo dân giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, ở quận Thái Phố (Tai Po - 大埔).
Khi nguồn cung cấp khẩu trang y tế giảm dần ở Hương Cảng, cô Chân Tử, là chủ một thẩm mỹ viện, đã làm việc trong bốn ngày để làm 2,100 chai nước diệt trùng để rửa tay trong kho của mình. Được sự giúp đỡ của các tình nguyện viên, cô cũng đã phát cho những người nghèo những chai nước này và tổng cộng gần mười nghìn khẩu trang y tế làm từ Indonesia.
Tuần qua, chúng tôi cũng đã đưa tin về gương sáng của bác sĩ Alfred Hoàng (Wong - 黄), 38 tuổi, là giáo dân giáo xứ Thánh Giá ở Sao Cơ Loan (Shau Kei Wan -筲箕灣). Anh tình nguyện gia nhập đội ngũ nhân viên y tế tại khu cách ly.
Các đồng nghiệp Hương Cảng tại Trung Tâm Nghiên Cứu Thánh Linh, gọi tắt là HSSC, vừa cho chúng tôi biết thêm một tấm gương khác của một thanh niên Công Giáo khác là anh Đường Chí Mẫn (Tang Zhimin - 唐志敏), 32 tuổi, là giáo dân giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, ở quận Thái Phố.
Mặc dù không có kinh nghiệm sản xuất. Anh Mẫn đã mở xưởng riêng của anh để làm các khẩu trang y tế sau khi các nhà thuốc trong thành phố bán hết các khẩu trang này giữa sự bùng phát toàn cầu trận dịch coronavirus.
Theo nhận định của anh, nguyên lý làm ăn trên thị trường là “nếu có nhu cầu thì có thị trường. Vì thế, tôi nghĩ làm các khẩu trang thì có gì mà khó, chỉ là mấy miếng vải khâu lại với nhau thôi mà. Sao tôi không mở xưởng riêng của mình?”
Anh Mẫn mướn một nhà kho và nhập máy móc từ Ấn Độ sang. Anh sản xuất và chỉ bán trên mạng trực tuyến để tránh cái cảnh người ta phải xếp hàng dài.
Anh nói: “Mục tiêu chúng tôi đặt ra là nếu chúng tôi tiếp tục được, cái xưởng này sẽ là cái khiên che chở cho Hương Cảng. Người Hương Cảng sẽ nhớ rằng có một cái xưởng như thế này. Khi người ta bán 10 đô la Hương Cảng một cái khẩu trang y tế, cái xưởng này vẫn chỉ bán 1 đô la Hương Cảng một cái.”
Nếu anh bán 5 đô la một cái, người ta vẫn mua ào ào. Nhưng anh không lợi dụng thời cơ để làm giầu trên nỗi khổ của người khác.
Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
Khi nguồn cung cấp khẩu trang y tế giảm dần ở Hương Cảng, cô Chân Tử, là chủ một thẩm mỹ viện, đã làm việc trong bốn ngày để làm 2,100 chai nước diệt trùng để rửa tay trong kho của mình. Được sự giúp đỡ của các tình nguyện viên, cô cũng đã phát cho những người nghèo những chai nước này và tổng cộng gần mười nghìn khẩu trang y tế làm từ Indonesia.
Tuần qua, chúng tôi cũng đã đưa tin về gương sáng của bác sĩ Alfred Hoàng (Wong - 黄), 38 tuổi, là giáo dân giáo xứ Thánh Giá ở Sao Cơ Loan (Shau Kei Wan -筲箕灣). Anh tình nguyện gia nhập đội ngũ nhân viên y tế tại khu cách ly.
Các đồng nghiệp Hương Cảng tại Trung Tâm Nghiên Cứu Thánh Linh, gọi tắt là HSSC, vừa cho chúng tôi biết thêm một tấm gương khác của một thanh niên Công Giáo khác là anh Đường Chí Mẫn (Tang Zhimin - 唐志敏), 32 tuổi, là giáo dân giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, ở quận Thái Phố.
Mặc dù không có kinh nghiệm sản xuất. Anh Mẫn đã mở xưởng riêng của anh để làm các khẩu trang y tế sau khi các nhà thuốc trong thành phố bán hết các khẩu trang này giữa sự bùng phát toàn cầu trận dịch coronavirus.
Theo nhận định của anh, nguyên lý làm ăn trên thị trường là “nếu có nhu cầu thì có thị trường. Vì thế, tôi nghĩ làm các khẩu trang thì có gì mà khó, chỉ là mấy miếng vải khâu lại với nhau thôi mà. Sao tôi không mở xưởng riêng của mình?”
Anh Mẫn mướn một nhà kho và nhập máy móc từ Ấn Độ sang. Anh sản xuất và chỉ bán trên mạng trực tuyến để tránh cái cảnh người ta phải xếp hàng dài.
Anh nói: “Mục tiêu chúng tôi đặt ra là nếu chúng tôi tiếp tục được, cái xưởng này sẽ là cái khiên che chở cho Hương Cảng. Người Hương Cảng sẽ nhớ rằng có một cái xưởng như thế này. Khi người ta bán 10 đô la Hương Cảng một cái khẩu trang y tế, cái xưởng này vẫn chỉ bán 1 đô la Hương Cảng một cái.”
Nếu anh bán 5 đô la một cái, người ta vẫn mua ào ào. Nhưng anh không lợi dụng thời cơ để làm giầu trên nỗi khổ của người khác.
Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.