Thuật ngữ Sinophobia, nghĩa là bài người Hoa, đã có từ lâu trong tự điển. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, khi dịch coronavirus bùng phát tại Vũ Hán, xu hướng này có thể thấy rất rõ trên các phương tiện truyền thông và trong đời sống thường nhật. Những cách thế khác nhau, mà nó đã thể hiện trong cuộc khủng hoảng coronavirus này, cho thấy mối quan hệ ngày càng phức tạp của thế giới với Trung Quốc vào thời điểm này.
Sammi Yang lần đầu tiên nhận ra có gì đó không ổn khi cô đến khám tại phòng mạch một bác sĩ ở Berlin và ngay lập tức bị người bảo vệ ngăn không cho vào tòa nhà.
Những bệnh nhân khác đến sau cô, cứ lần lượt bước qua cửa, vào phòng khám, trong khi cô Yang, một chuyên viên trang điểm đến từ Trung Quốc, phải đợi bên ngoài trong cái lạnh tháng Giêng. Cuối cùng, bác sĩ của cô cũng xuất hiện. Câu nói đầu tiên của bà ấy là: “Đây không phải là chuyện cá nhân nhưng...”
Ngập ngừng một lát bà ấy nói: “Chúng tôi hiện không nhận bất kỳ bệnh nhân người Hoa nào vì loại virus Trung Quốc này”. Rồi bà khép cửa lại không đợi cho cô gái người Hoa có thể nói một lời.
Yang nói với BBC trong nước mắt: “Tôi không có cơ hội để giải thích, tôi không kịp nói rằng tôi vẫn khỏe mạnh. Tôi cũng không đi du lịch Trung Quốc gần đây.”
Trong một trường hợp khác, một nữ sinh viên Trung Quốc đến từ Thành Đô (Chengdu - 成都)sống ở Berlin đã được chủ nhà của cô, là nữ diễn viên người Đức, Gabrielle Scharnitzky, cho thời hạn hai tuần phải dọn ra khỏi nhà cô ta. Scharnitzky bảo vệ hành động của mình, nói rằng “Tôi phải tự bảo vệ mình trước nguy cơ lây nhiễm thực sự có thể xảy ra bởi một người trở về từ khu vực bị nhiễm virus, cứ ra vào nhà tôi thế này sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của tôi và sức khỏe của các khách đến thăm tôi”. Trước đó, nữ sinh này đã thông báo cho Scharnitzky về ý định về thăm Trung Quốc vào dịp Tết Canh Tí, nhưng cuối cùng cô không đi. Dù vậy, cô vẫn bị đuổi ra khỏi nhà.
Trong những tuần kể từ khi virus lan truyền khắp thế giới, nhiều câu chuyện phân biệt đối xử đối với các công dân Trung Quốc hoặc bất kỳ ai nhìn có vẻ như người Hoa đã nổi lên rất nhiều.
Ngay cả khi sự cảm thông đã tăng lên đối với các nạn nhân Trung Quốc, đặc biệt là sau cái chết của “bác sĩ anh hùng” Lý Văn Lương, nạn phân biệt chủng tộc và bài ngoại liên quan đến coronavirus đã phát triển mạnh.
Tuy nhiên, tại Bavaria, quê hương của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, tình hình có khác biệt.
Một liên hoan về văn hóa Trung Hoa đã được tổ chức tại thị trấn Dietfurt. Thị trấn vùng Bavaria này đã tổ chức liên hoan về văn hóa Trung Hoa từ những thập niên 1950 dựa trên những giai thoại lịch sử lượm lặt đó đây.
Một số du khách tham dự sự kiện này. Đặc biệt, được ưu tiên là các du học sinh đến từ Trung Quốc. Từ Nhã Văn (Yawen Xu- 徐雅文) và Lý Thu Đồng (Qiutong Li -李秋彤) là các sinh viên đến từ Trung Quốc. Hai cô nói rằng “Tôi nghĩ người Đức có hiểu biết riêng của họ về văn hóa Trung Hoa. Điều được thể hiện trong liên hoan này trông hơi khác so với tại Trung Hoa!”
Nhiều dịp hội hè tại tại Âu Châu bị đánh giá là không nhạy cảm về văn hóa. Angela, một sinh viên người Mỹ gốc Hoa, nói: “Tôi nghĩ hơi buồn cười. Một số biểu ngữ treo trên kia nói ‘Ê người Tầu!’ Nó có vẻ đúng nhưng người ta không chào nhau như thế. Có cả lô những điều ngớ ngẩn, một số viết bằng chữ Hoa, nhưng thiếu cái này cái kia khi viết tay theo lối của người không nói tiếng Hoa.”
Sự kiện hàng năm này lôi cuốn hàng trăm khách du lịch.
“Những người Hoa tham dự phản ứng rất tích cực. Chúng tôi chụp hình chung với họ và họ rất thích.”
Mỗi năm thị trấn cũng chọn ra một đại đế Trung Hoa cho tuần liên hoan này.
Sự kiện văn hóa cũng có những yếu tố tích cực là thể hiện tình liên đới với một dân tộc đang gặp nhiều tai họa: vừa bị bọn cầm quyền cướp mất tự do, vừa phải chịu một trận dịch kinh hoàng.
Sammi Yang lần đầu tiên nhận ra có gì đó không ổn khi cô đến khám tại phòng mạch một bác sĩ ở Berlin và ngay lập tức bị người bảo vệ ngăn không cho vào tòa nhà.
Những bệnh nhân khác đến sau cô, cứ lần lượt bước qua cửa, vào phòng khám, trong khi cô Yang, một chuyên viên trang điểm đến từ Trung Quốc, phải đợi bên ngoài trong cái lạnh tháng Giêng. Cuối cùng, bác sĩ của cô cũng xuất hiện. Câu nói đầu tiên của bà ấy là: “Đây không phải là chuyện cá nhân nhưng...”
Ngập ngừng một lát bà ấy nói: “Chúng tôi hiện không nhận bất kỳ bệnh nhân người Hoa nào vì loại virus Trung Quốc này”. Rồi bà khép cửa lại không đợi cho cô gái người Hoa có thể nói một lời.
Yang nói với BBC trong nước mắt: “Tôi không có cơ hội để giải thích, tôi không kịp nói rằng tôi vẫn khỏe mạnh. Tôi cũng không đi du lịch Trung Quốc gần đây.”
Trong một trường hợp khác, một nữ sinh viên Trung Quốc đến từ Thành Đô (Chengdu - 成都)sống ở Berlin đã được chủ nhà của cô, là nữ diễn viên người Đức, Gabrielle Scharnitzky, cho thời hạn hai tuần phải dọn ra khỏi nhà cô ta. Scharnitzky bảo vệ hành động của mình, nói rằng “Tôi phải tự bảo vệ mình trước nguy cơ lây nhiễm thực sự có thể xảy ra bởi một người trở về từ khu vực bị nhiễm virus, cứ ra vào nhà tôi thế này sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của tôi và sức khỏe của các khách đến thăm tôi”. Trước đó, nữ sinh này đã thông báo cho Scharnitzky về ý định về thăm Trung Quốc vào dịp Tết Canh Tí, nhưng cuối cùng cô không đi. Dù vậy, cô vẫn bị đuổi ra khỏi nhà.
Trong những tuần kể từ khi virus lan truyền khắp thế giới, nhiều câu chuyện phân biệt đối xử đối với các công dân Trung Quốc hoặc bất kỳ ai nhìn có vẻ như người Hoa đã nổi lên rất nhiều.
Ngay cả khi sự cảm thông đã tăng lên đối với các nạn nhân Trung Quốc, đặc biệt là sau cái chết của “bác sĩ anh hùng” Lý Văn Lương, nạn phân biệt chủng tộc và bài ngoại liên quan đến coronavirus đã phát triển mạnh.
Tuy nhiên, tại Bavaria, quê hương của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, tình hình có khác biệt.
Một liên hoan về văn hóa Trung Hoa đã được tổ chức tại thị trấn Dietfurt. Thị trấn vùng Bavaria này đã tổ chức liên hoan về văn hóa Trung Hoa từ những thập niên 1950 dựa trên những giai thoại lịch sử lượm lặt đó đây.
Một số du khách tham dự sự kiện này. Đặc biệt, được ưu tiên là các du học sinh đến từ Trung Quốc. Từ Nhã Văn (Yawen Xu- 徐雅文) và Lý Thu Đồng (Qiutong Li -李秋彤) là các sinh viên đến từ Trung Quốc. Hai cô nói rằng “Tôi nghĩ người Đức có hiểu biết riêng của họ về văn hóa Trung Hoa. Điều được thể hiện trong liên hoan này trông hơi khác so với tại Trung Hoa!”
Nhiều dịp hội hè tại tại Âu Châu bị đánh giá là không nhạy cảm về văn hóa. Angela, một sinh viên người Mỹ gốc Hoa, nói: “Tôi nghĩ hơi buồn cười. Một số biểu ngữ treo trên kia nói ‘Ê người Tầu!’ Nó có vẻ đúng nhưng người ta không chào nhau như thế. Có cả lô những điều ngớ ngẩn, một số viết bằng chữ Hoa, nhưng thiếu cái này cái kia khi viết tay theo lối của người không nói tiếng Hoa.”
Sự kiện hàng năm này lôi cuốn hàng trăm khách du lịch.
“Những người Hoa tham dự phản ứng rất tích cực. Chúng tôi chụp hình chung với họ và họ rất thích.”
Mỗi năm thị trấn cũng chọn ra một đại đế Trung Hoa cho tuần liên hoan này.
Sự kiện văn hóa cũng có những yếu tố tích cực là thể hiện tình liên đới với một dân tộc đang gặp nhiều tai họa: vừa bị bọn cầm quyền cướp mất tự do, vừa phải chịu một trận dịch kinh hoàng.