Các Mối Phúc là căn tính của người Kitô hữu của người Kitô hữu, bởi vì các mối phúc đó vẽ lên dung nhan của chính Chúa Giêsu, và lối sống của Người”. Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định lập trường trên trong Bài Giáo Lý về “con đường hạnh phúc” mà Chúa Giêsu đề nghị với chúng ta, con đường của Người là sự kiên nhẫn, tinh thần nghèo khó, sự phục vụ tha nhân, an ủi họ. Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng những ai tiến tới trong các đàng nhân đức đó đều có phúc và sẽ hạnh phúc.
Đức Giáo Hoàng đã bắt đầu một chuỗi các Bài Giáo Lý về Các Mối Phúc Thật theo thánh Mátthêu trong buổi triều kiến chung ngày thứ tư 29 tháng Giêng, được tổ chức trong đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục của Vatican, trước hàng ngàn khách hành hương và du khách đến từ toàn nước Ý và trên khắp thế giới.
Mở đầu, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,!
Ngày hôm nay, chúng ta bắt đầu một loạt Bài Giáo Lý về các Mối Phúc trong Tin Mừng theo thánh Mátthêu (5: 1-11). Bản văn này, mở ra “Bài Giảng trên núi” và đã soi sáng đời sống của các tín hữu, kể cả nhiều người không có đức tin. Thật là khó mà không bị đánh động bởi những lời lẽ này của Chúa Giêsu, và thật là chính đáng khi chúng ta muốn hiểu biết và đón nhận chúng mỗi ngày một sâu đậm hơn. Các Mối Phúc là căn tính của người Kitô hữu – đó là tấm thẻ căn cước của chúng ta – bởi vì các Mối Phúc vẽ lên dung nhan của chính Chúa Giêsu, lối sống của Người.
Bây giờ chúng ta sẽ đặt những lời của Chúa Giêsu vào trong toàn bộ trình thuật những lời Người phán; và trong các Bài Giáo Lý sắp tới, chúng ta sẽ bình giải từng mối phúc một.
Trước hết, điều quan trọng là phải thấy được sự công bố thông điệp này đã xẩy ra như thế nào: Chúa Giêsu, khi thấy các đám đông đi theo người, Người đã lên một con dốc nhỏ bao quanh biển hồ Galilê, Người ngồi xuống, và phán với các môn đệ của Người, loan báo Những Mối Phúc Thật. Thông điệp được gửi tới các môn đệ, nhưng xa hơn, còn có những đám đông, nghĩa là toàn thể nhân loại. Đó là một thông điệp cho toàn thể nhân loại.
Ngoài ra, “núi” khiến ta nghĩ tới núi Sinai, nơi Thiên Chúa đã ban cho ông Môsê các Điều Răn. Chúa Giêsu bắt đầu giảng dạy một lề luật mới: hãy nghèo khó, hãy hiền lành, hãy giầu lòng thương xót… Những “điều răn mới” này còn hơn là những chuẩn mực. Quả vậy, Chúa Giêsu không áp đặt điều gì, nhưng Người vạch ra con đường hạnh phúc – con đường của Người – bằng cách nhắc lại 8 lần cụm từ “Phúc thay ai”.
Mỗi Mối Phúc gồm có ba phần. Trước hết, có câu “Phúc thay ai”; rồi tới tình trạng trong đó có những người được phúc: tâm hồn nghèo khó, sầu khổ, khát khao công chính, vv…; cuối cùng, là lý do của Mối Phúc, được dẫn bằng từ “vì” “Phúc thay ai… vì…”. Đó là 8 mối phúc và thật là đẹp nếu chúng ta có thể học thuộc lòng các mối phúc đó để có thể nhắc lại, để thực sự luôn có trong đầu và trong tâm hồn lề luật này mà Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta.
Chúng ta hãy cẩn thận với phương diện này: lý do của mối phúc không phải là tình trạng hiện tại mà là điều kiện mới mà những người có phúc nhận được từ Thiên Chúa như một ân sủng: “vì Nước Trời là của họ”…
Trong phần thứ ba, vốn chính là lý do của mối phúc, Chúa Giêsu thường dùng thì tương lai dưới hình thức thụ động, chẳng hạn “họ sẽ được an ủi”, “họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp”, “họ sẽ được thỏa lòng”, “họ sẽ được xót thương”, “họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa”.
Nhưng từ ngữ “phúc” có nghĩa là gì? Tại sao mỗi mối trong 8 Mối Phúc đều bắt đầu bởi chữ “phúc”. Từ ngữ nguyên thủy không chỉ định kẻ có bụng dạ no đầy hay kẻ có một cuộc sống dễ chịu, mà chính là một người đang ở trong một điều kiện ơn phúc, đang thăng tiến trong ân sủng của Thiên Chúa và tiến bước trên con đường của Thiên Chúa. Đó là sự kiên nhẫn, sự nghèo khó, sự phục vụ tha nhân, sự an ủi… Những ai tiến tới trong các lãnh vực đó đều có phúc và được hạnh phúc.
Để hiến thân cho chúng ta, Thiên Chúa thường chọn những con đường khó tưởng tượng được, có thể là những con đường của những đau khổ, của những nước mắt, của những thất bại của chúng ta. Chính là niềm vui phục sinh mà anh chị em Chính Thống Giáo Đông Phương của chúng ta nói đến, niềm vui mang thương tích nhưng sống động, đã vượt qua sự chết và đã trải nghiệm quyền phép của Thiên Chúa. Các Mối Phúc dẫn đưa anh chị em tới niềm vui, luôn luôn là con đường để đạt tới niềm vui.
Sẽ có ích cho chúng ta để cầm lấy cuốn Kinh Thánh và đọc to lên Tin Mừng theo thánh Mátthêu ngày hôm nay, ở chương 5, từ câu 1 đến câu 11, và đọc các Mối Phúc – có lẽ nhiều lần trong tuần lễ này – để hiểu được con đường tươi đẹp biết bao, an toàn biết bao của hạnh phúc mà Chúa đề nghị cho chúng ta.
Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.
Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.
Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.
Phúc cho anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế.
Đức Giáo Hoàng đã bắt đầu một chuỗi các Bài Giáo Lý về Các Mối Phúc Thật theo thánh Mátthêu trong buổi triều kiến chung ngày thứ tư 29 tháng Giêng, được tổ chức trong đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục của Vatican, trước hàng ngàn khách hành hương và du khách đến từ toàn nước Ý và trên khắp thế giới.
Mở đầu, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,!
Ngày hôm nay, chúng ta bắt đầu một loạt Bài Giáo Lý về các Mối Phúc trong Tin Mừng theo thánh Mátthêu (5: 1-11). Bản văn này, mở ra “Bài Giảng trên núi” và đã soi sáng đời sống của các tín hữu, kể cả nhiều người không có đức tin. Thật là khó mà không bị đánh động bởi những lời lẽ này của Chúa Giêsu, và thật là chính đáng khi chúng ta muốn hiểu biết và đón nhận chúng mỗi ngày một sâu đậm hơn. Các Mối Phúc là căn tính của người Kitô hữu – đó là tấm thẻ căn cước của chúng ta – bởi vì các Mối Phúc vẽ lên dung nhan của chính Chúa Giêsu, lối sống của Người.
Bây giờ chúng ta sẽ đặt những lời của Chúa Giêsu vào trong toàn bộ trình thuật những lời Người phán; và trong các Bài Giáo Lý sắp tới, chúng ta sẽ bình giải từng mối phúc một.
Trước hết, điều quan trọng là phải thấy được sự công bố thông điệp này đã xẩy ra như thế nào: Chúa Giêsu, khi thấy các đám đông đi theo người, Người đã lên một con dốc nhỏ bao quanh biển hồ Galilê, Người ngồi xuống, và phán với các môn đệ của Người, loan báo Những Mối Phúc Thật. Thông điệp được gửi tới các môn đệ, nhưng xa hơn, còn có những đám đông, nghĩa là toàn thể nhân loại. Đó là một thông điệp cho toàn thể nhân loại.
Ngoài ra, “núi” khiến ta nghĩ tới núi Sinai, nơi Thiên Chúa đã ban cho ông Môsê các Điều Răn. Chúa Giêsu bắt đầu giảng dạy một lề luật mới: hãy nghèo khó, hãy hiền lành, hãy giầu lòng thương xót… Những “điều răn mới” này còn hơn là những chuẩn mực. Quả vậy, Chúa Giêsu không áp đặt điều gì, nhưng Người vạch ra con đường hạnh phúc – con đường của Người – bằng cách nhắc lại 8 lần cụm từ “Phúc thay ai”.
Mỗi Mối Phúc gồm có ba phần. Trước hết, có câu “Phúc thay ai”; rồi tới tình trạng trong đó có những người được phúc: tâm hồn nghèo khó, sầu khổ, khát khao công chính, vv…; cuối cùng, là lý do của Mối Phúc, được dẫn bằng từ “vì” “Phúc thay ai… vì…”. Đó là 8 mối phúc và thật là đẹp nếu chúng ta có thể học thuộc lòng các mối phúc đó để có thể nhắc lại, để thực sự luôn có trong đầu và trong tâm hồn lề luật này mà Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta.
Chúng ta hãy cẩn thận với phương diện này: lý do của mối phúc không phải là tình trạng hiện tại mà là điều kiện mới mà những người có phúc nhận được từ Thiên Chúa như một ân sủng: “vì Nước Trời là của họ”…
Trong phần thứ ba, vốn chính là lý do của mối phúc, Chúa Giêsu thường dùng thì tương lai dưới hình thức thụ động, chẳng hạn “họ sẽ được an ủi”, “họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp”, “họ sẽ được thỏa lòng”, “họ sẽ được xót thương”, “họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa”.
Nhưng từ ngữ “phúc” có nghĩa là gì? Tại sao mỗi mối trong 8 Mối Phúc đều bắt đầu bởi chữ “phúc”. Từ ngữ nguyên thủy không chỉ định kẻ có bụng dạ no đầy hay kẻ có một cuộc sống dễ chịu, mà chính là một người đang ở trong một điều kiện ơn phúc, đang thăng tiến trong ân sủng của Thiên Chúa và tiến bước trên con đường của Thiên Chúa. Đó là sự kiên nhẫn, sự nghèo khó, sự phục vụ tha nhân, sự an ủi… Những ai tiến tới trong các lãnh vực đó đều có phúc và được hạnh phúc.
Để hiến thân cho chúng ta, Thiên Chúa thường chọn những con đường khó tưởng tượng được, có thể là những con đường của những đau khổ, của những nước mắt, của những thất bại của chúng ta. Chính là niềm vui phục sinh mà anh chị em Chính Thống Giáo Đông Phương của chúng ta nói đến, niềm vui mang thương tích nhưng sống động, đã vượt qua sự chết và đã trải nghiệm quyền phép của Thiên Chúa. Các Mối Phúc dẫn đưa anh chị em tới niềm vui, luôn luôn là con đường để đạt tới niềm vui.
Sẽ có ích cho chúng ta để cầm lấy cuốn Kinh Thánh và đọc to lên Tin Mừng theo thánh Mátthêu ngày hôm nay, ở chương 5, từ câu 1 đến câu 11, và đọc các Mối Phúc – có lẽ nhiều lần trong tuần lễ này – để hiểu được con đường tươi đẹp biết bao, an toàn biết bao của hạnh phúc mà Chúa đề nghị cho chúng ta.
Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.
Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.
Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.
Phúc cho anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế.