Các Giám mục nói thêm rằng các Giám mục Công Giáo tại Đất Thánh đã “than thở về thất bại của cộng đồng quốc tế giúp nhận ra công lý và hòa bình ở đây, nơi Chúa Kitô sinh ra. Các chính phủ của chúng tôi phải làm nhiều hơn để đáp ứng trách nhiệm của họ trong việc duy trì luật pháp quốc tế và bảo vệ phẩm giá con người. Trong một số trường hợp, họ đã trở nên tích cực đồng lõa trong các tệ nạn xung đột và chiếm đóng.”
Các Giám mục tham dự chuyến thăm là một phần của nhóm Điều phối Đất Thánh, được thành lập bởi Hội Đồng Giám mục Công Giáo của Anh và Wales cùng như bao gồm các Giám mục từ Hoa Kỳ và Châu u. Bên cạnh chuyến đi hàng năm đến Đất Thánh, nhóm còn thúc đẩy nhận thức, hành động và cầu nguyện cho khu vực. Phái đoàn trong chuyến đi bao gồm Đức Giám Mục Declan Lang của Clifton, chủ tịch Điều phối Đất Thánh; Đức Tổng Giám Mục Timothy Broglio của Tổng giáo phận Quân đội Hoa Kỳ; các Giám mục từ khắp châu u; và một giám mục Anh giáo.
Trong chuyến đi từ ngày 11 đến 16 tháng 1, các Giám mục đã đến thăm các Kitô hữu ở Gaza, Đông Giêrusalem và Ramallah. Sau chuyến thăm gần đây, các Giám mục nói rằng họ đã rất đau lòng biết rõ điều kiện sống của người dân vùng Đất Thánh càng tồi tệ, đặc biệt là “ở Bờ Tây nơi các anh chị em của chúng tôi bị từ chối ngay cả các quyền cơ bản bao gồm tự do di chuyển.”
“Tại Gaza, các quyết định chính trị của tất cả các bên đã dẫn đến việc tạo ra một nhà tù ngoài trời, vi phạm nhân quyền và khủng hoảng nhân đạo sâu sắc. Chúng tôi đã được chào đón bởi các gia đình chỉ tập trung vào sinh tồn hàng ngày và nguyện vọng của họ đã giảm xuống mức tối thiểu như điện và nước sạch”, họ nói.
Các Giám mục đến thăm viếng nói rằng các Giám mục địa phương cảnh báo rằng “mọi người đang phải đối mặt với 'sự bốc hơi hy vọng cho một giải pháp lâu dài'”. Họ nói thêm: Chúng tôi đã tận mắt chứng kiến thực tế này, đặc biệt là cách xây dựng các khu định cư và bức tường ngăn cách đang phá hủy triển vọng của hai quốc gia đang hiện hữu trong hòa bình.
Các Giám mục khuyến khích các chính phủ của quốc gia họ tìm kiếm các giải pháp chính trị cho các cuộc xung đột ở Đất Thánh, bao gồm: “theo sự chỉ dẫn của Tòa Thánh trong việc công nhận Nhà nước Palestine, giải quyết các mối quan ngại về an ninh của Israel và quyền mọi người được sống an toàn, từ chối hỗ trợ chính trị hoặc kinh tế cho các khu định cư và kiên quyết phản đối các hành vi bạo lực hoặc lạm dụng nhân quyền của bất kỳ bên nào.”
Tòa Thánh Vatican chính thức công nhận quốc gia Palestine trong một thỏa thuận ký kết ngày 13.5.2015. Thỏa thuận đề cập về hoạt động của Giáo Hội Công Giáo trên lãnh thổ Palestine cũng như khẳng định rõ ràng là Tòa Thánh chinh thức công nhận quốc gia Palestine. Thông cáo của Tòa thánh Vatican nói rằng các bên bày tỏ sự hài lòng về "hiệp ước đạt đến một thỏa thuận toàn diện" giữa Vatican và Nhà nước Palestine" liên quan đến những khía cạnh thiết yếu về đời sống và hoạt động của Giáo Hội Công Giáo tại Palestine."
Các Giám mục cũng cảm ơn các linh mục, tu sỉ, và giáo dân trong khu vực đang cung cấp các dịch vụ như giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho những người dân dễ bị tổn thương, và khuyến khích ngày càng nhiều Kitô hữu hành hương đến Đất Thánh để tham gia với các cộng đồng địa phương trong khu vực qua những chuyến đi của họ. “Khi thực hiện những bước đi này, cộng đồng quốc tế có thể đoàn kết một cách có ý nghĩa với những người Israel và Palestine không từ bỏ cuộc đấu tranh bất bạo động của họ cho công lý, hòa bình và nhân quyền”, các Giám mục nói thêm. “Chúng tôi cầu nguyện cho hòa bình của Giêsusalem.”
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Nguồn: catholicnewsagency.com