Chúng ta thường đinh ninh rằng mọi việc ở đời đều do Đấng Tạo Hóa quan phòng. Nhưng quan phòng không có nghĩa là định đoạt. Quan phòng hiểu theo nghĩa quan sát, nhận định, hướng dẫn, chứ không hiểu theo nghĩa quyết định. Tạo hóa đã cho chúng ta lý trí để suy xét và tự do để hành động. Chỉ khi nào con người có tự do hành động mới chịu trách nhiệm về hành động cuả mình. “God, in the beginning, created man, he made him subject to his own free choice.” (Sir14:15.)
Con người hữu lý khi tin rằng “Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân”. Trời không phụ người hiền đức vì phúc họa ở đời thường do phản dưỡng có điều kiện (conditioned feed back) tuỳ theo thái độ của con người. Khổng Tử viết “Vi thiện giả, Thiên báo chi dĩ phúc, vi bất thiện giả, Thiên báo chi dĩ hoạ”. Ai làm lành thì Trời báo phúc cho, ai làm điều chẳng lành thì Trời lấy họa mà giáng cho. Luận Ngữ ghi “Bất tri Thiên mệnh vô dĩ vi quân tử giã”. Không biết mệnh Trời thì không phải là người quân tử.
“Ý Trời” là ý niệm chung của dân gian được hiểu qua nhiều ý nghĩa khác nhau tùy theo tín ngưỡng. Chúng ta thử xét qua các ý nghĩa thông thường bàn bạc trong triết lý dân gian.
Cổ nhân thường quan niệm “Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại Thiên” hay “Sống chết bởi tại Trời, giầu nghèo là cái số. Dẫu ai ruộng sâu, trâu nái, đụn lúa, kho tiền, cũng bất quá thủ tài chi lỗ”. (Nguyễn Công Trứ). Của cải thế gian là những vật hư nát nên những kẻ vi phú thường bất nhân, không lo phần linh hồn và sống như những tên mọi giữ của !
Nếu tin hoàn toàn vào số mạng thì chúng ta đã tin vào thuyết định mệnh (determinism). Một khi tin vào số mệnh thì con người có thể có thái độ tiêu cực, buông thả, không cố gắng, nhưng không tự trách mình mà phó thác cho số mệnh.
“Cũng liều nhắm mất đưa chân,
Thử xem con tạo xoay vẫn đến đâu.” (Nguyễn Du)
Tại sao con người tin vào số mệnh? Có lẽ khi con người được tạo dựng nên ở thế trần cảm thấy mình quá yếu đuối trước những mãnh lực thiên nhiên, tai ương khốn khó như bão tố, động đất, hạn hán, lụt lội, bệnh tật, thú dữ… đối với con người cổ sơ, đó là những thiên tai trời định. (acts of God). Từ những sự bất lực đó, con người đã tìm giải đáp và cũng là nguồn an ủi là tin vào thần linh. Thần linh có rất nhiều loại như thần hiền, thần dữ, thủy thần, hà bá, sơn thần, thổ thần.... và con người thờ nhiều vị thần khác nhau tạo nên tình trạng đa thần (polytheism) trong đạo giáo dân gian.
Người Trung Hoa có tục ném thiếu nữ xuống sông tế thần Hà Bá, để thần Hà Bá vui lòng, bớt giận, khỏi gây thủy tai, lụt lội mỗi khi sông Hoàng Hà hay sông Dương Tử ngập lụt. “Hà Bá lấy vợ”. Biết bao thiếu nữ chết oan vì sự sùng bái mê tín dị đoan này. Người Việt có truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh để giải thích nạn lụt lội hàng năm ở sông Nhị Hà.
Ngoài tín niệm chung của nhân gian, có những tín niệm có hệ thống như các hệ thống tín lý của Khổng Học, Phật Học, Lão Học. Trừ các tăng sĩ, nho sĩ, trí thức; đa số người bình dân Việt pha trộn cả ba học thuyết vào với nhau trong cuộc sống hàng ngày. “Hữu sự vái tứ phương”: “Lạy Trời, lạy Phật, lạy Thiên Tiên Thánh Giáo, lạy ông bà, cha mẹ.... ban cho con được tai qua nạn khỏi” nhất là những lúc gặp khốn khó, thập tử nhất sinh, chiến tranh tang tóc “Tên reo đầu ngựa, giáo loan mặt thành”!
1. Ý Trời trong Khổng học
Khổng học là một triết thuyết về cách xử thế dựa trên Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín... Khổng học tin vào Mệnh Trời (God’s Mandate). Trời trong tâm trí người bình dân là Ngọc Hoàng, là Thượng Đế. “Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong”. Thuận Trời thì sống, chống Trời thì chết.
Sống theo mệnh trời là sống có trung, hiếu, tiết, nghĩa nhằm hướng đến cái chí thiện ở đời. Từ triết thuyết và luân lý làm người tốt và hữu dụng, triết lý giáo dục theo quan niệm của Nho học cốt đào tạo con người trở nên chí thiện. “Đại học chi dạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện”, chứ không chỉ học lục nghệ (lễ, nhạc, xạ, ngự, thủ, số ) để mưu sinh.
Khổng học còn là một triết thuyết về phương pháp trị quốc an dân. Vào các triều đại quân chủ, chương trình giáo dục của Trung Hoa và Việt Nam đều lấy Khổng học làm căn bản như dùng Tứ Thư, Ngũ Kinh làm sách giáo khoa cho sĩ tử. Văn võ bá quan trong các triều đại đều là những người xuất thân từ cửa Khổng, sân Trình, lấy Khổng học làm phương châm hướng dẫn hành động.
Người bình dân không cần đào sâu ý nghĩa của Thượng Đế trong Khổng học, thường chỉ tin vào Thượng Đế là đấng thiêng liêng, tạo nên vũ trụ, trên tất cả mọi loài, thể hiện qua lời cầu khẩn: “Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cầy, lấy bát cơm đầy, lấy khúc cá to”. Người theo Khổng học, “Ý Trời” là ý của Thượng Đế. Thượng Đế đã an bài mọi sự. “Chung cục thì chi cũng tại Trời.” (Nguyễn Du). Quan niệm về Thượng Đế được rõ ràng hơn từ khi Thiên Chúa Giáo được truyền đến Việt Nam vào thế kỷ thứ XVII, khoảng từ năm 1625.
Trước đó sách Kinh Thi trong Ngũ Kinh đã ghi:
-Thượng Đế rất lớn, soi xuống dưới rất rõ ràng, xem xét bốn phương, tìm sự khốn khó của dân mà cứu giúp. “Hoàng Hỹ Thượng Đế, lâm hạ hữu hách, giám quan tứ phương, cầu dân chi mạc”.
-Điều gì tốt dân chúng ước ao thì Trời cũng chiều theo. “Dân chi sở dục, Thiên tất tòng chi”, đồng nghĩa với câu Kinh Thánh “Cầu thì được, xin thì cho, gõ thì mở.”
-Đã là người, ai cũng đều là con của Trời. “Phàm nhân giai, vân Thiên chi tử”. Người là tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ. Thiên-Địa-Nhân trong vũ trụ hội nhập làm một. ”Thiên, nhân hợp nhất.”
Quan niệm của Nho học thường có tính cách tích cực hơn là tiêu cực. Con người phải cố gắng làm việc hết sức mình. Nếu không đạt được thành công thì không còn tự trách mình mà an ủi bằng mệnh số, đó là do “Ý Trời”. Cụ Nguyễn Công Trứ trong lúc hàn vi thường tự an ủi: “Hữu kỳ đức, ắt Trời kia chẳng phụ”. Sống trong đức hạnh, chắc ông Trời sẽ không phụ bạc !
2. Ý Trời trong Phật học
Phật học không giải thích số mệnh là do Trời, mà nhấn mạnh vào ý niệm “Nghiệp chướng” (Karma). Karma là một ý niệm đã có từ hàng ngàn năm trong giáo thuyết của Ấn Độ Giáo (Hinduism) trước khi Đức Phật ra đời. Ấn Độ giáo tin vào thuyết, luân hồi, nghiệp chướng và nhiều vị thần linh khác nhau mà thần Siva là vị thần có nhiều quyền lực nhất.
Phật học, sau Đại Hội kỳ thứ IV ở Ấn Độ, chia làm hai môn phái Tiểu Thừa (Hynayana) và Đại Thừa (Mahayana). Môn phái Tiểu Thừa khai triển mạnh ở Ấn Độ, Tích Lan, Thái Lan, Miến điện…. Môn phái Đại Thừa (Mahayana) không phát triển mạnh ở Ấn Độ mà phát triển qua Trung Hoa, Đại hàn, Việt Nam…..
Theo thuyết “Nghiệp chướng” thì mọi việc xảy ra ở đời này đều do kiếp trước truyền lại, nói khác đi là do tiền định. Con người vốn sinh ra và lẩn quẩn trong vòng tử sinh, sinh tử. Chết đi rồi lại đầu thai vào kiếp khác hoặc sinh vật khác gọi là luân hồi (rebirth/ reincarnation). Nếu kiếp này sống ác đức, tội lỗi, thì khi chết có thể hoá thân ra con ruồi, con muỗi, con trâu, con bò.... để làm thân trâu ngựa, cho đến khi được giải nghiệp, mới chấm dứt kiếp luân hồi. Có lẽ vì hoá kiếp như vậy cho nên chúng ta không biết loài thú là hiện thân của những linh hồn tội lỗi nào đó. Như vậy trong sinh vật có linh hồn. Có thể đó cũng là một trong những lý do để tránh sát sinh?
Nói khác đi, những gì mình chịu đựng hôm nay là do hậu quả của tiền kiếp (pre life), nghiệp báo. Ví dụ có người tin, sở dĩ chúng ta tha hương là vì nghiệp báo, ông bà chúng ta đã chiếm đất Chiêm Thành, đất Chân Lạp, giết hại biết bao dân lành nay bị nghiệp báo... Ca dao cũng có câu “Trời làm một chuyện lăng nhăng, ông hoá ra thằng, thằng hóa ra ông”. Câu ca dao nầy một số người cho là đã ứng nghiệm cho Việt Nam sau 1975! Nghiệp báo cũng là một loại định mệnh do kiếp trước ăn ở thất đức để lại. Do đó nhân sinh phải tìm cách giải nghiệp.
Phần tích cực của thuyết nghiệp báo là dù “Đã mang lấy nghiệp vào thân, cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa”. Nếu có “thiện tâm”, tu thân, tích đức, ăn hiền ở lành để tạo lập công đức có thể đạt đến trạng thái giải nghiệp (mosha). Nghĩa là thoát ra khỏi vòng luân hồi, nghiệp chướng vào cõi vô vi, niết bàn... hay cõi Tây Phương cực lạc... Khi đó “Buổi sáng, sau khi thức giấc, có thể chu du qua ba ngàn đại thiên thế giới mà còn đủ thì giờ trở về ăn sáng”.
Phương pháp hay nhất là tu tiên, đến chốn cùng cốc thâm sơn để tu luyện, như Đức Phật đã bỏ gia đình, vợ con, cha mẹ đế nghiệp của tiểu quốc Ca Tì La Vệ để lên núi tu luyện. Theo sấm truyền “Đức Phật sinh ra có 32 tướng tốt. Nếu làm vua thì được vị, nếu xuất gia tu hành thì sẽ thành Phật”.
Phật có nghĩa là người đắc đạo (enlightened), thoát khỏi tục lụy xích xiềng của thế trần và nhất là thoát vòng nghiệp chướng (mosha). Hiện nay, đang có hàng hà sa số chư vị Phật ngao du trên ba ngàn đại thiên thế giới.
Giải thích về sự hiện hữu của vũ trụ và con người, Phật học cho rằng vũ trụ và con người tự nhiên mà có. Bàn về thánh thần, Thượng Đế, Đức Phật bảo đồ đệ chuyện đời chưa hiểu được, làm sao có thể hiểu được chuyện thần thánh. Triết học ngày nay gọi những người có đồng tư tưởng là những người thuộc môn phái “Bất khả tri luận” (Agnosticism) khác với chủ trương Vô thần (Atheism) của Epicure. Môn phái vô thần không tin có thần linh, duy vật, con người không có linh hồn, như bao nhiêu sinh vật khác, chết là hết!
Phật học chủ trương có thoát được nghiệp chướng hay không là do sức con người tự tạo lấy, “tự lực cánh sinh” (self help approach), không nhờ vào thánh thần nào giúp sức vì không biết được có thần thánh hay không... Cũng do quan niệm thiếu tính cách thần linh mà Phật học không phát triển mạnh được ở Ấn Độ, vì Ấn Độ là thế giới của thần linh, mà phát triển qua các quốc gia khác.
Phật học thiên về tu thân, tích đức để thoát vòng nghiệp chướng, lo tu luyện cá nhân để mưu cầu phần rỗi mà không bận rộn về đời sống vật chất, xa lánh thất tình lục dục. Sở dĩ cuộc đời khổ cực là vì ham muốn và không thỏa mãn được sự ham muốn, cho nên phương pháp hay nhứt là diệt dục, hay diệt sự ham muốn thì bớt khổ. Đời là bể khổ vì luân hồi nghiệp chướng, muốn thoát bể khổ phải tu trì để được đắc đạo, thoát cảnh tái sinh. Người bình dân thường nói “Người hiền chết sớm, kẻ dữ sống lâu”, có lẽ hàm dưỡng ý nghĩa chết sớm để thoát trần ai khổ lụy là có phước, kẻ dữ sống lâu để bị đọa đày, để đền tội vì nghiệp chướng quá nặng nề ?
Phật học không đề cập đến Trời, Thượng Đế, nên ý niệm “Ý Trời” có phần thể hiện hậu quả của nghiệp chướng do tiền kiếp để lại, một hình thức ‘tội tổ tông”?. Có nghĩa là người bình dân, nếu gặp trở ngại, đời sống khó khăn, gặp nhiều cảnh tai ương khốn khó, con người có thể tự an ủi bằng câu “Tại vì nghiệp chướng của tôi như vậy”. Hoặc tại vì luật nhân quả, nghiệp báo, kiếp trước làm ác, báo hại khiến kiếp sau lãnh đủ.
3. Ý Trời trong Thần học
Theo quan niệm của Thần Học khi nói đến “Ý Trời” tức nói đến “Ý Thiên Chúa”. Nhiều người nhớ câu “Sợi tóc trên đầu rơi xuống cũng là do ý của Chúa”. Người Công Giáo tin rằng Thượng Đế là đấng tạo nên trời đất, muôn vật và quan phòng mọi sự.
Ý Trời trong quan niệm của Thần Học là việc làm theo thánh ý Thượng Đế, dĩ nhiên là việc tốt lành. Hành vi phạm pháp không phải là do ý trời. Tại sao? Tại vì Thượng Đế sinh ra con người đã cho con người có lý trí để suy xét, và có ý chí tự do (free will) để hành động. Nhân quyền hay các quyền tự do bất khả xâm phạm phát xuất từ quyền thiên nhiên (natural rights) mà Thượng Đế đã ban cho nhân loại. Vì vậy, tiêu diệt tự do cá nhân là trái với Thiên lý. Không có công mà được thưởng, không có tội mà bị tù đày, cấm cố, là vô nhân đạo cho nên chủ trương chống độc tài đảng trị, bất kể tả phái hay hữu phái, là làm theo Thiên ý.
Thần Học quan niệm những kẻ theo chủ thuyết độc tài thì không còn là giáo hữu chân chính. Trước khi bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Cộng Sản ra đời năm 1848, Đức Giáo Hoàng Piô thứ IX, năm 1846, đã tuyên bố : ”That infamous doctrine of so called Communism which is absolutely contrary to the natural law itself, and if once accepted would utterly destroy the rights, property and possessions of all men and even society itself”. - Cái học thuyết xấu xa gọi là chủ nghĩa CS hoàn toàn trái với luật tự nhiên, và một khi được chấp nhận, nó sẽ tiêu giệt hết nhân quyền, tài sản, quyền sở hữu của nhân loại và chính cả xã hội loài người-.
Thế thì với lý trí để suy xét, tự do hành động, con người phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Giả thử Chúa sinh ra mọi người bình thường có thân thể và trí tuệ giống nhau nhưng đời sống mỗi người lại khác nhau có phải đó là tại ý trời hay không?
Yes and No. Có và không. Có vì Ý Trời là ý mà Chúa an bài cho mỗi người, bất kể lương hay giáo, một vị thế khác nhau trong xã hội để mỗi người thi hành nhiệm vụ mà Trời đã giao phó vì tất cả nhân loại đều là con Trời.
Tuy nhiên, phải lưu ý là khi Trời giao phó sự việc cho mỗi cá nhân, dựa vào khả năng riêng biệt của mỗi người do con người cố gắng, tự tạo và Chúa cho con người tự do hành động. Hành động thành công hay thất bại là do cá nhân. Những cá nhân có thành tâm, thiện chí thường là những người sáng suốt vì tâm hồn được bình an,” Hồn lành trong xác mạnh”, rất dễ thành công.
Không phải là ý Trời, nếu ngược lại, những cá nhân thích sống ích kỷ, hay ganh tị, không hiểu vai trò đã được giao phó, có thái độ thù hận, ganh ghét thì tâm hồn bối rối, mất sự bình an, từ đó kém sáng suốt, vụng về và cá nhân phải chịu trách nhiệm về thái độ của mình.
Nếu chúng ta biếng nhác, không chịụ học hỏi, không chịu làm việc để lâm vào tình trạng đói khổ, thua sút mọi người, say sưa, phạm tội, trí tuệ lụn bại, thiếu sáng suốt, làm việc ngoài vòng cương tỏa, không làm việc hết mình, không theo thánh ý Thượng Đế, thì kết quả chúng ta phải gánh lấy, không phải là ý Trời.
Như thế, những gì con người thực hiện với thành tâm thiện ý tức là làm việc thiện theo thánh ý Chúa, kết quả đạt được hoàn hảo hay không, không phải là quan trọng, điều quan trọng là chúng ta có cố gắng hay không? Có được ơn Chúa soi sáng, được sự bình an trong tâm hồn, có cảm nhận được sự hữu dụng của đời sống? .
Thánh Phaolô trước khi trở thành Kitô hữu đã tự ý giết hại Kitô hữu. Khi trở thành Tông đồ của Chúa vẫn cảm thấy ân hận về những việc ông đã làm (1Tim 1: 2-15). Thiên Chúa đã chọn Phaolô để nhắn nhủ nhân loại là kẻ tội lỗi như Phaolô cũng còn thánh hóa được. Trong thư gởi tín hữu Thành Corinto, Thánh Phaolô đã viết: “Tôi không xứng đáng được gọi là Tông Đồ của Chúa, nhưng nhờ ơn phúc Ngài ban, tôi mới được như ngày hôm nay”. “I am... not worthy to be called an apostle... but by the grace of God, I am what I am (1Corinthians 15: 19-10).
Như vậy, tội lỗi của quá khứ không nhất thiết làm cản trở cuộc sống trong tương lai, miễn là có thành tâm hối cải sẽ được trở thành người hữu dụng.
Ý niệm nầy đã được hội nhập vào môn triết pháp (Philosophy of law). Luật pháp Tây phương dựa trên nhân bản, có mục đích vừa làm ngã lòng để ngăn ngừa tội phạm (determent), vừa giúp phạm nhân tái tạo (restoration) lại cuộc sống, giúp cho phạm nhân “a second chance” dựa trên sự cố gắng cá nhân của mỗi người.
Luật pháp nhân bản không chủ trương “thà giết lầm hơn bỏ sót hay trí, phú, địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ” mà ngược lại chủ trương “thà bỏ sót hơn giết lầm”. Luật pháp cho phạm nhân hưởng lợi (benefit of doubt) nếu bằng chứng buộc tội chưa được minh bạch hay còn chút nghi ngờ.
Trời tạo nên con người và rất chính xác khi điều khiển vũ trụ, cũng như biết rõ người nào thích hợp để được giao phó trách nhiệm miễn là sư tuyển chọn được thực hiện một cách công chính theo tiêu chuẩn công bằng và bác ái không gian lận và dựa trên thực lực của mỗi cá nhân. Về phần thiêng liêng, Trời phán xét dựa trên công việc của mỗi người, chứ không phải dựa vào lời đàm tiếu quanh co của người khác. “God judges us by what we do, not by what others said”.
Về phương diện vũ trụ, sự chính xác của Thượng Đế thật mầu nhiệm. Sự vận hành của các tinh tú, mặt trời, mặt trăng, quả đất đều được sắp xếp vận hành trong qũy đạo một cách chính xác. Các nhân vật thông thái, các khoa học gia về vũ trụ là những người khâm phục sự mầu nhiệm của Hoá Công và nhờ vào sự chính xác của Hoá công mà họ đoán trúng những hiện tượng sắp xảy ra. Họ là những người chịu tìm tòi học hỏi, cố gắng tìm hiểu sự vận hành của vũ trụ để đem kiến thức truyền lại cho hậu thế.
Thượng Đế đã tạo nên vũ trụ cho nhân loại. Bổn phận của con người phải tìm tòi học hỏi để hiểu biết ý định của Thiên Chúa. Không biết mệnh Trời thì không phải là người quân tử. “Bất tri Thiên mệnh, vô dĩ vi quân tử giã” (Luận Ngữ). Ví dụ, trong năm 1993, các nhà thiên văn học đã biết được rằng ngày 3 tháng 11 năm 1994 sẽ có Nhật thực kéo dài 4 phút, 51 giây. Nhật thực sẽ được thấy toàn điện ở các qụốc gia Bolivia, Brazil, và biển Nam Đại Tây Dương. Đó là hiện tượng về thiên văn, về sự vận hành của vũ trụ do Thiên Chúa tạo dựng. Sở dĩ các nhà Thiên-văn-học tiên liệu một cách đích xác mà không sợ sai là vì sự vận hành của vũ trụ do Thiên Chúa tạo dựng một cách chính xác.
Đến giờ phút nào thì hiện tượng gì xảy ra, đó là “Ý Trời” trong sự vận hành trật tự chung của vũ trụ (moral order of the universe). Con người có nhiệm vụ tìm hiểu Ý Trời, nếu không thì xem như chưa tu luyện đủ để đạt đến giai đoạn “Nhi tri Thiên Mệnh”. Thịnh, suy, thay đổi như bốn muà Xuân, Hạ Thu, Đông theo luật tuần hoàn của Tạo hóa. Cho nên con người chớ nên nản lòng, hết cơn bĩ cực sẽ tới hồi thái lai!
Trong truyện Kim Vân Kiều, Nguyễn Du tiên sinh dùng văn chương để chuyển tải đạo lý làm người.” Văn dĩ tải đạo”. Sau khi nghe Thúy Kiều tâm sự về 15 năm lưu lạc giang hồ thì “Giác Duyên nghe nói rụng rời” và cùng Tam Hợp Đạo Cô khuyên nhủ Kiều:
“Sự rằng phúc họa đạo Trời
Cỗi nguồn cũng ở lòng người mà ra
Có Trời mà cũng có ta
Tu là cõi phúc, tình là giây oan” (Nguyễn Du)
Ai dày công tu thân, tích đức, cố gắng học hỏi, làm việc sẽ hiểu được Thiên Ý; hiểu được sự vận hành của vũ trụ; hiểu được thế thái nhân tình; hiểu được phương hướng, hiểu được chương trình, kế hoạch phải thực hiện. Ý Trời ở trong lòng mỗi người. “Nhất nhân chi tâm, tức Thiên địa chi tâm”.
Thượng Đế khuyên chúng ta đừng bao giờ nản lòng, (not lose your heart: Luke 18:1), phải cố gắng làm việc, học hỏi (obligation to study) và cầu nguyện (pray) để được ơn phúc, được sự bình an trong tâm hồn, để được soi sáng, thì dù kết quả có thế nào chăng nữa vẫn thể hiện thiện ý, vì:
“Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài nằm với chữ tai một vần”. (Nguyễn Du)
Có tài chế ra nguyên tử để làm điều thiện như làm máy phát điện, dụng cụ chữa bệnh.... là hợp “Ý Trời”. Nhưng dùng tài để chế vũ khí sát thương như bom nguyên tử sát hại nhân loại tức là phản “Ý Trời” là gây tai họa thì “Thiên bất dung gian”. Có khoa học mà vô lương tâm sẽ gây bại hoại cho tâm hồn “Science sans conscience n'est que ruine de l’âme”.
Sau mùa Đông giá rét, nhân dịp Xuân về, muôn hoa đua sắc thắm thể hiện Ý Trời. Chúng ta hãy làm việc hữu ích cho nhân quần xã hội, với thiện tâm, trong tình yêu nhân hậu, giữ tình đồng hương, nghĩa đồng bào.
Các học thuyết của Nho, Thích, Lão và Thần học là cố gắng tuyệt diệu của nhân thế, không “đối nghịch” mà “dung hợp” thể hiện sự viên mãn (fulfilment) về nhân sinh quan và vũ trụ quan của nhân loại từ Đông sang Tây, từ Nam chí Bắc, trong cố gắng hình thành triết lý nhân sinh của nhân thế qua tiến trình “Nhi Tri Thiên Mệnh”.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vào đầu tháng 11 năm 1999, đã công bố Tông Thư: Giáo Hội tại Á Châu: “Giáo Hội Công Giáo tỏ lòng cung kính và ngưỡng mộ tất cả truyền thống tinh thần của các Tôn giáo Á Châu” đã thể hiện tinh thần tôn trọng liên tôn, hoà nhi bất đồng.
Luôn giữ tâm thường an lạc, dù vật đổi sao dời, chúng ta vẫn yên tâm sống đức hạnh “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” có chí thì nên, măc dù:
“Cõi trần thế cuộc chiêm bao
Công hầu khanh tướng xôn xao trong vòng
Tranh nhau chỉ vị hơi đồng
Giết nhau vì miếng đỉnh chung ở đời!”
(Nhân Nguyệt Vấn Đáp)
Lạc quan, tin tưởng, quyết chí tu thân và hành động chính trực là nhiệm vụ chung của chúng ta. Được như vậy thì “Thân sẽ không tật bệnh, tâm sẽ không phiền não”. Kết quả thế nào chăng nữa thì cũng có thể yên tâm vì chúng ta đã làm việc hết mình, phần còn lại là do “Ý Trời” vậy.
“Gẫm thay muôn sự tại Trời.
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao” (Nguyễn Du)
Luôn luôn lấy hy vọng làm nguồn sống vì :
“Trời đâu riêng khó cho ta mãi
Vinh nhục dù ai cũng một lần.” (Nguyễn Công Trứ)
Con người hữu lý khi tin rằng “Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân”. Trời không phụ người hiền đức vì phúc họa ở đời thường do phản dưỡng có điều kiện (conditioned feed back) tuỳ theo thái độ của con người. Khổng Tử viết “Vi thiện giả, Thiên báo chi dĩ phúc, vi bất thiện giả, Thiên báo chi dĩ hoạ”. Ai làm lành thì Trời báo phúc cho, ai làm điều chẳng lành thì Trời lấy họa mà giáng cho. Luận Ngữ ghi “Bất tri Thiên mệnh vô dĩ vi quân tử giã”. Không biết mệnh Trời thì không phải là người quân tử.
“Ý Trời” là ý niệm chung của dân gian được hiểu qua nhiều ý nghĩa khác nhau tùy theo tín ngưỡng. Chúng ta thử xét qua các ý nghĩa thông thường bàn bạc trong triết lý dân gian.
Cổ nhân thường quan niệm “Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại Thiên” hay “Sống chết bởi tại Trời, giầu nghèo là cái số. Dẫu ai ruộng sâu, trâu nái, đụn lúa, kho tiền, cũng bất quá thủ tài chi lỗ”. (Nguyễn Công Trứ). Của cải thế gian là những vật hư nát nên những kẻ vi phú thường bất nhân, không lo phần linh hồn và sống như những tên mọi giữ của !
Nếu tin hoàn toàn vào số mạng thì chúng ta đã tin vào thuyết định mệnh (determinism). Một khi tin vào số mệnh thì con người có thể có thái độ tiêu cực, buông thả, không cố gắng, nhưng không tự trách mình mà phó thác cho số mệnh.
“Cũng liều nhắm mất đưa chân,
Thử xem con tạo xoay vẫn đến đâu.” (Nguyễn Du)
Tại sao con người tin vào số mệnh? Có lẽ khi con người được tạo dựng nên ở thế trần cảm thấy mình quá yếu đuối trước những mãnh lực thiên nhiên, tai ương khốn khó như bão tố, động đất, hạn hán, lụt lội, bệnh tật, thú dữ… đối với con người cổ sơ, đó là những thiên tai trời định. (acts of God). Từ những sự bất lực đó, con người đã tìm giải đáp và cũng là nguồn an ủi là tin vào thần linh. Thần linh có rất nhiều loại như thần hiền, thần dữ, thủy thần, hà bá, sơn thần, thổ thần.... và con người thờ nhiều vị thần khác nhau tạo nên tình trạng đa thần (polytheism) trong đạo giáo dân gian.
Người Trung Hoa có tục ném thiếu nữ xuống sông tế thần Hà Bá, để thần Hà Bá vui lòng, bớt giận, khỏi gây thủy tai, lụt lội mỗi khi sông Hoàng Hà hay sông Dương Tử ngập lụt. “Hà Bá lấy vợ”. Biết bao thiếu nữ chết oan vì sự sùng bái mê tín dị đoan này. Người Việt có truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh để giải thích nạn lụt lội hàng năm ở sông Nhị Hà.
Ngoài tín niệm chung của nhân gian, có những tín niệm có hệ thống như các hệ thống tín lý của Khổng Học, Phật Học, Lão Học. Trừ các tăng sĩ, nho sĩ, trí thức; đa số người bình dân Việt pha trộn cả ba học thuyết vào với nhau trong cuộc sống hàng ngày. “Hữu sự vái tứ phương”: “Lạy Trời, lạy Phật, lạy Thiên Tiên Thánh Giáo, lạy ông bà, cha mẹ.... ban cho con được tai qua nạn khỏi” nhất là những lúc gặp khốn khó, thập tử nhất sinh, chiến tranh tang tóc “Tên reo đầu ngựa, giáo loan mặt thành”!
1. Ý Trời trong Khổng học
Khổng học là một triết thuyết về cách xử thế dựa trên Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín... Khổng học tin vào Mệnh Trời (God’s Mandate). Trời trong tâm trí người bình dân là Ngọc Hoàng, là Thượng Đế. “Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong”. Thuận Trời thì sống, chống Trời thì chết.
Sống theo mệnh trời là sống có trung, hiếu, tiết, nghĩa nhằm hướng đến cái chí thiện ở đời. Từ triết thuyết và luân lý làm người tốt và hữu dụng, triết lý giáo dục theo quan niệm của Nho học cốt đào tạo con người trở nên chí thiện. “Đại học chi dạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện”, chứ không chỉ học lục nghệ (lễ, nhạc, xạ, ngự, thủ, số ) để mưu sinh.
Khổng học còn là một triết thuyết về phương pháp trị quốc an dân. Vào các triều đại quân chủ, chương trình giáo dục của Trung Hoa và Việt Nam đều lấy Khổng học làm căn bản như dùng Tứ Thư, Ngũ Kinh làm sách giáo khoa cho sĩ tử. Văn võ bá quan trong các triều đại đều là những người xuất thân từ cửa Khổng, sân Trình, lấy Khổng học làm phương châm hướng dẫn hành động.
Người bình dân không cần đào sâu ý nghĩa của Thượng Đế trong Khổng học, thường chỉ tin vào Thượng Đế là đấng thiêng liêng, tạo nên vũ trụ, trên tất cả mọi loài, thể hiện qua lời cầu khẩn: “Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cầy, lấy bát cơm đầy, lấy khúc cá to”. Người theo Khổng học, “Ý Trời” là ý của Thượng Đế. Thượng Đế đã an bài mọi sự. “Chung cục thì chi cũng tại Trời.” (Nguyễn Du). Quan niệm về Thượng Đế được rõ ràng hơn từ khi Thiên Chúa Giáo được truyền đến Việt Nam vào thế kỷ thứ XVII, khoảng từ năm 1625.
Trước đó sách Kinh Thi trong Ngũ Kinh đã ghi:
-Thượng Đế rất lớn, soi xuống dưới rất rõ ràng, xem xét bốn phương, tìm sự khốn khó của dân mà cứu giúp. “Hoàng Hỹ Thượng Đế, lâm hạ hữu hách, giám quan tứ phương, cầu dân chi mạc”.
-Điều gì tốt dân chúng ước ao thì Trời cũng chiều theo. “Dân chi sở dục, Thiên tất tòng chi”, đồng nghĩa với câu Kinh Thánh “Cầu thì được, xin thì cho, gõ thì mở.”
-Đã là người, ai cũng đều là con của Trời. “Phàm nhân giai, vân Thiên chi tử”. Người là tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ. Thiên-Địa-Nhân trong vũ trụ hội nhập làm một. ”Thiên, nhân hợp nhất.”
Quan niệm của Nho học thường có tính cách tích cực hơn là tiêu cực. Con người phải cố gắng làm việc hết sức mình. Nếu không đạt được thành công thì không còn tự trách mình mà an ủi bằng mệnh số, đó là do “Ý Trời”. Cụ Nguyễn Công Trứ trong lúc hàn vi thường tự an ủi: “Hữu kỳ đức, ắt Trời kia chẳng phụ”. Sống trong đức hạnh, chắc ông Trời sẽ không phụ bạc !
2. Ý Trời trong Phật học
Phật học không giải thích số mệnh là do Trời, mà nhấn mạnh vào ý niệm “Nghiệp chướng” (Karma). Karma là một ý niệm đã có từ hàng ngàn năm trong giáo thuyết của Ấn Độ Giáo (Hinduism) trước khi Đức Phật ra đời. Ấn Độ giáo tin vào thuyết, luân hồi, nghiệp chướng và nhiều vị thần linh khác nhau mà thần Siva là vị thần có nhiều quyền lực nhất.
Phật học, sau Đại Hội kỳ thứ IV ở Ấn Độ, chia làm hai môn phái Tiểu Thừa (Hynayana) và Đại Thừa (Mahayana). Môn phái Tiểu Thừa khai triển mạnh ở Ấn Độ, Tích Lan, Thái Lan, Miến điện…. Môn phái Đại Thừa (Mahayana) không phát triển mạnh ở Ấn Độ mà phát triển qua Trung Hoa, Đại hàn, Việt Nam…..
Theo thuyết “Nghiệp chướng” thì mọi việc xảy ra ở đời này đều do kiếp trước truyền lại, nói khác đi là do tiền định. Con người vốn sinh ra và lẩn quẩn trong vòng tử sinh, sinh tử. Chết đi rồi lại đầu thai vào kiếp khác hoặc sinh vật khác gọi là luân hồi (rebirth/ reincarnation). Nếu kiếp này sống ác đức, tội lỗi, thì khi chết có thể hoá thân ra con ruồi, con muỗi, con trâu, con bò.... để làm thân trâu ngựa, cho đến khi được giải nghiệp, mới chấm dứt kiếp luân hồi. Có lẽ vì hoá kiếp như vậy cho nên chúng ta không biết loài thú là hiện thân của những linh hồn tội lỗi nào đó. Như vậy trong sinh vật có linh hồn. Có thể đó cũng là một trong những lý do để tránh sát sinh?
Nói khác đi, những gì mình chịu đựng hôm nay là do hậu quả của tiền kiếp (pre life), nghiệp báo. Ví dụ có người tin, sở dĩ chúng ta tha hương là vì nghiệp báo, ông bà chúng ta đã chiếm đất Chiêm Thành, đất Chân Lạp, giết hại biết bao dân lành nay bị nghiệp báo... Ca dao cũng có câu “Trời làm một chuyện lăng nhăng, ông hoá ra thằng, thằng hóa ra ông”. Câu ca dao nầy một số người cho là đã ứng nghiệm cho Việt Nam sau 1975! Nghiệp báo cũng là một loại định mệnh do kiếp trước ăn ở thất đức để lại. Do đó nhân sinh phải tìm cách giải nghiệp.
Phần tích cực của thuyết nghiệp báo là dù “Đã mang lấy nghiệp vào thân, cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa”. Nếu có “thiện tâm”, tu thân, tích đức, ăn hiền ở lành để tạo lập công đức có thể đạt đến trạng thái giải nghiệp (mosha). Nghĩa là thoát ra khỏi vòng luân hồi, nghiệp chướng vào cõi vô vi, niết bàn... hay cõi Tây Phương cực lạc... Khi đó “Buổi sáng, sau khi thức giấc, có thể chu du qua ba ngàn đại thiên thế giới mà còn đủ thì giờ trở về ăn sáng”.
Phương pháp hay nhất là tu tiên, đến chốn cùng cốc thâm sơn để tu luyện, như Đức Phật đã bỏ gia đình, vợ con, cha mẹ đế nghiệp của tiểu quốc Ca Tì La Vệ để lên núi tu luyện. Theo sấm truyền “Đức Phật sinh ra có 32 tướng tốt. Nếu làm vua thì được vị, nếu xuất gia tu hành thì sẽ thành Phật”.
Phật có nghĩa là người đắc đạo (enlightened), thoát khỏi tục lụy xích xiềng của thế trần và nhất là thoát vòng nghiệp chướng (mosha). Hiện nay, đang có hàng hà sa số chư vị Phật ngao du trên ba ngàn đại thiên thế giới.
Giải thích về sự hiện hữu của vũ trụ và con người, Phật học cho rằng vũ trụ và con người tự nhiên mà có. Bàn về thánh thần, Thượng Đế, Đức Phật bảo đồ đệ chuyện đời chưa hiểu được, làm sao có thể hiểu được chuyện thần thánh. Triết học ngày nay gọi những người có đồng tư tưởng là những người thuộc môn phái “Bất khả tri luận” (Agnosticism) khác với chủ trương Vô thần (Atheism) của Epicure. Môn phái vô thần không tin có thần linh, duy vật, con người không có linh hồn, như bao nhiêu sinh vật khác, chết là hết!
Phật học chủ trương có thoát được nghiệp chướng hay không là do sức con người tự tạo lấy, “tự lực cánh sinh” (self help approach), không nhờ vào thánh thần nào giúp sức vì không biết được có thần thánh hay không... Cũng do quan niệm thiếu tính cách thần linh mà Phật học không phát triển mạnh được ở Ấn Độ, vì Ấn Độ là thế giới của thần linh, mà phát triển qua các quốc gia khác.
Phật học thiên về tu thân, tích đức để thoát vòng nghiệp chướng, lo tu luyện cá nhân để mưu cầu phần rỗi mà không bận rộn về đời sống vật chất, xa lánh thất tình lục dục. Sở dĩ cuộc đời khổ cực là vì ham muốn và không thỏa mãn được sự ham muốn, cho nên phương pháp hay nhứt là diệt dục, hay diệt sự ham muốn thì bớt khổ. Đời là bể khổ vì luân hồi nghiệp chướng, muốn thoát bể khổ phải tu trì để được đắc đạo, thoát cảnh tái sinh. Người bình dân thường nói “Người hiền chết sớm, kẻ dữ sống lâu”, có lẽ hàm dưỡng ý nghĩa chết sớm để thoát trần ai khổ lụy là có phước, kẻ dữ sống lâu để bị đọa đày, để đền tội vì nghiệp chướng quá nặng nề ?
Phật học không đề cập đến Trời, Thượng Đế, nên ý niệm “Ý Trời” có phần thể hiện hậu quả của nghiệp chướng do tiền kiếp để lại, một hình thức ‘tội tổ tông”?. Có nghĩa là người bình dân, nếu gặp trở ngại, đời sống khó khăn, gặp nhiều cảnh tai ương khốn khó, con người có thể tự an ủi bằng câu “Tại vì nghiệp chướng của tôi như vậy”. Hoặc tại vì luật nhân quả, nghiệp báo, kiếp trước làm ác, báo hại khiến kiếp sau lãnh đủ.
3. Ý Trời trong Thần học
Theo quan niệm của Thần Học khi nói đến “Ý Trời” tức nói đến “Ý Thiên Chúa”. Nhiều người nhớ câu “Sợi tóc trên đầu rơi xuống cũng là do ý của Chúa”. Người Công Giáo tin rằng Thượng Đế là đấng tạo nên trời đất, muôn vật và quan phòng mọi sự.
Ý Trời trong quan niệm của Thần Học là việc làm theo thánh ý Thượng Đế, dĩ nhiên là việc tốt lành. Hành vi phạm pháp không phải là do ý trời. Tại sao? Tại vì Thượng Đế sinh ra con người đã cho con người có lý trí để suy xét, và có ý chí tự do (free will) để hành động. Nhân quyền hay các quyền tự do bất khả xâm phạm phát xuất từ quyền thiên nhiên (natural rights) mà Thượng Đế đã ban cho nhân loại. Vì vậy, tiêu diệt tự do cá nhân là trái với Thiên lý. Không có công mà được thưởng, không có tội mà bị tù đày, cấm cố, là vô nhân đạo cho nên chủ trương chống độc tài đảng trị, bất kể tả phái hay hữu phái, là làm theo Thiên ý.
Thần Học quan niệm những kẻ theo chủ thuyết độc tài thì không còn là giáo hữu chân chính. Trước khi bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Cộng Sản ra đời năm 1848, Đức Giáo Hoàng Piô thứ IX, năm 1846, đã tuyên bố : ”That infamous doctrine of so called Communism which is absolutely contrary to the natural law itself, and if once accepted would utterly destroy the rights, property and possessions of all men and even society itself”. - Cái học thuyết xấu xa gọi là chủ nghĩa CS hoàn toàn trái với luật tự nhiên, và một khi được chấp nhận, nó sẽ tiêu giệt hết nhân quyền, tài sản, quyền sở hữu của nhân loại và chính cả xã hội loài người-.
Thế thì với lý trí để suy xét, tự do hành động, con người phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Giả thử Chúa sinh ra mọi người bình thường có thân thể và trí tuệ giống nhau nhưng đời sống mỗi người lại khác nhau có phải đó là tại ý trời hay không?
Yes and No. Có và không. Có vì Ý Trời là ý mà Chúa an bài cho mỗi người, bất kể lương hay giáo, một vị thế khác nhau trong xã hội để mỗi người thi hành nhiệm vụ mà Trời đã giao phó vì tất cả nhân loại đều là con Trời.
Tuy nhiên, phải lưu ý là khi Trời giao phó sự việc cho mỗi cá nhân, dựa vào khả năng riêng biệt của mỗi người do con người cố gắng, tự tạo và Chúa cho con người tự do hành động. Hành động thành công hay thất bại là do cá nhân. Những cá nhân có thành tâm, thiện chí thường là những người sáng suốt vì tâm hồn được bình an,” Hồn lành trong xác mạnh”, rất dễ thành công.
Không phải là ý Trời, nếu ngược lại, những cá nhân thích sống ích kỷ, hay ganh tị, không hiểu vai trò đã được giao phó, có thái độ thù hận, ganh ghét thì tâm hồn bối rối, mất sự bình an, từ đó kém sáng suốt, vụng về và cá nhân phải chịu trách nhiệm về thái độ của mình.
Nếu chúng ta biếng nhác, không chịụ học hỏi, không chịu làm việc để lâm vào tình trạng đói khổ, thua sút mọi người, say sưa, phạm tội, trí tuệ lụn bại, thiếu sáng suốt, làm việc ngoài vòng cương tỏa, không làm việc hết mình, không theo thánh ý Thượng Đế, thì kết quả chúng ta phải gánh lấy, không phải là ý Trời.
Như thế, những gì con người thực hiện với thành tâm thiện ý tức là làm việc thiện theo thánh ý Chúa, kết quả đạt được hoàn hảo hay không, không phải là quan trọng, điều quan trọng là chúng ta có cố gắng hay không? Có được ơn Chúa soi sáng, được sự bình an trong tâm hồn, có cảm nhận được sự hữu dụng của đời sống? .
Thánh Phaolô trước khi trở thành Kitô hữu đã tự ý giết hại Kitô hữu. Khi trở thành Tông đồ của Chúa vẫn cảm thấy ân hận về những việc ông đã làm (1Tim 1: 2-15). Thiên Chúa đã chọn Phaolô để nhắn nhủ nhân loại là kẻ tội lỗi như Phaolô cũng còn thánh hóa được. Trong thư gởi tín hữu Thành Corinto, Thánh Phaolô đã viết: “Tôi không xứng đáng được gọi là Tông Đồ của Chúa, nhưng nhờ ơn phúc Ngài ban, tôi mới được như ngày hôm nay”. “I am... not worthy to be called an apostle... but by the grace of God, I am what I am (1Corinthians 15: 19-10).
Như vậy, tội lỗi của quá khứ không nhất thiết làm cản trở cuộc sống trong tương lai, miễn là có thành tâm hối cải sẽ được trở thành người hữu dụng.
Ý niệm nầy đã được hội nhập vào môn triết pháp (Philosophy of law). Luật pháp Tây phương dựa trên nhân bản, có mục đích vừa làm ngã lòng để ngăn ngừa tội phạm (determent), vừa giúp phạm nhân tái tạo (restoration) lại cuộc sống, giúp cho phạm nhân “a second chance” dựa trên sự cố gắng cá nhân của mỗi người.
Luật pháp nhân bản không chủ trương “thà giết lầm hơn bỏ sót hay trí, phú, địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ” mà ngược lại chủ trương “thà bỏ sót hơn giết lầm”. Luật pháp cho phạm nhân hưởng lợi (benefit of doubt) nếu bằng chứng buộc tội chưa được minh bạch hay còn chút nghi ngờ.
Trời tạo nên con người và rất chính xác khi điều khiển vũ trụ, cũng như biết rõ người nào thích hợp để được giao phó trách nhiệm miễn là sư tuyển chọn được thực hiện một cách công chính theo tiêu chuẩn công bằng và bác ái không gian lận và dựa trên thực lực của mỗi cá nhân. Về phần thiêng liêng, Trời phán xét dựa trên công việc của mỗi người, chứ không phải dựa vào lời đàm tiếu quanh co của người khác. “God judges us by what we do, not by what others said”.
Về phương diện vũ trụ, sự chính xác của Thượng Đế thật mầu nhiệm. Sự vận hành của các tinh tú, mặt trời, mặt trăng, quả đất đều được sắp xếp vận hành trong qũy đạo một cách chính xác. Các nhân vật thông thái, các khoa học gia về vũ trụ là những người khâm phục sự mầu nhiệm của Hoá Công và nhờ vào sự chính xác của Hoá công mà họ đoán trúng những hiện tượng sắp xảy ra. Họ là những người chịu tìm tòi học hỏi, cố gắng tìm hiểu sự vận hành của vũ trụ để đem kiến thức truyền lại cho hậu thế.
Thượng Đế đã tạo nên vũ trụ cho nhân loại. Bổn phận của con người phải tìm tòi học hỏi để hiểu biết ý định của Thiên Chúa. Không biết mệnh Trời thì không phải là người quân tử. “Bất tri Thiên mệnh, vô dĩ vi quân tử giã” (Luận Ngữ). Ví dụ, trong năm 1993, các nhà thiên văn học đã biết được rằng ngày 3 tháng 11 năm 1994 sẽ có Nhật thực kéo dài 4 phút, 51 giây. Nhật thực sẽ được thấy toàn điện ở các qụốc gia Bolivia, Brazil, và biển Nam Đại Tây Dương. Đó là hiện tượng về thiên văn, về sự vận hành của vũ trụ do Thiên Chúa tạo dựng. Sở dĩ các nhà Thiên-văn-học tiên liệu một cách đích xác mà không sợ sai là vì sự vận hành của vũ trụ do Thiên Chúa tạo dựng một cách chính xác.
Đến giờ phút nào thì hiện tượng gì xảy ra, đó là “Ý Trời” trong sự vận hành trật tự chung của vũ trụ (moral order of the universe). Con người có nhiệm vụ tìm hiểu Ý Trời, nếu không thì xem như chưa tu luyện đủ để đạt đến giai đoạn “Nhi tri Thiên Mệnh”. Thịnh, suy, thay đổi như bốn muà Xuân, Hạ Thu, Đông theo luật tuần hoàn của Tạo hóa. Cho nên con người chớ nên nản lòng, hết cơn bĩ cực sẽ tới hồi thái lai!
Trong truyện Kim Vân Kiều, Nguyễn Du tiên sinh dùng văn chương để chuyển tải đạo lý làm người.” Văn dĩ tải đạo”. Sau khi nghe Thúy Kiều tâm sự về 15 năm lưu lạc giang hồ thì “Giác Duyên nghe nói rụng rời” và cùng Tam Hợp Đạo Cô khuyên nhủ Kiều:
“Sự rằng phúc họa đạo Trời
Cỗi nguồn cũng ở lòng người mà ra
Có Trời mà cũng có ta
Tu là cõi phúc, tình là giây oan” (Nguyễn Du)
Ai dày công tu thân, tích đức, cố gắng học hỏi, làm việc sẽ hiểu được Thiên Ý; hiểu được sự vận hành của vũ trụ; hiểu được thế thái nhân tình; hiểu được phương hướng, hiểu được chương trình, kế hoạch phải thực hiện. Ý Trời ở trong lòng mỗi người. “Nhất nhân chi tâm, tức Thiên địa chi tâm”.
Thượng Đế khuyên chúng ta đừng bao giờ nản lòng, (not lose your heart: Luke 18:1), phải cố gắng làm việc, học hỏi (obligation to study) và cầu nguyện (pray) để được ơn phúc, được sự bình an trong tâm hồn, để được soi sáng, thì dù kết quả có thế nào chăng nữa vẫn thể hiện thiện ý, vì:
“Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài nằm với chữ tai một vần”. (Nguyễn Du)
Có tài chế ra nguyên tử để làm điều thiện như làm máy phát điện, dụng cụ chữa bệnh.... là hợp “Ý Trời”. Nhưng dùng tài để chế vũ khí sát thương như bom nguyên tử sát hại nhân loại tức là phản “Ý Trời” là gây tai họa thì “Thiên bất dung gian”. Có khoa học mà vô lương tâm sẽ gây bại hoại cho tâm hồn “Science sans conscience n'est que ruine de l’âme”.
Sau mùa Đông giá rét, nhân dịp Xuân về, muôn hoa đua sắc thắm thể hiện Ý Trời. Chúng ta hãy làm việc hữu ích cho nhân quần xã hội, với thiện tâm, trong tình yêu nhân hậu, giữ tình đồng hương, nghĩa đồng bào.
Các học thuyết của Nho, Thích, Lão và Thần học là cố gắng tuyệt diệu của nhân thế, không “đối nghịch” mà “dung hợp” thể hiện sự viên mãn (fulfilment) về nhân sinh quan và vũ trụ quan của nhân loại từ Đông sang Tây, từ Nam chí Bắc, trong cố gắng hình thành triết lý nhân sinh của nhân thế qua tiến trình “Nhi Tri Thiên Mệnh”.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vào đầu tháng 11 năm 1999, đã công bố Tông Thư: Giáo Hội tại Á Châu: “Giáo Hội Công Giáo tỏ lòng cung kính và ngưỡng mộ tất cả truyền thống tinh thần của các Tôn giáo Á Châu” đã thể hiện tinh thần tôn trọng liên tôn, hoà nhi bất đồng.
Luôn giữ tâm thường an lạc, dù vật đổi sao dời, chúng ta vẫn yên tâm sống đức hạnh “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” có chí thì nên, măc dù:
“Cõi trần thế cuộc chiêm bao
Công hầu khanh tướng xôn xao trong vòng
Tranh nhau chỉ vị hơi đồng
Giết nhau vì miếng đỉnh chung ở đời!”
(Nhân Nguyệt Vấn Đáp)
Lạc quan, tin tưởng, quyết chí tu thân và hành động chính trực là nhiệm vụ chung của chúng ta. Được như vậy thì “Thân sẽ không tật bệnh, tâm sẽ không phiền não”. Kết quả thế nào chăng nữa thì cũng có thể yên tâm vì chúng ta đã làm việc hết mình, phần còn lại là do “Ý Trời” vậy.
“Gẫm thay muôn sự tại Trời.
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao” (Nguyễn Du)
Luôn luôn lấy hy vọng làm nguồn sống vì :
“Trời đâu riêng khó cho ta mãi
Vinh nhục dù ai cũng một lần.” (Nguyễn Công Trứ)