1. Triển vọng Đức Thánh Cha về thăm cố hương trong năm 2020
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần bày tỏ ý định về thăm cố hương và hai nước láng giềng nhân kỷ niệm 200 năm bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1816 của Á Căn Đình. Nhưng đến nay, điều đó đã chưa xảy ra.
Năm 2015 đã từng được chọn, nhưng vì là năm bầu cử tổng thống, Đức Thánh Cha sẽ không tông du trong dịp này để tránh ảnh hưởng tới cuộc bầu cử.
Cho nên, nhiều người tràn trề hy vọng là Đức Thánh Cha sẽ về thăm Á Căn Đình vào năm 2016 để tuyên thánh cho Chân Phước Jose Gabriel del Rosario Brochero. Tuy nhiên, việc phong thánh đã diễn ra vào tháng 10 năm 2016, do Đức Hồng Y Angelo Amato, lúc ấy là tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh chủ lễ.
Tổng thống Mauricio Macri bày tỏ hy vọng là chuyến viếng thăm có thể diễn ra vào năm 2017. Đáp lại tuyên bố của tổng thống, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi một thông điệp video ngay sau đó, giải thích rằng ngài không thể về thăm cố hương vào năm 2017, và hy vọng điều này có thể diễn ra trong thời gian đầu năm 2018. Từ 15 đến 21 tháng Giêng 2018, Đức Thánh Cha đã thăm Chí Lợi và Pêru. Chí Lợi là quốc gia có đường biên giới dài đến 5,150 km với Á Căn Đình.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho nhật báo “La Nación” của Argentina phát hành ngày 7 tháng 7 năm 2019, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ mong ước trở về thăm quê hương Á Căn Đình của ngài vào năm 2020.
Bên lề chuyến viếng thăm Vatican của tổng thống liên bang Nga Vladimir Putin hôm 4 tháng 7 năm 2019, nhà báo Joaquín Morales Solá đã phỏng vấn Ðức Thánh Cha. Theo nhà báo này, Ðức Thánh Cha có thể thăm Á Căn Đình vào giữa năm 2020 hay sau đó. Thời gian chính xác sẽ được thông báo trước cuộc bầu cử tổng thống Á Căn Đình vào tháng 10 năm 2019.
Theo báo “La Nación”, Ðức Thánh Cha có thể nhân dịp này này để thăm thêm nước Uruguay, nơi ngài chưa viếng thăm.
Vào tháng 5 năm 2019, trong chuyến viếng thăm ad limina của các Giám mục Á Căn Đình, Ðức Thánh Cha cũng đã bày tỏ mong ước viếng thăm quê hương, nhưng ngài cũng nói thêm: “Anh em biết rằng tại thời điểm này, ưu tiên dành cho những người đau khổ nhất trên thế giới”. Nếu chương trình này được thực hiện, đây sẽ là chuyến viếng thăm đầu tiên của Ðức Thánh Cha tại quê hương kể từ khi ngài khởi đầu sứ vụ Phêrô.
2. Giám Mục Nigeria than thở: Nhà cầm quyền nước này cực đoan không kém Boko Haram
Vụ phiến quân Hồi giáo ở Nigeria chặt đầu 10 Kitô hữu đã khiến một giám mục nước này phẫn nộ và cáo buộc chính phủ nước này cũng là những người Hồi Giáo cực đoan không kém Boko Haram, và đang sử dụng các phương pháp đa dạng để đạt được cùng một mục tiêu là sự thống trị của Hồi giáo tại Nigeria.
Đứng trước cuộc tấn công vào ngày Giáng sinh của bọn khủng bố Hồi Giáo IS ở Tây Phi, gọi tắt là ISWAP, và cuộc tấn công của Boko Haram vào đêm Giáng sinh, Đức Cha Matthew Hassan Kukah của giáo phận Sokoto đã nói với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ là ngài ghê tởm chính quyền hiện nay.
Theo Đức Cha Kukah: “Sự khác biệt duy nhất giữa chính phủ và Boko Haram là Boko Haram đang cầm một quả bom trong tay”.
Ngài nói thêm: “Họ đang sử dụng các đòn bẩy quyền lực để bảo đảm quyền thống trị của Hồi giáo, củng cố thêm cho ý tưởng muốn đạt được điều đó bằng bạo lực. Với tình hình này ở Nigeria, thật khó có thể thấy tinh thần muốn đánh bại Boko Haram của họ”.
Ngài nhấn mạnh rằng “Họ đã tạo điều kiện cho Boko Haram có thể hoạt động theo ý muốn của chúng.”
Hôm 26/12/2019, ISWAP đã đưa ra một video trong đó chúng chặt đầu 10 Kitô hữu và bắn chết một người Hồi giáo, và nói rằng chúng đang trả thù cho cái chết của Abu Bakr al-Baghadi, lãnh đạo của bọn khủng bố Hồi Giáo IS và các thành viên IS cao cấp khác bị giết trong một cuộc đột kích của Hoa Kỳ vào tháng 10 .
Vụ này diễn ra sau một cuộc tấn công ngay trong đêm Giáng sinh của Boko Haram, làm bảy người bị thiệt mạng.
Liên Hợp Quốc ước tính rằng hơn 2.2 triệu người đã phải di dời vì các hành động của Boko Haram. Từ năm 2013 đến 2015, hơn 11,000 người đã bị nhóm này giết chết.
Đức Cha Kukah cho biết chính phủ Nigeria đã bổ nhiệm những người Hồi giáo cực đoan vào các vị trí quan trọng trong chính phủ, và đưa ra các thỏa thuận ngầm với các nhóm Hồi Giáo quá khích trong nước.
“Nếu những người có quyền lực không làm hết sức để hòa nhập các Kitô hữu vào các tiến trình chính trị ở quốc gia này thì họ sẽ cung cấp dưỡng khí cho Hồi giáo. Nếu họ muốn xây dựng một quốc gia trong đó chỉ có người theo đạo Hồi mới được nắm quyền lực thì lúc đó họ tung hô ý tưởng cho rằng đạo Hồi nên có vị trí thống trị trong xã hội.”
Đức Cha Kukah cũng lên tiếng phê phán các quốc gia phương Tây, những người mà theo ngài rất vui khi được quyền khai thác tài nguyên của Phi châu nhưng lại miễn cưỡng không bảo vệ người dân.
Ngài nói: “Các quốc gia phương Tây không làm hết sức mình. Họ đã chỉ ra rằng tài nguyên của Phi Châu quan trọng hơn người dân thường. Rõ ràng, các quốc gia phương Tây có thể làm giảm ảnh hưởng của Boko Haram tới 80 hoặc 90 phần trăm - nhưng họ đã cố tình không làm như thế.”
Đức Cha Kukah nói rằng điều duy nhất ngăn Nigeria không bị nhận chìm trong cuộc nội chiến là những nguyên lý hòa bình của Kitô giáo.
Ngài nói: “Kitô hữu có tất cả lý do để cảm thấy không an toàn và cũng có một cảm giác chung là bị gạt ra ngoài lề mọi tiến trình chính trị. Nếu các nguyên tắc của tôn giáo của chúng ta không phải là theo đuổi hòa bình và thiện ích chung, thì đã xảy ra một cuộc nội chiến rồi.”
“Chính là vinh quang của tôn giáo của chúng ta mà điều này đã không xảy ra. Nhưng càng ngày càng khó để rao giảng hòa bình trong bối cảnh như thế này. Bất kỳ giải pháp nào ở Nigeria đều phụ thuộc vào cách Kitô hữu quyết định phản ứng như thế nào trước các giải pháp ấy. Chúng ta không muốn sử dụng bạo lực nhưng chúng ta sẽ làm gì đây [khi tiếp tục bị tấn công và chèn ép như thế]?”
3. Đức Thánh Cha kêu gọi tự kiềm chế trong bối cảnh nguy cơ cuộc chiến leo thang
Trong cuộc khủng hoảng leo thang chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Iran, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi hai bên hãy tự chủ và đối thoại.
Chiến tranh chỉ mang đến cái chết và hủy diệt.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi những lời trên trong buổi đọc kinh Truyền Tin vào Chúa Nhật ngày 5/1/2020.
Dù không nêu đích danh một quốc gia nào, Đức Thánh Cha cho biết hiện đang có một bầu không khí căng thẳng khủng khiếp ở nhiều nơi trên thế giới.
Ngài kêu gọi tất cả mọi bên hãy dùng phương thế đối thoại và tự kiềm chế mà xua đuổi con ma thù hận đi!
Sau đó Đức Thánh Cha mời mọi người hãy thinh lặng cầu nguyện trong giây lát cho ý chỉ này.
Căng thẳng giữa Hoa kỳ - Iran
Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô được dấy lên sau những căng thẳng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Iran, sau cuộc không kích của Hoa Kỳ đã giết chết một vị tướng hàng đầu của Iran ở Iraq.
Tướng Qassem Soleimani là chỉ huy Lực lượng Quds, một lực lượng quân đội Cách mạng Hồi giáo đang hoạt động bên ngoài nước Iran.
Cái chết của ông tướng này vào thứ Sáu tại Baghdad đã làm dấy lên mối đe dọa trả đũa Mỹ của Iran.
Đức Thượng phụ Sako hy vọng Iraq sẽ không trở thành bãi chiến trường
Đức Thương phụ của Giáo Hội Công Giáo Chaldea là Đức Hồng Y Louis Rafaël Sako, hôm thứ Bảy đã bày tỏ sự ngỡ ngày của người dân Iraq trước sự kiện này.
Đức Hồng Y nói: Một điều đáng tiếc là đất nước chúng tôi đang bị biến thành một nơi giải quyết một số vấn đề của thế giới, thay vì là một quốc gia có chủ quyền, có khả năng bảo vệ vùng đất của chính mình, của cải và công dân của chính mình!
Ngài cũng kêu gọi các quốc gia hãy tự kiềm chế và hành động hợp lý, biết ngồi lại để tìm kiếm một giải pháp hòa bình!
4. Cuộc không kích giết chết Soleimani có ảnh hưởng gì trên các Kitô hữu ở Iraq?
Có nhiều chuyên gia đã cảnh báo rằng các cộng đồng Kitô giáo ở Trung Đông có thể bị đàn áp thêm nữa sau cuộc không kích của Mỹ giết chết tướng Soleimani cuả Iran.
Tướng Qasem Soleimani là vị chỉ huy Lực lượng Quds của Vệ binh Cách mạng Iran, đã bị giết chết trong cuộc không kích ngày 3 tháng 1 tại Sân bay Quốc tế Baghdad, do Tổng thống Donald Trump ra lệnh. Cùng bị giết với ông ta là tướng Abu Mahdi al-Muhandis, lãnh đạo Lực lượng dân quân tình nguyện cuả Iraq.
Cuộc không kích này diễn ra sau khi đại sứ quán Mỹ ở Baghdad bị tấn công đốt phá và các quan chức Mỹ tuyên bố rằng ông Soleimani đang âm mưu mở thêm nhửng cuộc tấn công mới vào cơ sở Mỹ.
Trong bối cảnh xung đột leo thang và bất ổn ở khu vực, các nhóm Kitô giáo đã lên tiếng kêu cứu xin quốc tế cần phải tập trung vào các cộng đồng tôn giáo thiểu số đã bị bỏ ra ngoài lề xã hội ở đây.
“Tướng Soleimani và Lực lượng Quds của ông đã từng tàn phá các cộng đồng Kitô hữu và những người khác ở Iraq, Iran, Lebanon và Syria trong nhiều thập kỷ. Chúng tôi mong mỏi sự ra đi của ông sẽ kết thúc một kỷ nguyên khủng bố và bất ổn,” theo lời ông Peter Burns, giám đốc phòng liên lạc với các chính phủ cuả tổ chức Bảo vệ Kitô hữu (IDC).
“Nhưng,” ông Burns nói thêm “có những lo ngại rằng khu vực này sẽ trở nên bất ổn định, và điều này có thể làm tăng khả năng tấn công vào các nhóm thiểu số tôn giáo.”
“Tổ chức IDC đang theo dõi tình hình chặt chẽ để đảm bảo rằng các cuộc tấn công như vậy không xảy ra,” ông nói.
Tổ chức của ông đã kêu gọi chính phủ Iraq và Syria hợp tác để bảo đảm sự an toàn của những người biểu tình từng bị tấn công bở những bọn côn đồ được Iran hổ trợ, và ông Burns lưu ý rằng Kitô hữu ở các quốc gia này đã biểu tình bên cạnh người Hồi giáo để cải cách chính trị và kinh tế.
“Quyền tụ họp và đòi hỏi cải cách của họ không thể bị Iran dùng bạo lực để đe dọa và trả đũa” ông Burns nói.
Mặc dù chưa rõ những hệ lụy do cuộc không tập ngày 3 tháng 1 vừa qua sẽ ra sao, nhưng nhiều người cho rằng nguy cơ bị khủng bố và bị tấn công có thể gia tăng đối với các Kitô hữu.
“Dù cho bất cứ điều gì xảy ra tiếp theo ở Iraq, điều quan trọng là chúng ta không quên hoàn cảnh của các Kitô hữu ở đây, họ đã bị ảnh hưởng một cách không cân xứng - và thường là nạn nhân trực tiếp - trong các tình huống biến động và bạo lực,” theo ông Andrew Walther. Phó Chủ tịch Truyền thông của hội Hiệp sĩ Columbus.
Ông Walther cho biết, sự an toàn và sự sống còn của các cộng đồng này, vừa bị tàn phá bởi chiến dịch diệt chủng của ISIS, vẫn phải là ưu tiên hàng đầu.
Hội Hiệp sĩ Columbus đã chi ra hơn 25 triệu đô la trong 5 năm qua để hỗ trợ các Kitô hữu ở Trung Đông, đặc biệt là ở Iraq và Syria.
Cha Luis Montes, một linh mục người Argentina của Viện Ngôi Lời nhập thể và là một nhà truyền giáo ở Iraq, nói rằng tuy cuộc không kích là khá nghiêm trọng, nhưng vẫn chưa thấy có dấu hiệu trực tiếp nào chống lại Kitô hữu.
Cha Montes nói rằng ngài lo ngại những bất ổn ở Iraq sẽ khiến cuộc sống của các Kitô hữu trở nên khó khăn hơn.
“Chiến tranh ảnh hưởng đến các Kitô hữu nhiều hơn đến những người khác bởi vì người Kitô hữu chúng ta là thiểu số, chúng ta không được bảo vệ. Hầu hết các Kitô hữu đã rời khỏi khu vực, điều này càng làm xói mòn những nỗ lực giúp ổn định đất nước.”
Ông Edward Clancy là giám đốc ngoại giao cuả Ủy ban Tài trợ cho các giáo hội nghèo “Aid to the Church in Need” cũng lo ngại rằng sự bất ổn mới sẽ gây nguy hại cho dân số Kitô giáo. Ông nói rằng phản ứng ban đầu của ông sau khi nghe về cuộc không kích là ‘Oh No,' (Chết chửa) nhưng đồng thời ông cũng không bỏ mất hy vọng.
“Hoạt động khủng bố sẽ ảnh hưởng nặng nề đến các Kitô hữu. Nhưng không nhất thiết là vì số người bị giết, mà là số người có còn ở lại hay không. Vì tình trạng thiếu an toàn cho nên người ta sẽ tìm cách bỏ đi”, ông nói.
“Vì vậy, ngay bây giờ, là vô cùng quan trọng cho bất cứ ai có thể cung cấp nó, cung cấp cho cộng đồng Kitô giáo một cảm giác vững tâm (về an ninh),” ông Clancy nói.
Ông Clancy đặc biệt lưu tâm đến khu vực Ni-ni-ve, nơi có một số cộng đồng Kitô giáo lâu đời nhất thế giới, nhưng thiếu cơ sở hạ tầng và mạng lưới truyền thông, và các Kitô hữu từng bị bị bỏ rơi thẳng thừng trong những tình huống rất khó khăn.
“Ngày nay cộng đồng đó rất dễ bị tổn thương.”
“Chúng ta thực sự cần cảnh giác cầu nguyện cho những người này, và chúng ta cũng cần gây áp lực lên những giới hữu trách để đảm bảo rằng những cộng đồng Kitô giáo này không bị lãng quên.”
5. Vatican có thể là trung gian để Mỹ và Iran tháo gỡ ngòi nổ chiến tranh
Chỉ căn cứ vào tuyên bố của hai bên, Mỹ và Iran, tiếp theo cuộc không tập hạ sát người con cưng của chế độ Iran, chiến tranh giữa hai bên là điều không thể tránh, dù Tổng Thống Trump cho rằng hành động của Mỹ là để ngăn chặn một cuộc chiến tranh chứ không phải để khởi diễn nó.
Nhưng cũng chính câu nói của Ông Trump khiến người ta hy vọng chiến tranh là điều có thể tránh được. Nhưng muốn có điều ấy, hai bên buộc phải nói chuyện với nhau. Phiền một nỗi, Mỹ và Iran không có quan hệ ngoại giao chính thức.
Theo ký giả John Allen, hai quốc gia giao tiếp với nhau qua trung gian Tòa đại sứ Thụy Sĩ ở Teheran. Chính vì thế, các viên chức của tòa đại sứ này đã được Iran mời hôm thứ Sáu để nghe lời phản đối của họ về vụ hạ sát Tướng Qasem Soleimani, mô tả nó như “một điển hình trắng trợn của chủ nghĩa khủng bố nhà nước Hoa Kỳ”.
Thực ra, Hoa Kỳ không cần trung gian Thụy Sĩ mới hay phản ứng của Iran vì phản ứng ấy đã được truyền thông thế giới truyền đi nhanh chóng và đầy đủ. Đối với ký giả Allen, Thụy Sĩ có lẽ cũng không được cần đến, khi Hoa Kỳ và Iran, để tránh cuộc chiến tranh cận kề, muốn nói chuyện trực diện với nhau qua một trung gian. Vì theo ông, trung gian ấy, tốt hơn, rất có thể là Vatican.
Lý do thứ nhất, liên hệ ngoại giao của Tòa Thánh với Iran đã có từ năm 1954, 30 năm trước khi Hoa Kỳ khởi đầu các liên hệ chính thức dưới thời Tổng thống Ronald Reagan năm 1984. Các nhà lãnh đạo Iran thời hậu cách mạng đặc biệt quan tâm đến việc làm nổi bật việc họ giao tiếp với Vatican, như một cách để phản công các cố gắng của Hoa Kỳ muốn tô vẽ họ như một thứ quốc gia cùng đinh (pariah state). Hiện nay, Iran có nhiều nhà ngoại giao tại Vatican hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới ngoại trừ Cộng Hòa Dominica; đây là dấu chỉ họ rất coi trọng mối liên hệ này.
Gần đây nhất, Iran đánh giá cao đường lối của Vatican đối với Syria, một đường lối không đòi thay đổi chế độ bằng cách loại bỏ Tổng thống Bashar al-Assad. Đàng khác, Vatican coi Iran như nước chủ chốt cho bất cứ giải pháp nào tại Syria, bao gồm cả việc che chở mạnh mẽ hơn cho cộng đồng thiểu số Kitô giáo tại Syria, và do đó đã đối xử với quốc gia này và các nhà lãnh đạo của nó một cách tôn trọng khác hẳn bất cứ định chế Tây phương nào khác.
Thêm vào đó, Vatican, nói chung, luôn chống đối việc trừng phạt kinh tế như một đòn bẩy chính trị, vì sợ rằng các hậu quả của chúng phần lớn rơi xuống đầu thường dân vô tội. Chính vì thế, Tòa Thánh chưa bao giờ ủng hộ việc Hoa Kỳ trừng phạt kinh tế Iran vì vi phạm các thỏa ước hạch nhân và nhiều tranh chấp khác.
Thứ hai, theo Allen, Vatican dưới thời Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể không được Hoa Kỳ dưới quyền Tổng Thống Trump ưa bằng Iran. Lý do vì vị đương kim Giáo Hoàng tỏ ra không ưa các người Công Giáo bảo thủ Hoa Kỳ vốn nằm trong số những người hết lòng ủng hộ vị Tổng thống này. Nói chung, về phương diện lịch sử, các tổ chức duy Hồi Giáo vẫn thường coi Vatican như một thứ tuyên úy đối với Phương Tây, nay hẳn họ thấy rõ Đức Phanxicô không hề nằm trong giỏ Tòa Bạch Ốc. Điều này quả là một vốn qúy trong hoàn cảnh này.
Sau cùng có một lý do nằm bên dưới khiến Vatican có thể vận động được Teheran mà cả Thụy Sĩ lẫn bất cứ quốc gia nào khác cũng không thể, đó là Thiên Chúa. Trên bình diện lãnh đạo, Iran là một chế độ thần trị, và dù cho là họ rất tinh khôn về khoa chính trị thực dụng (realpolitik), thế giới suy tư của giai cấp lãnh đạo của họ vẫn bàng bạc với các ý niệm và từ vựng tôn giáo. Vatican, vì thế, là trung gian nghiêm túc có thể vận động Iran trên bình diện này và được coi trọng.
Về phương diện học thuyết, Đạo Công Giáo và ngành Shiite /si-ai/ của Hồi Giáo Iran có một sự gần gũi tự nhiên. Không như ngành Sunni, một thứ Thệ Phản trong thế giới Hồi Giáo, người Shiite /si-ai/ được lãnh đạo bởi giai cấp giáo sĩ, họ nhìn nhận cả sách thánh lẫn truyền thống như các nguồn mặc khải; họ có nền thần học mạnh mẽ về hy sinh và chuộc tội, và họ cũng có những trào lưu lòng đạo bình dân phát biều bằng các ngày lễ, lòng sùng kính và cả các thánh nữa.
Những nét song hành ấy khiến Vatican rất thích hợp trong việc tạo nên mối liên hệ gắn bó mà không quốc gia Tây Phương nào khác có thể có đối với Iran.
Nhưng đâu có thể là sáng kiến ngoại giao của Tòa Thánh trong hoàn cảnh này?
Allen cho rằng, trước nhất, Đức Phanxicô có thể đích thân viết thư cho cả Tổng thống Trump lẫn Lãnh Đạo Tối Cao của Iran là Ali Khamenei, giống như các lá thư ngài viết năm 2014 cho cả nhà lãnh đạo Cuba, Raul Castro, lẫn Tổng thống Hoa Kỳ lúc đó là Barack Obama, những lá thư đã giúp dọn đường tái lập liên hệ ngoại giao giữa Havana và Washington.
Trong các lá thư, Đức Phanxicô có thể đề nghị cung ứng các dịch vụ của Vatican như người trung gian giữa Iran và Hoa Kỳ, hay, ít nhất, như đường dây giao tiếp ở hậu trường giữa hai quốc gia để bảo đảm rằng các quyết định quân sự vội vàng không được đưa ra dựa trên tính toán sai lầm hay thiếu thông tin chính xác.
Ngài cũng có thể phỏng theo hành động của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bằng cách đích thân gửi sứ giả tới cả Tehran lẫn Washington, thúc giục họ chứng tỏ hạn chế, giống vị Giáo Hoàng Balan đã làm với Baghdad và Washington năm 2003 trong cố gắng ngăn chặn chiến tranh ở Iraq. Hiển nhiên, cố gắng ấy đã không thành. Nhưng sự kiện không thành một lần không có nghĩa nó sẽ không thành lần thứ hai.
Còn nếu mạnh dạn hơn, Đức Phanxicô có thể công bố ý định của ngài sẽ đi thăm Trung Đông, với ý tưởng triệu tập các viên chức Iran và Hoa kỳ cùng với đại diện các quốc gia khác trong vùng trong một cố gắng nhằm cổ vũ đối thoại và các giải pháp hòa bình. Nơi tổ chức có thể là Lebanon, một nước được Đức Phanxicô hứa sẽ đến thăm từ năm 2017 và là nước có liên hệ gần gũi với Iran nhưng cũng có mối liên hệ đủ để làm việc với Hoa Kỳ. Lebanon cũng là nước có dân số Công Giáo lớn nhất ở Trung Đông, khiến nó là nước tự nhiên để Đức Phanxicô tới thăm.
6. Thập kỷ qua dẫy đầy chết chóc, bạo lực và thương đau cho giới trẻ
UNICEF, mộtTổ chức Bảo vệ Trẻ em của Liên Hợp Quốc ghi nhận trong thập kỷ qua nhiều tang thương, chết chóc và lạm dụng nhắm vào trẻ em, làm gia tăng gấp ba lần so với các thập kỷ khác!
Tổ chức Bảo vệ Trẻ em của Liên Hợp Quốc xác định có hơn 170.000 vụ việc vi phạm nghiêm trọng tới trẻ em qua những tranh chấp chiến tranh và các thảm họa khác; cứ tính trung bình thì có tới 45 vụ vi phạm xảy ra hàng ngày, khiến thập kỷ vừa qua trở thành một thập kỷ đầy thảm họa chết chóc đối với trẻ em.
Hôm thứ Hai ngày 30/12/2019, bà Henrietta Fore, Giám đốc điều hành Quỹ UNICEF đã than thở rằng: Các cuộc tấn công vào trẻ em tiếp tục gia tăng, vì các bên tham chiến không tôn trọng những quy tắc căn bản nhất của chiến tranh là phải bảo vệ trẻ em. Bà lưu ý rằng số lượng các quốc gia bị cuốn hút vào các cuộc xung đột cao nhất kể từ năm 1989, khi công ước Quốc tế về Quyền lợi trẻ em được ký kết.
Trước những xung đột vũ trang bạo lực giết chóc nhắm vào trẻ em, khiến chúng buộc lòng phải rời khỏi mái ấm gia đình chạy trốn khỏi bạo lực và chết chóc! Bà cho hay chiến tranh triền miên đã gây nên bao nhiều cuộc tương tàn đổ máu và cướp đi nhiều sinh mạng trẻ thơ!
Năm 2018, Liên Hợp Quốc ghi nhận hơn 24.000 vụ vi phạm nghiêm trọng đối với trẻ em, bao gồm chết chóc, bắt cóc, bạo lực tình dục, từ chối những giúp đỡ nhân đạo, lam dụng sức lao động trẻ vị thành niên, trường học và bệnh viện cũng bị tấn công!
Trong khi các nỗ lực giám sát và báo cáo được tăng cường, thì con số những vi phạm đã nhẩy vọt hơn gấp rưỡi lần so với con số được ghi nhận vào những năm 2010.
Những tấn công và bạo lực đối với trẻ em đã không ngừng gia tăng trong suốt năm 2019. Trong nửa đầu năm, Liên Hợp Quốc ghi nhận hơn 10.000 vụ việc vi phạm đối với trẻ em – có thể con số thực thật còn cao hơn nhiều đang xảy ra ở các khu vực xung đột ở phía bắc Syria, miền đông Dân chủ Cộng hòa Congo (DRC) và miền đông Ukraine.
Khi năm 2019 sắp kết thúc, thì các cuộc tấn công và bạo lực đối với trẻ em còn tăng vọt mặc dù Tổ chức Bảo vệ Trẻ em của Liên Hợp Quốc đã kêu gọi tất cả các bên tham chiến hãy tuân thủ nghĩa vụ phải giữ luật pháp quốc tế và chấm dứt ngay các hành vi vi phạm đến trẻ em và nhắm vào thường dân vô tội bao gồm trường học, bệnh viện và các cơ sở hạ tầng của đất nước. Tổ chức Bảo vệ Trẻ em của Liên Hợp Quốc kêu gọi các quốc gia có tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế hãy mạnh mẽ dùng uy tín của mình mà bảo vệ trẻ em.
7. Sáu thách thức lớn của Đức Phanxicô trong năm 2020
Chuyên viên kỳ cựu về Vatican, Andrea Gagliarducci, cho rằng trong năm 2020, Đức Phanxicô sẽ có 6 thách thức lớn
Một cách cụ thể, trong năm 2020, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ làm 6 việc sau đây: ký ban hành Tông Huấn Thượng Hội Đồng về vùng Amazon, ký ban hành Tông hiến cải tổ Giáo Triều Praedicate Evangelium; ngoài ra, ngài còn phải đương đầu với 4 thách đố quốc tế tại Trung Hoa, Á Căn Đình, Hoa Kỳ và Ba Tây.
Bản văn đầu tiên sẽ được ban hành năm nay chắc chắn là Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng về Vùng Amazon. Một số nguồn tin cho rằng văn kiện này đã sẵn sàng từ giữa tháng 12 vừa qua để được công bố. Bản văn sẽ xác nhận điều vốn được gọi là “luật trừ Amazon” và dự thảo một số nghi lễ đặc thù cho vùng này, thiết lập một quyền tài phán (jurisdiction) đặc thù mới.
Nếu đúng như thế, thì nhiều lãnh thổ khác chắc chắn cũng sẽ yêu cầu được hưởng một quyền tài phán đặc thù tương tự, khởi đầu chắc chắn là Giáo Hội Đức. Vì ở đấy, một hội đồng có tính trói buộc (mặc nhiên bị Đức Phanxicô chỉ trích) đang diễn ra. Hội đồng này nhắm có được nhiều quyền tự trị hơn trong các vấn đề như luân lý tính dục và việc quản trị tình huống các người ly dị và tái hôn.
Gagliarducci cho rằng: thực ra, vấn đề lớn đối với văn kiện về Thượng Hội Đồng Amazon là chủ nghĩa lục địa Mỹ Latinh. Đức Phanxicô không tha thiết đối với việc thay đổi tín lý. Nếu phải thay đổi tín lý, thì chỉ là vì cách tiếp cận thực tiễn của ngài mà thôi. Tuy nhiên, di sản của ngài phần lớn có tính địa chính trị. Và một trong các di sản đó là việc đánh giá cao lục địa Mỹ Latinh, theo giấc mơ của Simon Bolivar về một việc thống nhất phản thực dân.
Trong đệ nhất lục cá nguyệt của năm 2020, bản văn cải tổ Giáo Triều cũng có thể được ký công bố. Bản dự thảo đã được duyệt đi duyệt lại, đọc đi đọc lại nhiều lần; nó đã được sửa đổi nhiều lần và hiện đang được các Hội Đồng Giám Mục khắp thế giới, hoặc ít nhất, những vị nhận được nó, góp phần tu chính.
Mục tiêu chính của cuộc cải tổ là thay đổi não trạng của Giáo Triều. Do đó, các phòng sở vẫn chỉ là các phòng sở, với các chức vụ kéo dài 5 năm, trong khi các chức vụ có tính quá khứ (historical) sẽ biến mất. Thí dụ chức chamberlain (nhiếp chính) sẽ không còn được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm mà là một chức vụ cứ luật (de jure), chức phối trí viên của Hội Đồng Kinh Tế.
Các động thái trên cho thấy Đức Giáo Hoàng Phanxicô không thích định chế. Ngài sử dụng định chế hơn là duy trì nó. Ngài sẽ thực thi quan điểm của ngài, nếu cần, ngài sẵn sàng tu chính luật lệ.
Khung cảnh quốc tế cũng sẽ quan trọng trong năm 2020. Đức Giáo Hoàng Phanxicô không phải là vị Giáo Hoàng lý thuyết mà là một vị Giáo Hoàng thực tiễn. Chủ nghĩa thực tiễn của ngài cũng sẽ ảnh hưởng tới “hoạt động địa chính trị” của ngài. Vì thế, trong năm nay, sẽ có 4 thách thức quốc tế lớn để ngài phải quan tâm.
Thứ nhất là Trung Hoa. Sẽ có những Giám Mục khác phải được bổ nhiệm với việc chấp thuận của cả hai bên: Tòa Thánh và Chính Phủ Trung Quốc. Từ lúc có thoả thuận tạm thời với Trung Hoa về việc bổ nhiệm các Giám Mục, chỉ có 2 Giám Mục đã được bổ nhiệm. Giống như các liên hệ thông thường giữa Trung Hoa và Tòa Thánh, sẽ có tình huống 1 bước tiến, 2 bước lùi.
Gagliarducci trưng bằng cớ: Tòa Thánh có gian hàng tại cuộc triển lãm Trồng Vườn tại Bắc Kinh nhưng không được nhà cầm quyền Trung Quốc cho phép in và phân phối các bản sao Thông điệp Laudato Si’ cho các người tham dự. Bảo tàng viện Vatican trưng bầy các công trình của mình tại Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, nhưng cuộc triển lãm các công trình của Trung Hoa tại Vatican không bao giờ diễn ra.
Một vấn đề quốc tế khác liên hệ tới Hoa Kỳ. Cuối tháng 11, người Hoa Kỳ sẽ được kêu gọi bỏ phiếu để bầu tổng thống. Tòa Thánh và nhất là Đức Phanxicô sẽ hành động ra sao đối với Donald Trump, người sẽ ứng cử lần thứ hai? Có phải sẽ im lặng ủng hộ ứng cử viên Dân Chủ, vì xét thấy trong các vấn đề nóng bỏng như di dân và môi trường, Tòa Thánh và Tổng thống Hoa Kỳ có nhiều quan điểm rất khác nhau? Và đâu sẽ là quan điểm của Đức Tổng Giám Mục Gomez, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, vì ngài vốn là một di dân?
Từ Bắc xuống Nam Mỹ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ phải xem xét các liên hệ với Ba Tây của Jair Bolsonaro. Vị tân tổng thống này rõ ràng bất đồng với Đức Giáo Hoàng về nhiều vấn đề tế nhị, như kỹ nghệ vũ khí, ý định của Bolsaro di chuyển tòa đại sứ Batây ở Do Thái về Giêrusalem, và việc hòa nhập lục địa Mỹ Latinh. Dù gì, Ba Tây vẫn còn là quốc gia Công Giáo nổi bật nhất thế giới. Liệu sẽ có cuộc gặp gỡ giữa Bolsaro và Đức Giáo Hoàng? Đức Giáo Hoàng từng gặp đệ nhất phu nhân của Ba Tây ngày 13 tháng 12 vừa qua, khi ngài khánh thành trụ sở mới của Qũy Scholas Occurentes ở Rôma. Liệu sẽ có cuộc gặp gỡ với chính tổng thống vào năm nay?
Cuối cùng là Á Căn Đình. Đức Giáo Hoàng Phanxicô có lẽ sẽ không viếng thăm quê hương của ngài trong năm 2020. Từ ngày được bầu làm Giáo Hoàng, ngài chưa bao giờ về đó. Chưa có lịch trình du hành chính thức, nhưng các chuyến đi sắp tới bao gồm Nam Sudan và Iraq, nếu điều kiện cho phép, và rồi ngài muốn viếng thăm Nam Dương, Đông Timor, và Papua New Guinea. Cũng có thể ngài sẽ đi Hung Gia Lợi để dự Đại hội Thánh Thể Quốc tế.
Chính phủ mới của Ông Fernandez ở Á Căn Đình là một thách đố đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Fernandez không hẳn có mối liên hệ xấu với ngài, trái với liên hệ lạnh nhạt của cựu tổng thống Macri. Fernandez khi nói về ngài, luôn dùng kiểu nói “el Querido Papa Francisco” (Đức Giáo Hoàng Phanxicô thân yêu). Ngài cũng đã gặp Đệ nhất Phu nhân trong cùng biến cố trong đó ngài gặp Đệ nhất Phu nhân Ba Tây.
Một trong điều chủ yếu trong mối liên hệ là luật phá thai. Fernandez hứa với cử tri của ông ta là sẽ ra luật về vấn đề này; Giáo Hội dĩ nhiên không muốn thế. Tuy nhiên, các phần khác của nghị trình Fernandez nói chung hòa hợp với nghị trình của Đức Phanxicô. Không có nhiều căng thẳng giữa đôi bên.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần bày tỏ ý định về thăm cố hương và hai nước láng giềng nhân kỷ niệm 200 năm bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1816 của Á Căn Đình. Nhưng đến nay, điều đó đã chưa xảy ra.
Năm 2015 đã từng được chọn, nhưng vì là năm bầu cử tổng thống, Đức Thánh Cha sẽ không tông du trong dịp này để tránh ảnh hưởng tới cuộc bầu cử.
Cho nên, nhiều người tràn trề hy vọng là Đức Thánh Cha sẽ về thăm Á Căn Đình vào năm 2016 để tuyên thánh cho Chân Phước Jose Gabriel del Rosario Brochero. Tuy nhiên, việc phong thánh đã diễn ra vào tháng 10 năm 2016, do Đức Hồng Y Angelo Amato, lúc ấy là tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh chủ lễ.
Tổng thống Mauricio Macri bày tỏ hy vọng là chuyến viếng thăm có thể diễn ra vào năm 2017. Đáp lại tuyên bố của tổng thống, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi một thông điệp video ngay sau đó, giải thích rằng ngài không thể về thăm cố hương vào năm 2017, và hy vọng điều này có thể diễn ra trong thời gian đầu năm 2018. Từ 15 đến 21 tháng Giêng 2018, Đức Thánh Cha đã thăm Chí Lợi và Pêru. Chí Lợi là quốc gia có đường biên giới dài đến 5,150 km với Á Căn Đình.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho nhật báo “La Nación” của Argentina phát hành ngày 7 tháng 7 năm 2019, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ mong ước trở về thăm quê hương Á Căn Đình của ngài vào năm 2020.
Bên lề chuyến viếng thăm Vatican của tổng thống liên bang Nga Vladimir Putin hôm 4 tháng 7 năm 2019, nhà báo Joaquín Morales Solá đã phỏng vấn Ðức Thánh Cha. Theo nhà báo này, Ðức Thánh Cha có thể thăm Á Căn Đình vào giữa năm 2020 hay sau đó. Thời gian chính xác sẽ được thông báo trước cuộc bầu cử tổng thống Á Căn Đình vào tháng 10 năm 2019.
Theo báo “La Nación”, Ðức Thánh Cha có thể nhân dịp này này để thăm thêm nước Uruguay, nơi ngài chưa viếng thăm.
Vào tháng 5 năm 2019, trong chuyến viếng thăm ad limina của các Giám mục Á Căn Đình, Ðức Thánh Cha cũng đã bày tỏ mong ước viếng thăm quê hương, nhưng ngài cũng nói thêm: “Anh em biết rằng tại thời điểm này, ưu tiên dành cho những người đau khổ nhất trên thế giới”. Nếu chương trình này được thực hiện, đây sẽ là chuyến viếng thăm đầu tiên của Ðức Thánh Cha tại quê hương kể từ khi ngài khởi đầu sứ vụ Phêrô.
2. Giám Mục Nigeria than thở: Nhà cầm quyền nước này cực đoan không kém Boko Haram
Vụ phiến quân Hồi giáo ở Nigeria chặt đầu 10 Kitô hữu đã khiến một giám mục nước này phẫn nộ và cáo buộc chính phủ nước này cũng là những người Hồi Giáo cực đoan không kém Boko Haram, và đang sử dụng các phương pháp đa dạng để đạt được cùng một mục tiêu là sự thống trị của Hồi giáo tại Nigeria.
Đứng trước cuộc tấn công vào ngày Giáng sinh của bọn khủng bố Hồi Giáo IS ở Tây Phi, gọi tắt là ISWAP, và cuộc tấn công của Boko Haram vào đêm Giáng sinh, Đức Cha Matthew Hassan Kukah của giáo phận Sokoto đã nói với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ là ngài ghê tởm chính quyền hiện nay.
Theo Đức Cha Kukah: “Sự khác biệt duy nhất giữa chính phủ và Boko Haram là Boko Haram đang cầm một quả bom trong tay”.
Ngài nói thêm: “Họ đang sử dụng các đòn bẩy quyền lực để bảo đảm quyền thống trị của Hồi giáo, củng cố thêm cho ý tưởng muốn đạt được điều đó bằng bạo lực. Với tình hình này ở Nigeria, thật khó có thể thấy tinh thần muốn đánh bại Boko Haram của họ”.
Ngài nhấn mạnh rằng “Họ đã tạo điều kiện cho Boko Haram có thể hoạt động theo ý muốn của chúng.”
Hôm 26/12/2019, ISWAP đã đưa ra một video trong đó chúng chặt đầu 10 Kitô hữu và bắn chết một người Hồi giáo, và nói rằng chúng đang trả thù cho cái chết của Abu Bakr al-Baghadi, lãnh đạo của bọn khủng bố Hồi Giáo IS và các thành viên IS cao cấp khác bị giết trong một cuộc đột kích của Hoa Kỳ vào tháng 10 .
Vụ này diễn ra sau một cuộc tấn công ngay trong đêm Giáng sinh của Boko Haram, làm bảy người bị thiệt mạng.
Liên Hợp Quốc ước tính rằng hơn 2.2 triệu người đã phải di dời vì các hành động của Boko Haram. Từ năm 2013 đến 2015, hơn 11,000 người đã bị nhóm này giết chết.
Đức Cha Kukah cho biết chính phủ Nigeria đã bổ nhiệm những người Hồi giáo cực đoan vào các vị trí quan trọng trong chính phủ, và đưa ra các thỏa thuận ngầm với các nhóm Hồi Giáo quá khích trong nước.
“Nếu những người có quyền lực không làm hết sức để hòa nhập các Kitô hữu vào các tiến trình chính trị ở quốc gia này thì họ sẽ cung cấp dưỡng khí cho Hồi giáo. Nếu họ muốn xây dựng một quốc gia trong đó chỉ có người theo đạo Hồi mới được nắm quyền lực thì lúc đó họ tung hô ý tưởng cho rằng đạo Hồi nên có vị trí thống trị trong xã hội.”
Đức Cha Kukah cũng lên tiếng phê phán các quốc gia phương Tây, những người mà theo ngài rất vui khi được quyền khai thác tài nguyên của Phi châu nhưng lại miễn cưỡng không bảo vệ người dân.
Ngài nói: “Các quốc gia phương Tây không làm hết sức mình. Họ đã chỉ ra rằng tài nguyên của Phi Châu quan trọng hơn người dân thường. Rõ ràng, các quốc gia phương Tây có thể làm giảm ảnh hưởng của Boko Haram tới 80 hoặc 90 phần trăm - nhưng họ đã cố tình không làm như thế.”
Đức Cha Kukah nói rằng điều duy nhất ngăn Nigeria không bị nhận chìm trong cuộc nội chiến là những nguyên lý hòa bình của Kitô giáo.
Ngài nói: “Kitô hữu có tất cả lý do để cảm thấy không an toàn và cũng có một cảm giác chung là bị gạt ra ngoài lề mọi tiến trình chính trị. Nếu các nguyên tắc của tôn giáo của chúng ta không phải là theo đuổi hòa bình và thiện ích chung, thì đã xảy ra một cuộc nội chiến rồi.”
“Chính là vinh quang của tôn giáo của chúng ta mà điều này đã không xảy ra. Nhưng càng ngày càng khó để rao giảng hòa bình trong bối cảnh như thế này. Bất kỳ giải pháp nào ở Nigeria đều phụ thuộc vào cách Kitô hữu quyết định phản ứng như thế nào trước các giải pháp ấy. Chúng ta không muốn sử dụng bạo lực nhưng chúng ta sẽ làm gì đây [khi tiếp tục bị tấn công và chèn ép như thế]?”
3. Đức Thánh Cha kêu gọi tự kiềm chế trong bối cảnh nguy cơ cuộc chiến leo thang
Trong cuộc khủng hoảng leo thang chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Iran, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi hai bên hãy tự chủ và đối thoại.
Chiến tranh chỉ mang đến cái chết và hủy diệt.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi những lời trên trong buổi đọc kinh Truyền Tin vào Chúa Nhật ngày 5/1/2020.
Dù không nêu đích danh một quốc gia nào, Đức Thánh Cha cho biết hiện đang có một bầu không khí căng thẳng khủng khiếp ở nhiều nơi trên thế giới.
Ngài kêu gọi tất cả mọi bên hãy dùng phương thế đối thoại và tự kiềm chế mà xua đuổi con ma thù hận đi!
Sau đó Đức Thánh Cha mời mọi người hãy thinh lặng cầu nguyện trong giây lát cho ý chỉ này.
Căng thẳng giữa Hoa kỳ - Iran
Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô được dấy lên sau những căng thẳng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Iran, sau cuộc không kích của Hoa Kỳ đã giết chết một vị tướng hàng đầu của Iran ở Iraq.
Tướng Qassem Soleimani là chỉ huy Lực lượng Quds, một lực lượng quân đội Cách mạng Hồi giáo đang hoạt động bên ngoài nước Iran.
Cái chết của ông tướng này vào thứ Sáu tại Baghdad đã làm dấy lên mối đe dọa trả đũa Mỹ của Iran.
Đức Thượng phụ Sako hy vọng Iraq sẽ không trở thành bãi chiến trường
Đức Thương phụ của Giáo Hội Công Giáo Chaldea là Đức Hồng Y Louis Rafaël Sako, hôm thứ Bảy đã bày tỏ sự ngỡ ngày của người dân Iraq trước sự kiện này.
Đức Hồng Y nói: Một điều đáng tiếc là đất nước chúng tôi đang bị biến thành một nơi giải quyết một số vấn đề của thế giới, thay vì là một quốc gia có chủ quyền, có khả năng bảo vệ vùng đất của chính mình, của cải và công dân của chính mình!
Ngài cũng kêu gọi các quốc gia hãy tự kiềm chế và hành động hợp lý, biết ngồi lại để tìm kiếm một giải pháp hòa bình!
4. Cuộc không kích giết chết Soleimani có ảnh hưởng gì trên các Kitô hữu ở Iraq?
Có nhiều chuyên gia đã cảnh báo rằng các cộng đồng Kitô giáo ở Trung Đông có thể bị đàn áp thêm nữa sau cuộc không kích của Mỹ giết chết tướng Soleimani cuả Iran.
Tướng Qasem Soleimani là vị chỉ huy Lực lượng Quds của Vệ binh Cách mạng Iran, đã bị giết chết trong cuộc không kích ngày 3 tháng 1 tại Sân bay Quốc tế Baghdad, do Tổng thống Donald Trump ra lệnh. Cùng bị giết với ông ta là tướng Abu Mahdi al-Muhandis, lãnh đạo Lực lượng dân quân tình nguyện cuả Iraq.
Cuộc không kích này diễn ra sau khi đại sứ quán Mỹ ở Baghdad bị tấn công đốt phá và các quan chức Mỹ tuyên bố rằng ông Soleimani đang âm mưu mở thêm nhửng cuộc tấn công mới vào cơ sở Mỹ.
Trong bối cảnh xung đột leo thang và bất ổn ở khu vực, các nhóm Kitô giáo đã lên tiếng kêu cứu xin quốc tế cần phải tập trung vào các cộng đồng tôn giáo thiểu số đã bị bỏ ra ngoài lề xã hội ở đây.
“Tướng Soleimani và Lực lượng Quds của ông đã từng tàn phá các cộng đồng Kitô hữu và những người khác ở Iraq, Iran, Lebanon và Syria trong nhiều thập kỷ. Chúng tôi mong mỏi sự ra đi của ông sẽ kết thúc một kỷ nguyên khủng bố và bất ổn,” theo lời ông Peter Burns, giám đốc phòng liên lạc với các chính phủ cuả tổ chức Bảo vệ Kitô hữu (IDC).
“Nhưng,” ông Burns nói thêm “có những lo ngại rằng khu vực này sẽ trở nên bất ổn định, và điều này có thể làm tăng khả năng tấn công vào các nhóm thiểu số tôn giáo.”
“Tổ chức IDC đang theo dõi tình hình chặt chẽ để đảm bảo rằng các cuộc tấn công như vậy không xảy ra,” ông nói.
Tổ chức của ông đã kêu gọi chính phủ Iraq và Syria hợp tác để bảo đảm sự an toàn của những người biểu tình từng bị tấn công bở những bọn côn đồ được Iran hổ trợ, và ông Burns lưu ý rằng Kitô hữu ở các quốc gia này đã biểu tình bên cạnh người Hồi giáo để cải cách chính trị và kinh tế.
“Quyền tụ họp và đòi hỏi cải cách của họ không thể bị Iran dùng bạo lực để đe dọa và trả đũa” ông Burns nói.
Mặc dù chưa rõ những hệ lụy do cuộc không tập ngày 3 tháng 1 vừa qua sẽ ra sao, nhưng nhiều người cho rằng nguy cơ bị khủng bố và bị tấn công có thể gia tăng đối với các Kitô hữu.
“Dù cho bất cứ điều gì xảy ra tiếp theo ở Iraq, điều quan trọng là chúng ta không quên hoàn cảnh của các Kitô hữu ở đây, họ đã bị ảnh hưởng một cách không cân xứng - và thường là nạn nhân trực tiếp - trong các tình huống biến động và bạo lực,” theo ông Andrew Walther. Phó Chủ tịch Truyền thông của hội Hiệp sĩ Columbus.
Ông Walther cho biết, sự an toàn và sự sống còn của các cộng đồng này, vừa bị tàn phá bởi chiến dịch diệt chủng của ISIS, vẫn phải là ưu tiên hàng đầu.
Hội Hiệp sĩ Columbus đã chi ra hơn 25 triệu đô la trong 5 năm qua để hỗ trợ các Kitô hữu ở Trung Đông, đặc biệt là ở Iraq và Syria.
Cha Luis Montes, một linh mục người Argentina của Viện Ngôi Lời nhập thể và là một nhà truyền giáo ở Iraq, nói rằng tuy cuộc không kích là khá nghiêm trọng, nhưng vẫn chưa thấy có dấu hiệu trực tiếp nào chống lại Kitô hữu.
Cha Montes nói rằng ngài lo ngại những bất ổn ở Iraq sẽ khiến cuộc sống của các Kitô hữu trở nên khó khăn hơn.
“Chiến tranh ảnh hưởng đến các Kitô hữu nhiều hơn đến những người khác bởi vì người Kitô hữu chúng ta là thiểu số, chúng ta không được bảo vệ. Hầu hết các Kitô hữu đã rời khỏi khu vực, điều này càng làm xói mòn những nỗ lực giúp ổn định đất nước.”
Ông Edward Clancy là giám đốc ngoại giao cuả Ủy ban Tài trợ cho các giáo hội nghèo “Aid to the Church in Need” cũng lo ngại rằng sự bất ổn mới sẽ gây nguy hại cho dân số Kitô giáo. Ông nói rằng phản ứng ban đầu của ông sau khi nghe về cuộc không kích là ‘Oh No,' (Chết chửa) nhưng đồng thời ông cũng không bỏ mất hy vọng.
“Hoạt động khủng bố sẽ ảnh hưởng nặng nề đến các Kitô hữu. Nhưng không nhất thiết là vì số người bị giết, mà là số người có còn ở lại hay không. Vì tình trạng thiếu an toàn cho nên người ta sẽ tìm cách bỏ đi”, ông nói.
“Vì vậy, ngay bây giờ, là vô cùng quan trọng cho bất cứ ai có thể cung cấp nó, cung cấp cho cộng đồng Kitô giáo một cảm giác vững tâm (về an ninh),” ông Clancy nói.
Ông Clancy đặc biệt lưu tâm đến khu vực Ni-ni-ve, nơi có một số cộng đồng Kitô giáo lâu đời nhất thế giới, nhưng thiếu cơ sở hạ tầng và mạng lưới truyền thông, và các Kitô hữu từng bị bị bỏ rơi thẳng thừng trong những tình huống rất khó khăn.
“Ngày nay cộng đồng đó rất dễ bị tổn thương.”
“Chúng ta thực sự cần cảnh giác cầu nguyện cho những người này, và chúng ta cũng cần gây áp lực lên những giới hữu trách để đảm bảo rằng những cộng đồng Kitô giáo này không bị lãng quên.”
5. Vatican có thể là trung gian để Mỹ và Iran tháo gỡ ngòi nổ chiến tranh
Chỉ căn cứ vào tuyên bố của hai bên, Mỹ và Iran, tiếp theo cuộc không tập hạ sát người con cưng của chế độ Iran, chiến tranh giữa hai bên là điều không thể tránh, dù Tổng Thống Trump cho rằng hành động của Mỹ là để ngăn chặn một cuộc chiến tranh chứ không phải để khởi diễn nó.
Nhưng cũng chính câu nói của Ông Trump khiến người ta hy vọng chiến tranh là điều có thể tránh được. Nhưng muốn có điều ấy, hai bên buộc phải nói chuyện với nhau. Phiền một nỗi, Mỹ và Iran không có quan hệ ngoại giao chính thức.
Theo ký giả John Allen, hai quốc gia giao tiếp với nhau qua trung gian Tòa đại sứ Thụy Sĩ ở Teheran. Chính vì thế, các viên chức của tòa đại sứ này đã được Iran mời hôm thứ Sáu để nghe lời phản đối của họ về vụ hạ sát Tướng Qasem Soleimani, mô tả nó như “một điển hình trắng trợn của chủ nghĩa khủng bố nhà nước Hoa Kỳ”.
Thực ra, Hoa Kỳ không cần trung gian Thụy Sĩ mới hay phản ứng của Iran vì phản ứng ấy đã được truyền thông thế giới truyền đi nhanh chóng và đầy đủ. Đối với ký giả Allen, Thụy Sĩ có lẽ cũng không được cần đến, khi Hoa Kỳ và Iran, để tránh cuộc chiến tranh cận kề, muốn nói chuyện trực diện với nhau qua một trung gian. Vì theo ông, trung gian ấy, tốt hơn, rất có thể là Vatican.
Lý do thứ nhất, liên hệ ngoại giao của Tòa Thánh với Iran đã có từ năm 1954, 30 năm trước khi Hoa Kỳ khởi đầu các liên hệ chính thức dưới thời Tổng thống Ronald Reagan năm 1984. Các nhà lãnh đạo Iran thời hậu cách mạng đặc biệt quan tâm đến việc làm nổi bật việc họ giao tiếp với Vatican, như một cách để phản công các cố gắng của Hoa Kỳ muốn tô vẽ họ như một thứ quốc gia cùng đinh (pariah state). Hiện nay, Iran có nhiều nhà ngoại giao tại Vatican hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới ngoại trừ Cộng Hòa Dominica; đây là dấu chỉ họ rất coi trọng mối liên hệ này.
Gần đây nhất, Iran đánh giá cao đường lối của Vatican đối với Syria, một đường lối không đòi thay đổi chế độ bằng cách loại bỏ Tổng thống Bashar al-Assad. Đàng khác, Vatican coi Iran như nước chủ chốt cho bất cứ giải pháp nào tại Syria, bao gồm cả việc che chở mạnh mẽ hơn cho cộng đồng thiểu số Kitô giáo tại Syria, và do đó đã đối xử với quốc gia này và các nhà lãnh đạo của nó một cách tôn trọng khác hẳn bất cứ định chế Tây phương nào khác.
Thêm vào đó, Vatican, nói chung, luôn chống đối việc trừng phạt kinh tế như một đòn bẩy chính trị, vì sợ rằng các hậu quả của chúng phần lớn rơi xuống đầu thường dân vô tội. Chính vì thế, Tòa Thánh chưa bao giờ ủng hộ việc Hoa Kỳ trừng phạt kinh tế Iran vì vi phạm các thỏa ước hạch nhân và nhiều tranh chấp khác.
Thứ hai, theo Allen, Vatican dưới thời Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể không được Hoa Kỳ dưới quyền Tổng Thống Trump ưa bằng Iran. Lý do vì vị đương kim Giáo Hoàng tỏ ra không ưa các người Công Giáo bảo thủ Hoa Kỳ vốn nằm trong số những người hết lòng ủng hộ vị Tổng thống này. Nói chung, về phương diện lịch sử, các tổ chức duy Hồi Giáo vẫn thường coi Vatican như một thứ tuyên úy đối với Phương Tây, nay hẳn họ thấy rõ Đức Phanxicô không hề nằm trong giỏ Tòa Bạch Ốc. Điều này quả là một vốn qúy trong hoàn cảnh này.
Sau cùng có một lý do nằm bên dưới khiến Vatican có thể vận động được Teheran mà cả Thụy Sĩ lẫn bất cứ quốc gia nào khác cũng không thể, đó là Thiên Chúa. Trên bình diện lãnh đạo, Iran là một chế độ thần trị, và dù cho là họ rất tinh khôn về khoa chính trị thực dụng (realpolitik), thế giới suy tư của giai cấp lãnh đạo của họ vẫn bàng bạc với các ý niệm và từ vựng tôn giáo. Vatican, vì thế, là trung gian nghiêm túc có thể vận động Iran trên bình diện này và được coi trọng.
Về phương diện học thuyết, Đạo Công Giáo và ngành Shiite /si-ai/ của Hồi Giáo Iran có một sự gần gũi tự nhiên. Không như ngành Sunni, một thứ Thệ Phản trong thế giới Hồi Giáo, người Shiite /si-ai/ được lãnh đạo bởi giai cấp giáo sĩ, họ nhìn nhận cả sách thánh lẫn truyền thống như các nguồn mặc khải; họ có nền thần học mạnh mẽ về hy sinh và chuộc tội, và họ cũng có những trào lưu lòng đạo bình dân phát biều bằng các ngày lễ, lòng sùng kính và cả các thánh nữa.
Những nét song hành ấy khiến Vatican rất thích hợp trong việc tạo nên mối liên hệ gắn bó mà không quốc gia Tây Phương nào khác có thể có đối với Iran.
Nhưng đâu có thể là sáng kiến ngoại giao của Tòa Thánh trong hoàn cảnh này?
Allen cho rằng, trước nhất, Đức Phanxicô có thể đích thân viết thư cho cả Tổng thống Trump lẫn Lãnh Đạo Tối Cao của Iran là Ali Khamenei, giống như các lá thư ngài viết năm 2014 cho cả nhà lãnh đạo Cuba, Raul Castro, lẫn Tổng thống Hoa Kỳ lúc đó là Barack Obama, những lá thư đã giúp dọn đường tái lập liên hệ ngoại giao giữa Havana và Washington.
Trong các lá thư, Đức Phanxicô có thể đề nghị cung ứng các dịch vụ của Vatican như người trung gian giữa Iran và Hoa Kỳ, hay, ít nhất, như đường dây giao tiếp ở hậu trường giữa hai quốc gia để bảo đảm rằng các quyết định quân sự vội vàng không được đưa ra dựa trên tính toán sai lầm hay thiếu thông tin chính xác.
Ngài cũng có thể phỏng theo hành động của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bằng cách đích thân gửi sứ giả tới cả Tehran lẫn Washington, thúc giục họ chứng tỏ hạn chế, giống vị Giáo Hoàng Balan đã làm với Baghdad và Washington năm 2003 trong cố gắng ngăn chặn chiến tranh ở Iraq. Hiển nhiên, cố gắng ấy đã không thành. Nhưng sự kiện không thành một lần không có nghĩa nó sẽ không thành lần thứ hai.
Còn nếu mạnh dạn hơn, Đức Phanxicô có thể công bố ý định của ngài sẽ đi thăm Trung Đông, với ý tưởng triệu tập các viên chức Iran và Hoa kỳ cùng với đại diện các quốc gia khác trong vùng trong một cố gắng nhằm cổ vũ đối thoại và các giải pháp hòa bình. Nơi tổ chức có thể là Lebanon, một nước được Đức Phanxicô hứa sẽ đến thăm từ năm 2017 và là nước có liên hệ gần gũi với Iran nhưng cũng có mối liên hệ đủ để làm việc với Hoa Kỳ. Lebanon cũng là nước có dân số Công Giáo lớn nhất ở Trung Đông, khiến nó là nước tự nhiên để Đức Phanxicô tới thăm.
6. Thập kỷ qua dẫy đầy chết chóc, bạo lực và thương đau cho giới trẻ
UNICEF, mộtTổ chức Bảo vệ Trẻ em của Liên Hợp Quốc ghi nhận trong thập kỷ qua nhiều tang thương, chết chóc và lạm dụng nhắm vào trẻ em, làm gia tăng gấp ba lần so với các thập kỷ khác!
Tổ chức Bảo vệ Trẻ em của Liên Hợp Quốc xác định có hơn 170.000 vụ việc vi phạm nghiêm trọng tới trẻ em qua những tranh chấp chiến tranh và các thảm họa khác; cứ tính trung bình thì có tới 45 vụ vi phạm xảy ra hàng ngày, khiến thập kỷ vừa qua trở thành một thập kỷ đầy thảm họa chết chóc đối với trẻ em.
Hôm thứ Hai ngày 30/12/2019, bà Henrietta Fore, Giám đốc điều hành Quỹ UNICEF đã than thở rằng: Các cuộc tấn công vào trẻ em tiếp tục gia tăng, vì các bên tham chiến không tôn trọng những quy tắc căn bản nhất của chiến tranh là phải bảo vệ trẻ em. Bà lưu ý rằng số lượng các quốc gia bị cuốn hút vào các cuộc xung đột cao nhất kể từ năm 1989, khi công ước Quốc tế về Quyền lợi trẻ em được ký kết.
Trước những xung đột vũ trang bạo lực giết chóc nhắm vào trẻ em, khiến chúng buộc lòng phải rời khỏi mái ấm gia đình chạy trốn khỏi bạo lực và chết chóc! Bà cho hay chiến tranh triền miên đã gây nên bao nhiều cuộc tương tàn đổ máu và cướp đi nhiều sinh mạng trẻ thơ!
Năm 2018, Liên Hợp Quốc ghi nhận hơn 24.000 vụ vi phạm nghiêm trọng đối với trẻ em, bao gồm chết chóc, bắt cóc, bạo lực tình dục, từ chối những giúp đỡ nhân đạo, lam dụng sức lao động trẻ vị thành niên, trường học và bệnh viện cũng bị tấn công!
Trong khi các nỗ lực giám sát và báo cáo được tăng cường, thì con số những vi phạm đã nhẩy vọt hơn gấp rưỡi lần so với con số được ghi nhận vào những năm 2010.
Những tấn công và bạo lực đối với trẻ em đã không ngừng gia tăng trong suốt năm 2019. Trong nửa đầu năm, Liên Hợp Quốc ghi nhận hơn 10.000 vụ việc vi phạm đối với trẻ em – có thể con số thực thật còn cao hơn nhiều đang xảy ra ở các khu vực xung đột ở phía bắc Syria, miền đông Dân chủ Cộng hòa Congo (DRC) và miền đông Ukraine.
Khi năm 2019 sắp kết thúc, thì các cuộc tấn công và bạo lực đối với trẻ em còn tăng vọt mặc dù Tổ chức Bảo vệ Trẻ em của Liên Hợp Quốc đã kêu gọi tất cả các bên tham chiến hãy tuân thủ nghĩa vụ phải giữ luật pháp quốc tế và chấm dứt ngay các hành vi vi phạm đến trẻ em và nhắm vào thường dân vô tội bao gồm trường học, bệnh viện và các cơ sở hạ tầng của đất nước. Tổ chức Bảo vệ Trẻ em của Liên Hợp Quốc kêu gọi các quốc gia có tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế hãy mạnh mẽ dùng uy tín của mình mà bảo vệ trẻ em.
7. Sáu thách thức lớn của Đức Phanxicô trong năm 2020
Chuyên viên kỳ cựu về Vatican, Andrea Gagliarducci, cho rằng trong năm 2020, Đức Phanxicô sẽ có 6 thách thức lớn
Một cách cụ thể, trong năm 2020, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ làm 6 việc sau đây: ký ban hành Tông Huấn Thượng Hội Đồng về vùng Amazon, ký ban hành Tông hiến cải tổ Giáo Triều Praedicate Evangelium; ngoài ra, ngài còn phải đương đầu với 4 thách đố quốc tế tại Trung Hoa, Á Căn Đình, Hoa Kỳ và Ba Tây.
Bản văn đầu tiên sẽ được ban hành năm nay chắc chắn là Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng về Vùng Amazon. Một số nguồn tin cho rằng văn kiện này đã sẵn sàng từ giữa tháng 12 vừa qua để được công bố. Bản văn sẽ xác nhận điều vốn được gọi là “luật trừ Amazon” và dự thảo một số nghi lễ đặc thù cho vùng này, thiết lập một quyền tài phán (jurisdiction) đặc thù mới.
Nếu đúng như thế, thì nhiều lãnh thổ khác chắc chắn cũng sẽ yêu cầu được hưởng một quyền tài phán đặc thù tương tự, khởi đầu chắc chắn là Giáo Hội Đức. Vì ở đấy, một hội đồng có tính trói buộc (mặc nhiên bị Đức Phanxicô chỉ trích) đang diễn ra. Hội đồng này nhắm có được nhiều quyền tự trị hơn trong các vấn đề như luân lý tính dục và việc quản trị tình huống các người ly dị và tái hôn.
Gagliarducci cho rằng: thực ra, vấn đề lớn đối với văn kiện về Thượng Hội Đồng Amazon là chủ nghĩa lục địa Mỹ Latinh. Đức Phanxicô không tha thiết đối với việc thay đổi tín lý. Nếu phải thay đổi tín lý, thì chỉ là vì cách tiếp cận thực tiễn của ngài mà thôi. Tuy nhiên, di sản của ngài phần lớn có tính địa chính trị. Và một trong các di sản đó là việc đánh giá cao lục địa Mỹ Latinh, theo giấc mơ của Simon Bolivar về một việc thống nhất phản thực dân.
Trong đệ nhất lục cá nguyệt của năm 2020, bản văn cải tổ Giáo Triều cũng có thể được ký công bố. Bản dự thảo đã được duyệt đi duyệt lại, đọc đi đọc lại nhiều lần; nó đã được sửa đổi nhiều lần và hiện đang được các Hội Đồng Giám Mục khắp thế giới, hoặc ít nhất, những vị nhận được nó, góp phần tu chính.
Mục tiêu chính của cuộc cải tổ là thay đổi não trạng của Giáo Triều. Do đó, các phòng sở vẫn chỉ là các phòng sở, với các chức vụ kéo dài 5 năm, trong khi các chức vụ có tính quá khứ (historical) sẽ biến mất. Thí dụ chức chamberlain (nhiếp chính) sẽ không còn được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm mà là một chức vụ cứ luật (de jure), chức phối trí viên của Hội Đồng Kinh Tế.
Các động thái trên cho thấy Đức Giáo Hoàng Phanxicô không thích định chế. Ngài sử dụng định chế hơn là duy trì nó. Ngài sẽ thực thi quan điểm của ngài, nếu cần, ngài sẵn sàng tu chính luật lệ.
Khung cảnh quốc tế cũng sẽ quan trọng trong năm 2020. Đức Giáo Hoàng Phanxicô không phải là vị Giáo Hoàng lý thuyết mà là một vị Giáo Hoàng thực tiễn. Chủ nghĩa thực tiễn của ngài cũng sẽ ảnh hưởng tới “hoạt động địa chính trị” của ngài. Vì thế, trong năm nay, sẽ có 4 thách thức quốc tế lớn để ngài phải quan tâm.
Thứ nhất là Trung Hoa. Sẽ có những Giám Mục khác phải được bổ nhiệm với việc chấp thuận của cả hai bên: Tòa Thánh và Chính Phủ Trung Quốc. Từ lúc có thoả thuận tạm thời với Trung Hoa về việc bổ nhiệm các Giám Mục, chỉ có 2 Giám Mục đã được bổ nhiệm. Giống như các liên hệ thông thường giữa Trung Hoa và Tòa Thánh, sẽ có tình huống 1 bước tiến, 2 bước lùi.
Gagliarducci trưng bằng cớ: Tòa Thánh có gian hàng tại cuộc triển lãm Trồng Vườn tại Bắc Kinh nhưng không được nhà cầm quyền Trung Quốc cho phép in và phân phối các bản sao Thông điệp Laudato Si’ cho các người tham dự. Bảo tàng viện Vatican trưng bầy các công trình của mình tại Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, nhưng cuộc triển lãm các công trình của Trung Hoa tại Vatican không bao giờ diễn ra.
Một vấn đề quốc tế khác liên hệ tới Hoa Kỳ. Cuối tháng 11, người Hoa Kỳ sẽ được kêu gọi bỏ phiếu để bầu tổng thống. Tòa Thánh và nhất là Đức Phanxicô sẽ hành động ra sao đối với Donald Trump, người sẽ ứng cử lần thứ hai? Có phải sẽ im lặng ủng hộ ứng cử viên Dân Chủ, vì xét thấy trong các vấn đề nóng bỏng như di dân và môi trường, Tòa Thánh và Tổng thống Hoa Kỳ có nhiều quan điểm rất khác nhau? Và đâu sẽ là quan điểm của Đức Tổng Giám Mục Gomez, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, vì ngài vốn là một di dân?
Từ Bắc xuống Nam Mỹ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ phải xem xét các liên hệ với Ba Tây của Jair Bolsonaro. Vị tân tổng thống này rõ ràng bất đồng với Đức Giáo Hoàng về nhiều vấn đề tế nhị, như kỹ nghệ vũ khí, ý định của Bolsaro di chuyển tòa đại sứ Batây ở Do Thái về Giêrusalem, và việc hòa nhập lục địa Mỹ Latinh. Dù gì, Ba Tây vẫn còn là quốc gia Công Giáo nổi bật nhất thế giới. Liệu sẽ có cuộc gặp gỡ giữa Bolsaro và Đức Giáo Hoàng? Đức Giáo Hoàng từng gặp đệ nhất phu nhân của Ba Tây ngày 13 tháng 12 vừa qua, khi ngài khánh thành trụ sở mới của Qũy Scholas Occurentes ở Rôma. Liệu sẽ có cuộc gặp gỡ với chính tổng thống vào năm nay?
Cuối cùng là Á Căn Đình. Đức Giáo Hoàng Phanxicô có lẽ sẽ không viếng thăm quê hương của ngài trong năm 2020. Từ ngày được bầu làm Giáo Hoàng, ngài chưa bao giờ về đó. Chưa có lịch trình du hành chính thức, nhưng các chuyến đi sắp tới bao gồm Nam Sudan và Iraq, nếu điều kiện cho phép, và rồi ngài muốn viếng thăm Nam Dương, Đông Timor, và Papua New Guinea. Cũng có thể ngài sẽ đi Hung Gia Lợi để dự Đại hội Thánh Thể Quốc tế.
Chính phủ mới của Ông Fernandez ở Á Căn Đình là một thách đố đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Fernandez không hẳn có mối liên hệ xấu với ngài, trái với liên hệ lạnh nhạt của cựu tổng thống Macri. Fernandez khi nói về ngài, luôn dùng kiểu nói “el Querido Papa Francisco” (Đức Giáo Hoàng Phanxicô thân yêu). Ngài cũng đã gặp Đệ nhất Phu nhân trong cùng biến cố trong đó ngài gặp Đệ nhất Phu nhân Ba Tây.
Một trong điều chủ yếu trong mối liên hệ là luật phá thai. Fernandez hứa với cử tri của ông ta là sẽ ra luật về vấn đề này; Giáo Hội dĩ nhiên không muốn thế. Tuy nhiên, các phần khác của nghị trình Fernandez nói chung hòa hợp với nghị trình của Đức Phanxicô. Không có nhiều căng thẳng giữa đôi bên.