LOS ANGELES 9:25pm 7-4-2005 - Chỉ còn mấy tiếng đồng hồ nữa là đến giờ thánh lễ an táng Đức Gioan Phaolô II, đang khi đó các vua chúa, hoàng hậu, và cả trăm quốc trưởng thủ tướng các quốc gia, cùng 2,500 quan chức vị vọng khắp nơi, hợp cùng đoàn người đông đảo đến 4 triệu người đang chờ đợi đễ cùng nhau tiễn biệt một vĩ nhân của thế giới. Đây là một đám tang vĩ đại và đáng ghi nhớ nhất trong lịch sử nhân loại và là tang lễ của của thế kỉ.
Khách hành hương không còn chỗ trọ ở khách sạn, nên “cắm lều” trên các phố xá chung quang những con đường dẫn đến Đền Thánh Phêrô. Dù rằng nhiều người không thể vào tận công trường được, nhưng họ vẫn muốn được gần kề biến cố lịch sử ngaỳ hôm nay.
Ngay cả những người vào được công trường để tham dự thánh lễ an táng, họ cũng chỉ có thể nhìn được những hình ảnh nhỏ bé qua các màn hình TV đặt chung quanh công trường. Thế thôi! Nhưng cái cảm giác là được chứng kiến biến cố lịch sử này, hoặc là một tâm tình yêu mến muốn gần gũi với người mình yêu mến và kính trọng cũng đủ cho các bạn trẻ và các người mộ mến không tiếc gì những giờ phút đợi chờ và những đêm thức suốt sáng! Giờ của lịch sử đang điểm.
Thành phố Roma với 3 triệu dân đã bị làn sóng 4 triệu khách hành hương như một đạo quân tứ chiếng đến đột nhập và xâm chiếm, mà không một lời báo trước, không một dự phòng kĩ lưởng nào! Nhưng ai nấy cũng vui vẻ, ai nấy cũng thông cảm đề huề. Chỉ có con người của Đức Gioan Phaolô II mới có cái sức mạnh tinh thần đó, mà ngay khi đã qua đời vẫn còn biến đổi và làm nên những điều kì diệu bất ngờ được như vậy.
Chàng trai trẻ người Pháp tên là Nathanael Valdenaire, đang cùng với các chị em của mình, ngủ trên vỉa hè thành Roma, tuyên bố thẳng thừng rằng” Bạn phải yêu mến Đức Giáo Hoàng lắm lắm, nên mới dám sẵn sàng làm điều này”.
Đang khi đó trong mấy ngày qua, các vị “hoàng tử của Giáo Hội”, những người đang trăn trở bận tâm tìm ra một người kế vị cho Đức Gioan Phaolô II, đã dán mắt vào 15 trang di chúc của Đức Gioan Phaolô II để tìm lại ý nghĩa đích thực những lời trăn trối, cũng như có giờ suy nghĩ tìm hiểu và đào sâu về con người của Đức Cố Giáo Hoàng.
Đức Gioan Phaolô II qua những năm tháng đả bị bệnh tật, tuổi già, và trách nhiệm đè nặng trũi trên hai vai, làm tấm lòng tan tác vì những bất hạnh và tang thương giết chóc của nhân loại, cho nên đã có lần nghĩ đến việc xin Chúa "cất về" khi đến 80 tuổi, đó là theo những dòng chữ viết tay trong di chúc để lại.
Vào ngày hôm nay, những trang di chúc này đã được công bố và phát hành. Vị Giáo Hoàng đã có những lần viết về những thời điểm bị giầy vò và bị khổ hình của chính bản thân Ngài và của Giáo Hội. Thế nên, Ngài đã ra lệnh cho biết là những trang tư liệu của ngài để lại phải đốt đi.
Tài liệu di chúc được viết đi viết lại nhiều lần, và lần đầu tiên 22 năm trước đây. Di chúc này có thể dẫn lối cho chúng ta thâm nhập phần nào vào cái nhìn sâu thẳm ngoại hạng của tư tưởng và suy tư của Đức Giáo Hoàng trong cõi tranh sáng tranh tối trong cuộc đời của Ngài. Điều này tỏ rõ khi Ngài phản ảnh suy tư về cái chết và sự nghiệp của mình, và rồi cuối cùng Ngài cầu nguyện cho có “sức mạnh cần thiết” và quyết định tiếp tục sứ mạng của mình.
Vào năm 1980, Đức Giáo Hoàng viết rằng "Có những lúc và giây phút, tôi sống trong nỗi khó khăn vô chừng và thật là bối rối. Nẻo đường của giáo hội cũng trở nên khó khăn và căng thẳng... cho cả tín hữu lẫn các mục tử”.
Vào tháng 3 năm 1979, ngài nói rằng ngài không để lại tài sản vật chất nào và xin thư ký riêng của ngài là TGM Stanislaw Dziwisz, đốt hết đi những ghi chú riêng của ngài.
Vào tháng 6 năm 1979 - lần đầu tiên trở về quê hương Ba Lan - là nguồn cảm hứng và thúc đẩy phong trào nghiệp đoàn Solidarity cương quyết chống lại chính quyền cộng sản vô thần.
Trong di chúc của Đức giáo hoàng chỉ nhắc tới có 2 tên tuổi là: TGM Dziwisz và giáo sĩ Do thái hồi hưu của Roma là Elio Toaff, vị này đã chào đón ngài khi ngài vào thăm nguyện đường Do thái ở Roma vào năm 1986, cử chỉ hoà giải giữa Công giáo và Do thái giáo.
Thường là Ngài viết thêm vào bản di chúc trong các Mùa Chay, thời gian dành cho việc suy niệm trước Phục Sinh.
Lần cuối cùng ngài viết thêm vào tờ di chúc, hình như là đang xét xem lúc 80 tuổi sẽ có quyết định gì. Ngài viết như sau: “Bây giờ, trong năm tôi ở thời điểm 80 tuổi, cần thiết tự hỏi xem nó có thật không phải là lúc để lập lại những lời trong Kinh Thánh mà Simeon đã nói, “Nunc dimittis”. Đoạn Kinh Thánh này nhắc tới câu Thánh Kinh như sau: “Bây giờ xin Chúa hãy cất con đi”.
Vào năm 1981, sau khi bị bắn và được cứu sống “trong một các thế lạ lùng”, thì Ngài đã nói số mạng của Ngài bậy giờ hên lúc nào hết là ở trong tay của Chúa. Ngài viết như sau: “Từ những giây phút này, mạng tôi thuộc về Chúa hơn bất cứ khi nào. Tôi hy vọng Chúa sẽ giúp tôi nhận thức cho đến thời điểm nào tôi phải tiếp tục sứ vụ phục vụ của tôi”.
Trong di chúc lúc đầu, ngài có viết rằng “ngài muốn được chôn “trong lòng đất thường, không phải là trong ngôi mồ”.
Thế rồi vào năm 1982, Đức Giáo Hoàng có lúc đã nghĩ đến việc có thể được chôn táng tại quê hương Ba Lan. Nhưng su cùng vào năm 1985, ngài di chúc lại là chôn ở đâu thì tùy quyền các Đức Hồng Y quyết định.
Di chúc của Ngài viết: "Đối với tất cả mọi người tôi muốn nói chỉ một sự mà thôi: ‘Ước chi Chúa thưởng công cho bạn.’”
Khách hành hương không còn chỗ trọ ở khách sạn, nên “cắm lều” trên các phố xá chung quang những con đường dẫn đến Đền Thánh Phêrô. Dù rằng nhiều người không thể vào tận công trường được, nhưng họ vẫn muốn được gần kề biến cố lịch sử ngaỳ hôm nay.
Ngay cả những người vào được công trường để tham dự thánh lễ an táng, họ cũng chỉ có thể nhìn được những hình ảnh nhỏ bé qua các màn hình TV đặt chung quanh công trường. Thế thôi! Nhưng cái cảm giác là được chứng kiến biến cố lịch sử này, hoặc là một tâm tình yêu mến muốn gần gũi với người mình yêu mến và kính trọng cũng đủ cho các bạn trẻ và các người mộ mến không tiếc gì những giờ phút đợi chờ và những đêm thức suốt sáng! Giờ của lịch sử đang điểm.
Thành phố Roma với 3 triệu dân đã bị làn sóng 4 triệu khách hành hương như một đạo quân tứ chiếng đến đột nhập và xâm chiếm, mà không một lời báo trước, không một dự phòng kĩ lưởng nào! Nhưng ai nấy cũng vui vẻ, ai nấy cũng thông cảm đề huề. Chỉ có con người của Đức Gioan Phaolô II mới có cái sức mạnh tinh thần đó, mà ngay khi đã qua đời vẫn còn biến đổi và làm nên những điều kì diệu bất ngờ được như vậy.
Chàng trai trẻ người Pháp tên là Nathanael Valdenaire, đang cùng với các chị em của mình, ngủ trên vỉa hè thành Roma, tuyên bố thẳng thừng rằng” Bạn phải yêu mến Đức Giáo Hoàng lắm lắm, nên mới dám sẵn sàng làm điều này”.
Đang khi đó trong mấy ngày qua, các vị “hoàng tử của Giáo Hội”, những người đang trăn trở bận tâm tìm ra một người kế vị cho Đức Gioan Phaolô II, đã dán mắt vào 15 trang di chúc của Đức Gioan Phaolô II để tìm lại ý nghĩa đích thực những lời trăn trối, cũng như có giờ suy nghĩ tìm hiểu và đào sâu về con người của Đức Cố Giáo Hoàng.
Đức Gioan Phaolô II qua những năm tháng đả bị bệnh tật, tuổi già, và trách nhiệm đè nặng trũi trên hai vai, làm tấm lòng tan tác vì những bất hạnh và tang thương giết chóc của nhân loại, cho nên đã có lần nghĩ đến việc xin Chúa "cất về" khi đến 80 tuổi, đó là theo những dòng chữ viết tay trong di chúc để lại.
Vào ngày hôm nay, những trang di chúc này đã được công bố và phát hành. Vị Giáo Hoàng đã có những lần viết về những thời điểm bị giầy vò và bị khổ hình của chính bản thân Ngài và của Giáo Hội. Thế nên, Ngài đã ra lệnh cho biết là những trang tư liệu của ngài để lại phải đốt đi.
Tài liệu di chúc được viết đi viết lại nhiều lần, và lần đầu tiên 22 năm trước đây. Di chúc này có thể dẫn lối cho chúng ta thâm nhập phần nào vào cái nhìn sâu thẳm ngoại hạng của tư tưởng và suy tư của Đức Giáo Hoàng trong cõi tranh sáng tranh tối trong cuộc đời của Ngài. Điều này tỏ rõ khi Ngài phản ảnh suy tư về cái chết và sự nghiệp của mình, và rồi cuối cùng Ngài cầu nguyện cho có “sức mạnh cần thiết” và quyết định tiếp tục sứ mạng của mình.
Vào năm 1980, Đức Giáo Hoàng viết rằng "Có những lúc và giây phút, tôi sống trong nỗi khó khăn vô chừng và thật là bối rối. Nẻo đường của giáo hội cũng trở nên khó khăn và căng thẳng... cho cả tín hữu lẫn các mục tử”.
Vào tháng 3 năm 1979, ngài nói rằng ngài không để lại tài sản vật chất nào và xin thư ký riêng của ngài là TGM Stanislaw Dziwisz, đốt hết đi những ghi chú riêng của ngài.
Vào tháng 6 năm 1979 - lần đầu tiên trở về quê hương Ba Lan - là nguồn cảm hứng và thúc đẩy phong trào nghiệp đoàn Solidarity cương quyết chống lại chính quyền cộng sản vô thần.
Trong di chúc của Đức giáo hoàng chỉ nhắc tới có 2 tên tuổi là: TGM Dziwisz và giáo sĩ Do thái hồi hưu của Roma là Elio Toaff, vị này đã chào đón ngài khi ngài vào thăm nguyện đường Do thái ở Roma vào năm 1986, cử chỉ hoà giải giữa Công giáo và Do thái giáo.
Thường là Ngài viết thêm vào bản di chúc trong các Mùa Chay, thời gian dành cho việc suy niệm trước Phục Sinh.
Lần cuối cùng ngài viết thêm vào tờ di chúc, hình như là đang xét xem lúc 80 tuổi sẽ có quyết định gì. Ngài viết như sau: “Bây giờ, trong năm tôi ở thời điểm 80 tuổi, cần thiết tự hỏi xem nó có thật không phải là lúc để lập lại những lời trong Kinh Thánh mà Simeon đã nói, “Nunc dimittis”. Đoạn Kinh Thánh này nhắc tới câu Thánh Kinh như sau: “Bây giờ xin Chúa hãy cất con đi”.
Vào năm 1981, sau khi bị bắn và được cứu sống “trong một các thế lạ lùng”, thì Ngài đã nói số mạng của Ngài bậy giờ hên lúc nào hết là ở trong tay của Chúa. Ngài viết như sau: “Từ những giây phút này, mạng tôi thuộc về Chúa hơn bất cứ khi nào. Tôi hy vọng Chúa sẽ giúp tôi nhận thức cho đến thời điểm nào tôi phải tiếp tục sứ vụ phục vụ của tôi”.
Trong di chúc lúc đầu, ngài có viết rằng “ngài muốn được chôn “trong lòng đất thường, không phải là trong ngôi mồ”.
Thế rồi vào năm 1982, Đức Giáo Hoàng có lúc đã nghĩ đến việc có thể được chôn táng tại quê hương Ba Lan. Nhưng su cùng vào năm 1985, ngài di chúc lại là chôn ở đâu thì tùy quyền các Đức Hồng Y quyết định.
Di chúc của Ngài viết: "Đối với tất cả mọi người tôi muốn nói chỉ một sự mà thôi: ‘Ước chi Chúa thưởng công cho bạn.’”