3. Quyền tự do tôn giáo của con người
29. Trong nhân chủng học Kitô giáo, mỗi người cá thể luôn trong tương quan với cộng đồng nhân loại, từ lúc thụ thai qua suốt diễn trình chín mùi của cuộc đời họ: "Khi nói đến con người đó, người ta có ý nói đến bản sắc không thể rút gọn và nội tâm tính vốn tạo thành hữu thể cá nhân đặc thù, cũng như mối tương quan căn bản với những con người khác vốn là nền tảng của cộng đồng nhân loại" [20]. Mối tương quan này, trong đó hình thành, về phương diện lịch sử, phẩm tính nhân bản của cá nhân và xã hội, là một chiều kích riêng của kiếp nhân sinh và của chính thân phận tâm linh của họ. Thiện ích của con người và thiện ích của cộng đồng không nên được hiểu như là nguyên lý đối lập nhau, nhưng như các cùng đích hội tụ của cam kết đạo đức và phát triển văn hóa.
30. Cuộc đối thoại về chân lý được mọi người mưu tìm và về sự thiện được mọi người ước mong, trong chân trời sống chung, do đó, làm chúng ta cam kết phát triển các điều kiện tốt nhất để suy nghĩ và thực hành chân lý về nhân chủng học và về các quyền của con người trong đối thoại. Chúng ta phải chắc chắn làm nhiều hơn nữa, vì đây là vấn đề văn hóa có lẽ có tính quyết định nhất để nối lại các sợi dây liên kết nền văn minh hiện đại, nền kinh tế và kỹ thuật với chủ nghĩa nhân bản toàn diện về con người và cộng đồng. Đây cũng là một vấn đề chủ chốt đối với tính khả tín nhân bản của đức tin Kitô giáo, một vấn đề, trong việc tận tụy đối với nền công lý của chủ nghĩa nhân bản toàn diện này, thừa nhận một chứng từ về tầm quan trọng phổ quát đối với việc hoán cải tinh thần và cõi lòng hướng tới sự thật của tình yêu của Chúa.
Các cuộc thảo luận về các nền tảng lý thuyết
31. Phản ứng chống lại kinh nghiệm đau thương của chủ nghĩa toàn trị, một chủ nghĩa, trong thế kỷ XX, đã tàn sát các cá nhân nhân danh quyền lực Nhà nước, được coi như tuyệt đối trong đó mọi người bị cuốn hút vào như các chức năng và công cụ để thể hiện nó, phản ứng ấy đóng vai trò chính trong việc khai triển và bảo vệ các quyền bất khả nhượng của mỗi cá nhân. Trong bối cảnh này, quyền tự do tôn giáo xuất hiện như một trong các quyền căn bản của mỗi con người [21]. Hầu như tất cả thế giới đều đồng ý dựa trên sự kiện này "các quyền căn bản của con người" được xây dựng trên "phẩm giá của nhân vị". Nhưng bản chất của phẩm giá này là đối tượng để thảo luận và chống đối. Nền tảng này, về phương diện khách quan, vượt trên quyền tự quyết của con người hay tùy thuộc hoàn toàn việc nhìn nhận của xã hội? Nó thuộc trật tự hữu thể học hay có bản chất thuần túy pháp lý? Đâu là tương quan của nó với tự do chọn lựa cá nhân, với việc bảo vệ thiện ích chung, với sự thật của bản chất con người? Nếu không có một sự đồng thuận - hoặc ít nhất một xu hướng chung - trong việc xác định các tiêu chuẩn cho việc thực hiện chân chính các quyền tự do tôn giáo, thì đặc tính tùy tiện trong các thực hành và sự mâu thuẫn trong các giải thích sẽ trở nên không tài nào quản lý được đối với xã hội dân sự (và nguy hiểm cho cộng đồng nhân loại). Nguy cơ sẽ tăng bội trong các xã hội nơi việc tôn giáo hướng tới siêu việt không còn được coi như một yếu tố thống nhất cho niềm tin chung đối với ý nghĩa phận người, mà đúng hơn chỉ như sự tồn tại lịch sử của một viễn kiến cổ lỗ và bây giờ đã bị vượt qua.
Phẩm giá và sự thật về nhân vị
32. Những chữ đầu của Dignitatis Humanae đã liên kết các quyền của nhân vị, nhất là quyền tự do tôn giáo, với phẩm giá của nó. Trong một ý nghĩa rất tổng quát, phẩm giá đề cập đến sự hoàn hảo bất khả nhượng của chủ thể hữu thể (l’être-sujet) trong trật tự hữu thể học luân lý hay xã hội [22]. Khái niệm này được sử dụng trong trật tự luân lý của các mối tương quan liên chủ thể để chỉ những gì có một giá trị ngay trong nó và do đó không bao giờ có thể bị đối xử như thể chỉ là một phương tiện đơn thuần. Do đó phẩm giá là một sở hữu vốn có của ngôi vị như là ngôi vị.
33. Xét theo quan điểm siêu hình học cổ điển, được tích hợp và khai triển lại một cách chi tiết bởi tư tưởng Kitô giáo, ngôi vị (personne) được định nghĩa một cách truyền thống, vì tính độc đáo không thể giản lược và phẩm giá cá thể của nó, như là "một bản thể cá biệt có bản tính hữu lý" [23]. Tất cả các cá nhân, do xuất phát sinh học của họ, đều thuộc về loài người, chung phần bản tính này. Do đó, mỗi cá nhân có bản tính con người, bất kể tình trạng phát triển sinh học hoặc tâm lý của họ, bất kể giới tính hay sắc tộc của họ, đều nhận ra khái niệm ngôi vị và kêu gọi người khác tôn trọng nó tuyệt đối, một việc chính đáng phải làm. Bản tính con người trong tính bất khả giản lược của nó nằm ở chân trời thế giới tâm linh và thế giới vật thể [24]. Phẩm giá của ngôi vị do đó cũng liên quan tới cơ thể vốn là chiều kích cấu thành ra nó và "dự phần vào imago Dei [hình ảnh Thiên Chúa]" [25]. Cơ thể không thể bị coi như một phương tiện đơn thuần hoặc một công cụ, như thể nó không phải là một chiều kích tạo nên phẩm giá bản vị. Cơ thể chia sẻ số phận của nhân vị và ơn gọi được thần hóa của nó [26].
34. Chiều kích bản vị nội tại trong bản tính con người được triển khai trong trật tự luân lý như khả năng tự quyết định và tự điều hướng tới điều thiện, nghĩa là như một tự do có trách nhiệm. Phẩm tính này hoàn toàn tạo thành phẩm giá của bản tính con người, đối tượng của trách nhiệm và chăm sóc toàn bộ cộng đồng nhân loại. "Cũng có một hệ sinh thái của con người. Con người cũng có một bản tính mà họ phải tôn trọng và không thể thao túng theo ý muốn. Con người không những không phải là một tự do tự tạo. Con người không tự tạo ra chính mình "[27]. Thực thế, ngay từ đầu, người đàn ông và người đàn bà cuối cùng đã tự khám phá ra mình như được Thiên Chúa ban cho chính mình qua cha mẹ của mình. "Hữu thể được ban cho" này đòi hỏi phải được tiếp nhận, tích hợp với việc phát triển ý thức. Nó không tạo giới hạn cho việc tự do tự thể hiện mình, mà đúng hơn đại diện cho một điều kiện nhằm hướng tự do như "hữu thể ơn phúc" (être-don) tới người khác. Sự nhìn nhận nguyên khởi này ngăn chặn khái niệm tự tham chiếu của tính cá nhân, bằng cách hướng việc xây dựng ngôi vị theo hướng phát triển chung tính hỗ tương.
35. "Trong truyền thống thần học Kitô giáo, ngôi vị có hai khía cạnh bổ sung cho nhau" [28]. Khái niệm ngôi vị "đề cập đến tính duy nhất của một chủ thể hữu thể học, một chủ thể, vì có bản chất tâm linh, nên được hưởng một phẩm giá và một quyền tự chủ tự biểu lộ trong việc tự ý thức về chính mình và tự do làm chủ các hành động của mình" [29]. Cũng chủ thể tâm linh này "tự biểu lộ trong khả năng bước vào tương quan: ngôi vị triển khai hành động của nó trong trật tự liên chủ thể và hiệp thông trong tình yêu" [30]. Sự cần thiết phải làm cho hoàn toàn hiển nhiên hơn nữa lý do của sợi dây liên kết nguyên ủy giữa hữu thể-cá nhân (être-individuel) và hữu thể-tương quan (être-relationel), một liên kết tự khẳng định mình bên trong trí hiểu đức tin, sự cần thiết này đã tạo ra những phát triển dứt khoát làm phong phú thêm cho tư tưởng Kitô giáo và các tiềm năng của nó để đối thoại với nền văn hóa hiện đại. Về phần mình, triết học, khoa học, nhân học xã hội của thời hiện đại, nhờ cũng biết chấp nhận sự lôi kéo của viễn kiến Kitô giáo nguyên ủy, đã đem lại một động lực mạnh mẽ cho các cơ cấu của hữu thể ngôi vị - nhất là ý thức và tự do – bằng cách xác định chúng như các chiều kích cấu thành của bản chất con người.
36. Trong việc làm nổi bật giá trị hiện đại của tính độc đáo nơi con người, các chiều kích lịch sử tính và triết lý hành động (praxis) đã được nhấn mạnh chưa từng có so với truyền thống trước đó. Chẳng hạn, trong việc nhấn mạnh tới tính vô điều kiện của tự do cá nhân, trong lãnh vực chính trị, xúc cảm và luân lý, trong một bối cảnh trong đó việc chấp nhận giải thích khoa học coi các yếu tố vô ngã và vật chất như điều kiện tạo nên tư tưởng, tình cảm, và các quyết định của con người ngày một trở nên mạnh mẽ hơn. Về phần nó, Thần học, từ trước Công đồng Vatican II, đã bắt đầu tự đương đầu với các điển hình của nền văn hóa nhân học mới mẻ dưới Mặc Khải. Bất chấp bằng cách xem xét một cách sâu sắc hơn lời kêu gọi của Thiên Chúa mời gọi mỗi ngôi vị cá thể tiếp nhận trách nhiệm tự thể hiện mình qua hành động lịch sử của mình. Hay bằng cách khám phá sâu hơn phẩm tính xã hội của hữu thể ngôi vị, được kêu gọi tự định nghĩa mình trong mối tương quan với Thiên Chúa, với người khác, với thế giới và lịch sử.
Hữu thể ngôi vị (l’être-personne) vốn cố hữu trong thân phận làm người
37. Trong khuôn khổ biện chứng này, người ta có thể tóm tắt một cách tổng hợp điểm nhân học chính của văn kiện công đồng. Dignitatis Humanae thiết lập mối liên kết căn để giữa các quyền bất khả xâm phạm của con người, và do đó quyền tự do cá nhân của họ, với chính bản tính hữu thể - ngôi vị của họ. Thực vậy, có một tiêu chuẩn độc đáo để nhận ra một cách hữu hiệu tính ngôi vị tiên thiên: việc thuộc về loài người về sinh học. Phẩm giá ngôi vị, và các nhân quyền vốn cố hữu nơi họ, đã được khắc ghi vô điều kiện trong việc thuộc về đó. Theo cách hiểu này, hữu thể - ngôi vị không phải là một sự quy kết liên quan đến một phẩm tính hay năng khiếu chuyên biệt của hữu thể nhân bản, như ý thức hay khả năng tự quyết. Cũng không phải là một tiềm năng hay kết quả của sự trưởng thành của họ. Phẩm giá ngôi vị vốn cố hữu một cách căn để nơi mỗi cá nhân, như một yếu tố cấu thành nên thân phận làm người của họ: thân phận này là cung lòng của mọi phẩm tính cá nhân, của mọi điều kiện hiện sinh, của bất cứ mức độ phát triển nào. Sự hiện hữu ngôi vị biến hóa và phát triển, chắc chắn như thế; tuy nhiên, hữu thể - ngôi vị không phải là một điều mà mỗi người có thể tự thêm vào cho mình (hoặc cho người khác). Không hề có diễn trình nào của hữu thể nhân bản qua đó"một điều gì đó" trở thành "một ai đó": người ta luôn luôn và không thể tách biệt là hữu thể - nhân bản và hữu thể- ngôi vị, vì người ta không trở thành nhân bản nếu là một điều gì khác. Và cách hiện hữu nhân bản là trở thành cá nhân tính hữu vị.
38. Việc nhìn nhận hữu thể-ngôi vị, như một chiều kích cố hữu nơi mỗi con người, thiết lập ra cộng đồng các hữu thể nhân bản, trong đó mỗi người chiếm một vị trí không thể bị thu hồi và tự đặt mình thành người có phẩm tước hưởng các quyền bất khả chuyển nhượng. Trong các điều khoản này, người ta có thể nói rằng các quyền của ngôi vị là các quyền của con người. Do đó, cộng đồng nhân loại nào có tham vọng tước mất của cá nhân phẩm giá nhân bản – ngôi vị của họ, là ngay lúc đó bắt đầu vi phạm phẩm giá riêng của họ và tự hủy hoại chính mình: cả trong tư cách cộng đồng lẫn trong tư cách nhân bản. Mặt khác, điều cũng rõ ràng là việc công nhận phẩm tính ngôi vị bất khả chuyển nhượng của mỗi hữu thể nhân bản là chính nguyên tắc thuộc về nhân loại của mỗi cá nhân. Và chính sự thuộc về này, một sự thuộc về vốn hợp pháp hóa dự án tự thể hiện mình cách trọn vẹn, không được trao phó cho tính võ đoán của họ, mà là trách nhiệm của họ đối với tính nhân bản, vốn là điều của chung. Và do đó đối với mọi người. Việc nhìn nhận và thực hành của cộng đồng nhân loại, trong tư cách nhân bản và được tạo thành bởi các ngôi vị, chính là cách mà mỗi người thể hiện và tôn vinh phẩm tính ngôi vị nhân bản riêng và không thể bị giản lược của mình. Trong viễn tượng này, dường như tuyệt đối rõ ràng là việc tôn trọng phẩm giá ngôi vị của cá nhân và việc tham gia của cá nhân vào việc xây dựng nhân bản trong cộng đồng tương ứng hoàn toàn với nhau.
39. Cam kết hỗ trợ ý niệm tương quan của hữu thể ngôi vị con người vì thế có tầm quan trọng đặc biệt, khi khai triển một suy tư nhân học có khả năng sửa chữa một cách thuyết phục các tầm nhìn cá nhân chủ nghĩa về chủ thể [31]. Mặt khác, không những các xu hướng quan trọng nhất của tư tưởng triết học gần đây, mà cả những luồng chính của tri thức chính trị, kinh tế và cả khoa học nữa cũng hội tụ đáng kể để làm nổi bật chiều kích cấu thành tính năng động tương quan. Sự tương tác và tính hỗ tương vốn lên đặc điểm cho việc hiện hữu bản vị tương ứng với tình trạng sâu sắc của sự độc đáo nhân bản, trong sự sống của cơ thể cũng như sự sống của tinh thần. Ngôi vị tự biểu lộ trong mọi vẻ đẹp của nó qua khả năng tự thể hiện chính nó trong tương quan với nội tâm tính tâm linh theo trật tự các mối tương quan liên chủ thể và trong trật tự bản chất của thế giới. Không cần phải nhấn mạnh ở đây tầm quan trọng căn bản của sự hiệp thông giữa mọi ngôi vị, cuối cùng được hoàn tất bằng chân lý của tình yêu, trong viễn kiến Kitô giáo về ngôi vị và cộng đồng [32].
Sự trung gian của lương tâm
40. Sự thật trên về thân phận con người chất vấn con người qua lương tâm luân lý, nghĩa là "phán xét lý lẽ theo đó nhân vị nhận ra phẩm chất đạo đức của một hành động cụ thể mà họ sắp đề ra, đang thực hiện hoặc đã hoàn thành "[33]. Ngôi vị không bao giờ được hành động chống lại phán đoán của chính lương tâm mình – họ có trách nhiệm phải đào tạo một cách chính trực với mọi sự giúp đỡ cần thiết. Đồng ý hành động chống điều lương tâm tin là đòi hỏi của điều tốt, và do đó, phân tích đến cùng, là chống lại ý muốn của Thiên Chúa đều sẽ là trách nhiệm của lương tâm [34]. Vì chính Thiên Chúa nói với chúng ta trong "trung tâm bí nhiệm nhất của con người, đền thánh nơi họ ở một mình với Thiên Chúa" [35]. Hành động chống lại phán đoán của lương tâm đã được đào tạo đúng đắn của mình là điều sai lạc về mặt luân lý. Tương ứng với bổn phận luân lý không được hành động chống lại phán đoán của chính lương tâm mình, dù nó sai lầm một cách không cưỡng lại được, là quyền của ngôi vị không bao giờ bị bất cứ ai ép buộc phải hành động chống lại chính lương tâm của mình, nhất là trong các vấn đề tôn giáo. Các thẩm quyền dân sự có nghĩa vụ tương ứng phải tôn trọng và làm người khác phải tôn trọng quyền căn bản này trong các giới hạn chính đáng của thiện ích chung.
41. Quyền không bị buộc phải hành động chống lại chính lương tâm của mình là hoàn toàn hài hòa với niềm tin Kitô giáo, một niềm tin vốn cho rằng việc thống thuộc tôn giáo, trong yếu tính, vốn được xác định bởi một thái độ, đức tin, mà, tự bản chất, không thể không được tự do. Sự nhấn mạnh của Kitô giáo vào quyền tự do không thể miễn chước của hành vi đức tin có lẽ đã đóng một vai trò hàng đầu trong diễn trình giải phóng lịch sử cá nhân trong thời đầu hiện đại. "Sự vâng phục đức tin" (Rm 1:5) là việc gắn bó tự do của con người vào kế hoạch yêu thương của Chúa Cha, Đấng, nhờ Chúa Kitô và trong quyền năng của Chúa Thánh Thần, mời gọi mọi người bước vào mầu nhiệm Hiệp thông Ba Ngôi. Hành động đức tin là hành động nhờ đó, "con người trao phó hoàn toàn và tự do vào tay Thiên Chúa [...] trong một sự qui phục tự nguyện đối với sự mặc khải mà Người đã thực hiện" [36]. Do đó, bất chấp các tác phong lịch sử của các Kitô hữu mâu thuẫn nghiêm trọng với học lý bất biến [37], Giáo hội biết rằng Thiên Chúa tôn trọng tự do hành động của con người và việc lồng họ vào diễn trình sống và diễn trình lịch sử. Khi bảo vệ sự tự do của hành vi đức tin, Giáo hội cung ứng cho mọi người một chứng từ cao cả: nếu đúng là tự do phát triển cùng với sự thật, thì điều cũng rõ ràng là sự thật cần một bầu khí tự do để triển nở (xin xem Ga 8:32).
42. Thực thế, nghĩ cho kỹ, tự do đức tin là mô hình cao quí nhất người ta có thể quan niệm cho phẩm giá con người. Trong khuôn khổ này, người ta hiểu Giáo hội diễn giải sứ mệnh căn bản của mình theo nghĩa cứu chuộc tự do khỏi quyền lực của tội lỗi và sự ác, những điều muốn thuyết phục tạo vật tin mình không thể được Thiên Chúa yêu thương. Sự nghi ngờ mà con rắn quỉ quái muốn nói xa gần được sách Sáng thế đề cập (xem St 3), đã giam hãm con người trong ý nghĩ thù địch Thiên Chúa cách bí mật. Sự làm sai lạc hình ảnh của Thiên Chúa này tạo ra xung đột giữa các hữu thể nhân bản, bóp nghẹt tự do, phá hủy các mối liên hệ. Hình ảnh chuyên chế về Thiên Chúa, do sự lừa dối của kẻ ác nói bóng gió, được phản ánh trong mọi mối liên hệ nhân bản (bắt đầu từ mối liên hệ giữa đàn ông và đàn bà) và phát sinh ra một lịch sử bạo lực và khuất phục, dẫn đến sự xuống cấp của phẩm giá bản vị và sự thoái hóa của mối liên kết xã hội [38]. Học thuyết xã hội của Giáo hội minh nhiên quả quyết rằng trung tâm và nguồn gốc của trật tự chính trị và xã hội chỉ có thể là phẩm giá của nhân vị, được khắc ghi dưới hình thức tự do [39]. Đây là một nguyên tắc tuyệt đối, vô điều kiện. Cách tiếp cận này qui tụ, ở điểm này, với một nguyên tắc được mọi người chấp nhận do tính hiện đại triết học và chính trị: nhân vị không bao giờ có thể bị coi chỉ như một phương tiện, nhưng như một cùng đích [40].
Kỳ tới: 4. Quyền của các cộng đồng được hưởng tự do tôn giáo
29. Trong nhân chủng học Kitô giáo, mỗi người cá thể luôn trong tương quan với cộng đồng nhân loại, từ lúc thụ thai qua suốt diễn trình chín mùi của cuộc đời họ: "Khi nói đến con người đó, người ta có ý nói đến bản sắc không thể rút gọn và nội tâm tính vốn tạo thành hữu thể cá nhân đặc thù, cũng như mối tương quan căn bản với những con người khác vốn là nền tảng của cộng đồng nhân loại" [20]. Mối tương quan này, trong đó hình thành, về phương diện lịch sử, phẩm tính nhân bản của cá nhân và xã hội, là một chiều kích riêng của kiếp nhân sinh và của chính thân phận tâm linh của họ. Thiện ích của con người và thiện ích của cộng đồng không nên được hiểu như là nguyên lý đối lập nhau, nhưng như các cùng đích hội tụ của cam kết đạo đức và phát triển văn hóa.
30. Cuộc đối thoại về chân lý được mọi người mưu tìm và về sự thiện được mọi người ước mong, trong chân trời sống chung, do đó, làm chúng ta cam kết phát triển các điều kiện tốt nhất để suy nghĩ và thực hành chân lý về nhân chủng học và về các quyền của con người trong đối thoại. Chúng ta phải chắc chắn làm nhiều hơn nữa, vì đây là vấn đề văn hóa có lẽ có tính quyết định nhất để nối lại các sợi dây liên kết nền văn minh hiện đại, nền kinh tế và kỹ thuật với chủ nghĩa nhân bản toàn diện về con người và cộng đồng. Đây cũng là một vấn đề chủ chốt đối với tính khả tín nhân bản của đức tin Kitô giáo, một vấn đề, trong việc tận tụy đối với nền công lý của chủ nghĩa nhân bản toàn diện này, thừa nhận một chứng từ về tầm quan trọng phổ quát đối với việc hoán cải tinh thần và cõi lòng hướng tới sự thật của tình yêu của Chúa.
Các cuộc thảo luận về các nền tảng lý thuyết
31. Phản ứng chống lại kinh nghiệm đau thương của chủ nghĩa toàn trị, một chủ nghĩa, trong thế kỷ XX, đã tàn sát các cá nhân nhân danh quyền lực Nhà nước, được coi như tuyệt đối trong đó mọi người bị cuốn hút vào như các chức năng và công cụ để thể hiện nó, phản ứng ấy đóng vai trò chính trong việc khai triển và bảo vệ các quyền bất khả nhượng của mỗi cá nhân. Trong bối cảnh này, quyền tự do tôn giáo xuất hiện như một trong các quyền căn bản của mỗi con người [21]. Hầu như tất cả thế giới đều đồng ý dựa trên sự kiện này "các quyền căn bản của con người" được xây dựng trên "phẩm giá của nhân vị". Nhưng bản chất của phẩm giá này là đối tượng để thảo luận và chống đối. Nền tảng này, về phương diện khách quan, vượt trên quyền tự quyết của con người hay tùy thuộc hoàn toàn việc nhìn nhận của xã hội? Nó thuộc trật tự hữu thể học hay có bản chất thuần túy pháp lý? Đâu là tương quan của nó với tự do chọn lựa cá nhân, với việc bảo vệ thiện ích chung, với sự thật của bản chất con người? Nếu không có một sự đồng thuận - hoặc ít nhất một xu hướng chung - trong việc xác định các tiêu chuẩn cho việc thực hiện chân chính các quyền tự do tôn giáo, thì đặc tính tùy tiện trong các thực hành và sự mâu thuẫn trong các giải thích sẽ trở nên không tài nào quản lý được đối với xã hội dân sự (và nguy hiểm cho cộng đồng nhân loại). Nguy cơ sẽ tăng bội trong các xã hội nơi việc tôn giáo hướng tới siêu việt không còn được coi như một yếu tố thống nhất cho niềm tin chung đối với ý nghĩa phận người, mà đúng hơn chỉ như sự tồn tại lịch sử của một viễn kiến cổ lỗ và bây giờ đã bị vượt qua.
Phẩm giá và sự thật về nhân vị
32. Những chữ đầu của Dignitatis Humanae đã liên kết các quyền của nhân vị, nhất là quyền tự do tôn giáo, với phẩm giá của nó. Trong một ý nghĩa rất tổng quát, phẩm giá đề cập đến sự hoàn hảo bất khả nhượng của chủ thể hữu thể (l’être-sujet) trong trật tự hữu thể học luân lý hay xã hội [22]. Khái niệm này được sử dụng trong trật tự luân lý của các mối tương quan liên chủ thể để chỉ những gì có một giá trị ngay trong nó và do đó không bao giờ có thể bị đối xử như thể chỉ là một phương tiện đơn thuần. Do đó phẩm giá là một sở hữu vốn có của ngôi vị như là ngôi vị.
33. Xét theo quan điểm siêu hình học cổ điển, được tích hợp và khai triển lại một cách chi tiết bởi tư tưởng Kitô giáo, ngôi vị (personne) được định nghĩa một cách truyền thống, vì tính độc đáo không thể giản lược và phẩm giá cá thể của nó, như là "một bản thể cá biệt có bản tính hữu lý" [23]. Tất cả các cá nhân, do xuất phát sinh học của họ, đều thuộc về loài người, chung phần bản tính này. Do đó, mỗi cá nhân có bản tính con người, bất kể tình trạng phát triển sinh học hoặc tâm lý của họ, bất kể giới tính hay sắc tộc của họ, đều nhận ra khái niệm ngôi vị và kêu gọi người khác tôn trọng nó tuyệt đối, một việc chính đáng phải làm. Bản tính con người trong tính bất khả giản lược của nó nằm ở chân trời thế giới tâm linh và thế giới vật thể [24]. Phẩm giá của ngôi vị do đó cũng liên quan tới cơ thể vốn là chiều kích cấu thành ra nó và "dự phần vào imago Dei [hình ảnh Thiên Chúa]" [25]. Cơ thể không thể bị coi như một phương tiện đơn thuần hoặc một công cụ, như thể nó không phải là một chiều kích tạo nên phẩm giá bản vị. Cơ thể chia sẻ số phận của nhân vị và ơn gọi được thần hóa của nó [26].
34. Chiều kích bản vị nội tại trong bản tính con người được triển khai trong trật tự luân lý như khả năng tự quyết định và tự điều hướng tới điều thiện, nghĩa là như một tự do có trách nhiệm. Phẩm tính này hoàn toàn tạo thành phẩm giá của bản tính con người, đối tượng của trách nhiệm và chăm sóc toàn bộ cộng đồng nhân loại. "Cũng có một hệ sinh thái của con người. Con người cũng có một bản tính mà họ phải tôn trọng và không thể thao túng theo ý muốn. Con người không những không phải là một tự do tự tạo. Con người không tự tạo ra chính mình "[27]. Thực thế, ngay từ đầu, người đàn ông và người đàn bà cuối cùng đã tự khám phá ra mình như được Thiên Chúa ban cho chính mình qua cha mẹ của mình. "Hữu thể được ban cho" này đòi hỏi phải được tiếp nhận, tích hợp với việc phát triển ý thức. Nó không tạo giới hạn cho việc tự do tự thể hiện mình, mà đúng hơn đại diện cho một điều kiện nhằm hướng tự do như "hữu thể ơn phúc" (être-don) tới người khác. Sự nhìn nhận nguyên khởi này ngăn chặn khái niệm tự tham chiếu của tính cá nhân, bằng cách hướng việc xây dựng ngôi vị theo hướng phát triển chung tính hỗ tương.
35. "Trong truyền thống thần học Kitô giáo, ngôi vị có hai khía cạnh bổ sung cho nhau" [28]. Khái niệm ngôi vị "đề cập đến tính duy nhất của một chủ thể hữu thể học, một chủ thể, vì có bản chất tâm linh, nên được hưởng một phẩm giá và một quyền tự chủ tự biểu lộ trong việc tự ý thức về chính mình và tự do làm chủ các hành động của mình" [29]. Cũng chủ thể tâm linh này "tự biểu lộ trong khả năng bước vào tương quan: ngôi vị triển khai hành động của nó trong trật tự liên chủ thể và hiệp thông trong tình yêu" [30]. Sự cần thiết phải làm cho hoàn toàn hiển nhiên hơn nữa lý do của sợi dây liên kết nguyên ủy giữa hữu thể-cá nhân (être-individuel) và hữu thể-tương quan (être-relationel), một liên kết tự khẳng định mình bên trong trí hiểu đức tin, sự cần thiết này đã tạo ra những phát triển dứt khoát làm phong phú thêm cho tư tưởng Kitô giáo và các tiềm năng của nó để đối thoại với nền văn hóa hiện đại. Về phần mình, triết học, khoa học, nhân học xã hội của thời hiện đại, nhờ cũng biết chấp nhận sự lôi kéo của viễn kiến Kitô giáo nguyên ủy, đã đem lại một động lực mạnh mẽ cho các cơ cấu của hữu thể ngôi vị - nhất là ý thức và tự do – bằng cách xác định chúng như các chiều kích cấu thành của bản chất con người.
36. Trong việc làm nổi bật giá trị hiện đại của tính độc đáo nơi con người, các chiều kích lịch sử tính và triết lý hành động (praxis) đã được nhấn mạnh chưa từng có so với truyền thống trước đó. Chẳng hạn, trong việc nhấn mạnh tới tính vô điều kiện của tự do cá nhân, trong lãnh vực chính trị, xúc cảm và luân lý, trong một bối cảnh trong đó việc chấp nhận giải thích khoa học coi các yếu tố vô ngã và vật chất như điều kiện tạo nên tư tưởng, tình cảm, và các quyết định của con người ngày một trở nên mạnh mẽ hơn. Về phần nó, Thần học, từ trước Công đồng Vatican II, đã bắt đầu tự đương đầu với các điển hình của nền văn hóa nhân học mới mẻ dưới Mặc Khải. Bất chấp bằng cách xem xét một cách sâu sắc hơn lời kêu gọi của Thiên Chúa mời gọi mỗi ngôi vị cá thể tiếp nhận trách nhiệm tự thể hiện mình qua hành động lịch sử của mình. Hay bằng cách khám phá sâu hơn phẩm tính xã hội của hữu thể ngôi vị, được kêu gọi tự định nghĩa mình trong mối tương quan với Thiên Chúa, với người khác, với thế giới và lịch sử.
Hữu thể ngôi vị (l’être-personne) vốn cố hữu trong thân phận làm người
37. Trong khuôn khổ biện chứng này, người ta có thể tóm tắt một cách tổng hợp điểm nhân học chính của văn kiện công đồng. Dignitatis Humanae thiết lập mối liên kết căn để giữa các quyền bất khả xâm phạm của con người, và do đó quyền tự do cá nhân của họ, với chính bản tính hữu thể - ngôi vị của họ. Thực vậy, có một tiêu chuẩn độc đáo để nhận ra một cách hữu hiệu tính ngôi vị tiên thiên: việc thuộc về loài người về sinh học. Phẩm giá ngôi vị, và các nhân quyền vốn cố hữu nơi họ, đã được khắc ghi vô điều kiện trong việc thuộc về đó. Theo cách hiểu này, hữu thể - ngôi vị không phải là một sự quy kết liên quan đến một phẩm tính hay năng khiếu chuyên biệt của hữu thể nhân bản, như ý thức hay khả năng tự quyết. Cũng không phải là một tiềm năng hay kết quả của sự trưởng thành của họ. Phẩm giá ngôi vị vốn cố hữu một cách căn để nơi mỗi cá nhân, như một yếu tố cấu thành nên thân phận làm người của họ: thân phận này là cung lòng của mọi phẩm tính cá nhân, của mọi điều kiện hiện sinh, của bất cứ mức độ phát triển nào. Sự hiện hữu ngôi vị biến hóa và phát triển, chắc chắn như thế; tuy nhiên, hữu thể - ngôi vị không phải là một điều mà mỗi người có thể tự thêm vào cho mình (hoặc cho người khác). Không hề có diễn trình nào của hữu thể nhân bản qua đó"một điều gì đó" trở thành "một ai đó": người ta luôn luôn và không thể tách biệt là hữu thể - nhân bản và hữu thể- ngôi vị, vì người ta không trở thành nhân bản nếu là một điều gì khác. Và cách hiện hữu nhân bản là trở thành cá nhân tính hữu vị.
38. Việc nhìn nhận hữu thể-ngôi vị, như một chiều kích cố hữu nơi mỗi con người, thiết lập ra cộng đồng các hữu thể nhân bản, trong đó mỗi người chiếm một vị trí không thể bị thu hồi và tự đặt mình thành người có phẩm tước hưởng các quyền bất khả chuyển nhượng. Trong các điều khoản này, người ta có thể nói rằng các quyền của ngôi vị là các quyền của con người. Do đó, cộng đồng nhân loại nào có tham vọng tước mất của cá nhân phẩm giá nhân bản – ngôi vị của họ, là ngay lúc đó bắt đầu vi phạm phẩm giá riêng của họ và tự hủy hoại chính mình: cả trong tư cách cộng đồng lẫn trong tư cách nhân bản. Mặt khác, điều cũng rõ ràng là việc công nhận phẩm tính ngôi vị bất khả chuyển nhượng của mỗi hữu thể nhân bản là chính nguyên tắc thuộc về nhân loại của mỗi cá nhân. Và chính sự thuộc về này, một sự thuộc về vốn hợp pháp hóa dự án tự thể hiện mình cách trọn vẹn, không được trao phó cho tính võ đoán của họ, mà là trách nhiệm của họ đối với tính nhân bản, vốn là điều của chung. Và do đó đối với mọi người. Việc nhìn nhận và thực hành của cộng đồng nhân loại, trong tư cách nhân bản và được tạo thành bởi các ngôi vị, chính là cách mà mỗi người thể hiện và tôn vinh phẩm tính ngôi vị nhân bản riêng và không thể bị giản lược của mình. Trong viễn tượng này, dường như tuyệt đối rõ ràng là việc tôn trọng phẩm giá ngôi vị của cá nhân và việc tham gia của cá nhân vào việc xây dựng nhân bản trong cộng đồng tương ứng hoàn toàn với nhau.
39. Cam kết hỗ trợ ý niệm tương quan của hữu thể ngôi vị con người vì thế có tầm quan trọng đặc biệt, khi khai triển một suy tư nhân học có khả năng sửa chữa một cách thuyết phục các tầm nhìn cá nhân chủ nghĩa về chủ thể [31]. Mặt khác, không những các xu hướng quan trọng nhất của tư tưởng triết học gần đây, mà cả những luồng chính của tri thức chính trị, kinh tế và cả khoa học nữa cũng hội tụ đáng kể để làm nổi bật chiều kích cấu thành tính năng động tương quan. Sự tương tác và tính hỗ tương vốn lên đặc điểm cho việc hiện hữu bản vị tương ứng với tình trạng sâu sắc của sự độc đáo nhân bản, trong sự sống của cơ thể cũng như sự sống của tinh thần. Ngôi vị tự biểu lộ trong mọi vẻ đẹp của nó qua khả năng tự thể hiện chính nó trong tương quan với nội tâm tính tâm linh theo trật tự các mối tương quan liên chủ thể và trong trật tự bản chất của thế giới. Không cần phải nhấn mạnh ở đây tầm quan trọng căn bản của sự hiệp thông giữa mọi ngôi vị, cuối cùng được hoàn tất bằng chân lý của tình yêu, trong viễn kiến Kitô giáo về ngôi vị và cộng đồng [32].
Sự trung gian của lương tâm
40. Sự thật trên về thân phận con người chất vấn con người qua lương tâm luân lý, nghĩa là "phán xét lý lẽ theo đó nhân vị nhận ra phẩm chất đạo đức của một hành động cụ thể mà họ sắp đề ra, đang thực hiện hoặc đã hoàn thành "[33]. Ngôi vị không bao giờ được hành động chống lại phán đoán của chính lương tâm mình – họ có trách nhiệm phải đào tạo một cách chính trực với mọi sự giúp đỡ cần thiết. Đồng ý hành động chống điều lương tâm tin là đòi hỏi của điều tốt, và do đó, phân tích đến cùng, là chống lại ý muốn của Thiên Chúa đều sẽ là trách nhiệm của lương tâm [34]. Vì chính Thiên Chúa nói với chúng ta trong "trung tâm bí nhiệm nhất của con người, đền thánh nơi họ ở một mình với Thiên Chúa" [35]. Hành động chống lại phán đoán của lương tâm đã được đào tạo đúng đắn của mình là điều sai lạc về mặt luân lý. Tương ứng với bổn phận luân lý không được hành động chống lại phán đoán của chính lương tâm mình, dù nó sai lầm một cách không cưỡng lại được, là quyền của ngôi vị không bao giờ bị bất cứ ai ép buộc phải hành động chống lại chính lương tâm của mình, nhất là trong các vấn đề tôn giáo. Các thẩm quyền dân sự có nghĩa vụ tương ứng phải tôn trọng và làm người khác phải tôn trọng quyền căn bản này trong các giới hạn chính đáng của thiện ích chung.
41. Quyền không bị buộc phải hành động chống lại chính lương tâm của mình là hoàn toàn hài hòa với niềm tin Kitô giáo, một niềm tin vốn cho rằng việc thống thuộc tôn giáo, trong yếu tính, vốn được xác định bởi một thái độ, đức tin, mà, tự bản chất, không thể không được tự do. Sự nhấn mạnh của Kitô giáo vào quyền tự do không thể miễn chước của hành vi đức tin có lẽ đã đóng một vai trò hàng đầu trong diễn trình giải phóng lịch sử cá nhân trong thời đầu hiện đại. "Sự vâng phục đức tin" (Rm 1:5) là việc gắn bó tự do của con người vào kế hoạch yêu thương của Chúa Cha, Đấng, nhờ Chúa Kitô và trong quyền năng của Chúa Thánh Thần, mời gọi mọi người bước vào mầu nhiệm Hiệp thông Ba Ngôi. Hành động đức tin là hành động nhờ đó, "con người trao phó hoàn toàn và tự do vào tay Thiên Chúa [...] trong một sự qui phục tự nguyện đối với sự mặc khải mà Người đã thực hiện" [36]. Do đó, bất chấp các tác phong lịch sử của các Kitô hữu mâu thuẫn nghiêm trọng với học lý bất biến [37], Giáo hội biết rằng Thiên Chúa tôn trọng tự do hành động của con người và việc lồng họ vào diễn trình sống và diễn trình lịch sử. Khi bảo vệ sự tự do của hành vi đức tin, Giáo hội cung ứng cho mọi người một chứng từ cao cả: nếu đúng là tự do phát triển cùng với sự thật, thì điều cũng rõ ràng là sự thật cần một bầu khí tự do để triển nở (xin xem Ga 8:32).
42. Thực thế, nghĩ cho kỹ, tự do đức tin là mô hình cao quí nhất người ta có thể quan niệm cho phẩm giá con người. Trong khuôn khổ này, người ta hiểu Giáo hội diễn giải sứ mệnh căn bản của mình theo nghĩa cứu chuộc tự do khỏi quyền lực của tội lỗi và sự ác, những điều muốn thuyết phục tạo vật tin mình không thể được Thiên Chúa yêu thương. Sự nghi ngờ mà con rắn quỉ quái muốn nói xa gần được sách Sáng thế đề cập (xem St 3), đã giam hãm con người trong ý nghĩ thù địch Thiên Chúa cách bí mật. Sự làm sai lạc hình ảnh của Thiên Chúa này tạo ra xung đột giữa các hữu thể nhân bản, bóp nghẹt tự do, phá hủy các mối liên hệ. Hình ảnh chuyên chế về Thiên Chúa, do sự lừa dối của kẻ ác nói bóng gió, được phản ánh trong mọi mối liên hệ nhân bản (bắt đầu từ mối liên hệ giữa đàn ông và đàn bà) và phát sinh ra một lịch sử bạo lực và khuất phục, dẫn đến sự xuống cấp của phẩm giá bản vị và sự thoái hóa của mối liên kết xã hội [38]. Học thuyết xã hội của Giáo hội minh nhiên quả quyết rằng trung tâm và nguồn gốc của trật tự chính trị và xã hội chỉ có thể là phẩm giá của nhân vị, được khắc ghi dưới hình thức tự do [39]. Đây là một nguyên tắc tuyệt đối, vô điều kiện. Cách tiếp cận này qui tụ, ở điểm này, với một nguyên tắc được mọi người chấp nhận do tính hiện đại triết học và chính trị: nhân vị không bao giờ có thể bị coi chỉ như một phương tiện, nhưng như một cùng đích [40].
Kỳ tới: 4. Quyền của các cộng đồng được hưởng tự do tôn giáo