Đoàn dân Công Giáo lại bắt đầu một Chu Kỳ Năm Phụng vụ mới (2019-2020) mà ngày “Tân Niên Phụng vụ” chính là Chúa Nhật I Mùa Vọng.
Không biết danh xưng Mùa “Vọng” chính thức được sử dụng trong ngôn ngữ phụng vụ của Giáo Hội tại Việt nam khi nào, nhưng trước khi có cuộc canh tân Phụng vụ của Công Đồng Vatican II (1962-1965), thì mùa Phụng vụ với 4 tuần lễ chuẩn bị đón mừng Thiên Chúa Giáng Sinh được gọi cách phổ thông lúc bấy giờ là mùa “ÁP” (ÁT) hay “ÁT-VEN-TỒ” (ADVENTO - Tempore Adventus). Đây là danh xưng chuyển dịch từ tiếng La Tinh “ADVENTUS” mang ý nghĩa “việc đến gần, trở lại, quang lâm…, hay người đang đến, kẻ trở về, vị quang lâm…, có nguồn gốc từ động từ ADVENTARE (APPROCHER DE).
Nếu từ “Vọng” gốc Hán có nghĩa là “nhìn từ xa”, là mong đợi, ngóng chờ…, thì từ “Adventus” gốc La Tinh lại nhắm tới “người đang đến, đang trở về”; như vậy “Mùa Vọng” trong ý nghĩa Phụng vụ Công Giáo, mặc dù chỉ dùng chữ “Vọng”, nhưng luôn bao hàm chứ “Đến”. Bởi vì, “Vọng” không phải mong chờ, ngóng đợi cách mơ hồ, ảo tưởng, không không, hư huyển (như trò đánh lừa quân lính “vọng rừng mơ” của Tào Tháo) …, mà phải hướng đến, phải tập trung, phải chuẩn bị để đón tiếp, gặp gỡ “một ai đó”, một “Đấng nào đó đang đến, đang trở về”.
Nói cách khác, trọng tâm ý nghĩa cũng như tiêu đích thiêng liêng của mùa Vọng, trước hết, đó chính là đổi mới và củng cố niềm xác tín vào cuộc “viếng thăm của Thiên Chúa” qua việc “đến lần thứ nhất” của Ngôi Hai Thiên Chúa – Đức Giêsu Kitô, tại Bêlem ; và sự kiện “lịch sử cứu độ” đặc biệt nầy được Phụng vụ long trọng tưởng- niệm- tái- diễn (Anamnèse - Anamnêsis) với đại lễ Giáng Sinh, mà kinh Tiền Tụng Mùa Vọng I đã xác quyết: “Khi ngự đến lần thứ nhất, mặc lấy thân xác yếu hèn, Người đã thực hiện hồng ân mà Chúa dự định từ xưa và mở đường cứu độ đời đời cho chúng con”.
Để củng cố cho niềm xác tín nầy, Phụng vụ mùa Vọng mời gọi dân Chúa sống lại tâm tình “mong đợi Đấng Thiên Sai” của đoàn dân Cựu ước, trong thái độ trông cậy và khát khao ơn cứu độ đến từ lòng nhân hậu và Giao ước tín trung của Thiên Chúa…qua sứ điệp của các ngôn sứ, đặc biệt ngôn sứ Isaia, một trong 3 gương mặt được Phụng vụ Mùa Vọng thường xuyên nhắc đến (Isaia, Gioan Tẩy Giả và Đức Maria).
Chẳng hạn, với Chúa Nhật I Mùa Vọng năm A hôm nay, ngôn sứ Isaia đã cho chúng ta thấy: giữa một hoàn cảnh éo le và đầy tăm tối thất vọng của kiếp sống nô lệ, mất nước, lưu đày, một viễn tượng huy hoàng ở cuối chân trời lịch sử của dân tộc Ít-ra-en đã khai mở: “Trong tương lai, núi Nhà Đức Chúa đứng kiên cường vượt đỉnh các non cao, vươn mình trên hết mọi ngọn đồi. Dân dân lũ lượt đưa nhau tới, nước nước dập dìu kéo nhau đi…Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái”.
Tin Vui đó, viễn tượng một thế giới hòa bình an lạc đó chắc chắn không phải là một thứ “tuyên truyền ngẫu hứng” của một tay “thần kinh bất ổn” mà là “Giao ước ngàn đời của chính Thiên Chúa”, và là kế hoạch yêu thương mà Ngài đã chuẩn bị từ bao đời và sẽ hiện thực trong ngày “adventus” của Con Một dấu yêu. Và hơn 600 năm sau lời tiên tri đó, Đấng là Em-ma-nu-en, là Hoàng tử Bình An, là Đấng Cứu thế, là Thiên Chúa Làm Người đã xuất hiện; Ngài đến để giải phóng toàn diện lịch sử con người, là qui tụ toàn nhân loại trong một Vương Quốc bao la vĩnh cửu.
Nếu phải chọn một dấu chỉ, một hình ảnh cụ thể nào để minh hoạ cho ý nghĩa nầy trong bối cảnh của thế giới hôm nay, thì chúng ta có thể chọn hình ảnh cuộc đón tiếp tưng bừng, long trọng và đầy ắp hoà bình, yêu thương của hai dân tộc Thái Lan và Nhật bản dành cho “Vị Đại diện của Đức Kitô”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vừa qua. Đặc biệt, tại thành phố Hirosima-Nhật Bản, bị tàn phá bởi bom nguyên tử của thế chiến II, một sứ điệp hoà bình và bảo vệ sự sống đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố cho thế giới, như một hiện thực hoá của lời Isaia thuở trước: “Dân dân lũ lượt đưa nhau tới, nước nước dập dìu kéo nhau đi…Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái”.
Ý nghĩa trên của Mùa Vọng cùng với sứ điệp của Isaia, chúng ta được gọi mời sống Mùa Vọng và chuẩn bị mừng lễ Chúa Giáng Sinh bằng cách canh tân cuộc sống để hướng tới một tương lai đầy hy vọng, tươi sáng. Cuộc canh tân nầy đòi hỏi phải vứt bỏ đi những nỗi chán chường, thất vọng của một lối sống đạo mang dấu vết của nô lệ, lưu đầy, của chán nản, buồn tênh trong thái độ biếng lười, ích kỷ và vô trách nhiệm. Vứt bỏ đi lối sống buông trôi, lờ lững, không biết tới ngày mai, không dám đối diện với tương lai. Vứt bỏ đi cuộc sống chỉ có biết bon chen, ganh ghét, oán thù… vì vật chất chóng qua, vì dục vọng thấp hèn… mà chẳng tính gì đến chuyện vĩnh hằng tối hậu, chẳng màng chi đến cuộc “hội ngộ” với một Đấng đang đến và sẽ đến…!
Cách riêng, đối với những người giáo dân Việt Nam, Giáng Sinh là dịp tất bật nhất trong năm và việc dọn mừng đại lễ Giáng Sinh luôn chiếm ưu tiên về vật chất cũng như tinh thần. Một sự đầu tư và chuẩn bị công phu, tốn kém, nhọc mệt…, nếu chỉ dừng lại ở khía cạnh “trang trí và quảng cáo” mà thiếu vắng “ngọn lửa thiêng liêng” cùng với tiêu đích tối hậu: gặp gỡ Đức Kitô, cái giá của “mùa Vọng” có khi lãng phí!
Và từ lời mời gọi “hướng về ngày adventus của Đấng Mêsia”của Isaia để chuẩn bị cuộc hạnh ngộ đầy ắp tin yêu và ân sủng với Đấng Emmanuen trong đại lễ Giáng Sinh sắp tới, Lời Chúa hôm nay không quên nhắc bảo chúng ta về ngày quang lâm của Vua Kitô trong ngày chung thẩm; và đây cũng là trọng điểm ý nghĩa thứ hai của mùa Vọng mà kinh Tiền Tụng I Mùa vọng đã xác quyết: “để khi Người đến lần thứ hai trong uy linh, nhờ hồng ân bây giờ được tỏ hiện, chúng con sẽ lãnh nhận điều Chúa đã hứa mà ngày nay chúng con đang tỉnh thức vững dạ đợi chờ” .
Vâng, “tỉnh thức vững dạ đợi chờ” ngày Nước Cha trị đến, ngày Vị Thẩm phán Tối cao phân xử giữa chiên và dê qua “bản án về tình yêu”, ngày Con Người sẽ đến”… lại không chỉ là con đường dành riêng của Mùa Vọng mà là cuộc sống xuyên suốt trong cuộc hành trình đức tin của người Kitô hữu.
Chính trong ý nghĩa đó, với Chúa Nhật khai mạc Năm Phụng vụ mới hôm nay, Giáo Hội chọn một bài giảng của Chúa Giêsu sau khi Chúa tiến vào Giêrusalem để cử hành những biến cố sau cùng của cuộc đời dương thế, bài giảng về tỉnh thức, sắp sẵn: “sắp sẳn, tỉnh táo như người đang đón đợi khách quí, như kẻ đang nai nịt hành trang lên đường hay như ngôi nhà đang thắp sáng với đầy đủ những con người đang tỉnh thức canh phòng đến độ không còn chỗ hở nào để kẻ trộm thâm nhập”. Đây không phải là chuyện dễ ợt, mà là một cuộc phấn đấu nhọc mệt, là cả một cuộc hành trình cam go và mạo hiểm, một cuộc sống khôn ngoan biết tiên liệu và tỉnh táo đối diện với những “bất trắc đột xuất”, như hình tượng Noe trong biến cố “Nạn Đại Hồng Thủy”, hay hình ảnh canh chừng kẻ trộm trong đêm khuya mà Đức Kitô đã diễn tả.
Riêng đối với thánh Phaolô khi giảng Tin Mừng cho công đoàn tín hữu tại thủ đô của một đế quốc: Rôma - vừa có đội quân hùng mạnh nhất thế giới, cũng vừa là trung tâm của ăn chơi truỵ lạc nhất hành tinh lúc bấy giờ, thì ngôn ngữ “sắp sắn, tỉnh thức” của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Matthêô được ngài minh hoạ, diễn tả bằng hình ảnh sống động của một chiến binh: “Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Vậy chúng ta hãy loại bỏ những hành vi đen tối và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu. Chúng ta hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giê-su Ki-tô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng.”.
Vâng, sống Mùa Vọng là sống như thế đó. Bởi chưng Mùa Vọng của Phụng vụ cũng chính là Mùa Vọng của cuộc đời; và Đức Kitô hôm, qua hôm nay và tận cùng vẫn là Đức Kitô đang sống, như ĐGH Phanxicô xác quyết trong tông huấn Christus Vivit: “Đức Kitô đang sống! Người là niềm hy vọng của chúng ta, và bằng một cách tuyệt vời, Người mang tuổi trẻ đến cho thế giới của chúng ta, và mọi sự Người chạm đến đều trở nên trẻ trung, mới mẻ và tràn đầy sức sống. Vậy, những lời đầu tiên mà Cha muốn nói với mọi Kitô hữu trẻ là: Đức Kitô đang sống và Người muốn các con được sống! Chúng ta vui mừng cử hành ngày “Tân Niên Phụng Vụ” trong tâm tình hân hoan, tin tưởng, trong thái độ khiêm tốn tạ ơn được gặp gỡ, được đồng hành với chính Đấng Emmanuen, và là Đấng đang hiện diện trong chính Hy Tế Tạ ơn nầy. Đây là giờ phút không phải chúng ta hát mà là thực sự sống chính cái ý nghĩa của lời ca Nhập Lễ vừa vang lên lúc khởi đầu: “Con vươn linh hồn lên tới Chúa”. Amen.
Trương Đình Hiền
Không biết danh xưng Mùa “Vọng” chính thức được sử dụng trong ngôn ngữ phụng vụ của Giáo Hội tại Việt nam khi nào, nhưng trước khi có cuộc canh tân Phụng vụ của Công Đồng Vatican II (1962-1965), thì mùa Phụng vụ với 4 tuần lễ chuẩn bị đón mừng Thiên Chúa Giáng Sinh được gọi cách phổ thông lúc bấy giờ là mùa “ÁP” (ÁT) hay “ÁT-VEN-TỒ” (ADVENTO - Tempore Adventus). Đây là danh xưng chuyển dịch từ tiếng La Tinh “ADVENTUS” mang ý nghĩa “việc đến gần, trở lại, quang lâm…, hay người đang đến, kẻ trở về, vị quang lâm…, có nguồn gốc từ động từ ADVENTARE (APPROCHER DE).
Nếu từ “Vọng” gốc Hán có nghĩa là “nhìn từ xa”, là mong đợi, ngóng chờ…, thì từ “Adventus” gốc La Tinh lại nhắm tới “người đang đến, đang trở về”; như vậy “Mùa Vọng” trong ý nghĩa Phụng vụ Công Giáo, mặc dù chỉ dùng chữ “Vọng”, nhưng luôn bao hàm chứ “Đến”. Bởi vì, “Vọng” không phải mong chờ, ngóng đợi cách mơ hồ, ảo tưởng, không không, hư huyển (như trò đánh lừa quân lính “vọng rừng mơ” của Tào Tháo) …, mà phải hướng đến, phải tập trung, phải chuẩn bị để đón tiếp, gặp gỡ “một ai đó”, một “Đấng nào đó đang đến, đang trở về”.
Nói cách khác, trọng tâm ý nghĩa cũng như tiêu đích thiêng liêng của mùa Vọng, trước hết, đó chính là đổi mới và củng cố niềm xác tín vào cuộc “viếng thăm của Thiên Chúa” qua việc “đến lần thứ nhất” của Ngôi Hai Thiên Chúa – Đức Giêsu Kitô, tại Bêlem ; và sự kiện “lịch sử cứu độ” đặc biệt nầy được Phụng vụ long trọng tưởng- niệm- tái- diễn (Anamnèse - Anamnêsis) với đại lễ Giáng Sinh, mà kinh Tiền Tụng Mùa Vọng I đã xác quyết: “Khi ngự đến lần thứ nhất, mặc lấy thân xác yếu hèn, Người đã thực hiện hồng ân mà Chúa dự định từ xưa và mở đường cứu độ đời đời cho chúng con”.
Để củng cố cho niềm xác tín nầy, Phụng vụ mùa Vọng mời gọi dân Chúa sống lại tâm tình “mong đợi Đấng Thiên Sai” của đoàn dân Cựu ước, trong thái độ trông cậy và khát khao ơn cứu độ đến từ lòng nhân hậu và Giao ước tín trung của Thiên Chúa…qua sứ điệp của các ngôn sứ, đặc biệt ngôn sứ Isaia, một trong 3 gương mặt được Phụng vụ Mùa Vọng thường xuyên nhắc đến (Isaia, Gioan Tẩy Giả và Đức Maria).
Chẳng hạn, với Chúa Nhật I Mùa Vọng năm A hôm nay, ngôn sứ Isaia đã cho chúng ta thấy: giữa một hoàn cảnh éo le và đầy tăm tối thất vọng của kiếp sống nô lệ, mất nước, lưu đày, một viễn tượng huy hoàng ở cuối chân trời lịch sử của dân tộc Ít-ra-en đã khai mở: “Trong tương lai, núi Nhà Đức Chúa đứng kiên cường vượt đỉnh các non cao, vươn mình trên hết mọi ngọn đồi. Dân dân lũ lượt đưa nhau tới, nước nước dập dìu kéo nhau đi…Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái”.
Tin Vui đó, viễn tượng một thế giới hòa bình an lạc đó chắc chắn không phải là một thứ “tuyên truyền ngẫu hứng” của một tay “thần kinh bất ổn” mà là “Giao ước ngàn đời của chính Thiên Chúa”, và là kế hoạch yêu thương mà Ngài đã chuẩn bị từ bao đời và sẽ hiện thực trong ngày “adventus” của Con Một dấu yêu. Và hơn 600 năm sau lời tiên tri đó, Đấng là Em-ma-nu-en, là Hoàng tử Bình An, là Đấng Cứu thế, là Thiên Chúa Làm Người đã xuất hiện; Ngài đến để giải phóng toàn diện lịch sử con người, là qui tụ toàn nhân loại trong một Vương Quốc bao la vĩnh cửu.
Nếu phải chọn một dấu chỉ, một hình ảnh cụ thể nào để minh hoạ cho ý nghĩa nầy trong bối cảnh của thế giới hôm nay, thì chúng ta có thể chọn hình ảnh cuộc đón tiếp tưng bừng, long trọng và đầy ắp hoà bình, yêu thương của hai dân tộc Thái Lan và Nhật bản dành cho “Vị Đại diện của Đức Kitô”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vừa qua. Đặc biệt, tại thành phố Hirosima-Nhật Bản, bị tàn phá bởi bom nguyên tử của thế chiến II, một sứ điệp hoà bình và bảo vệ sự sống đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố cho thế giới, như một hiện thực hoá của lời Isaia thuở trước: “Dân dân lũ lượt đưa nhau tới, nước nước dập dìu kéo nhau đi…Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái”.
Ý nghĩa trên của Mùa Vọng cùng với sứ điệp của Isaia, chúng ta được gọi mời sống Mùa Vọng và chuẩn bị mừng lễ Chúa Giáng Sinh bằng cách canh tân cuộc sống để hướng tới một tương lai đầy hy vọng, tươi sáng. Cuộc canh tân nầy đòi hỏi phải vứt bỏ đi những nỗi chán chường, thất vọng của một lối sống đạo mang dấu vết của nô lệ, lưu đầy, của chán nản, buồn tênh trong thái độ biếng lười, ích kỷ và vô trách nhiệm. Vứt bỏ đi lối sống buông trôi, lờ lững, không biết tới ngày mai, không dám đối diện với tương lai. Vứt bỏ đi cuộc sống chỉ có biết bon chen, ganh ghét, oán thù… vì vật chất chóng qua, vì dục vọng thấp hèn… mà chẳng tính gì đến chuyện vĩnh hằng tối hậu, chẳng màng chi đến cuộc “hội ngộ” với một Đấng đang đến và sẽ đến…!
Cách riêng, đối với những người giáo dân Việt Nam, Giáng Sinh là dịp tất bật nhất trong năm và việc dọn mừng đại lễ Giáng Sinh luôn chiếm ưu tiên về vật chất cũng như tinh thần. Một sự đầu tư và chuẩn bị công phu, tốn kém, nhọc mệt…, nếu chỉ dừng lại ở khía cạnh “trang trí và quảng cáo” mà thiếu vắng “ngọn lửa thiêng liêng” cùng với tiêu đích tối hậu: gặp gỡ Đức Kitô, cái giá của “mùa Vọng” có khi lãng phí!
Và từ lời mời gọi “hướng về ngày adventus của Đấng Mêsia”của Isaia để chuẩn bị cuộc hạnh ngộ đầy ắp tin yêu và ân sủng với Đấng Emmanuen trong đại lễ Giáng Sinh sắp tới, Lời Chúa hôm nay không quên nhắc bảo chúng ta về ngày quang lâm của Vua Kitô trong ngày chung thẩm; và đây cũng là trọng điểm ý nghĩa thứ hai của mùa Vọng mà kinh Tiền Tụng I Mùa vọng đã xác quyết: “để khi Người đến lần thứ hai trong uy linh, nhờ hồng ân bây giờ được tỏ hiện, chúng con sẽ lãnh nhận điều Chúa đã hứa mà ngày nay chúng con đang tỉnh thức vững dạ đợi chờ” .
Vâng, “tỉnh thức vững dạ đợi chờ” ngày Nước Cha trị đến, ngày Vị Thẩm phán Tối cao phân xử giữa chiên và dê qua “bản án về tình yêu”, ngày Con Người sẽ đến”… lại không chỉ là con đường dành riêng của Mùa Vọng mà là cuộc sống xuyên suốt trong cuộc hành trình đức tin của người Kitô hữu.
Chính trong ý nghĩa đó, với Chúa Nhật khai mạc Năm Phụng vụ mới hôm nay, Giáo Hội chọn một bài giảng của Chúa Giêsu sau khi Chúa tiến vào Giêrusalem để cử hành những biến cố sau cùng của cuộc đời dương thế, bài giảng về tỉnh thức, sắp sẵn: “sắp sẳn, tỉnh táo như người đang đón đợi khách quí, như kẻ đang nai nịt hành trang lên đường hay như ngôi nhà đang thắp sáng với đầy đủ những con người đang tỉnh thức canh phòng đến độ không còn chỗ hở nào để kẻ trộm thâm nhập”. Đây không phải là chuyện dễ ợt, mà là một cuộc phấn đấu nhọc mệt, là cả một cuộc hành trình cam go và mạo hiểm, một cuộc sống khôn ngoan biết tiên liệu và tỉnh táo đối diện với những “bất trắc đột xuất”, như hình tượng Noe trong biến cố “Nạn Đại Hồng Thủy”, hay hình ảnh canh chừng kẻ trộm trong đêm khuya mà Đức Kitô đã diễn tả.
Riêng đối với thánh Phaolô khi giảng Tin Mừng cho công đoàn tín hữu tại thủ đô của một đế quốc: Rôma - vừa có đội quân hùng mạnh nhất thế giới, cũng vừa là trung tâm của ăn chơi truỵ lạc nhất hành tinh lúc bấy giờ, thì ngôn ngữ “sắp sắn, tỉnh thức” của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Matthêô được ngài minh hoạ, diễn tả bằng hình ảnh sống động của một chiến binh: “Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Vậy chúng ta hãy loại bỏ những hành vi đen tối và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu. Chúng ta hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giê-su Ki-tô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng.”.
Vâng, sống Mùa Vọng là sống như thế đó. Bởi chưng Mùa Vọng của Phụng vụ cũng chính là Mùa Vọng của cuộc đời; và Đức Kitô hôm, qua hôm nay và tận cùng vẫn là Đức Kitô đang sống, như ĐGH Phanxicô xác quyết trong tông huấn Christus Vivit: “Đức Kitô đang sống! Người là niềm hy vọng của chúng ta, và bằng một cách tuyệt vời, Người mang tuổi trẻ đến cho thế giới của chúng ta, và mọi sự Người chạm đến đều trở nên trẻ trung, mới mẻ và tràn đầy sức sống. Vậy, những lời đầu tiên mà Cha muốn nói với mọi Kitô hữu trẻ là: Đức Kitô đang sống và Người muốn các con được sống! Chúng ta vui mừng cử hành ngày “Tân Niên Phụng Vụ” trong tâm tình hân hoan, tin tưởng, trong thái độ khiêm tốn tạ ơn được gặp gỡ, được đồng hành với chính Đấng Emmanuen, và là Đấng đang hiện diện trong chính Hy Tế Tạ ơn nầy. Đây là giờ phút không phải chúng ta hát mà là thực sự sống chính cái ý nghĩa của lời ca Nhập Lễ vừa vang lên lúc khởi đầu: “Con vươn linh hồn lên tới Chúa”. Amen.
Trương Đình Hiền