65. ÉP THAI GIEO VẦN
Vợ của Tạ binh mã bị bức tường đổ đè chết, Dương Thiên Tích đến viếng, họ Tạ khóc và nói:
- “Vợ tôi trong mình đang mang thai, hôm bị tường đổ đè không toàn thây, như vậy thì biết làm sao ?”
Dương Thiên Tích pha trò cười nói:
- “Cái này dù không thành thây (thơ) (1), thì chỉ ép thai (gieo vận) (2) mà thôi”.
Tạ binh mã cười khổ mắng:
- “Tôi đã quá thống khổ, ông lại nói giỡn sao !”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 65:
Một lời nói giỡn khi tinh thần phấn chấn thì có thể làm cho người khác vui vẻ và chấp nhận, nhưng một lời nói đùa khi gia đình người khác tang gia bối rối thì quả là lạc điệu và…trơ trẽn, nếu không nói là vô duyên.
“Không thành thai” mà đọc là không thành thơ, “ép thai” mà đọc thành gieo vần, thì đúng là đùa giỡn không đúng chỗ và có ác ý trơ trẽn nhất vậy.
Người Ki-tô hữu rất thấm nhuần lời của thánh Phaolô: khóc với người khóc, vui với người vui, cho nên họ không thể nói lời đùa giỡn với người có chuyện buồn, và cũng không nói chuyện buồn với người đang vui vẻ, vì như thế tình yêu và bác ái của người Công Giáo sẽ trở thành món hàng quảng cáo trên giấy tờ mà thôi.
Con người ta sống ở đời có quá nhiều đau khổ, cho nên rất cần nụ cười và những lời lẽ dí dỏm vui tươi của người bên cạnh…
Lời nói hay nhất khi người khác có chuyện buồn là lời an ủi, những lời này không những phát xuất từ Kinh Thánh mà còn phát xuất tự tâm hồn biết chia ngọt sẻ bùi với tha nhân của chúng ta, đó là công việc thực tế để giới thiệu khuôn mặt của Đức Chúa Giê-su cho người khác vậy.
(1) 屍 đọc là shi, nghĩa là thây ma, 詩 cũng đọc là shi nghĩa là thơ, đồng âm khác nghĩa.
(2) 壓孕 đọc là “ya yun” nghĩa là ép thai; 押韻 cũng đọc là “ya yun” nghĩa là gieo vần, đồng âm khác nghĩa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Vợ của Tạ binh mã bị bức tường đổ đè chết, Dương Thiên Tích đến viếng, họ Tạ khóc và nói:
- “Vợ tôi trong mình đang mang thai, hôm bị tường đổ đè không toàn thây, như vậy thì biết làm sao ?”
Dương Thiên Tích pha trò cười nói:
- “Cái này dù không thành thây (thơ) (1), thì chỉ ép thai (gieo vận) (2) mà thôi”.
Tạ binh mã cười khổ mắng:
- “Tôi đã quá thống khổ, ông lại nói giỡn sao !”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 65:
Một lời nói giỡn khi tinh thần phấn chấn thì có thể làm cho người khác vui vẻ và chấp nhận, nhưng một lời nói đùa khi gia đình người khác tang gia bối rối thì quả là lạc điệu và…trơ trẽn, nếu không nói là vô duyên.
“Không thành thai” mà đọc là không thành thơ, “ép thai” mà đọc thành gieo vần, thì đúng là đùa giỡn không đúng chỗ và có ác ý trơ trẽn nhất vậy.
Người Ki-tô hữu rất thấm nhuần lời của thánh Phaolô: khóc với người khóc, vui với người vui, cho nên họ không thể nói lời đùa giỡn với người có chuyện buồn, và cũng không nói chuyện buồn với người đang vui vẻ, vì như thế tình yêu và bác ái của người Công Giáo sẽ trở thành món hàng quảng cáo trên giấy tờ mà thôi.
Con người ta sống ở đời có quá nhiều đau khổ, cho nên rất cần nụ cười và những lời lẽ dí dỏm vui tươi của người bên cạnh…
Lời nói hay nhất khi người khác có chuyện buồn là lời an ủi, những lời này không những phát xuất từ Kinh Thánh mà còn phát xuất tự tâm hồn biết chia ngọt sẻ bùi với tha nhân của chúng ta, đó là công việc thực tế để giới thiệu khuôn mặt của Đức Chúa Giê-su cho người khác vậy.
(1) 屍 đọc là shi, nghĩa là thây ma, 詩 cũng đọc là shi nghĩa là thơ, đồng âm khác nghĩa.
(2) 壓孕 đọc là “ya yun” nghĩa là ép thai; 押韻 cũng đọc là “ya yun” nghĩa là gieo vần, đồng âm khác nghĩa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info