Thánh lễ bế mạc Thượng Hội Đồng Toàn Vùng Amazon đã diễn ra tại Đền Thờ Thánh Phêrô lúc 10g sáng Chúa Nhật 27 tháng Mười. Đồng tế với Đức Thánh Cha Phanxicô có đông đảo các nghị phụ tham gia Thượng Hội Đồng và các vị trong giáo triều Rôma.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta cầu nguyện qua ba nhân vật: trong câu chuyện ngụ ngôn của Chúa Giêsu, cả người Pharisêu và người thu thuế đều cầu nguyện; trong khi bài đọc thứ nhất nói về lời cầu nguyện của một người nghèo.
1. Lời cầu nguyện của người Pharisêu bắt đầu thế này: “Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa”.
Đây là một khởi đầu tuyệt vời, bởi vì lời cầu nguyện đẹp nhất là lòng biết ơn, là lời ngợi khen. Tuy nhiên, ngay lập tức chúng ta thấy lý do tại sao anh ta tạ ơn Chúa: “vì con không như những người khác” (Lc 18,11). Anh cũng giải thích lý do: anh ăn chay mỗi tuần hai lần, mặc dù vào thời đó luật chỉ buộc mỗi năm một lần; và anh dâng một phần mười tất cả các hoa lợi mặc dù thuế thập phân chỉ được quy định trên các sản phẩm quan trọng nhất (xem Đnl 14: 22ff). Nói tóm lại, anh ta tự hào vì anh ta thực hiện một số điều răn cụ thể ở mức độ tốt nhất có thể được. Nhưng anh ta quên mất điều răn lớn nhất: yêu mến Thiên Chúa và người lân cận mình (x. Mt 22: 36-40). Ngập tràn lòng tự tin về khả năng tuân giữ các điều răn, những công đức và đức hạnh của mình, anh ta chỉ tập trung vào chính mình. Bi kịch của người đàn ông này là anh ta không có tình yêu. Ngay cả những điều tốt nhất, nếu không có tình yêu, cũng chẳng là gì, như Thánh Phaolô nói (xem 1 Cô 13). Không có tình yêu, kết quả là gì? Cuối cùng anh ta tự khen mình thay vì cầu nguyện. Thực tế, anh ta không xin gì từ Chúa vì anh ta không cảm thấy cần thiết hay thiếu thốn điều chi, trái lại, anh ta cảm thấy rằng Chúa đang nợ anh ta một cái gì đó. Anh ta đứng trong đền thờ của Thiên Chúa, nhưng anh ta tôn thờ một vị thần khác: đó chính anh ta. Và nhiều nhóm “thế giá” các “Kitô hữu Công Giáo”, cũng đi theo con đường này.
Khi cầu nguyện cùng với Chúa, anh ta quên mất người hàng xóm của mình; thật vậy, anh ta coi thường người ấy. Đối với người Pharisêu này, hàng xóm của anh ta chẳng đáng chi, không có giá trị gì. Anh ta tự coi mình là tốt hơn so với những người khác, những người mà anh ta gọi thẳng ra là “những người khác, phần còn lại” (loipoi, Lc 18:11). Nghĩa là, họ là “phần sót lại” , họ là đồ phế thải mà người ta cần phải giữ khoảng cách. Đã bao lần chúng ta thấy điều này xảy ra, và lặp đi lặp lại trong cuộc sống cũng như trong lịch sử! Đã bao nhiêu lần những người nổi bật, như người Pharisêu này trong tương quan với người thu thuế, đã dựng lên các bức tường để tăng khoảng cách, khiến người khác cảm thấy bị từ chối nhiều hơn. Hay khi xem họ là lạc hậu và ít giá trị, xem thường truyền thống của họ, xóa bỏ lịch sử của họ, chiếm đất đai của họ và chiếm đoạt hàng hóa của họ. Biết bao giả định cho mình là ưu việt, đã được biến thành áp bức và bóc lột, tồn tại ngay cả ngày nay! Chúng ta đã thấy điều này trong Thượng hội đồng khi nói về việc khai thác thiên nhiên, bóc lột con người, lợi dụng cư dân Amazon, buôn người, buôn bán con người! Những sai lầm trong quá khứ không đủ để ngăn chặn việc cướp bóc người khác và gây ra những vết thương cho anh chị em của chúng ta và cho trái đất của chúng ta: chúng ta đã nhìn thấy nó trong khuôn mặt đầy sẹo của khu vực Amazon. Việc sùng bái chính mình tiếp tục một cách giả hình với các nghi thức của nó và “những lời cầu nguyện” - nhiều người là Công Giáo, họ xưng mình Công Giáo, nhưng đã quên họ là Kitô hữu và là con người – họ quên mất sự thờ phượng đích thực Thiên Chúa luôn luôn phải được thể hiện trong tình yêu một người lân cận. Ngay cả các Kitô hữu cầu nguyện và đi lễ mỗi Chúa Nhật cũng phục tùng thứ tôn giáo sùng bái bản thân này. Chúng ta hãy kiểm tra bản thân để xem liệu chúng ta cũng nghĩ rằng ai đó là thấp kém hơn mình và có thể bị gạt sang một bên, dù chỉ trong lời nói của chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện xin ân sủng đừng coi mình là ưu tuyển, đừng tin rằng mình tốt lắm rồi, đừng trở nên cay cú và chê bai. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Giêsu chữa lành chúng ta tật nói xấu và phàn nàn người khác, coi thường người này hay người kia: những điều này không vừa lòng Chúa. Và trong Thánh lễ hôm nay, ơn Chúa quan phòng cho chúng ta được đồng hành không chỉ với những người bản địa Amazon, mà còn với những người nghèo nhất từ các xã hội phát triển của chúng ta: đó là những anh chị em khuyết tật từ Cộng đồng L’Arche. Họ ở cùng chúng ta, ngay các hàng ghế đầu.
2. Chúng ta hãy chuyển sang lời cầu nguyện khác. Lời cầu nguyện của người thu thuế giúp chúng ta hiểu những gì đẹp lòng Chúa. Anh ta không bắt đầu từ công trạng của mình mà từ những thiếu sót của anh ta; không phải từ sự giàu có của anh ta mà từ sự nghèo khó của mình. Anh không phải là người nghèo về mặt kinh tế - những người thu thuế rất giàu và có xu hướng kiếm tiền một cách bất công trên xương máu của đồng bào mình - nhưng anh cảm thấy nghèo trong cuộc sống, vì chúng ta không bao giờ sống sung mãn trong tội lỗi. Người thu thuế bóc lột người khác thừa nhận mình nghèo hèn trước mặt Chúa và Chúa đã nghe lời cầu nguyện của anh ta, chỉ bằng bảy từ nhưng là đó là một biểu hiện của sự chân thành. Trong thực tế, khi người Pharisêu đứng phía trước vững vàng trên đôi chân của mình (x v. 11), người thu thuế đứng xa và “thậm chí không dám ngước mắt lên trời” , bởi vì anh tin rằng Thiên Chúa thực sự cao cả, trong khi anh biết mình là người nhỏ bé. Anh “đấm ngực” (cf. v. 13), vì ngực là nơi của con tim. Lời cầu nguyện của anh phát sinh thẳng từ trái tim; nó là một lời cầu nguyện minh bạch. Anh đặt trái tim mình trước mặt Chúa, chứ không phải là dáng vẻ bên ngoài. Cầu nguyện là đứng trước đôi mắt Chúa - đó là Chúa nhìn tôi khi tôi cầu nguyện - không ảo tưởng, bào chữa hay biện minh. Thông thường những hối tiếc của chúng ta chứa đầy sự tự biện minh có thể khiến chúng ta bật cười. Khi đó không còn là hối hận nữa, nhưng dường như chúng ta đang phong thánh cho chính mình. Những lời tự biện minh của chúng ta là bóng tối và dối trá đến từ ma quỷ; ngược lại sự minh bạch trong tâm hồn chúng ta là ánh sáng, và sự thật đến từ Thiên Chúa. Đó là một trải nghiệm tuyệt vời, và tôi rất biết ơn, các thành viên thân yêu trong Thượng hội đồng, rằng chúng ta đã có thể nói chuyện với nhau trong những tuần qua từ trái tim, từ sự chân thành và thẳng thắn, và đặt những nỗ lực và hy vọng của chúng ta trước mặt Chúa và anh chị em chúng ta.
Hôm nay, nhìn vào người thu thuế, chúng ta khám phá lại điểm khởi đầu: đó là từ xác tín rằng chúng ta, tất cả chúng ta, đang cần ơn cứu rỗi. Đây là bước đầu tiên để thật sự thờ phượng Thiên Chúa, Đấng giàu lòng thương xót đối với những ai nhìn nhận nhu cầu của mình. Mặt khác, gốc rễ của mọi lỗi lầm về tâm linh, như các tu sĩ xưa đã dạy, là tin rằng chúng ta là người công chính. Tự coi mình là công chính là rời bỏ Thiên Chúa, Đấng công chính duy nhất, để băng mình trong giá lạnh. Lập trường ban đầu này rất quan trọng đến nỗi Chúa Giêsu đã chỉ cho chúng ta thấy một sự so sánh khác thường, khi Ngài đặt kề bên nhau trong dụ ngôn này người Pharisêu, là nhân vật ngoan đạo và sùng đạo nhất thời bấy giờ, và người thu thuế, là người tội lỗi tỏ tường. Phán quyết bị đảo ngược: người tốt nhưng tự phụ thì thất bại; còn người là một thảm họa nhưng khiêm nhường thì được Chúa nâng lên. Nếu chúng ta nhìn vào bản thân một cách trung thực, chúng ta sẽ thấy trong tất cả chúng ta có cả hình bóng của người thu thuế lẫn người Pharisêu. Chúng ta có một chút của người thu thuế vì chúng ta là kẻ có tội, và một chút của người Pharisêu vì chúng ta tự phụ, có thể tự biện minh cho chính mình, và là các bậc thầy trong nghệ thuật tự biện hộ. Điều này thường có thể có tác dụng với chính chúng ta, nhưng với Thiên Chúa thì không. Trò này không có tác dụng với Chúa. Chúng ta hãy cầu nguyện xin ân sủng biết cảm thấy bản thân mình cần đến lòng thương xót, vì chúng ta nghèo nàn trong tâm hồn. Vì lý do này, chúng ta phải liên kết với người nghèo, để nhắc nhở bản thân rằng chúng ta nghèo, để nhắc nhớ chính mình rằng ơn cứu rỗi của Thiên Chúa chỉ hoạt động trong một bầu khí nhận ra sự nghèo khó trong tâm hồn.
3. Giờ đây chúng ta đến với lời cầu nguyện của người nghèo, từ bài đọc thứ nhất. Lời cầu nguyện này, sách Huấn Ca nói, “sẽ vọng lên tới các tầng mây” (35:21). Trong khi lời cầu nguyện của những người cho rằng mình là công chính vẫn còn ở trần gian, và bị nghiền nát bởi lực hấp dẫn của bản ngã; thì lời cầu nguyện của người nghèo được đưa thẳng lên cùng Chúa. Cảm thức đức tin của dân Chúa được tìm thấy nơi người nghèo “những người gác cổng trời”: trong khi cảm thức đức tin đã lạc mất trong phát biểu của người Pharisêu. Những người nghèo là những người sẽ mở rộng hay không cánh cổng của sự sống vĩnh cửu. Họ không được coi là những ông chủ trong cuộc sống này, họ không đặt mình lên trước người khác; vì họ đã có sự giàu có nơi một mình Chúa. Những người này là các biểu tượng sống động của lời tiên tri Kitô giáo.
Trong Thượng hội đồng này, chúng ta đã có cơ hội lắng nghe tiếng nói của người nghèo và suy ngẫm về sự bấp bênh trong cuộc sống của họ, luôn bị đe dọa bởi các mô hình phát triển săn mồi. Nhưng chính xác trong tình huống này, nhiều người đã làm chứng cho chúng ta rằng có thể nhìn thực tế theo một cách khác, chấp nhận nó với vòng tay rộng mở như một ân sủng, coi thế giới được tác tạo này không phải là một tài nguyên để khai thác mà là một ngôi nhà để giữ gìn, với niềm tin vào Chúa. Ngài là Cha chúng ta, và sách Huấn Ca nói một lần nữa, rằng “Người nhậm lời kẻ bị áp bức kêu cầu” (câu 16). Đã bao nhiêu lần, ngay cả trong Giáo hội, tiếng nói của người nghèo không được lắng nghe và có lẽ bị chế giễu hoặc làm câm nín vì những tiếng nói ấy gây bất tiện. Chúng ta hãy cầu xin ân sủng để có thể lắng nghe tiếng kêu của người nghèo: đây là tiếng kêu hy vọng của Giáo hội. Tiếng kêu của người nghèo là tiếng kêu hy vọng của Giáo Hội. Khi chúng ta xem tiếng kêu của họ là tiếng kêu của chính chúng ta, chúng ta có thể chắc chắn rằng, lời cầu nguyện của chúng ta cũng sẽ chạm tới những tầng mây.
Source:Libreria Editrice VaticanaHOLY MASS CONCLUDING THE SYNOD OF BISHOPS FOR THE PAN-AMAZON REGION PAPAL CHAPEL HOMILY OF POPE FRANCIS
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta cầu nguyện qua ba nhân vật: trong câu chuyện ngụ ngôn của Chúa Giêsu, cả người Pharisêu và người thu thuế đều cầu nguyện; trong khi bài đọc thứ nhất nói về lời cầu nguyện của một người nghèo.
1. Lời cầu nguyện của người Pharisêu bắt đầu thế này: “Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa”.
Đây là một khởi đầu tuyệt vời, bởi vì lời cầu nguyện đẹp nhất là lòng biết ơn, là lời ngợi khen. Tuy nhiên, ngay lập tức chúng ta thấy lý do tại sao anh ta tạ ơn Chúa: “vì con không như những người khác” (Lc 18,11). Anh cũng giải thích lý do: anh ăn chay mỗi tuần hai lần, mặc dù vào thời đó luật chỉ buộc mỗi năm một lần; và anh dâng một phần mười tất cả các hoa lợi mặc dù thuế thập phân chỉ được quy định trên các sản phẩm quan trọng nhất (xem Đnl 14: 22ff). Nói tóm lại, anh ta tự hào vì anh ta thực hiện một số điều răn cụ thể ở mức độ tốt nhất có thể được. Nhưng anh ta quên mất điều răn lớn nhất: yêu mến Thiên Chúa và người lân cận mình (x. Mt 22: 36-40). Ngập tràn lòng tự tin về khả năng tuân giữ các điều răn, những công đức và đức hạnh của mình, anh ta chỉ tập trung vào chính mình. Bi kịch của người đàn ông này là anh ta không có tình yêu. Ngay cả những điều tốt nhất, nếu không có tình yêu, cũng chẳng là gì, như Thánh Phaolô nói (xem 1 Cô 13). Không có tình yêu, kết quả là gì? Cuối cùng anh ta tự khen mình thay vì cầu nguyện. Thực tế, anh ta không xin gì từ Chúa vì anh ta không cảm thấy cần thiết hay thiếu thốn điều chi, trái lại, anh ta cảm thấy rằng Chúa đang nợ anh ta một cái gì đó. Anh ta đứng trong đền thờ của Thiên Chúa, nhưng anh ta tôn thờ một vị thần khác: đó chính anh ta. Và nhiều nhóm “thế giá” các “Kitô hữu Công Giáo”, cũng đi theo con đường này.
Khi cầu nguyện cùng với Chúa, anh ta quên mất người hàng xóm của mình; thật vậy, anh ta coi thường người ấy. Đối với người Pharisêu này, hàng xóm của anh ta chẳng đáng chi, không có giá trị gì. Anh ta tự coi mình là tốt hơn so với những người khác, những người mà anh ta gọi thẳng ra là “những người khác, phần còn lại” (loipoi, Lc 18:11). Nghĩa là, họ là “phần sót lại” , họ là đồ phế thải mà người ta cần phải giữ khoảng cách. Đã bao lần chúng ta thấy điều này xảy ra, và lặp đi lặp lại trong cuộc sống cũng như trong lịch sử! Đã bao nhiêu lần những người nổi bật, như người Pharisêu này trong tương quan với người thu thuế, đã dựng lên các bức tường để tăng khoảng cách, khiến người khác cảm thấy bị từ chối nhiều hơn. Hay khi xem họ là lạc hậu và ít giá trị, xem thường truyền thống của họ, xóa bỏ lịch sử của họ, chiếm đất đai của họ và chiếm đoạt hàng hóa của họ. Biết bao giả định cho mình là ưu việt, đã được biến thành áp bức và bóc lột, tồn tại ngay cả ngày nay! Chúng ta đã thấy điều này trong Thượng hội đồng khi nói về việc khai thác thiên nhiên, bóc lột con người, lợi dụng cư dân Amazon, buôn người, buôn bán con người! Những sai lầm trong quá khứ không đủ để ngăn chặn việc cướp bóc người khác và gây ra những vết thương cho anh chị em của chúng ta và cho trái đất của chúng ta: chúng ta đã nhìn thấy nó trong khuôn mặt đầy sẹo của khu vực Amazon. Việc sùng bái chính mình tiếp tục một cách giả hình với các nghi thức của nó và “những lời cầu nguyện” - nhiều người là Công Giáo, họ xưng mình Công Giáo, nhưng đã quên họ là Kitô hữu và là con người – họ quên mất sự thờ phượng đích thực Thiên Chúa luôn luôn phải được thể hiện trong tình yêu một người lân cận. Ngay cả các Kitô hữu cầu nguyện và đi lễ mỗi Chúa Nhật cũng phục tùng thứ tôn giáo sùng bái bản thân này. Chúng ta hãy kiểm tra bản thân để xem liệu chúng ta cũng nghĩ rằng ai đó là thấp kém hơn mình và có thể bị gạt sang một bên, dù chỉ trong lời nói của chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện xin ân sủng đừng coi mình là ưu tuyển, đừng tin rằng mình tốt lắm rồi, đừng trở nên cay cú và chê bai. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Giêsu chữa lành chúng ta tật nói xấu và phàn nàn người khác, coi thường người này hay người kia: những điều này không vừa lòng Chúa. Và trong Thánh lễ hôm nay, ơn Chúa quan phòng cho chúng ta được đồng hành không chỉ với những người bản địa Amazon, mà còn với những người nghèo nhất từ các xã hội phát triển của chúng ta: đó là những anh chị em khuyết tật từ Cộng đồng L’Arche. Họ ở cùng chúng ta, ngay các hàng ghế đầu.
2. Chúng ta hãy chuyển sang lời cầu nguyện khác. Lời cầu nguyện của người thu thuế giúp chúng ta hiểu những gì đẹp lòng Chúa. Anh ta không bắt đầu từ công trạng của mình mà từ những thiếu sót của anh ta; không phải từ sự giàu có của anh ta mà từ sự nghèo khó của mình. Anh không phải là người nghèo về mặt kinh tế - những người thu thuế rất giàu và có xu hướng kiếm tiền một cách bất công trên xương máu của đồng bào mình - nhưng anh cảm thấy nghèo trong cuộc sống, vì chúng ta không bao giờ sống sung mãn trong tội lỗi. Người thu thuế bóc lột người khác thừa nhận mình nghèo hèn trước mặt Chúa và Chúa đã nghe lời cầu nguyện của anh ta, chỉ bằng bảy từ nhưng là đó là một biểu hiện của sự chân thành. Trong thực tế, khi người Pharisêu đứng phía trước vững vàng trên đôi chân của mình (x v. 11), người thu thuế đứng xa và “thậm chí không dám ngước mắt lên trời” , bởi vì anh tin rằng Thiên Chúa thực sự cao cả, trong khi anh biết mình là người nhỏ bé. Anh “đấm ngực” (cf. v. 13), vì ngực là nơi của con tim. Lời cầu nguyện của anh phát sinh thẳng từ trái tim; nó là một lời cầu nguyện minh bạch. Anh đặt trái tim mình trước mặt Chúa, chứ không phải là dáng vẻ bên ngoài. Cầu nguyện là đứng trước đôi mắt Chúa - đó là Chúa nhìn tôi khi tôi cầu nguyện - không ảo tưởng, bào chữa hay biện minh. Thông thường những hối tiếc của chúng ta chứa đầy sự tự biện minh có thể khiến chúng ta bật cười. Khi đó không còn là hối hận nữa, nhưng dường như chúng ta đang phong thánh cho chính mình. Những lời tự biện minh của chúng ta là bóng tối và dối trá đến từ ma quỷ; ngược lại sự minh bạch trong tâm hồn chúng ta là ánh sáng, và sự thật đến từ Thiên Chúa. Đó là một trải nghiệm tuyệt vời, và tôi rất biết ơn, các thành viên thân yêu trong Thượng hội đồng, rằng chúng ta đã có thể nói chuyện với nhau trong những tuần qua từ trái tim, từ sự chân thành và thẳng thắn, và đặt những nỗ lực và hy vọng của chúng ta trước mặt Chúa và anh chị em chúng ta.
Hôm nay, nhìn vào người thu thuế, chúng ta khám phá lại điểm khởi đầu: đó là từ xác tín rằng chúng ta, tất cả chúng ta, đang cần ơn cứu rỗi. Đây là bước đầu tiên để thật sự thờ phượng Thiên Chúa, Đấng giàu lòng thương xót đối với những ai nhìn nhận nhu cầu của mình. Mặt khác, gốc rễ của mọi lỗi lầm về tâm linh, như các tu sĩ xưa đã dạy, là tin rằng chúng ta là người công chính. Tự coi mình là công chính là rời bỏ Thiên Chúa, Đấng công chính duy nhất, để băng mình trong giá lạnh. Lập trường ban đầu này rất quan trọng đến nỗi Chúa Giêsu đã chỉ cho chúng ta thấy một sự so sánh khác thường, khi Ngài đặt kề bên nhau trong dụ ngôn này người Pharisêu, là nhân vật ngoan đạo và sùng đạo nhất thời bấy giờ, và người thu thuế, là người tội lỗi tỏ tường. Phán quyết bị đảo ngược: người tốt nhưng tự phụ thì thất bại; còn người là một thảm họa nhưng khiêm nhường thì được Chúa nâng lên. Nếu chúng ta nhìn vào bản thân một cách trung thực, chúng ta sẽ thấy trong tất cả chúng ta có cả hình bóng của người thu thuế lẫn người Pharisêu. Chúng ta có một chút của người thu thuế vì chúng ta là kẻ có tội, và một chút của người Pharisêu vì chúng ta tự phụ, có thể tự biện minh cho chính mình, và là các bậc thầy trong nghệ thuật tự biện hộ. Điều này thường có thể có tác dụng với chính chúng ta, nhưng với Thiên Chúa thì không. Trò này không có tác dụng với Chúa. Chúng ta hãy cầu nguyện xin ân sủng biết cảm thấy bản thân mình cần đến lòng thương xót, vì chúng ta nghèo nàn trong tâm hồn. Vì lý do này, chúng ta phải liên kết với người nghèo, để nhắc nhở bản thân rằng chúng ta nghèo, để nhắc nhớ chính mình rằng ơn cứu rỗi của Thiên Chúa chỉ hoạt động trong một bầu khí nhận ra sự nghèo khó trong tâm hồn.
3. Giờ đây chúng ta đến với lời cầu nguyện của người nghèo, từ bài đọc thứ nhất. Lời cầu nguyện này, sách Huấn Ca nói, “sẽ vọng lên tới các tầng mây” (35:21). Trong khi lời cầu nguyện của những người cho rằng mình là công chính vẫn còn ở trần gian, và bị nghiền nát bởi lực hấp dẫn của bản ngã; thì lời cầu nguyện của người nghèo được đưa thẳng lên cùng Chúa. Cảm thức đức tin của dân Chúa được tìm thấy nơi người nghèo “những người gác cổng trời”: trong khi cảm thức đức tin đã lạc mất trong phát biểu của người Pharisêu. Những người nghèo là những người sẽ mở rộng hay không cánh cổng của sự sống vĩnh cửu. Họ không được coi là những ông chủ trong cuộc sống này, họ không đặt mình lên trước người khác; vì họ đã có sự giàu có nơi một mình Chúa. Những người này là các biểu tượng sống động của lời tiên tri Kitô giáo.
Trong Thượng hội đồng này, chúng ta đã có cơ hội lắng nghe tiếng nói của người nghèo và suy ngẫm về sự bấp bênh trong cuộc sống của họ, luôn bị đe dọa bởi các mô hình phát triển săn mồi. Nhưng chính xác trong tình huống này, nhiều người đã làm chứng cho chúng ta rằng có thể nhìn thực tế theo một cách khác, chấp nhận nó với vòng tay rộng mở như một ân sủng, coi thế giới được tác tạo này không phải là một tài nguyên để khai thác mà là một ngôi nhà để giữ gìn, với niềm tin vào Chúa. Ngài là Cha chúng ta, và sách Huấn Ca nói một lần nữa, rằng “Người nhậm lời kẻ bị áp bức kêu cầu” (câu 16). Đã bao nhiêu lần, ngay cả trong Giáo hội, tiếng nói của người nghèo không được lắng nghe và có lẽ bị chế giễu hoặc làm câm nín vì những tiếng nói ấy gây bất tiện. Chúng ta hãy cầu xin ân sủng để có thể lắng nghe tiếng kêu của người nghèo: đây là tiếng kêu hy vọng của Giáo hội. Tiếng kêu của người nghèo là tiếng kêu hy vọng của Giáo Hội. Khi chúng ta xem tiếng kêu của họ là tiếng kêu của chính chúng ta, chúng ta có thể chắc chắn rằng, lời cầu nguyện của chúng ta cũng sẽ chạm tới những tầng mây.
Source:Libreria Editrice Vaticana