1. Những lời tha thứ làm rúng động nước Mỹ
Hôm 3 tháng Mười, một thanh niên da đen 18 tuổi đã làm rúng động nước Mỹ, và có thể còn xa hơn nữa, với thông điệp tha thứ của anh. Tất cả các kênh truyền hình lớn tại Hoa Kỳ đã ngưng các chương trình thường lệ để truyền đi diễn biến cảm động này.
Biến cố này đã diễn ra trong phiên tòa xét xử cô Amber Guyger, 31 tuổi, cảnh sát viên người da trắng, tùng sự tại sở Cảnh Sát thành phố Dallas. Ngày 6 tháng 9 năm ngoái, 2018, sau một ca trực kéo dài tới 15 giờ liên tiếp, cô mệt mỏi trở về căn nhà của mình ở lầu 4 một chung cư.
Vì lo nói chuyện điện thoại cho nên cô đã đậu xe ở garage của tầng thứ 3 và lầm lũi đi vào phòng của anh Botham Jean, là một căn phòng ngay dưới căn phòng của cô ở lầu 4.
Cửa không khoá cho nên cô Amber đã đi vào phòng dễ dàng và ngạc nhiên khi thấy anh Botham đang ngồi ăn kem trong phòng khách, cô liền rút súng ra.
Vì vừa mới đi từ ngoài sáng vào trong tối nên cô nhìn không rõ và phán đoán sai lầm phản ứng của anh Botham nên đã bắn hai phát súng trúng vào tim anh.
Botham Jean, 26 tuổi, người da đen, nhập cư từ đảo St. Lucia, là một nhân viên kế toán đã chết trong căn phòng của mình một cách bất ngờ, ngỡ ngàng không hiểu tại sao mình phải chết!
Trong bối cảnh căng thẳng vì vấn đề mầu da và vì tình trạng bạo hành của cảnh sát, phiên tòa xử cô Amber Guyger đã diễn ra hết sức căng thẳng.
Thoạt đầu công tố viện Dallas dự định đưa cô ra toà về tội ngộ sát. Nhưng các cuộc biểu tình phản đối dữ dội đã nổ ra. Vì thế, tội danh chính thức của cô là tội sát nhân với khung hình phạt có thể là chung thân.
Trước toà, cô Amber đã khai rằng cô hối hận và xin lỗi về sự lầm lẫn của mình và cho biết không một ngày nào cô tìm được bình yên được trong suốt cuộc đời cô. Tuy nhiên khi bị vặn hỏi là khi bắn một người như vậy thì lúc đó cô có ý gì, cô đã trả lời là bắn để giết.
Kết thúc 4 ngày xét xử, bồi thẩm đoàn đã nhất trí kết tội cô là ‘sát nhân’. Công tố viện đã đề nghị 28 năm tù nhưng bổi thẩm đoàn đã ân giảm xuống còn 10 năm tù.
Những gì xảy ra bên ngoài phòng xử án sau phán quyết chung thẩm rất căng thẳng. Nhiều nhóm bất mãn đã lên tiếng tố cáo là bất công, quá nhẹ, và nhiều người bà con của nạn nhân cũng lên tiếng là công lý chưa được thực hiện. Cảnh sát chống bạo động được tăng cường trước tòa và tại các vị trí trọng yếu trong thành phố để chuẩn bị cho các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Nhưng bên trong toà án thì một cảnh tượng hoàn toàn khác hẳn đã xảy ra. Đây là một diễn biến mà những phóng viên kỳ cựu đã mô tả là chưa từng chứng kiến một sự việc cảm động như thế bao giờ.
Người em trai của Botham tên là Brandt Jean, 18 tuổi, khi được cho phép nói lên lời cuối với tội nhân, đã sử dụng thời gian đó tại tòa án để đưa ra một thông điệp tha thứ.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi qua lời dịch của Như Ý:
Tôi không muốn nói hai lần hoặc hàng trăm lần cô đã lấy đi những gì, và bao nhiêu từ chúng tôi.
Tôi nghĩ rằng cô biết điều đó.
Nhưng tôi chỉ hy vọng rằng cô đến với Chúa với tất cả mọi tội lỗi và tất cả những gì tôi nghĩ là xấu xa mà cô đã từng làm trong quá khứ.
Ai trong chúng ta cũng có thể đã làm một cái gì đó chúng ta không nên làm.
Nếu cô thực sự hối hận. Tôi biết tôi có thể nói về phần tôi là tôi tha thứ cho cô.
Và tôi biết nếu cô đến với Chúa và xin Ngài tha thứ thì Ngài sẽ tha thứ cho cô.
Và tôi không nghĩ không ai có thể nhắc lại chuyện này nữa.
Một lần nữa tôi đã nói về phần mình bất kể những điều tệ hại đối với gia đình tôi, tôi yêu mến bạn như bất cứ ai khác.
Tôi không hy vọng cô sẽ khổ đau và chết như anh tôi nhưng cá nhân tôi cầu chúc mọi điều tốt đẹp cho cô.
Tôi chưa từng nói điều này trước mặt gia đình tôi hoặc bất cứ ai nhưng thực tâm tôi không muốn cô phải ngồi tù.
Tôi muốn những điều tốt nhất cho cô bởi vì tôi biết đó là những gì chính xác anh Botham của tôi cũng muốn cho cô.
Và điều tốt nhất là dành cuộc sống của cô cho Chúa Kitô. Tôi không biết nói gì hơn.
Tôi nghĩ rằng dành cuộc sống của cô cho Chúa Kitô là là điều tốt nhất mà anh Botham của tôi cũng mong muốn nơi cô.
Một lần nữa tôi yêu mến cô như một con người
Tôi không muốn bất cứ điều gì xấu cho cô.
Ngập ngừng một lúc, anh quay sang phía chánh án hỏi:
Tôi không biết tôi có thể dành cho cô ấy một cái ôm không.
Xin vui lòng cho phép tôi.
Xin vui lòng.
Bà chánh án Tammy Kemp rất bối rối trước đề nghị này. Sau một lúc suy nghĩ bà nói “Được”.
Chứng kiến cảnh này bà chánh án Tammy Kemp đã rơi lệ.
Bà cũng đích thân bước xuống ôm chầm lấy các thành viên trong gia đình nạn nhân, trước khi ôm cô Amber Guyger và trao cho cô một cuốn Kinh Thánh.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đức Cha Edward Burns, Giám Mục Dallas nói ngài rơi lệ trước cảnh này, và lên tiếng ca ngợi tinh thần Kitô giáo của anh Brandt Jean, em trai của nạn nhân Botham Jean.
Ngài nói: “Thật là một tấm gương đáng kinh ngạc về tình yêu và sự tha thứ Kitô giáo, chúng ta đã chứng kiến cảnh anh Brandt, em trai của nạn nhân Botham Jean tuyên bố tha thứ cho cô Amber Guyger, khuyến khích cô ấy hiến dâng cuộc sống của mình cho Chúa Kitô và đã ôm cô ấy.”
Đức Giám Mục nói thêm: “Tôi cầu mong rằng tất cả chúng ta hãy noi gương người thanh niên xuất chúng này. Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình trong cộng đồng của chúng ta và cho toàn thế giới.”
2. Hãy chú ý lắng nghe và để con tim mình đón nhận Lời Chúa
Gặp gỡ Lời Chúa khiến lòng chúng ta ngập tràn niềm vui và niềm vui ấy là sức mạnh của chúng ta. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm 3 tháng Mười tại nhà nguyện Santa Marta
Hãy mở con tim mình để gặp gỡ Lời Chúa và hãy chú ý lắng nghe, đừng để Lời ấy đi vào tai này, rồi lại ra tai khác. Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh như thế trong thánh lễ tại nhà nguyện thánh Marta khi suy niệm về Bài đọc Một trích sách Nơ-khe-mi-a. Đó là câu chuyện của cuộc gặp gỡ giữa dân Thiên Chúa và Lời của Ngài, một câu chuyện về việc tái thiết Giê-ru-sa-lem.
Bối cảnh trong bản văn Kinh Thánh là việc hồi hương sau thời lưu đày và việc tái thiết Đền thờ. Tổng đốc Nơ-khe-mi-a nói với ông Ét-ra, tư tế kiêm kinh sư: “hãy đặt Lời Chúa lên hàng đầu”. Tất cả dân chúng tập trung tại quảng trường trước Cổng Nước. Tư tế Ét-ra mở Sách Thánh trước sự chứng kiến của tất cả mọi người, vì ông đứng cao hơn tất cả; Khi ông mở sách, tất cả mọi người đứng dậy”. Sau đó, các thầy Lê-vi giảng giải Luật Chúa cho dân chúng. Nói về điều này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:
“Đây là một điều rất đẹp. Chúng ta quen với cuốn sách này, cuốn sách ghi lại Lời của Thiên Chúa, nhưng chúng ta lại dùng cuốn sách ấy rất tệ. Dân chúng đứng lên khi nhìn thấy cuốn sách ấy vì họ khao khát Lời Chúa, họ thấy thiếu vắng Lời Chúa. Nhưng anh chị em thử nghĩ xem, nhiều thập kỷ qua, điều này đã không diễn ra – cuộc gặp gỡ của dân chúng với Thiên Chúa của mình, cuộc gặp gỡ với Lời của Chúa.”
Tổng đốc Nơ-khe-mi-a, tư tế kiêm kinh sư Ét-ra, các thầy Lê-vi nói với tất cả mọi người: “Hôm nay là ngày được thánh hiến cho Thiên Chúa”. Đối với chúng ta, đó chính là ngày Chúa Nhật. Ngày Chúa Nhật là ngày mọi người gặp gỡ Thiên Chúa, ngày gia đình tôi gặp gỡ Thiên Chúa. Chúa Nhật là ngày của gặp gỡ. Ngày ấy là ngày được thánh hiến cho Thiên Chúa.
Vì thế, tổng đốc Nơ-khe-mi-a, tư tế kiêm kinh sư Ét-ra và các thầy Lê-vi kêu gọi dân chúng đừng sầu thương khóc lóc. Bài đọc thứ nhất thuật lại cho chúng ta rằng, toàn dân đều khóc khi nghe lời trong sách Luật. Họ khóc vì xúc động, họ khóc vì vui sướng.
Chúng ta tự hỏi: khi nghe Lời Chúa, điều gì xảy ra nơi tâm hồn tôi vậy? Tôi có chú ý lắng nghe Lời của Thiên Chúa không? Tôi có để lời ấy chạm đến con tim tôi hay tôi nhìn lên trần nhà và nghĩ ngợi điều khác, còn Lời của Thiên Chúa đi vào tai này rồi ra tai kia? Liệu rằng Lời Chúa có đến được với trái tim tôi không? Tôi phải chuẩn bị mình thế nào để Lời ấy đụng chạm đến con tim mình?
Và một khi Lời Chúa đến được với con tim, người ta sẽ hò reo vui mừng, khi ấy sẽ có lễ hội. Người ta không thể hiểu về lễ Chúa Nhật nếu không có Lời của Thiên Chúa. Vì thế, ông Nơ-khe-mi-a nói với dân chúng: “Anh em hãy tổ chức lễ hội, hãy về ăn thịt béo, uống rượu ngon, và gửi phần ăn cho những người không sẵn của ăn – những người nghèo. Những người nghèo luôn là những người phục vụ bàn ăn trong các bữa tiệc, họ là những người nghèo. Anh em đừng buồn bã, vì niềm vui của Đức Chúa là thành trì bảo vệ anh em.”
Lời của Đức Chúa làm cho chúng ta vui mừng. Tiếp xúc với Lời của Người làm cho chúng ta tràn đầy niềm vui. Chính niềm vui ấy là sức mạnh của tôi và của chúng ta. Những Kitô hữu là những người vui tươi bởi họ đón nhận Lời của Thiên Chúa nơi con tim mình. Họ không ngừng gặp gỡ và tìm kiếm Lời của Đấng Tối Cao. Đây chính là sứ điệp của ngày hôm nay cho tất cả chúng ta.
Chúng ta có thể làm một cuộc xét mình ngắn thế này: Cách thức tôi lắng nghe Lời Chúa thế nào? Hay đơn giản là tôi không nghe? Làm thế nào để tôi gặp gỡ Thiên Chúa trong Lời của Người là Kinh Thánh? Tôi có tin rằng niềm vui của Thiên Chúa là sức mạnh của tôi không? Nhưng nên nhớ rằng nỗi buồn không phải là sức mạnh của chúng ta.
Nơi những con tim buồn chán, ma quỷ lập tức kìm giữ xuống, còn niềm vui của Thiên Chúa làm cho ta đứng dậy, nhìn ngắm, ca hát và hò reo vui mừng. Một trong những Thánh vịnh nói về khoảnh khắc được giải phóng khỏi Babilon thế này: Khi Chúa dẫn tù nhân Xi-on trở về, ta tưởng mình như giữa giấc mơ. Người ta không thể tin vào điều đó. Kinh nghiệm ấy cũng diễn ra khi chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa trong Lời của Người. Khi ấy, chúng ta nghĩ: nhưng điều này chỉ là một giấc mơ… và chúng ta không thể tin vào nhiều điều tốt đẹp.
Và Đức Thánh Cha kết luận: xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng để mở con tim mình ra cho cuộc gặp gỡ với Lời Thiên Chúa và không sợ sống niềm vui, không sợ sống lễ hội của niềm vui. Niềm vui ấy chỉ có thể phát sinh từ cuộc gặp gỡ với Lời của Thiên Chúa mà thôi.
3. Chăm sóc người già và trẻ em là sống văn hoá hy vọng
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Câu chuyện một người chồng và một con đã ghì chặt một người đàn bà 74 tuổi, bị chứng mất trí nhớ, xuống giường để bác sĩ chích một liều thuốc độc cho chết tại Hà Lam gây xúc động cho nhiều người trên thế giới.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng trước câu chuyện thương tâm này và kêu gọi chúng ta quan tâm đến trẻ em và người già, trong gia đình và xã hội nói chung. Ngài đã bày tỏ lập trường trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Hai 30 tháng 9 tại nhà nguyện Santa Marta.
Trong Bài đọc thứ nhất, “những dấu chỉ về sự hiện diện của Thiên Chúa” với dân Ngài rất rõ ràng. Chúng được minh chứng bằng sự hiện diện phong phú của người già và trẻ em, cả trong gia đình và ngoài xã hội: tại các quảng trường, những người già ra ngồi nghỉ, trẻ em nô đùa và cuộc đời tràn đầy sức sống.
Nơi nào có sự tôn trọng, quan tâm và yêu mến sự sống, nơi ấy cho thấy dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa giữa cộng đoàn. Sự hiện diện của người già là một dấu chỉ của sự trưởng thành. Thật là đẹp khi người già có vị trí của mình trong gia đình và xã hội. “Trên những quảng trường và đường phố Giê-ru-sa-lem, các cụ ông cụ bà ra ngồi nghỉ. Ai nấy tay chống gậy vì tuổi đã cao”. Cũng có rất nhiều trẻ em nữa. Tác giả sách Thánh sử dụng một từ biểu cảm thật đẹp, 'chúng sẽ râm ran nô đùa'.
Và Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: Một dân tộc có sự phong phú của người già và trẻ em là một dấu hiệu cho thấy một dân tộc biết quan tâm, chăm sóc và coi họ như một báu vật, một kho tàng. Đó chính là dấu chỉ cho thấy sự hiện diện của Thiên Chúa, hứa hẹn một tương lai xán lạn.
Đức Thánh Cha nhớ lại lời tiên tri của ngôn sứ Giô-en: “người già sẽ có những giấc mơ, và người trẻ sẽ có những thị kiến”. Điều này nghĩa là có sự trao đổi giữa họ. Điều này chẳng thể xảy ra khi văn hoá vứt bỏ lên ngôi. Đó là thứ văn hoá “gửi trẻ em trở lại với người gửi”, nhốt người già trong các viện dưỡng lão chỉ vì họ không tạo ra sản phẩm, và bởi họ cản trở cuộc sống thường ngày. Đó thực sự là một sự huỷ hoại và đổ vỡ.
Và Đức Thánh Cha kể lại một câu chuyện mà chính bà ngoại của ngài thường kể. Ở một gia đình nọ, người cha quyết định chuyển ông nội vào nhà bếp trong giờ ăn, vì ông làm đổ súp và làm bẩn quần áo. Rồi một ngày nọ, khi trở về nhà, người cha thấy con trai của mình tự làm một cái bàn nhỏ vì cậu bé nghĩ rằng sớm muộn gì cậu cũng sẽ là nạn nhân tiếp theo bị cô lập như thế. Và Đức Thánh Cha nhấn mạnh:
Khi bạn loại bỏ trẻ em và người già, thì sau cùng, bạn sẽ trở thành một phần của xã hội hiện đại, một xã hội đã đưa cuộc sống vào mùa đông nhân khẩu. Khi một quốc gia có nhiều người già đi mà không có trẻ em, khi bạn không nhìn thấy trẻ em vui đùa trên đường phố và không còn thấy những phụ nữ mang bầu, khi bạn nhận ra rằng ở quốc gia đó số nhiều người nghỉ hưu nhiều hơn số người làm việc, thì cuộc đời thật là bi thảm!
Thật là bi thảm khi đánh mất những truyền thống được các thế hệ trước truyền lại. Truyền thống không phải là bảo tàng, mà là bài học cho tương lai, là thứ nhựa sống từ rễ làm cho cây phát triển và sinh hoa kết trái.
Đâu là tâm điểm sứ điệp của Thiên Chúa? Đó chính là văn hoá hy vọng, văn hoá có sự hiện diện của người già và người trẻ. Chính sự hiện diện của người trẻ và người già cùng nhau là điều bảo đảm cho sự sống còn của đất nước và của Giáo hội.
Và để kết thúc bài giảng của mình, Đức Thánh Cha nhớ lại một hình ảnh đẹp trong rất nhiều chuyến tông du của ngài khắp thế giới. Khi ngài băng qua đám đông, rất nhiều các ông bố bà mẹ đã xin Đức Thánh Cha chúc lành cho các em bé. Họ cho thấy đâu thực sự là kho tàng, là niềm vui và là thành tựu của cuộc đời mình.
Tôi không bao giờ quên một bà cụ ở quảng trường trung tâm Iași, tại Rumani. Khi bà nhìn thấy tôi, bà đưa cháu trai mà bà đang ẵm trên tay cho tôi xem như thể muốn nói: “Đây là thành tựu của tôi, là chiến thắng của tôi.” Hình ảnh ấy có ở khắp nơi trên thế giới. Nó nói với chúng ta nhiều điều hơn cả bài giảng này.
Do vậy, tình yêu của Thiên Chúa là luôn gieo rắc tình yêu và làm cho dân ngài tăng tiến. Đừng sống văn hoá vứt bỏ. Xin lỗi anh em, các cha xứ, vào mỗi buổi tối, khi các cha làm phút hồi tâm hay xét mình, xin hãy tự hỏi mình câu hỏi này: hôm nay tôi đã cư xử thế nào với người già và với trẻ em? Nó sẽ giúp chúng ta rất nhiều.
Hôm 3 tháng Mười, một thanh niên da đen 18 tuổi đã làm rúng động nước Mỹ, và có thể còn xa hơn nữa, với thông điệp tha thứ của anh. Tất cả các kênh truyền hình lớn tại Hoa Kỳ đã ngưng các chương trình thường lệ để truyền đi diễn biến cảm động này.
Biến cố này đã diễn ra trong phiên tòa xét xử cô Amber Guyger, 31 tuổi, cảnh sát viên người da trắng, tùng sự tại sở Cảnh Sát thành phố Dallas. Ngày 6 tháng 9 năm ngoái, 2018, sau một ca trực kéo dài tới 15 giờ liên tiếp, cô mệt mỏi trở về căn nhà của mình ở lầu 4 một chung cư.
Vì lo nói chuyện điện thoại cho nên cô đã đậu xe ở garage của tầng thứ 3 và lầm lũi đi vào phòng của anh Botham Jean, là một căn phòng ngay dưới căn phòng của cô ở lầu 4.
Cửa không khoá cho nên cô Amber đã đi vào phòng dễ dàng và ngạc nhiên khi thấy anh Botham đang ngồi ăn kem trong phòng khách, cô liền rút súng ra.
Vì vừa mới đi từ ngoài sáng vào trong tối nên cô nhìn không rõ và phán đoán sai lầm phản ứng của anh Botham nên đã bắn hai phát súng trúng vào tim anh.
Botham Jean, 26 tuổi, người da đen, nhập cư từ đảo St. Lucia, là một nhân viên kế toán đã chết trong căn phòng của mình một cách bất ngờ, ngỡ ngàng không hiểu tại sao mình phải chết!
Trong bối cảnh căng thẳng vì vấn đề mầu da và vì tình trạng bạo hành của cảnh sát, phiên tòa xử cô Amber Guyger đã diễn ra hết sức căng thẳng.
Thoạt đầu công tố viện Dallas dự định đưa cô ra toà về tội ngộ sát. Nhưng các cuộc biểu tình phản đối dữ dội đã nổ ra. Vì thế, tội danh chính thức của cô là tội sát nhân với khung hình phạt có thể là chung thân.
Trước toà, cô Amber đã khai rằng cô hối hận và xin lỗi về sự lầm lẫn của mình và cho biết không một ngày nào cô tìm được bình yên được trong suốt cuộc đời cô. Tuy nhiên khi bị vặn hỏi là khi bắn một người như vậy thì lúc đó cô có ý gì, cô đã trả lời là bắn để giết.
Kết thúc 4 ngày xét xử, bồi thẩm đoàn đã nhất trí kết tội cô là ‘sát nhân’. Công tố viện đã đề nghị 28 năm tù nhưng bổi thẩm đoàn đã ân giảm xuống còn 10 năm tù.
Những gì xảy ra bên ngoài phòng xử án sau phán quyết chung thẩm rất căng thẳng. Nhiều nhóm bất mãn đã lên tiếng tố cáo là bất công, quá nhẹ, và nhiều người bà con của nạn nhân cũng lên tiếng là công lý chưa được thực hiện. Cảnh sát chống bạo động được tăng cường trước tòa và tại các vị trí trọng yếu trong thành phố để chuẩn bị cho các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Nhưng bên trong toà án thì một cảnh tượng hoàn toàn khác hẳn đã xảy ra. Đây là một diễn biến mà những phóng viên kỳ cựu đã mô tả là chưa từng chứng kiến một sự việc cảm động như thế bao giờ.
Người em trai của Botham tên là Brandt Jean, 18 tuổi, khi được cho phép nói lên lời cuối với tội nhân, đã sử dụng thời gian đó tại tòa án để đưa ra một thông điệp tha thứ.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi qua lời dịch của Như Ý:
Tôi không muốn nói hai lần hoặc hàng trăm lần cô đã lấy đi những gì, và bao nhiêu từ chúng tôi.
Tôi nghĩ rằng cô biết điều đó.
Nhưng tôi chỉ hy vọng rằng cô đến với Chúa với tất cả mọi tội lỗi và tất cả những gì tôi nghĩ là xấu xa mà cô đã từng làm trong quá khứ.
Ai trong chúng ta cũng có thể đã làm một cái gì đó chúng ta không nên làm.
Nếu cô thực sự hối hận. Tôi biết tôi có thể nói về phần tôi là tôi tha thứ cho cô.
Và tôi biết nếu cô đến với Chúa và xin Ngài tha thứ thì Ngài sẽ tha thứ cho cô.
Và tôi không nghĩ không ai có thể nhắc lại chuyện này nữa.
Một lần nữa tôi đã nói về phần mình bất kể những điều tệ hại đối với gia đình tôi, tôi yêu mến bạn như bất cứ ai khác.
Tôi không hy vọng cô sẽ khổ đau và chết như anh tôi nhưng cá nhân tôi cầu chúc mọi điều tốt đẹp cho cô.
Tôi chưa từng nói điều này trước mặt gia đình tôi hoặc bất cứ ai nhưng thực tâm tôi không muốn cô phải ngồi tù.
Tôi muốn những điều tốt nhất cho cô bởi vì tôi biết đó là những gì chính xác anh Botham của tôi cũng muốn cho cô.
Và điều tốt nhất là dành cuộc sống của cô cho Chúa Kitô. Tôi không biết nói gì hơn.
Tôi nghĩ rằng dành cuộc sống của cô cho Chúa Kitô là là điều tốt nhất mà anh Botham của tôi cũng mong muốn nơi cô.
Một lần nữa tôi yêu mến cô như một con người
Tôi không muốn bất cứ điều gì xấu cho cô.
Ngập ngừng một lúc, anh quay sang phía chánh án hỏi:
Tôi không biết tôi có thể dành cho cô ấy một cái ôm không.
Xin vui lòng cho phép tôi.
Xin vui lòng.
Bà chánh án Tammy Kemp rất bối rối trước đề nghị này. Sau một lúc suy nghĩ bà nói “Được”.
Chứng kiến cảnh này bà chánh án Tammy Kemp đã rơi lệ.
Bà cũng đích thân bước xuống ôm chầm lấy các thành viên trong gia đình nạn nhân, trước khi ôm cô Amber Guyger và trao cho cô một cuốn Kinh Thánh.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đức Cha Edward Burns, Giám Mục Dallas nói ngài rơi lệ trước cảnh này, và lên tiếng ca ngợi tinh thần Kitô giáo của anh Brandt Jean, em trai của nạn nhân Botham Jean.
Ngài nói: “Thật là một tấm gương đáng kinh ngạc về tình yêu và sự tha thứ Kitô giáo, chúng ta đã chứng kiến cảnh anh Brandt, em trai của nạn nhân Botham Jean tuyên bố tha thứ cho cô Amber Guyger, khuyến khích cô ấy hiến dâng cuộc sống của mình cho Chúa Kitô và đã ôm cô ấy.”
Đức Giám Mục nói thêm: “Tôi cầu mong rằng tất cả chúng ta hãy noi gương người thanh niên xuất chúng này. Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình trong cộng đồng của chúng ta và cho toàn thế giới.”
2. Hãy chú ý lắng nghe và để con tim mình đón nhận Lời Chúa
Gặp gỡ Lời Chúa khiến lòng chúng ta ngập tràn niềm vui và niềm vui ấy là sức mạnh của chúng ta. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm 3 tháng Mười tại nhà nguyện Santa Marta
Hãy mở con tim mình để gặp gỡ Lời Chúa và hãy chú ý lắng nghe, đừng để Lời ấy đi vào tai này, rồi lại ra tai khác. Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh như thế trong thánh lễ tại nhà nguyện thánh Marta khi suy niệm về Bài đọc Một trích sách Nơ-khe-mi-a. Đó là câu chuyện của cuộc gặp gỡ giữa dân Thiên Chúa và Lời của Ngài, một câu chuyện về việc tái thiết Giê-ru-sa-lem.
Bối cảnh trong bản văn Kinh Thánh là việc hồi hương sau thời lưu đày và việc tái thiết Đền thờ. Tổng đốc Nơ-khe-mi-a nói với ông Ét-ra, tư tế kiêm kinh sư: “hãy đặt Lời Chúa lên hàng đầu”. Tất cả dân chúng tập trung tại quảng trường trước Cổng Nước. Tư tế Ét-ra mở Sách Thánh trước sự chứng kiến của tất cả mọi người, vì ông đứng cao hơn tất cả; Khi ông mở sách, tất cả mọi người đứng dậy”. Sau đó, các thầy Lê-vi giảng giải Luật Chúa cho dân chúng. Nói về điều này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:
“Đây là một điều rất đẹp. Chúng ta quen với cuốn sách này, cuốn sách ghi lại Lời của Thiên Chúa, nhưng chúng ta lại dùng cuốn sách ấy rất tệ. Dân chúng đứng lên khi nhìn thấy cuốn sách ấy vì họ khao khát Lời Chúa, họ thấy thiếu vắng Lời Chúa. Nhưng anh chị em thử nghĩ xem, nhiều thập kỷ qua, điều này đã không diễn ra – cuộc gặp gỡ của dân chúng với Thiên Chúa của mình, cuộc gặp gỡ với Lời của Chúa.”
Tổng đốc Nơ-khe-mi-a, tư tế kiêm kinh sư Ét-ra, các thầy Lê-vi nói với tất cả mọi người: “Hôm nay là ngày được thánh hiến cho Thiên Chúa”. Đối với chúng ta, đó chính là ngày Chúa Nhật. Ngày Chúa Nhật là ngày mọi người gặp gỡ Thiên Chúa, ngày gia đình tôi gặp gỡ Thiên Chúa. Chúa Nhật là ngày của gặp gỡ. Ngày ấy là ngày được thánh hiến cho Thiên Chúa.
Vì thế, tổng đốc Nơ-khe-mi-a, tư tế kiêm kinh sư Ét-ra và các thầy Lê-vi kêu gọi dân chúng đừng sầu thương khóc lóc. Bài đọc thứ nhất thuật lại cho chúng ta rằng, toàn dân đều khóc khi nghe lời trong sách Luật. Họ khóc vì xúc động, họ khóc vì vui sướng.
Chúng ta tự hỏi: khi nghe Lời Chúa, điều gì xảy ra nơi tâm hồn tôi vậy? Tôi có chú ý lắng nghe Lời của Thiên Chúa không? Tôi có để lời ấy chạm đến con tim tôi hay tôi nhìn lên trần nhà và nghĩ ngợi điều khác, còn Lời của Thiên Chúa đi vào tai này rồi ra tai kia? Liệu rằng Lời Chúa có đến được với trái tim tôi không? Tôi phải chuẩn bị mình thế nào để Lời ấy đụng chạm đến con tim mình?
Và một khi Lời Chúa đến được với con tim, người ta sẽ hò reo vui mừng, khi ấy sẽ có lễ hội. Người ta không thể hiểu về lễ Chúa Nhật nếu không có Lời của Thiên Chúa. Vì thế, ông Nơ-khe-mi-a nói với dân chúng: “Anh em hãy tổ chức lễ hội, hãy về ăn thịt béo, uống rượu ngon, và gửi phần ăn cho những người không sẵn của ăn – những người nghèo. Những người nghèo luôn là những người phục vụ bàn ăn trong các bữa tiệc, họ là những người nghèo. Anh em đừng buồn bã, vì niềm vui của Đức Chúa là thành trì bảo vệ anh em.”
Lời của Đức Chúa làm cho chúng ta vui mừng. Tiếp xúc với Lời của Người làm cho chúng ta tràn đầy niềm vui. Chính niềm vui ấy là sức mạnh của tôi và của chúng ta. Những Kitô hữu là những người vui tươi bởi họ đón nhận Lời của Thiên Chúa nơi con tim mình. Họ không ngừng gặp gỡ và tìm kiếm Lời của Đấng Tối Cao. Đây chính là sứ điệp của ngày hôm nay cho tất cả chúng ta.
Chúng ta có thể làm một cuộc xét mình ngắn thế này: Cách thức tôi lắng nghe Lời Chúa thế nào? Hay đơn giản là tôi không nghe? Làm thế nào để tôi gặp gỡ Thiên Chúa trong Lời của Người là Kinh Thánh? Tôi có tin rằng niềm vui của Thiên Chúa là sức mạnh của tôi không? Nhưng nên nhớ rằng nỗi buồn không phải là sức mạnh của chúng ta.
Nơi những con tim buồn chán, ma quỷ lập tức kìm giữ xuống, còn niềm vui của Thiên Chúa làm cho ta đứng dậy, nhìn ngắm, ca hát và hò reo vui mừng. Một trong những Thánh vịnh nói về khoảnh khắc được giải phóng khỏi Babilon thế này: Khi Chúa dẫn tù nhân Xi-on trở về, ta tưởng mình như giữa giấc mơ. Người ta không thể tin vào điều đó. Kinh nghiệm ấy cũng diễn ra khi chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa trong Lời của Người. Khi ấy, chúng ta nghĩ: nhưng điều này chỉ là một giấc mơ… và chúng ta không thể tin vào nhiều điều tốt đẹp.
Và Đức Thánh Cha kết luận: xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng để mở con tim mình ra cho cuộc gặp gỡ với Lời Thiên Chúa và không sợ sống niềm vui, không sợ sống lễ hội của niềm vui. Niềm vui ấy chỉ có thể phát sinh từ cuộc gặp gỡ với Lời của Thiên Chúa mà thôi.
3. Chăm sóc người già và trẻ em là sống văn hoá hy vọng
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Câu chuyện một người chồng và một con đã ghì chặt một người đàn bà 74 tuổi, bị chứng mất trí nhớ, xuống giường để bác sĩ chích một liều thuốc độc cho chết tại Hà Lam gây xúc động cho nhiều người trên thế giới.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng trước câu chuyện thương tâm này và kêu gọi chúng ta quan tâm đến trẻ em và người già, trong gia đình và xã hội nói chung. Ngài đã bày tỏ lập trường trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Hai 30 tháng 9 tại nhà nguyện Santa Marta.
Trong Bài đọc thứ nhất, “những dấu chỉ về sự hiện diện của Thiên Chúa” với dân Ngài rất rõ ràng. Chúng được minh chứng bằng sự hiện diện phong phú của người già và trẻ em, cả trong gia đình và ngoài xã hội: tại các quảng trường, những người già ra ngồi nghỉ, trẻ em nô đùa và cuộc đời tràn đầy sức sống.
Nơi nào có sự tôn trọng, quan tâm và yêu mến sự sống, nơi ấy cho thấy dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa giữa cộng đoàn. Sự hiện diện của người già là một dấu chỉ của sự trưởng thành. Thật là đẹp khi người già có vị trí của mình trong gia đình và xã hội. “Trên những quảng trường và đường phố Giê-ru-sa-lem, các cụ ông cụ bà ra ngồi nghỉ. Ai nấy tay chống gậy vì tuổi đã cao”. Cũng có rất nhiều trẻ em nữa. Tác giả sách Thánh sử dụng một từ biểu cảm thật đẹp, 'chúng sẽ râm ran nô đùa'.
Và Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: Một dân tộc có sự phong phú của người già và trẻ em là một dấu hiệu cho thấy một dân tộc biết quan tâm, chăm sóc và coi họ như một báu vật, một kho tàng. Đó chính là dấu chỉ cho thấy sự hiện diện của Thiên Chúa, hứa hẹn một tương lai xán lạn.
Đức Thánh Cha nhớ lại lời tiên tri của ngôn sứ Giô-en: “người già sẽ có những giấc mơ, và người trẻ sẽ có những thị kiến”. Điều này nghĩa là có sự trao đổi giữa họ. Điều này chẳng thể xảy ra khi văn hoá vứt bỏ lên ngôi. Đó là thứ văn hoá “gửi trẻ em trở lại với người gửi”, nhốt người già trong các viện dưỡng lão chỉ vì họ không tạo ra sản phẩm, và bởi họ cản trở cuộc sống thường ngày. Đó thực sự là một sự huỷ hoại và đổ vỡ.
Và Đức Thánh Cha kể lại một câu chuyện mà chính bà ngoại của ngài thường kể. Ở một gia đình nọ, người cha quyết định chuyển ông nội vào nhà bếp trong giờ ăn, vì ông làm đổ súp và làm bẩn quần áo. Rồi một ngày nọ, khi trở về nhà, người cha thấy con trai của mình tự làm một cái bàn nhỏ vì cậu bé nghĩ rằng sớm muộn gì cậu cũng sẽ là nạn nhân tiếp theo bị cô lập như thế. Và Đức Thánh Cha nhấn mạnh:
Khi bạn loại bỏ trẻ em và người già, thì sau cùng, bạn sẽ trở thành một phần của xã hội hiện đại, một xã hội đã đưa cuộc sống vào mùa đông nhân khẩu. Khi một quốc gia có nhiều người già đi mà không có trẻ em, khi bạn không nhìn thấy trẻ em vui đùa trên đường phố và không còn thấy những phụ nữ mang bầu, khi bạn nhận ra rằng ở quốc gia đó số nhiều người nghỉ hưu nhiều hơn số người làm việc, thì cuộc đời thật là bi thảm!
Thật là bi thảm khi đánh mất những truyền thống được các thế hệ trước truyền lại. Truyền thống không phải là bảo tàng, mà là bài học cho tương lai, là thứ nhựa sống từ rễ làm cho cây phát triển và sinh hoa kết trái.
Đâu là tâm điểm sứ điệp của Thiên Chúa? Đó chính là văn hoá hy vọng, văn hoá có sự hiện diện của người già và người trẻ. Chính sự hiện diện của người trẻ và người già cùng nhau là điều bảo đảm cho sự sống còn của đất nước và của Giáo hội.
Và để kết thúc bài giảng của mình, Đức Thánh Cha nhớ lại một hình ảnh đẹp trong rất nhiều chuyến tông du của ngài khắp thế giới. Khi ngài băng qua đám đông, rất nhiều các ông bố bà mẹ đã xin Đức Thánh Cha chúc lành cho các em bé. Họ cho thấy đâu thực sự là kho tàng, là niềm vui và là thành tựu của cuộc đời mình.
Tôi không bao giờ quên một bà cụ ở quảng trường trung tâm Iași, tại Rumani. Khi bà nhìn thấy tôi, bà đưa cháu trai mà bà đang ẵm trên tay cho tôi xem như thể muốn nói: “Đây là thành tựu của tôi, là chiến thắng của tôi.” Hình ảnh ấy có ở khắp nơi trên thế giới. Nó nói với chúng ta nhiều điều hơn cả bài giảng này.
Do vậy, tình yêu của Thiên Chúa là luôn gieo rắc tình yêu và làm cho dân ngài tăng tiến. Đừng sống văn hoá vứt bỏ. Xin lỗi anh em, các cha xứ, vào mỗi buổi tối, khi các cha làm phút hồi tâm hay xét mình, xin hãy tự hỏi mình câu hỏi này: hôm nay tôi đã cư xử thế nào với người già và với trẻ em? Nó sẽ giúp chúng ta rất nhiều.