Chúa Nhật XXVI Thường Niên C
Am 6,1a.4-7; 1 Tm 6,11-16; Lc 16,19-31
Mùa hè năm 2016, nhiều trang mạng đăng tải hình ảnh thương tâm của một bệnh nhân ở Sơn La chết, vì quá nghèo nên người nhà phải bó chiếu chở xe máy về quê. Hình ảnh đó khiến cộng đồng mạng xôn xao. Có ai đó đã tài khéo ghép tượng đài Hồ Chí Minh 1.400 tỷ ở tỉnh Sơn La với cảnh “người chết bó chiếu.” Bức ảnh này phản ảnh thực trạng bất công của xã hội Việt Nam hiện nay, một xã hội mà người ta có thể xây dựng “những tượng đài nghìn tỷ, nhưng sinh mạng con người thì như chiếc móng tay” (Cô giáo Trần Thị Lam).
1- Số phận nhà phú hộ và Ladarô
Bức ảnh trên cũng có gì đó tương tự với dụ ngôn về nhà phú hộ và anh Ladarô được Chúa Giêsu kể hôm nay. Hai nhân vật có cuộc sống hoàn toàn tương phản: nhà phú hộ thì một đời “lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình,” còn Ladarô thì một đời nghèo khó, mình đầy mụt nhọt, khố rách áo ôm, ăn mày trước cửa đại gia. Tuy nhiên, số phận của hai người bị đảo ngược sau cái chết: nhà phú hộ phải chịu kiếp trầm luân; còn Ladarô được vào lòng Ápbraham hưởng hạnh phúc đời đời.
Dụ ngôn này được xếp vào loại “dụ ngôn nói về khủng hoảng đạo đức” trong xã hội. Trong đó, sự bất công, hố sâu phân cách giữa người giàu và người nghèo là quá lớn mà hậu quả người nghèo bao giờ cũng là những nạn nhân của xã hội. Thánh Luca muốn hướng tới một cuộc hoán cải bên trong để thay đổi cấu trúc xã hội nhằm mang lại sự bình đẳng cho con người. Chúng ta cần hiểu đúng ý nghĩa của dụ ngôn. Ở đây, Chúa Giêsu không có ý muốn nói rằng: tất cả mọi người giàu có đều bị kết án và đáng phạt trong hỏa ngục, còn tất cả những ai nghèo khó thì chắc chắn sẽ được hưởng hạnh phúc thiên đàng. Chúa Giêsu cũng không lên án của cải và sự giàu có. Kitô giáo không cổ xúy cho sự bần cùng hóa con người và kết án những ai giàu có trong xã hội.
Trái lại, như chúng ta biết, của cải tự thân là ân sủng Chúa ban để giúp chúng ta sống đúng nhân phẩm của mình. Triết gia Công Giáo Blaise Pascal nói đến ba bậc của sự cao cả trong cuộc sống: bậc I thuộc giá trị vật chất và thể lý: của cải, sức khỏe, sắc đẹp tự thân nó có một giá trị không ai phủ nhận, ai cũng mong ước. Bậc II thuộc giá trị tài năng mà các nhà tư tưởng, các nghệ nhân, các thiên tài nắm giữ... tài năng họ khiến mọi người nể phục và ước ao. Nhưng đó chưa phải là bậc cao nhất. Bậc III thuộc giá trị tình yêu và ân sủng. Đây là bậc cao nhất, đẹp hay xấu, giàu hay nghèo không thêm không bớt gì nơi một vị thánh. Thánh thiện cao cả hơn tài năng và giàu có, khỏe mạnh.
Chúa Giêsu không lên án của cải vật chất và tài năng, nhưng Người tiếp nối truyền thống các tiên tri, lên án thái độ của những người chỉ biết hưởng thụ ích kỷ nhưng lại dửng dưng, vô cảm đối với người nghèo. Đó là một tội ác.
Trong bài đọc I, tiên tri Amốt lên án những người chỉ biết hưởng thụ, xa hoa mà không biết thương xót những người khốn khổ và tiên báo những sự trừng phạt khủng khiếp dành cho họ.
Trong dụ ngôn, người phú hộ bị trầm luân không phải vì một tội nào như tham nhũng, buôn lậu, hay bóc lột. Nhưng vì ông đã dửng dưng vô cảm đối với Ladarô nghèo khó. Như thế, dụ ngôn muốn gửi tới chúng ta thông điệp: Cuối cùng, Thiên Chúa sẽ xét xử chúng ta dựa trên những gì chúng ta thực thi cho người nghèo khó. Điều này được Tin Mừng thánh Mátthêu làm rõ trong tường thuật về ngày phán xét chung (Mt 25,35-45): “Những gì các ngươi làm cho những người bé mọn nhất, là các người làm cho chính Ta.”
Theo nghĩa này, thánh Gioan Kim Khẩu đã nói: “Không chia sớt của cải cho người nghèo là ăn cắp của họ và lấy đi kế sinh nhai của họ. Của cải chúng ta giữ không phải là của riêng chúng ta, mà là của họ” (trích lại trong Evangelii Gaudium, số 57).
2- Người giàu và người nghèo hôm nay
Câu chuyện người phú hộ và anh Ladarô nghèo cho phép chúng ta liên tưởng đến bức tranh toàn cảnh thế giới hôm nay. Có lẽ hơn bao giờ hết, con người ngày nay có nhiều của cải vật chất, nhưng lại thiếu tình thương liên đới với nhau, của cải chỉ tập trung vào một số nước và một số người. Cơ chế kinh tế thị trường hôm nay càng tạo ra hố sâu ngăn cách ngày càng sâu giữa nước giàu và nước nghèo, giữa người giàu và người nghèo, giữa nông thôn và thành thị. Chúng ta chứng kiến cảnh những ngôi nhà chọc trời bên cạnh những khu nhà ổ chuột và những người khố rách áo ôm, buôn thúng bán mẹt; cảnh những đại gia chi tiêu hàng chục triệu mua một chai rượu cho một bữa tiệc, trong khi đó có biết bao người ngày hai bữa ăn cũng không có; cảnh các quan chức có những cái bắt tay hàng tỷ bạc, trong khi có rất nhiều người đổ mồ hôi sôi nước mắt suốt ngày mà không đủ sống.
Nguyên nhân của sự bất công, bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo là do sự ích kỷ, vô cảm và tệ nạn tham nhũng. Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên tiếng về “thái độ vô cảm toàn cầu” này, đó là thái độ vô cảm vô can trước đau khổ và khó khăn của tha nhân. Giáo Hội chọn đứng về phía người nghèo để bênh vực và đồng hành với họ.
Sống trong một xã hội như thế, dụ ngôn hôm nay như lời thức tỉnh lương tâm ngái ngủ chúng ta trước thảm cảnh nghèo đói. Chúng ta được mời gọi cởi mở tâm hồn đối với những ai đau khổ, nghèo đói, bị thương tổn để giúp đỡ họ. Chúng ta hãy để cho dụ ngôn này đào luyện lương tâm mình để chúng ta có những cảm thức và nhạy bén với nỗi thống khổ của người nghèo giống Chúa Giêsu, cũng như biết đứng về phía họ để phục vụ theo đức ái Kitô giáo. Amen.
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Am 6,1a.4-7; 1 Tm 6,11-16; Lc 16,19-31
Mùa hè năm 2016, nhiều trang mạng đăng tải hình ảnh thương tâm của một bệnh nhân ở Sơn La chết, vì quá nghèo nên người nhà phải bó chiếu chở xe máy về quê. Hình ảnh đó khiến cộng đồng mạng xôn xao. Có ai đó đã tài khéo ghép tượng đài Hồ Chí Minh 1.400 tỷ ở tỉnh Sơn La với cảnh “người chết bó chiếu.” Bức ảnh này phản ảnh thực trạng bất công của xã hội Việt Nam hiện nay, một xã hội mà người ta có thể xây dựng “những tượng đài nghìn tỷ, nhưng sinh mạng con người thì như chiếc móng tay” (Cô giáo Trần Thị Lam).
1- Số phận nhà phú hộ và Ladarô
Bức ảnh trên cũng có gì đó tương tự với dụ ngôn về nhà phú hộ và anh Ladarô được Chúa Giêsu kể hôm nay. Hai nhân vật có cuộc sống hoàn toàn tương phản: nhà phú hộ thì một đời “lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình,” còn Ladarô thì một đời nghèo khó, mình đầy mụt nhọt, khố rách áo ôm, ăn mày trước cửa đại gia. Tuy nhiên, số phận của hai người bị đảo ngược sau cái chết: nhà phú hộ phải chịu kiếp trầm luân; còn Ladarô được vào lòng Ápbraham hưởng hạnh phúc đời đời.
Dụ ngôn này được xếp vào loại “dụ ngôn nói về khủng hoảng đạo đức” trong xã hội. Trong đó, sự bất công, hố sâu phân cách giữa người giàu và người nghèo là quá lớn mà hậu quả người nghèo bao giờ cũng là những nạn nhân của xã hội. Thánh Luca muốn hướng tới một cuộc hoán cải bên trong để thay đổi cấu trúc xã hội nhằm mang lại sự bình đẳng cho con người. Chúng ta cần hiểu đúng ý nghĩa của dụ ngôn. Ở đây, Chúa Giêsu không có ý muốn nói rằng: tất cả mọi người giàu có đều bị kết án và đáng phạt trong hỏa ngục, còn tất cả những ai nghèo khó thì chắc chắn sẽ được hưởng hạnh phúc thiên đàng. Chúa Giêsu cũng không lên án của cải và sự giàu có. Kitô giáo không cổ xúy cho sự bần cùng hóa con người và kết án những ai giàu có trong xã hội.
Trái lại, như chúng ta biết, của cải tự thân là ân sủng Chúa ban để giúp chúng ta sống đúng nhân phẩm của mình. Triết gia Công Giáo Blaise Pascal nói đến ba bậc của sự cao cả trong cuộc sống: bậc I thuộc giá trị vật chất và thể lý: của cải, sức khỏe, sắc đẹp tự thân nó có một giá trị không ai phủ nhận, ai cũng mong ước. Bậc II thuộc giá trị tài năng mà các nhà tư tưởng, các nghệ nhân, các thiên tài nắm giữ... tài năng họ khiến mọi người nể phục và ước ao. Nhưng đó chưa phải là bậc cao nhất. Bậc III thuộc giá trị tình yêu và ân sủng. Đây là bậc cao nhất, đẹp hay xấu, giàu hay nghèo không thêm không bớt gì nơi một vị thánh. Thánh thiện cao cả hơn tài năng và giàu có, khỏe mạnh.
Chúa Giêsu không lên án của cải vật chất và tài năng, nhưng Người tiếp nối truyền thống các tiên tri, lên án thái độ của những người chỉ biết hưởng thụ ích kỷ nhưng lại dửng dưng, vô cảm đối với người nghèo. Đó là một tội ác.
Trong bài đọc I, tiên tri Amốt lên án những người chỉ biết hưởng thụ, xa hoa mà không biết thương xót những người khốn khổ và tiên báo những sự trừng phạt khủng khiếp dành cho họ.
Trong dụ ngôn, người phú hộ bị trầm luân không phải vì một tội nào như tham nhũng, buôn lậu, hay bóc lột. Nhưng vì ông đã dửng dưng vô cảm đối với Ladarô nghèo khó. Như thế, dụ ngôn muốn gửi tới chúng ta thông điệp: Cuối cùng, Thiên Chúa sẽ xét xử chúng ta dựa trên những gì chúng ta thực thi cho người nghèo khó. Điều này được Tin Mừng thánh Mátthêu làm rõ trong tường thuật về ngày phán xét chung (Mt 25,35-45): “Những gì các ngươi làm cho những người bé mọn nhất, là các người làm cho chính Ta.”
Theo nghĩa này, thánh Gioan Kim Khẩu đã nói: “Không chia sớt của cải cho người nghèo là ăn cắp của họ và lấy đi kế sinh nhai của họ. Của cải chúng ta giữ không phải là của riêng chúng ta, mà là của họ” (trích lại trong Evangelii Gaudium, số 57).
2- Người giàu và người nghèo hôm nay
Câu chuyện người phú hộ và anh Ladarô nghèo cho phép chúng ta liên tưởng đến bức tranh toàn cảnh thế giới hôm nay. Có lẽ hơn bao giờ hết, con người ngày nay có nhiều của cải vật chất, nhưng lại thiếu tình thương liên đới với nhau, của cải chỉ tập trung vào một số nước và một số người. Cơ chế kinh tế thị trường hôm nay càng tạo ra hố sâu ngăn cách ngày càng sâu giữa nước giàu và nước nghèo, giữa người giàu và người nghèo, giữa nông thôn và thành thị. Chúng ta chứng kiến cảnh những ngôi nhà chọc trời bên cạnh những khu nhà ổ chuột và những người khố rách áo ôm, buôn thúng bán mẹt; cảnh những đại gia chi tiêu hàng chục triệu mua một chai rượu cho một bữa tiệc, trong khi đó có biết bao người ngày hai bữa ăn cũng không có; cảnh các quan chức có những cái bắt tay hàng tỷ bạc, trong khi có rất nhiều người đổ mồ hôi sôi nước mắt suốt ngày mà không đủ sống.
Nguyên nhân của sự bất công, bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo là do sự ích kỷ, vô cảm và tệ nạn tham nhũng. Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên tiếng về “thái độ vô cảm toàn cầu” này, đó là thái độ vô cảm vô can trước đau khổ và khó khăn của tha nhân. Giáo Hội chọn đứng về phía người nghèo để bênh vực và đồng hành với họ.
Sống trong một xã hội như thế, dụ ngôn hôm nay như lời thức tỉnh lương tâm ngái ngủ chúng ta trước thảm cảnh nghèo đói. Chúng ta được mời gọi cởi mở tâm hồn đối với những ai đau khổ, nghèo đói, bị thương tổn để giúp đỡ họ. Chúng ta hãy để cho dụ ngôn này đào luyện lương tâm mình để chúng ta có những cảm thức và nhạy bén với nỗi thống khổ của người nghèo giống Chúa Giêsu, cũng như biết đứng về phía họ để phục vụ theo đức ái Kitô giáo. Amen.
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/