Chúa Nhật 14 Thường Niên C
Dân số Á châu chiếm gần hai phần ba dân số thế giới, nhưng số người nhận biết Chúa Kitô là Đấng Cứu Chuộc nhân loại chưa tới ba phần trăm (3%). Cánh đồng truyền giáo mênh mông đang cần các Kitô hữu nhiệt thành cho sứ mạng truyền giáo.
Nếu ngày xưa, Chúa Giêsu đã từng chọn bảy mươi hai người và sai họ đi truyền giáo, thì hôm nay vẫn không khác. Chúa vẫn tiếp tục sai chúng ta là những môn đệ mới, ra đi loan báo Lời của Người cho anh chị em.
Hơn nữa, Công đồng Vatican II khẳng định: “Bản chất của Hội thánh là truyền giáo”. Mọi tín hữu là nhân tố làm thành Hội Thánh ấy, cũng chính là những sứ giả Tin mừng, vì thế, ngoài giáo huấn của Lời Chúa, giáo huấn của Hội Thánh, một khi dựa trên Lời Chúa, cũng đòi chúng ta phải có trách nhiệm truyền giáo như như chính Hội Thánh là mẹ của mình.
Chính vì thế, lời Chúa dạy: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít”, không chỉ là lời mà ngày xưa Chúa ngỏ với các tông đồ, với đoàn môn đệ, mà còn là lời xuyên thời gian, đọng trên mọi thời, mọi người.
“Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít”, là lời của hiện thực, của chính hôm nay. Đó là lời đang thôi thúc chúng ta hãy lên đường truyền giáo trong thời đại mới. Vậy, từng người tín hữu hãy sẵn sàng ra đi truyền giáo. Từng người nhận lãnh Lời Chúa và băng mình trên cánh đồng truyền giáo rộng khắp này, để đem con người về cùng Chúa, và đưa Chúa đến trong lòng người.
Mỗi người Công Giáo đều có một ơn gọi từ Thiên Chúa - ơn gọi trở nên “thợ gặt” cho đồng lúa đã chín vàng của Vị Chủ Mùa. Để thực thi lời Chúa dạy: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít”, chúng ta hãy sống trong đời sống bằng lối sống CHỨNG NHÂN.
Vậy đâu là khuôn mặt của người môn đệ sống chứng nhân?
1- Chứng nhân bằng sự cầu nguyện: Nghĩa là ta trung thành và liên lỉ kết hợp với Chúa qua việc tham dự thánh lễ, lãnh nhận bí tích, lắng nghe và suy niệm Lời Chúa, luyện tập nhân đức, thường xuyên rước và chầu Mình Thánh… cùng với việc lo củng cố cho mình vững niềm tin vào Chúa, không bao giờ ngần ngại, thoái thác hay lười biếng mà bỏ qua bất cứ giây phút nào mà không cầu nguyện, không bày tỏ đức tin của mình.
2- Chứng nhân bằng sống bác ái với anh chị em xung quanh: Ta ân cần thăm hỏi, giúp đỡ, yêu thương, quan tâm… đến những hoàn cảnh của họ. Bác ái phải là tinh thần truyền giáo đầu tiên mà từng người tín hữu phải cố gắng sống cho bằng được. Sau đây là câu chuyện bác ái mà Mẹ Têrêsa thành Calcutta đã từng kể:
“Ở Úc Châu, có một người thổ dân (Aborigine) sống trong một hoàn cảnh thật thảm thương. Ông đã cao niên. Từ bao năm tháng ông chỉ một thân một mình cô đơn trong túp lều tối tăm xiêu vẹo. Lần đầu tới thăm ông, tôi đề nghị:
- Ðể tôi dọn dẹp nhà và sửa soạn giường chiếu lại cho ông.
Ông ta hờ hững nói:
- Tôi đã quen sống như vậy rồi.
- Tuy vậy, ông sẽ cảm thấy dễ chịu hơn với căn nhà sạch sẽ và ngăn nắp.
Sau cùng ông ta bằng lòng để tôi dọn dẹp lại nhà cửa cho ông. Trong khi quét dọn, tôi thấy một cái đèn cũ, đẹp nhưng phủ đầy bụi bẩn. Tôi hỏi:
- Có bao giờ ông thắp đèn này không?
Ông ta trả lời với giọng chán ngán:
- Nhưng thắp đèn cho ai? Có ai bước chân vào nhà này bao giờ đâu. Tôi sống ở đây đã lâu rồi mà chẳng hề trông thấy một ai cả.
- Nếu các nữ tu đến thăm ông thường xuyên, ông có bằng lòng thắp đèn lên không?
Ông vui vẻ đáp:
- Dĩ nhiên rồi.
Từ hôm đó, các nữ tu của chúng tôi quyết định mỗi chiều sẽ ghé qua nhà ông. Cũng từ đó, ông cụ bắt đầu thắp đèn và dọn dẹp căn lều sạch sẽ hơn. Ông còn sống thêm hai năm nữa. Trước khi chết, ông nhờ các nữ tu nhắn tin cho tôi:
- Xin nhắn với mẹ Têrêsa bạn tôi rằng, ngọn đèn mà mẹ đã thắp lên trong đời tôi vẫn còn chiếu sáng. Ðó chỉ là một việc nhỏ, nhưng trong bóng tối cô đơn của đời tôi, một tia sáng đã chiếu lên và vẫn còn tiếp tục sáng”.
3- Chứng nhân bằng tập sống các nhân đức: Đó là sự hiền lành, sự nghèo khó và lòng khiêm tốn. Vì người môn đệ cần phải hiền lành như “chiên ở giữa bầy sói”. Họ cũng là người có lối sống thanh bần, vì khi ra đi, họ không được mang theo “túi tiền, bao bị giày dép”. Họ cần phải khiêm tốn đón nhận sự giúp đỡ về nhà ở, cơm ăn, vì họ là những người thợ. Mà “thợ thì đáng được trả công” như thế.
Nói cách khác, người môn đệ của Chúa Kitô, nếu muốn thành công trong công tác rao giảng Lời Chúa của mình, việc ra đi để nói cho mọi người biết Chúa, không quan trọng cho bằng việc họ phải sống Lời Chúa ngay tại gia đình, hay tại bất cứ nơi nào họ đang sống, đang làm việc.
Cụ thể, họ phải tôn trọng tha nhân, chấp nhận bị từ chối, sống nghèo, sống khổ hạnh, không so đo tính toán thiệt hơn, nhưng một lòng trung thànhvới Lời Chúa, với đức tin…
Lạy Chúa Giêsu, thế giới thật bao la, vòng tay chúng con quá nhỏ. Chúng con muốn ôm trọn thế giới về cho Chúa, nhưng không thể được. Xin dạy chúng ocn biết nắm lấy tay nhau
Lạy Chúa Giêsu, xin hướng dẫn chúng con biết cách truyền giáo cho anh chị em trong thời đại chúng con, để dù qua năm tháng, dù lâm vào hoàn cảnh nào, hay dù gặp thửa thách đến đâu, lòng chúng con vẫn trung kiên sống ơn gọi của mình, để danh Chúa được cả sáng và biên cương của Hội Thánh được nới rộng ngày càng nhiều hơn. Amen.
Dân số Á châu chiếm gần hai phần ba dân số thế giới, nhưng số người nhận biết Chúa Kitô là Đấng Cứu Chuộc nhân loại chưa tới ba phần trăm (3%). Cánh đồng truyền giáo mênh mông đang cần các Kitô hữu nhiệt thành cho sứ mạng truyền giáo.
Nếu ngày xưa, Chúa Giêsu đã từng chọn bảy mươi hai người và sai họ đi truyền giáo, thì hôm nay vẫn không khác. Chúa vẫn tiếp tục sai chúng ta là những môn đệ mới, ra đi loan báo Lời của Người cho anh chị em.
Hơn nữa, Công đồng Vatican II khẳng định: “Bản chất của Hội thánh là truyền giáo”. Mọi tín hữu là nhân tố làm thành Hội Thánh ấy, cũng chính là những sứ giả Tin mừng, vì thế, ngoài giáo huấn của Lời Chúa, giáo huấn của Hội Thánh, một khi dựa trên Lời Chúa, cũng đòi chúng ta phải có trách nhiệm truyền giáo như như chính Hội Thánh là mẹ của mình.
Chính vì thế, lời Chúa dạy: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít”, không chỉ là lời mà ngày xưa Chúa ngỏ với các tông đồ, với đoàn môn đệ, mà còn là lời xuyên thời gian, đọng trên mọi thời, mọi người.
“Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít”, là lời của hiện thực, của chính hôm nay. Đó là lời đang thôi thúc chúng ta hãy lên đường truyền giáo trong thời đại mới. Vậy, từng người tín hữu hãy sẵn sàng ra đi truyền giáo. Từng người nhận lãnh Lời Chúa và băng mình trên cánh đồng truyền giáo rộng khắp này, để đem con người về cùng Chúa, và đưa Chúa đến trong lòng người.
Mỗi người Công Giáo đều có một ơn gọi từ Thiên Chúa - ơn gọi trở nên “thợ gặt” cho đồng lúa đã chín vàng của Vị Chủ Mùa. Để thực thi lời Chúa dạy: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít”, chúng ta hãy sống trong đời sống bằng lối sống CHỨNG NHÂN.
Vậy đâu là khuôn mặt của người môn đệ sống chứng nhân?
1- Chứng nhân bằng sự cầu nguyện: Nghĩa là ta trung thành và liên lỉ kết hợp với Chúa qua việc tham dự thánh lễ, lãnh nhận bí tích, lắng nghe và suy niệm Lời Chúa, luyện tập nhân đức, thường xuyên rước và chầu Mình Thánh… cùng với việc lo củng cố cho mình vững niềm tin vào Chúa, không bao giờ ngần ngại, thoái thác hay lười biếng mà bỏ qua bất cứ giây phút nào mà không cầu nguyện, không bày tỏ đức tin của mình.
2- Chứng nhân bằng sống bác ái với anh chị em xung quanh: Ta ân cần thăm hỏi, giúp đỡ, yêu thương, quan tâm… đến những hoàn cảnh của họ. Bác ái phải là tinh thần truyền giáo đầu tiên mà từng người tín hữu phải cố gắng sống cho bằng được. Sau đây là câu chuyện bác ái mà Mẹ Têrêsa thành Calcutta đã từng kể:
“Ở Úc Châu, có một người thổ dân (Aborigine) sống trong một hoàn cảnh thật thảm thương. Ông đã cao niên. Từ bao năm tháng ông chỉ một thân một mình cô đơn trong túp lều tối tăm xiêu vẹo. Lần đầu tới thăm ông, tôi đề nghị:
- Ðể tôi dọn dẹp nhà và sửa soạn giường chiếu lại cho ông.
Ông ta hờ hững nói:
- Tôi đã quen sống như vậy rồi.
- Tuy vậy, ông sẽ cảm thấy dễ chịu hơn với căn nhà sạch sẽ và ngăn nắp.
Sau cùng ông ta bằng lòng để tôi dọn dẹp lại nhà cửa cho ông. Trong khi quét dọn, tôi thấy một cái đèn cũ, đẹp nhưng phủ đầy bụi bẩn. Tôi hỏi:
- Có bao giờ ông thắp đèn này không?
Ông ta trả lời với giọng chán ngán:
- Nhưng thắp đèn cho ai? Có ai bước chân vào nhà này bao giờ đâu. Tôi sống ở đây đã lâu rồi mà chẳng hề trông thấy một ai cả.
- Nếu các nữ tu đến thăm ông thường xuyên, ông có bằng lòng thắp đèn lên không?
Ông vui vẻ đáp:
- Dĩ nhiên rồi.
Từ hôm đó, các nữ tu của chúng tôi quyết định mỗi chiều sẽ ghé qua nhà ông. Cũng từ đó, ông cụ bắt đầu thắp đèn và dọn dẹp căn lều sạch sẽ hơn. Ông còn sống thêm hai năm nữa. Trước khi chết, ông nhờ các nữ tu nhắn tin cho tôi:
- Xin nhắn với mẹ Têrêsa bạn tôi rằng, ngọn đèn mà mẹ đã thắp lên trong đời tôi vẫn còn chiếu sáng. Ðó chỉ là một việc nhỏ, nhưng trong bóng tối cô đơn của đời tôi, một tia sáng đã chiếu lên và vẫn còn tiếp tục sáng”.
3- Chứng nhân bằng tập sống các nhân đức: Đó là sự hiền lành, sự nghèo khó và lòng khiêm tốn. Vì người môn đệ cần phải hiền lành như “chiên ở giữa bầy sói”. Họ cũng là người có lối sống thanh bần, vì khi ra đi, họ không được mang theo “túi tiền, bao bị giày dép”. Họ cần phải khiêm tốn đón nhận sự giúp đỡ về nhà ở, cơm ăn, vì họ là những người thợ. Mà “thợ thì đáng được trả công” như thế.
Nói cách khác, người môn đệ của Chúa Kitô, nếu muốn thành công trong công tác rao giảng Lời Chúa của mình, việc ra đi để nói cho mọi người biết Chúa, không quan trọng cho bằng việc họ phải sống Lời Chúa ngay tại gia đình, hay tại bất cứ nơi nào họ đang sống, đang làm việc.
Cụ thể, họ phải tôn trọng tha nhân, chấp nhận bị từ chối, sống nghèo, sống khổ hạnh, không so đo tính toán thiệt hơn, nhưng một lòng trung thànhvới Lời Chúa, với đức tin…
Lạy Chúa Giêsu, thế giới thật bao la, vòng tay chúng con quá nhỏ. Chúng con muốn ôm trọn thế giới về cho Chúa, nhưng không thể được. Xin dạy chúng ocn biết nắm lấy tay nhau
Lạy Chúa Giêsu, xin hướng dẫn chúng con biết cách truyền giáo cho anh chị em trong thời đại chúng con, để dù qua năm tháng, dù lâm vào hoàn cảnh nào, hay dù gặp thửa thách đến đâu, lòng chúng con vẫn trung kiên sống ơn gọi của mình, để danh Chúa được cả sáng và biên cương của Hội Thánh được nới rộng ngày càng nhiều hơn. Amen.