Chúa Nhật V PHỤC SINH, năm C.
Ga 13,31 – 33a.34-35
Con người chúng ta ở trần gian này thường đối xử với nhau theo nhiều mức độ khác nhau. Có những người sống với nhau thật tử tế, thật lịch sự, nhưng có những người lại đối xử với nhau không tốt đẹp lắm. Bởi vì thế giới hôm nay đang sống trong nền văn minh sự chết. Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khi nói lên điều đó,Ngài muốn gióng lên tiếng nói mạnh mẽ : “ Dù con người sống văn minh, kỹ thuật cao nhưng nếu thiếu tình thương, thiếu lòng quảng đại, thiếu sự trung thực mà chỉ chạy theo hưởng thụ, xác thịt tội lỗi thì thực sự con người đã lâm vào cảnh hư đốn, chết chóc vv…”. Chúa Giêsu đã trăn trối cho các môn đệ và cho tất cả mọi người chúng ta một điều răn mới :” Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em “.
Đức Giêsu trăn trối những lời tâm huyết cho các môn đệ và cho mỗi người chúng ta làm cho tất cả mọi người đều phải suy nghĩ.Chúa Giêsu nhắn nhủ các môn đệ hãy yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương họ. Chúa không nói các môn đệ hãy yêu thương người ngoài, nhưng là yêu thương nhau. Yêu thuong nhau mới là điều quan trọng. Đức Giêsu trước khi công bố giới răn mới này, Người đã cúi xuống rửa chân cho các môn đệ trong đó có cả Giuđa. Đây là cử chỉ vô cùng khiêm tốn của một vị Thầy bởi vì việc rửa chân chỉ dành cho đầy tớ. Rồi trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu còn chấm miếng bánh đầu tiên trao cho Giuđa như là một cử chỉ thân thương Chúa dành cho Giuđa tỏ lòng sám hối, nhưng thực tế, Giuđa đã bỏ ra đi trong đêm tối, đồng lõa với ma quỷ…Chúa Giêsu biết rõ số phận đang chờ đợi mình. Người sẽ hiến mạng sống mình trên Thập giá theo ý Chúa Cha để cứu độ nhân loại, cứu rỗi mỗi người.Đức Giêsu đã yêu ta trước khi truyền lệnh cho ta yêu thương nhau.Khi cảm nghiệm được điều đó ta sẽ nhận ra tình yêu Chúa dành cho ta,nên ta phải yêu thương nhau như Chúa đã yêu thuong ta.
Vâng, dấu hiệu của Đạo Công Giáo là cây Thánh Giá, làm dấu Thánh Giá trước các bữa ăn vv…Nhưng đó mới là dấu hiệu, biểu hiệu nổi của một người theo Chúa. Điều quan trọng nhất mà người ta nhận được nơi các môn đệ là họ yêu nhau. Thực tế, nơi các môn đệ còn rất nhiều rào cản như ích kỷ, ghen tuông, chia rẽ, hận thù. Những rào cản này, nếu các môn đệ không vượt thắng, họ sẽ chưa trở thành môn đệ trung kiên của Chúa Giêsu. Việc truyền giáo đòi hỏi người môn đệ Chúa phải hiệp nhất, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Nếu không việc loan báo Tin Mừng sẽ không có kết quả.Trên thế giới ngày nay, lời truyền của Đức Giêsu :” Xin cho mọi người hiệp nhất nên một “ vẫn là một vấn nạn nhức nhối đối với mọi người.
Việc yêu thương nhau như Chúa yêu thương ta vẫn chưa được mọi người thực hiện một cách rốt ráo vì con người thích chạy theo những thú vui xác thịt, những sự dễ dãi của vật chất, hưởng thụ, mà quên đi cái cốt lõi của Tin mừng là Tình Yêu. Thánh Gioan đã định nghĩa :” Thiên Chúa là Tình Yêu “. Bởi vậy, yêu là tận hiến, là cho đi. Thiên Chúa vì yêu thương con người, nên đã sai Con Một của Người là Đức Giêsu đến nhân loại để mang ơn cứu độ cho nhân loại, cho mỗi người. Qua cái chết tự nguyện trên Thập Giá, Chúa Giêsu đã cho nhân loại biết : “ Ngài yêu thương con người tới cùng là tự hiến thân mình trên Thập Giá vì yêu thương con người “. Đúng như Người đã nói :” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống mình vì người mình yêu” ( Ga 15, 13 ).
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con biết thực hiện Lời Chúa trong đời sống chúng con. Amen.
Ga 13,31 – 33a.34-35
Con người chúng ta ở trần gian này thường đối xử với nhau theo nhiều mức độ khác nhau. Có những người sống với nhau thật tử tế, thật lịch sự, nhưng có những người lại đối xử với nhau không tốt đẹp lắm. Bởi vì thế giới hôm nay đang sống trong nền văn minh sự chết. Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khi nói lên điều đó,Ngài muốn gióng lên tiếng nói mạnh mẽ : “ Dù con người sống văn minh, kỹ thuật cao nhưng nếu thiếu tình thương, thiếu lòng quảng đại, thiếu sự trung thực mà chỉ chạy theo hưởng thụ, xác thịt tội lỗi thì thực sự con người đã lâm vào cảnh hư đốn, chết chóc vv…”. Chúa Giêsu đã trăn trối cho các môn đệ và cho tất cả mọi người chúng ta một điều răn mới :” Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em “.
Đức Giêsu trăn trối những lời tâm huyết cho các môn đệ và cho mỗi người chúng ta làm cho tất cả mọi người đều phải suy nghĩ.Chúa Giêsu nhắn nhủ các môn đệ hãy yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương họ. Chúa không nói các môn đệ hãy yêu thương người ngoài, nhưng là yêu thương nhau. Yêu thuong nhau mới là điều quan trọng. Đức Giêsu trước khi công bố giới răn mới này, Người đã cúi xuống rửa chân cho các môn đệ trong đó có cả Giuđa. Đây là cử chỉ vô cùng khiêm tốn của một vị Thầy bởi vì việc rửa chân chỉ dành cho đầy tớ. Rồi trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu còn chấm miếng bánh đầu tiên trao cho Giuđa như là một cử chỉ thân thương Chúa dành cho Giuđa tỏ lòng sám hối, nhưng thực tế, Giuđa đã bỏ ra đi trong đêm tối, đồng lõa với ma quỷ…Chúa Giêsu biết rõ số phận đang chờ đợi mình. Người sẽ hiến mạng sống mình trên Thập giá theo ý Chúa Cha để cứu độ nhân loại, cứu rỗi mỗi người.Đức Giêsu đã yêu ta trước khi truyền lệnh cho ta yêu thương nhau.Khi cảm nghiệm được điều đó ta sẽ nhận ra tình yêu Chúa dành cho ta,nên ta phải yêu thương nhau như Chúa đã yêu thuong ta.
Vâng, dấu hiệu của Đạo Công Giáo là cây Thánh Giá, làm dấu Thánh Giá trước các bữa ăn vv…Nhưng đó mới là dấu hiệu, biểu hiệu nổi của một người theo Chúa. Điều quan trọng nhất mà người ta nhận được nơi các môn đệ là họ yêu nhau. Thực tế, nơi các môn đệ còn rất nhiều rào cản như ích kỷ, ghen tuông, chia rẽ, hận thù. Những rào cản này, nếu các môn đệ không vượt thắng, họ sẽ chưa trở thành môn đệ trung kiên của Chúa Giêsu. Việc truyền giáo đòi hỏi người môn đệ Chúa phải hiệp nhất, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Nếu không việc loan báo Tin Mừng sẽ không có kết quả.Trên thế giới ngày nay, lời truyền của Đức Giêsu :” Xin cho mọi người hiệp nhất nên một “ vẫn là một vấn nạn nhức nhối đối với mọi người.
Việc yêu thương nhau như Chúa yêu thương ta vẫn chưa được mọi người thực hiện một cách rốt ráo vì con người thích chạy theo những thú vui xác thịt, những sự dễ dãi của vật chất, hưởng thụ, mà quên đi cái cốt lõi của Tin mừng là Tình Yêu. Thánh Gioan đã định nghĩa :” Thiên Chúa là Tình Yêu “. Bởi vậy, yêu là tận hiến, là cho đi. Thiên Chúa vì yêu thương con người, nên đã sai Con Một của Người là Đức Giêsu đến nhân loại để mang ơn cứu độ cho nhân loại, cho mỗi người. Qua cái chết tự nguyện trên Thập Giá, Chúa Giêsu đã cho nhân loại biết : “ Ngài yêu thương con người tới cùng là tự hiến thân mình trên Thập Giá vì yêu thương con người “. Đúng như Người đã nói :” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống mình vì người mình yêu” ( Ga 15, 13 ).
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con biết thực hiện Lời Chúa trong đời sống chúng con. Amen.