Bắc Macedonia, tên chính thức là Cộng hòa Bắc Macedonia, là một quốc gia thuộc khu vực đông nam Âu châu, giáp với Serbia và vùng lãnh thổ Kosovo về phía bắc, giáp với Albania về phía tây, giáp với Hy Lạp về phía nam và giáp với Bảo Gia Lợi về phía đông.
Tổng diện tích là 25,713km2 với dân số là 2,119,00 người, thủ đô là Skopje /skɒ-pi-eɪ/.
Nước Cộng hòa này có những tranh cãi với Hy Lạp về tên gọi của quốc gia vì Macedonia lại là một vùng đất lịch sử nằm trên lãnh thổ nhiều quốc gia khác nhau và có lịch sử cũng như văn hóa gắn liền Hy Lạp. Năm 1991, quốc gia này tách ra khỏi Liên bang Nam Tư lấy quốc hiệu là Cộng hòa Macedonia thì liền có những tranh cãi với Hy Lạp. Vào ngày 12 tháng 6 năm 2018, hai chính phủ Macedonia và Hy Lạp đã đạt được một thỏa thuận sơ bộ chấm dứt tranh chấp kéo dài 27 năm, trong đó Cộng hòa Macedonia được đổi thành Cộng hòa Bắc Macedonia. Ngày 12 tháng Hai năm nay, hai quốc gia tuyên bố rằng thỏa thuận đổi tên chính thức của Cộng hòa Macedonia thành Cộng hòa Bắc Macedonia bắt đầu có hiệu lực.
Bắc Macedonia là thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới. Hiện nước này đang là một trong những ứng cử viên tiếp theo gia nhập Liên minh Âu châu và NATO.
1. Lịch sử cận đại
Vùng đất này liên tục bị đổi chủ đặc biệt là sau cuộc thế chiến vào thế kỷ vừa qua. Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, lãnh tụ cộng sản Tito thành lập ra Liên bang Cộng hòa Nhân dân Nam Tư và Macedonia bị sát nhập thành một trong sáu nước thành viên của Liên bang.
Ngày 8 tháng 9 năm 1991, Macedonia ly khai ra khỏi Liên bang Nam Tư một cách hòa bình và lấy ngày này là ngày quốc khánh. Khoảng đầu thập niên 1990, nước này vẫn giữ được hòa bình và không can dự vào cuộc chiến trong vùng. Nhưng khi cuộc chiến tranh ở Kosovo nổ ra vào năm 1999, khoảng 360,000 người Albania tị nạn đã chạy vào Macedonia. Sau khi chiến tranh kết thúc những người Albania ở cả hai phía biên giới lại tìm cách đòi quyền tự trị và quyền độc lập cho cộng đồng người Albania tại Cộng hòa Macedonia. Những vụ xung đột đã nổ ra giữa chính phủ Skopje với quân phiến loạn Albania tại miền bắc và miền tây đất nước trong từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2001. Cuối cùng cuộc chiến kết thúc với sự can thiệp của NATO. Theo Hiệp định Ohrid, chính phủ Macedonia đồng ý trao nhiều quyền chính trị rộng rãi hơn cho người Albania cũng như công nhận những đóng góp văn hóa của cộng đồng thiểu số này. Còn người Albania theo thỏa thuận sẽ ngừng các hoạt động ly khai chống chính phủ và giao nộp vũ khí cho NATO.
2. Quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh
Bắc Macedonia có quan hệ ngoại giao chính thức với Tòa Thánh. Sứ thần Tòa Thánh tại Bảo Gia Lợi hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Anselmo Guido Pecorari, người Ý năm nay 72 tuổi. Ngài từng là Sứ Thần Tòa Thánh tại Rwanda, Uruguay. Ngài cũng kiêm nhiệm Sứ Thần Tòa Thánh tại Bảo Gia Lợi.
3. Chính trị
Cộng hòa Bắc Macedonia là một quốc gia theo thể chế dân chủ nghị viện. Quốc Hội Bắc Macedonia, hay còn gọi là Sobranie, là cơ quan lập pháp duy nhất của Bắc Macedonia. Quốc Hội có thể có từ 120 đến 140 thành viên (hiện là 120), được bầu từ 6 khu vực bầu cử, và cũng có 3 ghế dành riêng cho các cộng đồng người Macedonia hải ngoại có đủ túc số cử tri. Các thành viên Quốc Hội được bầu với nhiệm kỳ bốn năm và không thể bị giải tán trong nhiệm kỳ. Trụ sở của Quốc Hội là ở thủ đô Skopje.
Thủ tướng hiện nay là Zoran Zaev, sinh ngày 8 tháng 10, 1974. Ông được Quốc Hội bầu vào chức vụ này ngày 31 tháng Năm, 2017.
Tổng thống là tổng tư lệnh quân đội và là người đứng đầu các lực lượng vũ trang. Ông cũng là người đứng đầu Hội đồng An ninh quốc gia. Tuy nhiên, trong thực tế tổng thống chỉ có vai trò nghi lễ. Quyền lực thực sự nằm trong tay người đứng đầu chính phủ là thủ tướng.
Chức vụ tổng thống tại Cộng hòa Bắc Macedonia có nhiệm kỳ 5 năm và mỗi tổng thống có thể nắm tối đa 2 nhiệm kỳ. Đương kim tổng thống hiện nay là ông Gjorge Ivanov. Ông sinh ngày 2 tháng Năm, 1960, và được bầu làm tổng thống từ ngày 12 tháng Năm, 2009 đến nay.
4. Giáo Hội tại Bắc Macedonia
64.8% người dân Bắc Macedonia theo Chính Thống Giáo. 33.3% theo Hồi Giáo. Người Công Giáo chiếm chưa đầy 0.4%.
Giáo Hội Công Giáo tại Bắc Macedonia gồm một Miền Phủ Doãn Tông Tòa dành cho các tín hữu Công Giáo nghi lễ Đông phương, với 11,400 anh chị em sinh hoạt trong 8 giáo xứ. Miền Phủ Doãn Tông Tòa Đông phương này, do Đức Cha Kiro Stojanov, 60 tuổi coi sóc, có 15 linh mục triều, một linh mục dòng, 18 nữ tu và một nam tu sĩ không có chức linh mục.
Ngoài ra còn có giáo phận Skopje dành cho anh chị em Công Giáo nghi lễ Latinh, cũng do Đức Cha Kiro Stojanov coi sóc.
Giáo phận Skopje được thành lập từ thế kỷ thứ Tư với danh xưng tổng giáo phận Dardania. Đến năm 1656, Đức Giáo Hoàng Alexander Đệ Thất đặt tên lại là tổng giáo phận Skopje. Đến thế kỷ thứ 18 chỉ còn gọi là giáo phận Skopje.
Giáo phận Skopje hiện có 3,670 tín hữu sinh hoạt trong 2 giáo xứ, dưới sự chăm sóc của 7 linh mục triều và 13 nữ tu.
Source:WikiNorth Macedonia
Tổng diện tích là 25,713km2 với dân số là 2,119,00 người, thủ đô là Skopje /skɒ-pi-eɪ/.
Nước Cộng hòa này có những tranh cãi với Hy Lạp về tên gọi của quốc gia vì Macedonia lại là một vùng đất lịch sử nằm trên lãnh thổ nhiều quốc gia khác nhau và có lịch sử cũng như văn hóa gắn liền Hy Lạp. Năm 1991, quốc gia này tách ra khỏi Liên bang Nam Tư lấy quốc hiệu là Cộng hòa Macedonia thì liền có những tranh cãi với Hy Lạp. Vào ngày 12 tháng 6 năm 2018, hai chính phủ Macedonia và Hy Lạp đã đạt được một thỏa thuận sơ bộ chấm dứt tranh chấp kéo dài 27 năm, trong đó Cộng hòa Macedonia được đổi thành Cộng hòa Bắc Macedonia. Ngày 12 tháng Hai năm nay, hai quốc gia tuyên bố rằng thỏa thuận đổi tên chính thức của Cộng hòa Macedonia thành Cộng hòa Bắc Macedonia bắt đầu có hiệu lực.
Bắc Macedonia là thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới. Hiện nước này đang là một trong những ứng cử viên tiếp theo gia nhập Liên minh Âu châu và NATO.
1. Lịch sử cận đại
Vùng đất này liên tục bị đổi chủ đặc biệt là sau cuộc thế chiến vào thế kỷ vừa qua. Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, lãnh tụ cộng sản Tito thành lập ra Liên bang Cộng hòa Nhân dân Nam Tư và Macedonia bị sát nhập thành một trong sáu nước thành viên của Liên bang.
Ngày 8 tháng 9 năm 1991, Macedonia ly khai ra khỏi Liên bang Nam Tư một cách hòa bình và lấy ngày này là ngày quốc khánh. Khoảng đầu thập niên 1990, nước này vẫn giữ được hòa bình và không can dự vào cuộc chiến trong vùng. Nhưng khi cuộc chiến tranh ở Kosovo nổ ra vào năm 1999, khoảng 360,000 người Albania tị nạn đã chạy vào Macedonia. Sau khi chiến tranh kết thúc những người Albania ở cả hai phía biên giới lại tìm cách đòi quyền tự trị và quyền độc lập cho cộng đồng người Albania tại Cộng hòa Macedonia. Những vụ xung đột đã nổ ra giữa chính phủ Skopje với quân phiến loạn Albania tại miền bắc và miền tây đất nước trong từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2001. Cuối cùng cuộc chiến kết thúc với sự can thiệp của NATO. Theo Hiệp định Ohrid, chính phủ Macedonia đồng ý trao nhiều quyền chính trị rộng rãi hơn cho người Albania cũng như công nhận những đóng góp văn hóa của cộng đồng thiểu số này. Còn người Albania theo thỏa thuận sẽ ngừng các hoạt động ly khai chống chính phủ và giao nộp vũ khí cho NATO.
2. Quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh
Bắc Macedonia có quan hệ ngoại giao chính thức với Tòa Thánh. Sứ thần Tòa Thánh tại Bảo Gia Lợi hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Anselmo Guido Pecorari, người Ý năm nay 72 tuổi. Ngài từng là Sứ Thần Tòa Thánh tại Rwanda, Uruguay. Ngài cũng kiêm nhiệm Sứ Thần Tòa Thánh tại Bảo Gia Lợi.
3. Chính trị
Cộng hòa Bắc Macedonia là một quốc gia theo thể chế dân chủ nghị viện. Quốc Hội Bắc Macedonia, hay còn gọi là Sobranie, là cơ quan lập pháp duy nhất của Bắc Macedonia. Quốc Hội có thể có từ 120 đến 140 thành viên (hiện là 120), được bầu từ 6 khu vực bầu cử, và cũng có 3 ghế dành riêng cho các cộng đồng người Macedonia hải ngoại có đủ túc số cử tri. Các thành viên Quốc Hội được bầu với nhiệm kỳ bốn năm và không thể bị giải tán trong nhiệm kỳ. Trụ sở của Quốc Hội là ở thủ đô Skopje.
Thủ tướng hiện nay là Zoran Zaev, sinh ngày 8 tháng 10, 1974. Ông được Quốc Hội bầu vào chức vụ này ngày 31 tháng Năm, 2017.
Tổng thống là tổng tư lệnh quân đội và là người đứng đầu các lực lượng vũ trang. Ông cũng là người đứng đầu Hội đồng An ninh quốc gia. Tuy nhiên, trong thực tế tổng thống chỉ có vai trò nghi lễ. Quyền lực thực sự nằm trong tay người đứng đầu chính phủ là thủ tướng.
Chức vụ tổng thống tại Cộng hòa Bắc Macedonia có nhiệm kỳ 5 năm và mỗi tổng thống có thể nắm tối đa 2 nhiệm kỳ. Đương kim tổng thống hiện nay là ông Gjorge Ivanov. Ông sinh ngày 2 tháng Năm, 1960, và được bầu làm tổng thống từ ngày 12 tháng Năm, 2009 đến nay.
4. Giáo Hội tại Bắc Macedonia
64.8% người dân Bắc Macedonia theo Chính Thống Giáo. 33.3% theo Hồi Giáo. Người Công Giáo chiếm chưa đầy 0.4%.
Giáo Hội Công Giáo tại Bắc Macedonia gồm một Miền Phủ Doãn Tông Tòa dành cho các tín hữu Công Giáo nghi lễ Đông phương, với 11,400 anh chị em sinh hoạt trong 8 giáo xứ. Miền Phủ Doãn Tông Tòa Đông phương này, do Đức Cha Kiro Stojanov, 60 tuổi coi sóc, có 15 linh mục triều, một linh mục dòng, 18 nữ tu và một nam tu sĩ không có chức linh mục.
Ngoài ra còn có giáo phận Skopje dành cho anh chị em Công Giáo nghi lễ Latinh, cũng do Đức Cha Kiro Stojanov coi sóc.
Giáo phận Skopje được thành lập từ thế kỷ thứ Tư với danh xưng tổng giáo phận Dardania. Đến năm 1656, Đức Giáo Hoàng Alexander Đệ Thất đặt tên lại là tổng giáo phận Skopje. Đến thế kỷ thứ 18 chỉ còn gọi là giáo phận Skopje.
Giáo phận Skopje hiện có 3,670 tín hữu sinh hoạt trong 2 giáo xứ, dưới sự chăm sóc của 7 linh mục triều và 13 nữ tu.
Source:Wiki