St. 1: 1-2:2; St. 22: 1-8; Xh.14:15- 15:1; Is. 54: 5-14; Is. 55: 1-11
Br 3; 9-15, 32 -4:4; Ed. 36: 16-17a, 18-28; Rm 6:3-11; Luca 24: 1-12


Trong những ngày và những tuần sắp đến chúng ta sẽ nghe những câu chuyện về Phục Sinh hay sau Phục Sinh. Đêm nay tôi nghĩ tôi sẽ chú ý về bài Vọng Phục Sinh trong thơ thánh Phao lô gỏi cho giáo hữu ở Rôma. Mặc dù bài này không phải là mẫu chuyện về Chúa Phục Sinh, nhưng nội dung của thư thánh Phao lô viết về ý nghĩa của sự sống lại và ơn Chúa Thánh Linh được Chúa Giêsu ban cho các môn đệ. Thánh Phao lô loan báo và nói đến kết quả của sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu cho những ai được sống kết hợp nên một với Chúa Kitô qua Bí Tích rửa tội.

Thánh Phaolô nói với chúng ta là qua Bí Tích rửa tội chúng ta không còn là "nô lệ của tội lỗi". Người nô lệ không thể làm những việc họ mong ước, nhưng họ phải làm theo việc mà chủ nhân sai bảo. Bí Tích rửa tội đã thay đổi đời sống chúng ta. Phaolô biết là việc đặt ra nhiều luật lệ không đem đến đời sống mới cho chúng ta. Trong quá khứ đã không xãy ra như thế, và bây giờ cũng không làm được. Phaolô nhắc chúng ta nhớ là chúng ta đã bị dìm trong tội lỗi như quá khứ chúng ta đã minh chứng. Chúng ta phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi ảnh hưởng lớn mạnh của tội lỗi trong cuộc sống, tùy theo cách ảnh hưởng nhiều hay ít. Tóm lại những điều nghe trong tuần vừa qua cho chúng ta thấy tội lỗi đã ảnh hưởng đến ý nghĩ và việc làm của chúng ta. Chúng ta không thể tự cứu rời khỏi sức mạnh lớn lao đó được.

Phaolô giải thích là khi chúng ta được dìm trong nước rửa tội, chúng ta đã chết cùng với Chúa Kitô, và khi chúng ta ra khỏi nước chúng ta đã được "sống lại với Chúa Kitô với đời sống mới". Phaolô không muốn chúng ta để đời sống mới qua một bên và trở lại lối sống cũ dưới ách nô lệ của tội lỗi: "anh em biết đời sống cũ của anh em đã được đóng đinh với Chúa Kitô". Việc thánh Phao lô nhắc chúng ta về cây thánh giá thật là hợp lý. Không phải chỉ nhắc chúng ta nhớ đến cái chết đau khổ của Chúa Giêsu, mà là nhắc các Kitô hữu hãy chấp nhận cách sống của Chúa Kitô, và có nghĩa là chấp nhận lối sống với thánh giá – nghĩa là chấp nhận vượt qua với chính mình - như Chúa Giêsu đã làm, cho tha nhân trong những hành vi đầy yêu thương và tự hy sinh bản thân. Con đường đến với thánh giá là thước đo cho cách sống mới của chúng ta.

Sự Phục Sinh của Chúa Giêsu là Lễ Vượt Qua. Lễ Vượt Qua của người Do thái là việc cứu thoát họ ra khỏi sự áp bức và cái chết ở Ai Cập để đi đến Đất Chúa Hứa. Lễ Vượt Qua tưởng nhớ lại và mừng ơn cứu thoát đó. Việc Chúa Giêsu làm có ý nghĩa trong bối cảnh của lễ Vượt Qua, vì Ngài đã cứu thoát chúng ta ra khỏi sự áp bức của tội lỗi và những thất bại để đi đến đời sống mới qua Bí Tích rửa tội. Chúng ta đã "chết vì tội lỗi và sống cho Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô".

Chúng ta không còn ở dưới sự áp chế của tội lỗi. Với Chúa Giêsu lối sống cũ của chúng ta đã chết. Nhờ ân sũng của Thiên Chúa, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô đã đánh bại quyền lực của tội lỗi đối với những ai đã chịu Bí Tích rửa tội. Thật ra tội lỗi đã không còn quyền lực gì nữa. Thánh Phaolô không chỉ nói về tội lỗi riêng của mỗi người. Phaolô xem tội lỗi là một quyền lực, cũng như sự chết đã chiếm quyền trên loài người. Tội lỗi ảnh hưởng trên đời sống xã hội và chính trị của chúng ta, và cả những liện hệ gia đình và giáo hội nữa. Không đâu, Phaolô không nói về tội lỗi của một người, nhưng là nói về sự tha hóa của tất cả nhân loại tự ngày ông Adong và bà Evà. Chúng ta có thể nói tội lỗi là như tố chất trong dòng máu chúng ta.

Với tư cách phàm nhân, chúng ta không thể tự chúng ta chọn là chúng ta không phạm tội. Chúng ta yếu đuối. Nhưng Thiên Chúa đã mở đường cho chúng ta qua sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô. Nói cách khác là tội lỗi đã bị cây tháng giá giết chết ("đời sống cũ của chúng ta đã bị đóng đinh với Ngài") Và chúng ta có đời sống mới, thoát khỏi quyền lực của tội lỗi. Chúa Giêsu đã đứng với chúng ta và tội lỗi đã chết trên cây thánh giá với Ngài. "Vì nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Kitô, chúng ta sẽ cùng sống với Ngài".

Đời sống mới này bắt đầu với chúng ta qua Bí tích rửa tội. Và kết quả là đời sống chúng ta có thể minh chứng cho sự thoát khỏi quyền lực cúa tội lỗi, và cũng cho thấy thành quả của sự sống lại trong đời sống của chúng ta. Chúa Kitô đã sống lại từ cõi chết. Nếu Ngài không dấn thân lãnh nhận thì chúng ta sẽ phải tự cứu lấy, phải hứng chịu sự dày xéo bởi tội lỗi và sự chết là kẻ thù của chúng ta. Phaolô dùng những hình ảnh mạnh mẽ mà ông ta thường thấy để chuyển đến cho chúng ta dể hiểu tín điều đó. Nhũng ai đã được rửa tội trong Chúa Kitô là đã "chết với Ngài". Chúng ta đã cùng kết hiệp với Chúa Kitô trong sự chết và sự sống lại của Ngài. Chúa Ki tô "sống lại từ cõi chết, không còn chết nữa". Với chúng ta cũng vậy, chúng ta chết với Ngài và bây giờ chúng ta "sống với Thiên Chúa trong Chúa Kitô Giêsu ".

Sau khi suy ngẫm về ý nghĩa trong bài này, tôi muốn hỏi "Vậy rồi sao nữa? Có điều gì khác biệt trong đời sống chúng ta không?" Phaolô mời gọi chúng ta nên bỏ qua những điều nói về các thế lực của thế gian, của tiền của, của các chính thể tham nhũng đã trở nên tiêu chuẩn của thế giới mà đem ra đo lường đời sống chúng ta. Ngay cả những người sống đạo đức cũng có thể bị cám dỗ về những điều này và dùng nó trong xu hướng định giá thành quả của chúng ta là Kitô hữu qua những dữ liệu tài chính mà chúng ta nhận được, và người trong đạo cảm thấy như thể nào.

Khái niệm này bỏ qua những tư tưởng trong khái niệm về việc "chết với Chúa Kitô". Không những chúng ta đạt thành quả từ sự chết của Chúa Kitô, mà mổi Kitô hữu cũng được kêu gọi chết với Chúa Kitô để được sống lại với Ngài. Đây là ý nghĩa đầy đủ của Lễ Phục Sinh. Chúng ta phải vác thập giá và theo chân Chúa Kitô. Thập giá có ý nghĩa của sự tha thứ và sự sống lại cho chúng ta. Nhưng khi là Kitô hữu, là môn đệ cũng có nghĩa là hy sinh. Chúng ta nhìn qua hoàn cảnh đời sống chúng ta và tự hỏi "tôi được kêu gọi hy sinh đời sống của tôi đẻ giúp cho kẽ khác ở nơi nào?" Hãy kể những chỗ đó ra cho "thập giá của tôi" . Nhưng cũng kể "thánh giá của Chúa Kitô" và hãy biết rằng ở những nơi đó Chúa Kitô đồng hành với chúng ta và mở cho chúng ta đường đến đời sống mới. Đó là điểm chính của việc mừng Lễ Phục Sinh - từ cõi chết đến đời sống mới hay sao?

Thật là điều thích hợp cho Lễ Vọng là chúng ta tượng trưng cho những việc mà Chúa Kitô đã làm cho chúng ta bằng cách làm phép và đem cây nến phục sinh đã thắp đi vào nhà thờ đang tối đen. Nếu không có Chúa Kitô thế gian chúng ta bị chìm trong quyền lực của bóng tối, Nhưng Chúa Kitô đã bước vào thế giới tăm tối của chúng ta với ánh sáng của Ngài. Khi cây nến Chúa Kitô được đốt sáng bước vào giữa các người tham dự phụng vụ trong nhà thờ tối tăm, họ sẽ đem nến của họ đến nến Phục Sinh thắp lên rồi truyền ánh sáng cho người khác trong tất cả cộng đoàn. Không có Chúa Kitô đến thì thế gian vẫn còn đen tối. Qua ánh sáng của Ngài chúng ta được trông thấy Chúa Kitô trong anh em chúng ta, và trong chính chúng ta nữa. Chúng ta được chiều sáng bởi ánh sáng của Chúa Kitô.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


EASTER VIGIL -C-
Gen. 1: 1-2:2; Gen. 22: 1-8; Ex.14:15- 15:1; Is. 54: 5-14; Is. 55: 1-11
Bar 3; 9-15, 32 -4:4; Ez. 36: 16-17a, 18-28; Rom 6:3-11; Luke 24: 1-12

Over the next days and weeks we will be hearing resurrection and post-resurrection accounts. For this night I thought I would shift my attention to the Vigil’s reading from Romans. While it isn’t a resurrection account, in reality, all Paul writes is in light of the resurrection and Jesus’ gift of the Spirit to his disciples. Paul proclaims and then elaborates on the consequences of Jesus’ death and resurrection for those who have been united with Christ through baptism.

He tells us that through baptism we are no longer "in slavery to sin." Slaves cannot do what they wish, but must do what the master/mistress commands. Baptism has begun a life-altering shift in our lives. Paul knows that laying down more laws and regulations will not bring about new life for us; it didn’t in the past and it can’t now. He reminds us, and our past testifies, we are subject to sin’s powerful influence on our lives – in big and small ways. A brief survey of this past week will reveal how sin has influenced our thoughts and deeds. On our own we cannot save ourselves from such a powerful and often subtle force.

He explains that when we were engulfed by the waters of baptism we were buried with Christ in death. When we emerged from the waters we were, "resurrected with Christ and to new life." He does not want us to put aside this new life and return to our old ways under the slavery of sin. "We know our old self was crucified with him." How appropriate for Paul to use this reminder of the cross. It is not only a reminder of Jesus’ painful death, but a reminder to Christians that to accept Christ’s way of life means to accept the way of the cross – spending ourselves, as Jesus did, for our neighbor in acts of kindness and self-offering. The way fo the cross is the way of new life for us.

Jesus’ resurrection is a Passover. The Passover for the Jews was God’s deliverance from oppression and death in Egypt to the promised land. Passover remembers and celebrates that gift of liberation. Jesus’ work is understood in the context of the Passover, for he has delivered us from the oppression of sin and failure to new life through the passage of baptism. We are "dead to sin and living for God in Christ Jesus."

We are no longer under the captivity of sin. With Jesus our old self has been put to death. Through God’s grace, the death and resurrection of Jesus Christ has destroyed the power of sin over those who have been baptized. In effect, sin has been made powerless. Paul isn’t just speaking about individual sins. He views sin as an alien power, like death, that has dominion over human beings. Sin infects our social and political lives; our family bonds and our church as well. No, Paul is not just speaking of a person’s sins, but of the corruption of all humanity, since the days of Adam and Eve. We might say it’s in our DNA.

On our own, we humans are not able to choose not to sin. We are helpless. But God has opened the way for us through Jesus Christ’s death and resurrection. In other words, sin has been put to death on the cross ("our old self was crucified with him") and we have new life, free from sin’s power. Jesus has stood in for us all and sin has died on the cross with him. "For if we had grown into union with him through a death like his, we shall also be united with him in the Resurrection."

This new life was begun in us in baptism. As a result, our lives can demonstrate freedom from sin’s power and show the fruits of the resurrection in our lives. Christ has been raised from the dead, if he hasn’t, then we would all be left on our own, subject to our old enemies sin and death. Paul uses his usual strong images to get his message across. Those baptized into Christ have been "buried with him." We are united with him in his death, but also in his resurrection. Christ "raised from the dead, dies no more." The same for us: we died with him and now we are "living for God in Christ Jesus."

After reflecting on what a text is saying I like to ask, "So what? What difference does it make in our lives?" Paul invites us to let go of any claim and ambition to the world’s powers, wealth, corrupt systems and standards by which we measure our lives. Even religious people are prone to this temptation and tend to measure our success as Christians by the numbers we attract, the finances we receive and, how our religion makes us feel.

This perspective ignores the implications of what it means to "die with Christ." Not only do we reap the benefits of his death: Christians are also called to die with Christ and then rise with him. This is the full implication of Easter: we are to take up the cross and follow Christ. The cross has meant forgiveness and resurrection for us; but Christian discipleship also means sacrifice. We look over the landscape of our lives and ask, "Where am I being asked to sacrifice my life for the good of others?" Label those places, "My cross." But also name them, "The cross of Christ" and know that in those places Christ accompanies us and opens a path of new life. Isn’t that the core of this Easter celebration – from death comes new life?

It is appropriate at the Vigil service that we symbolize what Christ has done for us by blessing and then bringing the lighted Paschal candle into the darkened church. Without Christ our world is governed by the powers of darkness. But Christ has entered our dark world with his light. When the lighted Christ candle enters our darkened church worshipers at the vigil will bring their tapers to the candle and then pass the light throughout the community. It is dark without Christ, by his light we can see– Christ in our neighbors, Christ in ourselves. We are illumined by the light of Christ.