Chúa Nhật IV Mùa Chay C
Chúng ta bàn về dụ ngôn thứ ba trong ba dụ ngôn mà trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sử dụng để dạy ta hiểu về tình yêu Thiên Chúa.
Ngày xưa người ta thích gọi dụ ngôn thứ ba này là dụ ngôn Người con hoang đàng. Nhưng bây giờ, nhiều người không đồng ý như thế. Họ thích gọi dụ ngôn là dụ ngôn Người Cha nhân hậu.
Có lẽ cách gọi sau hay hơn cách gọi trước vì, rõ ràng, dụng ý của thánh Luca khi viết dụ ngôn này, đã cho thấy vai trò của người cha chủ động trong tình yêu của ông. Ông đã dành cho các con của mình một tình yêu vượt quá tình yêu bình thường của một người cha. Vì thế, ông đáng được gọi là người cha nhân hậu, bởi lòng nhân hậu của ông vượt trên lòng nhân hậu mà ta có thể bắt gặp đâu đó trong đời thường, xung quanh cuộc sống của ta.
Ngang qua hình ảnh người cha nhân hậu, thánh Luca muốn dẫn ta tới gặp tình yêu của Thiên Chúa. Đó là một tình yêu lớn không thể tưởng, không thể hiểu nổi bởi nó vượt quá sức những gì ta có thể tưởng nghĩ, có thể hiểu được: một tình yêu vĩ đại không gì sánh bằng.
Đó là mối tình đậm đà, đằm thắm của một người Cha vĩnh cửu yêu những người con trần thế. Đó là mối tình quý giá của Thiên Chúa yêu con người. Đó là mối tình cao siêu, bền chặt của Đấng Tạo Hóa yêu thụ tạo.
Cho ta suy niệm về tình yêu tuyệt đỉnh của Thiên Chúa, Hội Thánh mời gọi ta trở về cùng Thiên Chúa và trở nên giống Thiên Chúa. Hội Thánh dạy ta hãy để cho tình yêu của Chúa ngự trị trên cuộc đời mình.
Ta hãy tin tưởng ngã vào tình yêu của Người, để được Người thông cảm, vỗ về, nâng niu, đón nhận như tình yêu khôn tả của một người cha dành cho đứa con hoang đàng trở về.
Bởi đó, dụ ngôn được mang tên là Người Cha nhân hậu lại càng ý nghĩa hơn, có sức mời gọi mạnh hơn, tích cực hơn, giúp ta hiểu rằng, khi bản thân trở về với Chúa, trước hết, là do tình yêu của Chúa, nại vào tình Chúa yêu ta, chứ không phải tự mình ta.
Bởi nếu con người có cố gắng vươn lên, thì đó cũng chỉ là nỗ lực cộng tác của bản thân vào tình yêu của Chúa mà thôi. Chính Chúa là Đấng đoái nhìn đến ta. Chính Chúa chủ động tuôn đổ yêu thương và tha thứ.
Nơi tòa giải tội, tôi đã từng gặp nhiều hối nhân bỏ xưng tội, bỏ rước lễ lâu năm. Tôi nhận ra tất cả họ đều cảm nghiệm tình trạng bất hạnh của mình. Xa Chúa, họ mất bình an hoàn toàn. Họ chới với, cô đơn, tuyệt vọng. Họ hổ thẹn và muốn chạy trốn hết mọi người.
Lẽ ra, khi thấy mình mất mát như thế, họ phải đến tòa giải tội. Nhưng thật trớ trêu, càng xa Chúa, họ càng sợ tòa giải tội, bởi họ dư biết rằng, đến với tòa giải tội cũng đồng nghĩa với việc họ phải đối diện cùng lương tâm của mình. Mà lương tâm có bao giờ tha thứ hay bao che cho ai.
Vỉ thế, họ cố tìm cách chạy trốn. Bao nhiêu năm cố gắng chạy trốn lương tâm, phiêu lưu trong tội lỗi, con người ta chỉ còn lại nơi mình toàn những chán chường, thất vọng.
Ngược lại, do một động lực nào đó, họ lên đường về lại cùng Chúa, họ sẽ bắt gặp một tình yêu đại lượng không gì bằng. Họ sẽ lấy lại tất cả quyền làm con Thiên Chúa. Tâm hồn sẽ bình an vô cùng. Họ thấy mình như vừa sống lại sau một thời gian chính mình giết chết mình. Họ sẽ khóc. Giọt nước mắt trong tiếng nghẹn ngào sẽ là giọt hạnh phúc tuôn trào trên khóe mắt.
Cảm nhận được hạnh phúc khi trở về cùng Chúa, không phải vì chính việc họ trở về cho bằng họ đã chạm tới chính tình yêu mà Thiên Chúa đã dành cho họ, chờ đợi họ. Chỉ có tình yêu của Thiên Chúa mới đong đầy hạnh phúc trong lòng người. Tình yêu chờ đợi cách hết sức bền bỉ của Chúa, làm cho lòng cứng cõi của con người bị thiêu cháy, chỉ còn lại niềm tin tưởng mà thôi…
Hãy nhớ, mỗi một lần ta phạm tội là mỗi một lần ta bứt ra khỏi tình yêu của Chúa. Nhưng tình yêu của Chúa lại vượt lên trên mọi tính toán, mọi đo lường của ta. Người con hoang đàng trong Tin Mừng chỉ xin cha anh đối xử với anh như một người làm công. Nhưng cha anh lại hồi phục cho anh mọi giá trị làm con. Anh là con, chứ không phải làm công.
Vậy, chúng ta hãy trở về cùng Chúa. Người đang chờ đợi chúng ta. Chúng ta là đứa con hoang đàng, nhưng không bị bỏ rơi. Chỉ cần trở về cùng Chúa bằng việc ăn năn tội, xưng thú tội lỗi, là chúng ta lại được Chúa trả lại mọi giá trị làm con của Chúa cho ta.
Chỉ có con cái mới bỏ cha mình, còn người làm cha không dễ gì dứt bỏ con cái. Ta không sợ Thiên Chúa từ bỏ ta, vì Người yêu ta như yêu chính bản thân Người. Chỉ có ta là đã nhiều lần từ chối tình yêu của Chúa mà thôi.
Lạy Chúa, chúng con thấy mình vẫn rơi vào tội lỗi của người con hoang đàng, bởi biết bao nhiêu lần chúng con đã phạm tội. Chúng con thèm tự do quyết định đời mình, nhưng tự do ấy biến chúng con thành nô lệ, một thứ nô lệ đớn hèn, đó là nô lệ cho tội lỗi. Xin lôi kéo chúng con về cùng Chúa. Xin tha thứ tội lỗi chúng con. Xin ban sức mạnh để từ nay, chúng con quyết tâm chừa bỏ tội lỗi của mình. Lạy Chúa, xin cho chúng con biết tin tưởng phó thác tuyệt đối vào tình yêu của Chúa. Chúng con biết, nhiều lần, chúng con cũng giống như người con hoang đàng bỏ Chúa mà ra đi theo thế gian, theo tiếng gọi của chước cám dỗ. Xin tha thứ cho chúng con. Xin uốn nắn lòng chúng con, để từ đây, nhất là trong mùa Chay thánh này, chúng con làm lại những gì đã đánh mất và xứng đáng hơn với tình yêu vô bờ của Chúa. Amen.
Chúng ta bàn về dụ ngôn thứ ba trong ba dụ ngôn mà trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sử dụng để dạy ta hiểu về tình yêu Thiên Chúa.
Ngày xưa người ta thích gọi dụ ngôn thứ ba này là dụ ngôn Người con hoang đàng. Nhưng bây giờ, nhiều người không đồng ý như thế. Họ thích gọi dụ ngôn là dụ ngôn Người Cha nhân hậu.
Có lẽ cách gọi sau hay hơn cách gọi trước vì, rõ ràng, dụng ý của thánh Luca khi viết dụ ngôn này, đã cho thấy vai trò của người cha chủ động trong tình yêu của ông. Ông đã dành cho các con của mình một tình yêu vượt quá tình yêu bình thường của một người cha. Vì thế, ông đáng được gọi là người cha nhân hậu, bởi lòng nhân hậu của ông vượt trên lòng nhân hậu mà ta có thể bắt gặp đâu đó trong đời thường, xung quanh cuộc sống của ta.
Ngang qua hình ảnh người cha nhân hậu, thánh Luca muốn dẫn ta tới gặp tình yêu của Thiên Chúa. Đó là một tình yêu lớn không thể tưởng, không thể hiểu nổi bởi nó vượt quá sức những gì ta có thể tưởng nghĩ, có thể hiểu được: một tình yêu vĩ đại không gì sánh bằng.
Đó là mối tình đậm đà, đằm thắm của một người Cha vĩnh cửu yêu những người con trần thế. Đó là mối tình quý giá của Thiên Chúa yêu con người. Đó là mối tình cao siêu, bền chặt của Đấng Tạo Hóa yêu thụ tạo.
Cho ta suy niệm về tình yêu tuyệt đỉnh của Thiên Chúa, Hội Thánh mời gọi ta trở về cùng Thiên Chúa và trở nên giống Thiên Chúa. Hội Thánh dạy ta hãy để cho tình yêu của Chúa ngự trị trên cuộc đời mình.
Ta hãy tin tưởng ngã vào tình yêu của Người, để được Người thông cảm, vỗ về, nâng niu, đón nhận như tình yêu khôn tả của một người cha dành cho đứa con hoang đàng trở về.
Bởi đó, dụ ngôn được mang tên là Người Cha nhân hậu lại càng ý nghĩa hơn, có sức mời gọi mạnh hơn, tích cực hơn, giúp ta hiểu rằng, khi bản thân trở về với Chúa, trước hết, là do tình yêu của Chúa, nại vào tình Chúa yêu ta, chứ không phải tự mình ta.
Bởi nếu con người có cố gắng vươn lên, thì đó cũng chỉ là nỗ lực cộng tác của bản thân vào tình yêu của Chúa mà thôi. Chính Chúa là Đấng đoái nhìn đến ta. Chính Chúa chủ động tuôn đổ yêu thương và tha thứ.
Nơi tòa giải tội, tôi đã từng gặp nhiều hối nhân bỏ xưng tội, bỏ rước lễ lâu năm. Tôi nhận ra tất cả họ đều cảm nghiệm tình trạng bất hạnh của mình. Xa Chúa, họ mất bình an hoàn toàn. Họ chới với, cô đơn, tuyệt vọng. Họ hổ thẹn và muốn chạy trốn hết mọi người.
Lẽ ra, khi thấy mình mất mát như thế, họ phải đến tòa giải tội. Nhưng thật trớ trêu, càng xa Chúa, họ càng sợ tòa giải tội, bởi họ dư biết rằng, đến với tòa giải tội cũng đồng nghĩa với việc họ phải đối diện cùng lương tâm của mình. Mà lương tâm có bao giờ tha thứ hay bao che cho ai.
Vỉ thế, họ cố tìm cách chạy trốn. Bao nhiêu năm cố gắng chạy trốn lương tâm, phiêu lưu trong tội lỗi, con người ta chỉ còn lại nơi mình toàn những chán chường, thất vọng.
Ngược lại, do một động lực nào đó, họ lên đường về lại cùng Chúa, họ sẽ bắt gặp một tình yêu đại lượng không gì bằng. Họ sẽ lấy lại tất cả quyền làm con Thiên Chúa. Tâm hồn sẽ bình an vô cùng. Họ thấy mình như vừa sống lại sau một thời gian chính mình giết chết mình. Họ sẽ khóc. Giọt nước mắt trong tiếng nghẹn ngào sẽ là giọt hạnh phúc tuôn trào trên khóe mắt.
Cảm nhận được hạnh phúc khi trở về cùng Chúa, không phải vì chính việc họ trở về cho bằng họ đã chạm tới chính tình yêu mà Thiên Chúa đã dành cho họ, chờ đợi họ. Chỉ có tình yêu của Thiên Chúa mới đong đầy hạnh phúc trong lòng người. Tình yêu chờ đợi cách hết sức bền bỉ của Chúa, làm cho lòng cứng cõi của con người bị thiêu cháy, chỉ còn lại niềm tin tưởng mà thôi…
Hãy nhớ, mỗi một lần ta phạm tội là mỗi một lần ta bứt ra khỏi tình yêu của Chúa. Nhưng tình yêu của Chúa lại vượt lên trên mọi tính toán, mọi đo lường của ta. Người con hoang đàng trong Tin Mừng chỉ xin cha anh đối xử với anh như một người làm công. Nhưng cha anh lại hồi phục cho anh mọi giá trị làm con. Anh là con, chứ không phải làm công.
Vậy, chúng ta hãy trở về cùng Chúa. Người đang chờ đợi chúng ta. Chúng ta là đứa con hoang đàng, nhưng không bị bỏ rơi. Chỉ cần trở về cùng Chúa bằng việc ăn năn tội, xưng thú tội lỗi, là chúng ta lại được Chúa trả lại mọi giá trị làm con của Chúa cho ta.
Chỉ có con cái mới bỏ cha mình, còn người làm cha không dễ gì dứt bỏ con cái. Ta không sợ Thiên Chúa từ bỏ ta, vì Người yêu ta như yêu chính bản thân Người. Chỉ có ta là đã nhiều lần từ chối tình yêu của Chúa mà thôi.
Lạy Chúa, chúng con thấy mình vẫn rơi vào tội lỗi của người con hoang đàng, bởi biết bao nhiêu lần chúng con đã phạm tội. Chúng con thèm tự do quyết định đời mình, nhưng tự do ấy biến chúng con thành nô lệ, một thứ nô lệ đớn hèn, đó là nô lệ cho tội lỗi. Xin lôi kéo chúng con về cùng Chúa. Xin tha thứ tội lỗi chúng con. Xin ban sức mạnh để từ nay, chúng con quyết tâm chừa bỏ tội lỗi của mình. Lạy Chúa, xin cho chúng con biết tin tưởng phó thác tuyệt đối vào tình yêu của Chúa. Chúng con biết, nhiều lần, chúng con cũng giống như người con hoang đàng bỏ Chúa mà ra đi theo thế gian, theo tiếng gọi của chước cám dỗ. Xin tha thứ cho chúng con. Xin uốn nắn lòng chúng con, để từ đây, nhất là trong mùa Chay thánh này, chúng con làm lại những gì đã đánh mất và xứng đáng hơn với tình yêu vô bờ của Chúa. Amen.