1. Người ta tố cáo Đức Hồng Y chuyện gì?
Thưa: Một người, toà án giấu tên, chỉ gọi bằng bí danh là AA, cáo buộc rằng sau thánh lễ ngày Chúa Nhật 15 tháng 12, hoặc là 22 tháng 12, 1996, anh ta và một ca viên khác trong dàn hợp xướng trốn khỏi đám rước và lao vào phòng thánh của nhà thờ để uống rượu lễ, thì lúc đó Tổng Giám Mục Pell bước vào, cởi một phần áo lễ ra và buộc họ thực hiện khẩu dâm.
2. Chuyện đó có thể xảy ra được không?
Thưa: Không. Không thể nào xảy ra. Vì những lý do sau:
2.1 Đức Tổng Giám Mục Pell, cũng như hầu hết các linh mục tại Úc, luôn đứng bên ngoài thánh đường sau Thánh lễ để chào hỏi anh chị em giáo dân.
2.2 Lúc nào bên cạnh ngài cũng có vị trưởng ban nghi lễ Phụng Vụ đi kèm. Đức Ông Charles Portelli, vị phụ trách các nghi lễ Phụng Vụ của ngài, đã làm chứng rằng những cuộc tấn công không thể xảy ra bởi vì “Tôi đã ở bên ngài suốt thời gian ngài mặc áo lễ trong những ngày đó.”
2.3 Phòng thánh của nhà thờ chính tòa St. Patrick lúc nào cũng nhộn nhịp sau thánh lễ với ít nhất hàng chục người ra vào, dọn dẹp và thay áo. Ai đã từng đến nhà thờ này đều nhận ra phòng thánh này lúc nào cũng mở toang sau thánh lễ và có thể quan sát từ nhiều phía.
2.4 Tất cả các ca viên khác (bây giờ, tất nhiên, đã trưởng thành), cũng như giám đốc dàn hợp xướng và trợ lý của ông, các cựu thành viên đã trưởng thành khác của dàn hợp xướng, Đức Ông phụ trách các nghi lễ Phụng Vụ, và ông từ đều làm chứng, và từ lời chứng của họ, chúng ta biết được những điều này:
2.5 Ít nhất 40 người đã không hề thấy hai đứa trẻ trong dàn hợp xướng đột nhiên tách khỏi đám rước sau Thánh lễ.
2.6 Hai đứa trẻ trong dàn hợp xướng nói là bị lạm dụng sau đó không thể vào phòng tập hát, qua hai cánh cửa bị khóa, vì chúng không có thẻ an ninh.
2.7 Không có tin đồn cũng như không có bất kỳ bàn tán nào liên quan đến một biến cố tệ hại như vậy xảy ra từ đó và trong suốt mấy chục năm trời qua.
2.8 Trước phiên tòa, mẹ của người được cho là nạn nhân thứ hai, nay đã chết, cho biết con bà đã nói với bà trước khi qua đời rằng anh ta chưa bao giờ bị lạm dụng tính dục.
2.9 Trên hết là điều này: Là thành viên của Hồng Y đoàn của Hội Thánh Rôma và là một quan chức của Vatican, Đức Hồng Y có hộ chiếu ngoại giao của Vatican và quyền công dân của Quốc gia Thành Vatican. Nếu thực sự ngài đã phạm tội, ngài lẽ ra có thể ở lại trong vùng an toàn đặc miễn ngoại giao của Vatican, chính quyền Úc không thể chạm tới. Nhưng vì Đức Hồng Y Pell biết mình vô tội, nên ngài quyết tâm về quê nhà để bảo vệ danh dự của mình, của Giáo Hội và theo nghĩa rộng hơn, để bảo vệ hàng thập kỷ làm việc của ngài để tái xây dựng Giáo Hội Công Giáo ở Úc, nơi nhiều phần sống động vẫn còn nợ rất nhiều sự lãnh đạo và lòng can đảm của ngài.
3. Tiến trình xét xử ngài đã diễn ra như thế nào?
Thưa: 3.1 Cảnh sát Victoria đã bắt đầu một cuộc điều tra một năm trước khi có bất kỳ khiếu nại nào được đệ trình. Trong quá trình điều tra, cảnh sát đã lấy ra các quảng cáo trên báo để tìm kiếm thông tin về bất kỳ hành vi không đáng có nào với trẻ vị thành niên tại nhà thờ chính tòa St. Patrick ở Melbourne, dù chính quyền không có bất kỳ gợi ý nào về các hành vi sai trái tại đây.
3.2 Khi các cáo buộc đã được đặt ra và Đức Hồng Y Pell đã tạm thời rời bỏ chức vụ của mình ở Vatican để trở về Úc, một phiên điều trần để xác định liệu các cáo buộc có đáng được đưa ra xét xử hay không đã được tổ chức. Chánh án trong phiên điều trần đã loại bỏ nhiều cáo buộc vô lý nhưng cho phép điều tra tiếp một số khác - mặc dù bà nhận thấy rằng mình sẽ không bỏ phiếu kết án đối với các các cáo buộc đó, nhưng dù sao bà nghĩ những cáo buộc ấy cũng nên được xét xử cho sáng tỏ giữa bầu không khí công cộng sôi sục có thể so sánh với Salem, và Massachusetts, trong cơn cuồng loạn săn lùng phù thủy vào thế kỷ XVII
3.3 Một phiên tòa hình sự đã được tổ chức. Trong phiên tòa đó, và sau khi các luật sư bào chữa cho Đức Hồng Y Pell chứng minh rằng những tội ác mà ngài bị cáo buộc không thể nào xảy ra nổi, một bồi thẩm đoàn đã bỏ phiếu 10-2 để tha bổng ngài; nhưng điều đó có nghĩa là một bồi thẩm đoàn bế tắc đã xảy ra (một số thành viên đã khóc khi phán quyết của họ được đọc [vì họ không thuyết phục được 2 người kia đồng thuận với họ]) và như thế tòa đã quyết định xét xử lại. Cần nhớ rằng bồi thẩm đoàn được chọn từ các công dân bình thường của Úc.
3.4 Tại phiên tòa xét xử lại, các luật sư bào chữa cho Đức Hồng Y Pell đã chứng minh rằng có mười điều không thể tin được và không thể xảy ra đồng thời trùng hợp như thế trong cáo buộc chống lại ngài.
Tuy không có thêm bất kỳ tố cáo nào mới từ nguyên cáo hay từ bất cứ người nào khác về bất cứ hành vi sai trái nào của ngài từ lần xử trước đến lần xử này; và đồng thời cảnh sát cũng bị chỉ ra là đã sơ suất trong việc điều tra hiện trường vụ án được cho là nơi xảy ra lạm dụng; thế mà bồi thẩm đoàn thứ hai đã bỏ phiếu 12-0 để kết tội ngài!
Thẩm phán phiên tòa cũng có vẻ ngạc nhiên khi nghe phán quyết. Có thể vì thế mà phán quyết đã được đưa ra từ tháng 12, nhưng đến bây giờ mới công bố.
Sự khác biệt một trời một vực giữa phán quyết của bồi thẩm đoàn đầu tiên, và của bồi thẩm đoàn thứ hai, cho thấy giữa cơn xiếc truyền thông xung quanh Đức Hồng Y Pell, một phiên tòa xét xử công bằng không có các yếu tố ý thức hệ, không có lòng căm thù Công Giáo, là hầu như không thể.
3.5 Các luật sư của Hồng Y Pell, tất nhiên, sẽ kháng cáo. Kháng cáo sẽ được xét xử bởi một hội đồng xét xử gồm các thẩm phán cao cấp, là những người có thể quyết định rằng bản án vừa qua “unsafe verdict”, tức là một “phán quyết không an toàn” mà bồi thẩm đoàn không thể đạt được một cách hợp lý trên cơ sở các bằng chứng đáng tin cậy – và nếu như thế phản quyết vừa qua chống lại Đức Hồng Y Pell là vô hiệu và bị hủy bỏ.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho ngài và cho công lý. Ngày nay người ta nói nhiều về công lý dành cho các nạn nhân bị hàng giáo sĩ lạm dụng tính dục. Nói đúng lắm. Nhưng, còn công lý dành cho các linh mục thì sao? Bao nhiêu các linh mục bị bề trên ép phải “cúi đầu nhận tội” để bề trên lo liệu giải quyết “êm đẹp” các tố cáo sai trái nhằm mục đích duy nhất là moi tiền thì sao? Còn những linh mục không làm gì cả đi khơi khơi ngoài đường bị nhổ vào mặt, bị chửi thề, bị buông lời xúc xiểm thì sao?
Thưa: Một người, toà án giấu tên, chỉ gọi bằng bí danh là AA, cáo buộc rằng sau thánh lễ ngày Chúa Nhật 15 tháng 12, hoặc là 22 tháng 12, 1996, anh ta và một ca viên khác trong dàn hợp xướng trốn khỏi đám rước và lao vào phòng thánh của nhà thờ để uống rượu lễ, thì lúc đó Tổng Giám Mục Pell bước vào, cởi một phần áo lễ ra và buộc họ thực hiện khẩu dâm.
2. Chuyện đó có thể xảy ra được không?
Thưa: Không. Không thể nào xảy ra. Vì những lý do sau:
2.1 Đức Tổng Giám Mục Pell, cũng như hầu hết các linh mục tại Úc, luôn đứng bên ngoài thánh đường sau Thánh lễ để chào hỏi anh chị em giáo dân.
2.2 Lúc nào bên cạnh ngài cũng có vị trưởng ban nghi lễ Phụng Vụ đi kèm. Đức Ông Charles Portelli, vị phụ trách các nghi lễ Phụng Vụ của ngài, đã làm chứng rằng những cuộc tấn công không thể xảy ra bởi vì “Tôi đã ở bên ngài suốt thời gian ngài mặc áo lễ trong những ngày đó.”
2.3 Phòng thánh của nhà thờ chính tòa St. Patrick lúc nào cũng nhộn nhịp sau thánh lễ với ít nhất hàng chục người ra vào, dọn dẹp và thay áo. Ai đã từng đến nhà thờ này đều nhận ra phòng thánh này lúc nào cũng mở toang sau thánh lễ và có thể quan sát từ nhiều phía.
2.4 Tất cả các ca viên khác (bây giờ, tất nhiên, đã trưởng thành), cũng như giám đốc dàn hợp xướng và trợ lý của ông, các cựu thành viên đã trưởng thành khác của dàn hợp xướng, Đức Ông phụ trách các nghi lễ Phụng Vụ, và ông từ đều làm chứng, và từ lời chứng của họ, chúng ta biết được những điều này:
2.5 Ít nhất 40 người đã không hề thấy hai đứa trẻ trong dàn hợp xướng đột nhiên tách khỏi đám rước sau Thánh lễ.
2.6 Hai đứa trẻ trong dàn hợp xướng nói là bị lạm dụng sau đó không thể vào phòng tập hát, qua hai cánh cửa bị khóa, vì chúng không có thẻ an ninh.
2.7 Không có tin đồn cũng như không có bất kỳ bàn tán nào liên quan đến một biến cố tệ hại như vậy xảy ra từ đó và trong suốt mấy chục năm trời qua.
2.8 Trước phiên tòa, mẹ của người được cho là nạn nhân thứ hai, nay đã chết, cho biết con bà đã nói với bà trước khi qua đời rằng anh ta chưa bao giờ bị lạm dụng tính dục.
2.9 Trên hết là điều này: Là thành viên của Hồng Y đoàn của Hội Thánh Rôma và là một quan chức của Vatican, Đức Hồng Y có hộ chiếu ngoại giao của Vatican và quyền công dân của Quốc gia Thành Vatican. Nếu thực sự ngài đã phạm tội, ngài lẽ ra có thể ở lại trong vùng an toàn đặc miễn ngoại giao của Vatican, chính quyền Úc không thể chạm tới. Nhưng vì Đức Hồng Y Pell biết mình vô tội, nên ngài quyết tâm về quê nhà để bảo vệ danh dự của mình, của Giáo Hội và theo nghĩa rộng hơn, để bảo vệ hàng thập kỷ làm việc của ngài để tái xây dựng Giáo Hội Công Giáo ở Úc, nơi nhiều phần sống động vẫn còn nợ rất nhiều sự lãnh đạo và lòng can đảm của ngài.
3. Tiến trình xét xử ngài đã diễn ra như thế nào?
Thưa: 3.1 Cảnh sát Victoria đã bắt đầu một cuộc điều tra một năm trước khi có bất kỳ khiếu nại nào được đệ trình. Trong quá trình điều tra, cảnh sát đã lấy ra các quảng cáo trên báo để tìm kiếm thông tin về bất kỳ hành vi không đáng có nào với trẻ vị thành niên tại nhà thờ chính tòa St. Patrick ở Melbourne, dù chính quyền không có bất kỳ gợi ý nào về các hành vi sai trái tại đây.
3.2 Khi các cáo buộc đã được đặt ra và Đức Hồng Y Pell đã tạm thời rời bỏ chức vụ của mình ở Vatican để trở về Úc, một phiên điều trần để xác định liệu các cáo buộc có đáng được đưa ra xét xử hay không đã được tổ chức. Chánh án trong phiên điều trần đã loại bỏ nhiều cáo buộc vô lý nhưng cho phép điều tra tiếp một số khác - mặc dù bà nhận thấy rằng mình sẽ không bỏ phiếu kết án đối với các các cáo buộc đó, nhưng dù sao bà nghĩ những cáo buộc ấy cũng nên được xét xử cho sáng tỏ giữa bầu không khí công cộng sôi sục có thể so sánh với Salem, và Massachusetts, trong cơn cuồng loạn săn lùng phù thủy vào thế kỷ XVII
3.3 Một phiên tòa hình sự đã được tổ chức. Trong phiên tòa đó, và sau khi các luật sư bào chữa cho Đức Hồng Y Pell chứng minh rằng những tội ác mà ngài bị cáo buộc không thể nào xảy ra nổi, một bồi thẩm đoàn đã bỏ phiếu 10-2 để tha bổng ngài; nhưng điều đó có nghĩa là một bồi thẩm đoàn bế tắc đã xảy ra (một số thành viên đã khóc khi phán quyết của họ được đọc [vì họ không thuyết phục được 2 người kia đồng thuận với họ]) và như thế tòa đã quyết định xét xử lại. Cần nhớ rằng bồi thẩm đoàn được chọn từ các công dân bình thường của Úc.
3.4 Tại phiên tòa xét xử lại, các luật sư bào chữa cho Đức Hồng Y Pell đã chứng minh rằng có mười điều không thể tin được và không thể xảy ra đồng thời trùng hợp như thế trong cáo buộc chống lại ngài.
Tuy không có thêm bất kỳ tố cáo nào mới từ nguyên cáo hay từ bất cứ người nào khác về bất cứ hành vi sai trái nào của ngài từ lần xử trước đến lần xử này; và đồng thời cảnh sát cũng bị chỉ ra là đã sơ suất trong việc điều tra hiện trường vụ án được cho là nơi xảy ra lạm dụng; thế mà bồi thẩm đoàn thứ hai đã bỏ phiếu 12-0 để kết tội ngài!
Thẩm phán phiên tòa cũng có vẻ ngạc nhiên khi nghe phán quyết. Có thể vì thế mà phán quyết đã được đưa ra từ tháng 12, nhưng đến bây giờ mới công bố.
Sự khác biệt một trời một vực giữa phán quyết của bồi thẩm đoàn đầu tiên, và của bồi thẩm đoàn thứ hai, cho thấy giữa cơn xiếc truyền thông xung quanh Đức Hồng Y Pell, một phiên tòa xét xử công bằng không có các yếu tố ý thức hệ, không có lòng căm thù Công Giáo, là hầu như không thể.
3.5 Các luật sư của Hồng Y Pell, tất nhiên, sẽ kháng cáo. Kháng cáo sẽ được xét xử bởi một hội đồng xét xử gồm các thẩm phán cao cấp, là những người có thể quyết định rằng bản án vừa qua “unsafe verdict”, tức là một “phán quyết không an toàn” mà bồi thẩm đoàn không thể đạt được một cách hợp lý trên cơ sở các bằng chứng đáng tin cậy – và nếu như thế phản quyết vừa qua chống lại Đức Hồng Y Pell là vô hiệu và bị hủy bỏ.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho ngài và cho công lý. Ngày nay người ta nói nhiều về công lý dành cho các nạn nhân bị hàng giáo sĩ lạm dụng tính dục. Nói đúng lắm. Nhưng, còn công lý dành cho các linh mục thì sao? Bao nhiêu các linh mục bị bề trên ép phải “cúi đầu nhận tội” để bề trên lo liệu giải quyết “êm đẹp” các tố cáo sai trái nhằm mục đích duy nhất là moi tiền thì sao? Còn những linh mục không làm gì cả đi khơi khơi ngoài đường bị nhổ vào mặt, bị chửi thề, bị buông lời xúc xiểm thì sao?