Giải đáp phụng vụ: Câu “Ngài lại phục sinh, He rose again” có nghĩa là gì?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Gần đây, một giáo dân đã hỏi tôi câu hỏi về một tín khoản mà chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính, đó là “và ngày thứ ba Ngài lại phục sinh (rose again) từ trong kẻ chết”. Thưa cha, “Ngài lại phục sinh, he rose again” có nghĩa là gì? Cảm ơn cha. - P. H., Toronto, Canada.
Đáp: Cụm từ này cũng được tìm thấy trong Kinh Tin Kính Nicene bằng tiếng Anh, nhưng là hiếm được sử dụng ở Canada.
Trong các Tin Kính bằng tiếng Latinh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý và các ngôn ngữ khác, người ta đọc thấy “và ngày thứ ba, Ngài phục sinh từ cõi chết”. Không còn chữ “lại, again” nữa.
Đối với một số người, từ ngữ “lại, again” dường như ngụ ý rằng Chúa Giêsu đã sống lại hơn một lần từ cõi chết.
Đây chỉ đơn giản là một “lối nói nước đôi” (quirk) của ngữ pháp tiếng Anh, mà không có trong tất cả các ngôn ngữ khác. Nó không nhất thiết có nghĩa rằng hành động đã được thực hiện trước đó.
Chẳng hạn, nếu chúng ta nói: “Phêrô đang đi trong rừng, anh ta vấp phải một cái rễ và ngã úp mặt xuống. Sau tiếng rên rỉ, và dụi mũi, anh ta lại đứng dậy (he got up again)”. Việc anh ta lại đứng dậy không có nghĩa là anh ta đã ngã hơn một lần.
Cấu trúc tiếng Anh như thế cũng được sử dụng trong Kinh Thánh King James và các bản dịch khác của Tân Ước, khi nói đến sự phục sinh của Chúa Kitô.
Chẳng hạn, mời đọc Mt 20: 18-19:
“Này chúng ta lên Giê-ru-sa-lem, và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ kết án xử tử Người, sẽ nộp Người cho dân ngoại nhạo báng, đánh đòn và đóng đinh vào thập giá và, ngày thứ ba, Người sẽ lại trỗi dậy (he shall rise again)”.
(kiểu như thế được lặp lại trong Mc 10: 33-34 và Lc 18: 31-33).
Ngoài ra, 1 Cr 15: 3-4:
“Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã lại trỗi dậy (he rose again), đúng như lời Kinh Thánh”.
Hoặc trích từ Hamlet của Shakespeare (Chương 5, Cảnh 2), trong đó Laertes nói:
“Nó là đây, Hamlet. Hamlet, ngươi đã giết người;
Không thuốc nào trên thế giới có thể là tốt cho ngươi.
Trong ngươi không có nửa giờ được sống.
Công cụ nguy hiểm là trong tay ngươi,
Không bị cản trở và nhiễm độc. Sự thực hành lầm lỗi
đã rơi xuống tôi. Lo, tôi nằm ở đây,
Không bao giờ lại trỗi dậy (rise again). Mẹ của bạn bị đầu độc
Tôi không thể làm gì hơn. Hãy quy lỗi cho nhà Vua”.
Trong các trường hợp này, chữ “lại, again” có thể có nghĩa là “lại, lại nữa, anew”, hoặc “lại từ đầu, lại nữa, afresh”, hoặc quay trở lại vị trí và điều kiện trước đó. Do đó, “lại trỗi dậy, lại phục sinh, rose again” không có nghĩa là “phục sinh lần thứ hai, rose a second time”, mà là trở lại tình trạng trước đó, trở lại ở giữa các người đang sống.
Cách sử dụng từ ngữ “lại, again”, tương đối phổ biến trong tiếng Anh đầu thế kỷ XVII, là ít hơn trong thành ngữ hiện đại, và điều này sẽ giải thích sự nhầm lẫn khó hiểu của một số bạn đọc thời nay. (Zenit.org 12-2-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/he-rose-again/
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Gần đây, một giáo dân đã hỏi tôi câu hỏi về một tín khoản mà chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính, đó là “và ngày thứ ba Ngài lại phục sinh (rose again) từ trong kẻ chết”. Thưa cha, “Ngài lại phục sinh, he rose again” có nghĩa là gì? Cảm ơn cha. - P. H., Toronto, Canada.
Đáp: Cụm từ này cũng được tìm thấy trong Kinh Tin Kính Nicene bằng tiếng Anh, nhưng là hiếm được sử dụng ở Canada.
Trong các Tin Kính bằng tiếng Latinh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý và các ngôn ngữ khác, người ta đọc thấy “và ngày thứ ba, Ngài phục sinh từ cõi chết”. Không còn chữ “lại, again” nữa.
Đối với một số người, từ ngữ “lại, again” dường như ngụ ý rằng Chúa Giêsu đã sống lại hơn một lần từ cõi chết.
Đây chỉ đơn giản là một “lối nói nước đôi” (quirk) của ngữ pháp tiếng Anh, mà không có trong tất cả các ngôn ngữ khác. Nó không nhất thiết có nghĩa rằng hành động đã được thực hiện trước đó.
Chẳng hạn, nếu chúng ta nói: “Phêrô đang đi trong rừng, anh ta vấp phải một cái rễ và ngã úp mặt xuống. Sau tiếng rên rỉ, và dụi mũi, anh ta lại đứng dậy (he got up again)”. Việc anh ta lại đứng dậy không có nghĩa là anh ta đã ngã hơn một lần.
Cấu trúc tiếng Anh như thế cũng được sử dụng trong Kinh Thánh King James và các bản dịch khác của Tân Ước, khi nói đến sự phục sinh của Chúa Kitô.
Chẳng hạn, mời đọc Mt 20: 18-19:
“Này chúng ta lên Giê-ru-sa-lem, và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ kết án xử tử Người, sẽ nộp Người cho dân ngoại nhạo báng, đánh đòn và đóng đinh vào thập giá và, ngày thứ ba, Người sẽ lại trỗi dậy (he shall rise again)”.
(kiểu như thế được lặp lại trong Mc 10: 33-34 và Lc 18: 31-33).
Ngoài ra, 1 Cr 15: 3-4:
“Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã lại trỗi dậy (he rose again), đúng như lời Kinh Thánh”.
Hoặc trích từ Hamlet của Shakespeare (Chương 5, Cảnh 2), trong đó Laertes nói:
“Nó là đây, Hamlet. Hamlet, ngươi đã giết người;
Không thuốc nào trên thế giới có thể là tốt cho ngươi.
Trong ngươi không có nửa giờ được sống.
Công cụ nguy hiểm là trong tay ngươi,
Không bị cản trở và nhiễm độc. Sự thực hành lầm lỗi
đã rơi xuống tôi. Lo, tôi nằm ở đây,
Không bao giờ lại trỗi dậy (rise again). Mẹ của bạn bị đầu độc
Tôi không thể làm gì hơn. Hãy quy lỗi cho nhà Vua”.
Trong các trường hợp này, chữ “lại, again” có thể có nghĩa là “lại, lại nữa, anew”, hoặc “lại từ đầu, lại nữa, afresh”, hoặc quay trở lại vị trí và điều kiện trước đó. Do đó, “lại trỗi dậy, lại phục sinh, rose again” không có nghĩa là “phục sinh lần thứ hai, rose a second time”, mà là trở lại tình trạng trước đó, trở lại ở giữa các người đang sống.
Cách sử dụng từ ngữ “lại, again”, tương đối phổ biến trong tiếng Anh đầu thế kỷ XVII, là ít hơn trong thành ngữ hiện đại, và điều này sẽ giải thích sự nhầm lẫn khó hiểu của một số bạn đọc thời nay. (Zenit.org 12-2-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/he-rose-again/