LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA, năm C
Lc 3,15-16.21-22
Phụng vụ của Giáo Hội mời gọi chúng ta cử hành lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa ngay sau lễ Chúa Hiển Linh. Hôm nay kết thúc mùa Giáng Sinh. Sự kiện Đức Giêsu xếp hàng cùng dòng người tội lỗi, xin Gioan Tẩy Giả làm phép rửa, khai mạc sứ vụ công khai rao giảng Tin Mừng của Người, đồng thờ cũng là yếu tố quan trọng,chính yếu trong công cuộc cứu thế của Người.
Đức Giêsu đang hiện diện giữa đoàn người đông đúc,chờ đợi đến lượt mình được Gioan làm phép rửa sám hối trong dòng sông Giođăng. Dân chúng không nhận ra Đức Giêsu bởi vì họ không có đức tin. Thật sự, phải có đôi mắt đức tin, với tấm lòng khao khát, với con tim rộng mở, người ta mới có thể nhận ra được Người. Câu chuyện Anrê dẫn anh mình là Simon đến gặp Chúa Giêsu cho chúng ta hiểu rõ điều này. Anrê nói :” Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia, là Đức Kitô “. Với đôi mắt đức tin, với lời nói của Chúa, Simon đã nhận ra Người và đi theo Người, trở thành môn đệ của Người.Phép rửa của Gioan là phép rửa sám hối. Chúa Giêsu không cần phải thanh tẩy vì Người là Đấng chí tôn chí thánh, tuy nhiên, qua phép rửa này Người muốn tỏ cho con người, cho loài người biết ý nghĩa của bí tích thánh tẩy. Đức Giêsu cúi mình xuống để nâng con người lên. Người đã tự biến mình thành kẻ nghèo, người cô thân cô thế, kẻ ốm đau bệnh hoạn và đã hòa mình với những kẻ tội lỗi ( tuy Người không hề có tội gì ) để cảm thông với nỗi đau khổ của những tội nhân. Nên, Đức Kitô đã cho nhân loại, cho con người, cho chúng ta hiểu phép rửa mà Người lãnh nhận nơi sông Giođăng loan báo trước cho phép rửa bằng Máu của Chúa trên Thập giá, để cứu chuộc nhân loại. Hành động khiêm nhượng và tự hủy của Người đã được Chúa Cha chứng dám :” Đây là Con chí ái của Ta, kẻ làm đẹp lòng Ta mọi đàng, kẻ Ta sủng mộ “( Mt 3, 17). Chính vì thế, nhờ bí tích thánh tẩy, chúng ta được tẩy xóa khỏi mọi tội lỗi, được đầy tràn Thánh Thần, và được Chúa Cha xác nhận là Con yêu dấu, Con sủng ái, trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô. Do đó, Đức Giêsu chính là gương mẫu của đời sống chúng ta và Người là cùng đích để chúng ta luôn nhắm tới.
Nhờ bí tích thánh tẩy, người Kitô được nên giống Người, được Chúa Cha tuôn tràn Thánh Thần, làm cho con người trở thánh thụ tạo mới vì được thứ tha mọi tội khiên, được làm con Thiên Chúa. Điều hết sức kỳ diệu là qua bí tích rửa tội, chúng ta được Chúa cho chúng ta sống đời sống của Người, đời sống tràn đầy Thánh Thần và tình yêu…
Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa là lễ cổ xưa nhất của Giáo Hội.lễ này đã được các Giáo phụ hết sức chú tâm vì tính cổ xưa và chỉ được mừng sau lễ Phục Sinh. Đây cũng là lần đầu tiên mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi được mạc khải rõ ràng và đầy đủ nhất. Đây cũng là sự tiên báo của Chúa Giêsu về phép rửa Người phải chịu bằng Máu trên Thập Giá và là bí tích rửa tội người để lại cho nhân loại, ai muốn làm con của Người phải lãnh nhận phép rửa Người để lại, Người thiết lập.
Qua phép rửa tội, Chúa Giesu mời gọi con người, mời gọi chúng ta trở nên chứng nhân kiên trì, can đảm và anh dũng của Người cho thế giới, cho tất cả mọi người, để tất cả mọi người có thể lãnh nhận ơn cứu độ…vì “ Nơi Thập giá ơn cứu độ chứa chan nơi Người “.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn ý thức con người yếu đuối tội lỗi của mình, để chúng con không tự kiêu tự mãn, nhưng luôn khiêm nhường để biết cúi mình xin ơn tha thứ của Chúa và sẵn sàng làm chứng cho Chúa nhân từ.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Phép rửa của Gioan là phép rửa gì ?
2.Tại sao Chúa Giêsu, Đấng vô tội mà lại xếp hàng cùng với những tội nhân xin Gioan làm phép rửa ?
3.Muốn làm con Chúa, con người phải làm gì ?
4.Phép rửa của Gioan và phép rửa của Chúa Giêsu khác nhau làm sao ?
5.Chúng ta phải làm gì đối với phép rửa tội ?
Lc 3,15-16.21-22
Phụng vụ của Giáo Hội mời gọi chúng ta cử hành lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa ngay sau lễ Chúa Hiển Linh. Hôm nay kết thúc mùa Giáng Sinh. Sự kiện Đức Giêsu xếp hàng cùng dòng người tội lỗi, xin Gioan Tẩy Giả làm phép rửa, khai mạc sứ vụ công khai rao giảng Tin Mừng của Người, đồng thờ cũng là yếu tố quan trọng,chính yếu trong công cuộc cứu thế của Người.
Đức Giêsu đang hiện diện giữa đoàn người đông đúc,chờ đợi đến lượt mình được Gioan làm phép rửa sám hối trong dòng sông Giođăng. Dân chúng không nhận ra Đức Giêsu bởi vì họ không có đức tin. Thật sự, phải có đôi mắt đức tin, với tấm lòng khao khát, với con tim rộng mở, người ta mới có thể nhận ra được Người. Câu chuyện Anrê dẫn anh mình là Simon đến gặp Chúa Giêsu cho chúng ta hiểu rõ điều này. Anrê nói :” Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia, là Đức Kitô “. Với đôi mắt đức tin, với lời nói của Chúa, Simon đã nhận ra Người và đi theo Người, trở thành môn đệ của Người.Phép rửa của Gioan là phép rửa sám hối. Chúa Giêsu không cần phải thanh tẩy vì Người là Đấng chí tôn chí thánh, tuy nhiên, qua phép rửa này Người muốn tỏ cho con người, cho loài người biết ý nghĩa của bí tích thánh tẩy. Đức Giêsu cúi mình xuống để nâng con người lên. Người đã tự biến mình thành kẻ nghèo, người cô thân cô thế, kẻ ốm đau bệnh hoạn và đã hòa mình với những kẻ tội lỗi ( tuy Người không hề có tội gì ) để cảm thông với nỗi đau khổ của những tội nhân. Nên, Đức Kitô đã cho nhân loại, cho con người, cho chúng ta hiểu phép rửa mà Người lãnh nhận nơi sông Giođăng loan báo trước cho phép rửa bằng Máu của Chúa trên Thập giá, để cứu chuộc nhân loại. Hành động khiêm nhượng và tự hủy của Người đã được Chúa Cha chứng dám :” Đây là Con chí ái của Ta, kẻ làm đẹp lòng Ta mọi đàng, kẻ Ta sủng mộ “( Mt 3, 17). Chính vì thế, nhờ bí tích thánh tẩy, chúng ta được tẩy xóa khỏi mọi tội lỗi, được đầy tràn Thánh Thần, và được Chúa Cha xác nhận là Con yêu dấu, Con sủng ái, trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô. Do đó, Đức Giêsu chính là gương mẫu của đời sống chúng ta và Người là cùng đích để chúng ta luôn nhắm tới.
Nhờ bí tích thánh tẩy, người Kitô được nên giống Người, được Chúa Cha tuôn tràn Thánh Thần, làm cho con người trở thánh thụ tạo mới vì được thứ tha mọi tội khiên, được làm con Thiên Chúa. Điều hết sức kỳ diệu là qua bí tích rửa tội, chúng ta được Chúa cho chúng ta sống đời sống của Người, đời sống tràn đầy Thánh Thần và tình yêu…
Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa là lễ cổ xưa nhất của Giáo Hội.lễ này đã được các Giáo phụ hết sức chú tâm vì tính cổ xưa và chỉ được mừng sau lễ Phục Sinh. Đây cũng là lần đầu tiên mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi được mạc khải rõ ràng và đầy đủ nhất. Đây cũng là sự tiên báo của Chúa Giêsu về phép rửa Người phải chịu bằng Máu trên Thập Giá và là bí tích rửa tội người để lại cho nhân loại, ai muốn làm con của Người phải lãnh nhận phép rửa Người để lại, Người thiết lập.
Qua phép rửa tội, Chúa Giesu mời gọi con người, mời gọi chúng ta trở nên chứng nhân kiên trì, can đảm và anh dũng của Người cho thế giới, cho tất cả mọi người, để tất cả mọi người có thể lãnh nhận ơn cứu độ…vì “ Nơi Thập giá ơn cứu độ chứa chan nơi Người “.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn ý thức con người yếu đuối tội lỗi của mình, để chúng con không tự kiêu tự mãn, nhưng luôn khiêm nhường để biết cúi mình xin ơn tha thứ của Chúa và sẵn sàng làm chứng cho Chúa nhân từ.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Phép rửa của Gioan là phép rửa gì ?
2.Tại sao Chúa Giêsu, Đấng vô tội mà lại xếp hàng cùng với những tội nhân xin Gioan làm phép rửa ?
3.Muốn làm con Chúa, con người phải làm gì ?
4.Phép rửa của Gioan và phép rửa của Chúa Giêsu khác nhau làm sao ?
5.Chúng ta phải làm gì đối với phép rửa tội ?