Thánh Phanxicô Assissi quỳ bên hang đá, chiêm ngắm tình yêu Thiên Chúa giáng sinh, ngài tự hỏi: tại sao Thiên Chúa quyền năng lại trở nên một em bé thấp hèn? Tại sao Thiên Chúa cao sang lại sinh ra trong hang lừa nghèo khó? Từ đó, ngài cảm thấy tâm hồn tràn ngập lòng yêu mến và không thể kiềm chế cảm xúc, ngài chạy ra các đường phố Assisi và kêu lên: “Anh chị em hãy yêu mến Chúa Hài Đồng, hãy yêu mến Chúa Hài Đồng”. Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI thốt lên lời thán phục: “Thiên Chúa quá cao cả đến nỗi Người có thể trở nên bé nhỏ, quá toàn năng đến nỗi có thể trở nên yếu kém và để gặp gỡ ta như một đứa trẻ không có bảo vệ để ta có thể yêu mến Người”.
Tất cả ý nghĩa của lễ Giáng Sinh đều xoay quanh một đứa trẻ. Hài Nhi ấy là Thiên Chúa đã thật sự làm người, đã thật sự sinh ra trong hình hài một đứa trẻ, với cha mẹ là Giuse và Maria.Và đó là Tin Mừng mà thiên sứ đã trao cho những người chăn chiên: “Anh em đừng sợ. Này tôi loan báo cho anh em một Tin Mừng trọng đại, cũng là niềm vui cho toàn dân: Hôm nay Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em” (Lc 2,10-11). Tin Mừng sứ thần loan báo cho các mục đồng tại làng Bêlem năm xưa thực sự là Tin Mừng cho nhân loại mọi nơi và mọi thời.
Thiên Chúa siêu việt đã trở thành một con người.Thiên Chúa vĩ đại, quyền uy đã hiện thân nơi một đứa trẻ bé bỏng mong manh, bọc tã, nằm trong máng cỏ.
Tại sao Thiên Chúa xuống thế làm người ?
Kinh Tin Kính Công đồng Nixêa (năm 325) đã trả lời: “Vì loài người chúng tôi, và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế”.
Sách Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo đã đưa ra 4 lý do : là để cứu độ chúng ta, là để giúp chúng ta nhận ra tình thương của Chúa, là để trở thành mẫu mực thánh thiện cho chúng ta và là để chúng ta được thông phần bản tính Thiên Chúa (GLCG số 457-460).
1. Thiên Chúa sinh xuống làm người là để cứu độ loài người.
Các thiên thần báo tin cho các mục đồng tại Bêlem : “Đây ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt, cũng là tin mừng cho cả toàn dân : hôm nay Đấng Cứu Thế đã giáng sinh cho các ngươi trong thành vua Đavít” (Lc 2,10-11). Thánh Gioan tông đồ viết : “Chúa Cha đã sai Con của Người đến làm Đấng Cứu Độ thế gian” (1Ga 4,14).
Từ nay,Thiên Chúa không còn đến với con người qua trung gian mà là Con Một được tặng ban cho nhân loại. Tình yêu Thiên Chúa không chỉ là lời hứa mà bằng chính nghĩa cử cao đẹp Ngôi Lời nhập thể. Từ nay, lời hứa cứu độ đã được thực hiện nơi Một Hài Nhi đã sinh ra. Lời hứa ngọt ngào từ thưở địa đàng khi Nguyên Tổ sa ngã đánh rơi khỏi tầm tay trái táo hạnh phúc (St 3,15). Rồi trải qua hàng ngàn năm bằng sự loan báo của các Ngôn sứ, Thiên Chúa vẫn mãi lời hứa tình yêu cứu độ.
Hài Nhi giáng sinh là một sự kiện đặc biệt của lịch sử nhân loại, là sự “hoàn tất” Lời Hứa của Thiên Chúa, là trung tâm của nhiệm cuộc cứu độ của Thiên Chúa, là đỉnh cao và là chủ đích của Thánh Kinh.
Chính nơi Ngôi Lời Nhập Thể, Thiên Chúa đã hoàn toàn tỏ mình và ban chính mình cho nhân loại. Ngôi Lời Nhập Thể là tuyệt đỉnh thời gian viên mãn đối với Ba Ngôi Thiên Chúa.
Hài Nhi Giêsu đã trở nên một sự tái tạo mới. Tái tạo khởi đi từ tha thứ và yêu thương của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Mầu nhiệm Nhập Thể và mầu nhiệm Cứu Độ làm nên trọng tâm sứ điệp của đức tin Kitô giáo. Từ thế kỷ này đến thế kỷ khác, Giáo Hội công bố niềm tin ấy dọc dài thời gian giữa những thách đố của thế giới. Giáo Hội uỷ thác cho con cái mình như kho tàng quí giá để gìn giữ và chia sẻ cho người khác. Nơi Đức Giêsu Kitô, Đấng sinh ra tại Bêlem, Thiên Chúa nhận lấy thân phận con người, để chúng ta có thể đến được với Thiên Chúa và để thiết lập giao ước với loài người và con người giao ước liên đới với nhau.
2. Thiên Chúa sinh xuống làm người để giúp con người nhận ra tình thương của Thiên Chúa.
Thánh Gioan tông đồ đã khẳng định : “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8).Thiên Chúa là Đấng vô hình không ai thấy được và do đó con người cũng khó nhận ra tình yêu của Người. Vì thế thánh Gioan viết tiếp : “Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta được biểu lộ như thế này : Thiên Chúa đã sai Con Một đến trần gian để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống” (1Ga 4,9).
Nếu tội tổ tông gây tác hại là làm mất tình trạng ơn phúc và để cho tội lỗi lẻn vào thế giới, từ đó đau khổ và sự chết mặc sức hoành hành. Hài Nhi Giêsu sinh đến trong xác phàm lại là khởi đầu một mùa giải thoát. Hết rồi đêm tối vì Hài Nhi là ánh sáng. Hết rồi lỗi tội vì Hài Nhi là thánh ân. Hết rồi chết chóc vì Hài Nhi là nguồn sống. Hết rồi sầu muộn vì Hài Nhi là thiên đàng. Như vậy, khi xuống thế, Thiên Chúa đã đem thiên đàng vào cõi trần gian, để mối tình trời đất bị cắt đứt bao đời lại được kết nối một cách mầu nhiệm cho vinh danh trời cao và cho an bình dưới thế.
Tình yêu Thiên Chúa được Chúa Giêsu thể hiện qua đời sống nhân hậu, bao dung vô bờ của Ngài. Lời nói việc làm của Ngài chính là lời nói việc làm của Chúa Cha (Ga 14,10). Toàn bộ cuộc đời của Ngài được Chúa Cha chiếm ngự. Ngài như tấm gương trong suốt phản chiếu khuôn mặt và trái tim Chúa Cha.
Trong ba năm rao giảng công khai, Ngài đã luôn gần gũi với những người nghèo hèn trong xã hội, chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền của họ và ưu tiên rao giảng Tin Mừng Nước Trời cho những người bé nhỏ, những người bị bỏ rơi.Điều kỳ diệu và tuyệt vời là chính Đấng Tuyệt Đối, Đấng Toàn Năng, Cao Cả, Chí Thánh Chí Tôn và Hằng Hữu đã có thể trở thành tương đối, thấp hèn, bạn với quân thu thuế với phường tội lỗi, cuối cùng phải chết khổ hình. Nơi Đức Giêsu, sự uy nghi của Thiên Chúa tỏ hiện trong khiêm tốn và yếu đuối cách nghịch thường. Điều đó, sự khôn ngoan của bậc hiền triết không lý giải được, nhưng nói như Pascal, trái tim lại hiểu được vì nó có lý lẽ riêng của nó. Thiên Chúa của Đức Giêsu không phải là Thiên Chúa ngự trên toà cao cho người ta sấp mình thờ lạy mà không dám nhìn đến tôn nhan, không dám gọi tên mà chỉ dám cầu xin với niềm sợ hải. Thiên Chúa của Đức Giêsu dễ gần, dễ thấy, dễ quen. Thiên Chúa hiện diện nơi con người Đức Giêsu khiêm hạ. Chính Ngôi Lời làm người đã chọn máng cỏ làm tổ ấm lúc chào đời, đã chọn xóm làng Nadarét làm nơi sinh sống, đã chọn những kẻ thấp hèn trong xã hội làm bầu bạn, đã quỳ gối rửa chân cho các môn đệ, rồi chọn cây thập giá làm giường khi chết cùng với hai kẻ cướp làm bạn đồng hành đi vào thế giới bên kia. Thiên Chúa làm người đã chọn nhà Giakêu để tạm trú, chọn người thiếu phụ Samari để gặp gỡ đối thoại, đã chấp nhận cử chỉ biết ơn của người phụ nữ tội lỗi Mađalêna, đã chọn kẻ trộm lành làm ứng viên đầu tiên vào Thiên Đàng, đã chọn Phaolô kẻ bắt bớ Giáo hội làm Tông Đồ Dân Ngoại...Ngài chính là Thiên Chúa yêu thương.
3. Thiên Chúa sinh xuống làm người để trở thành mẫu mực thánh thiện cho con người.
"Thiên Chúa không ai thấy bao giờ, Con Một, Đấng ở nơi cung lòng Cha, chính Người đã thông tri" (Ga 1,18). Con người có thể biết Thiên Chúa qua công trình sáng tạo và lịch sử cứu độ, nhưng chưa ai thấy khuôn mặt Ngài. Chính Chúa Con tỏ bày cho nhân loại biết sự thật sâu xa của Thiên Chúa "Ai thấy Thầy là thấy Cha". Qua cuộc sống và lời giảng dạy, Chúa Giêsu đã chỉ cho nhân loại thấy Chúa Cha nhân hậu giàu lòng xót thương.
Thiên Chúa là Đấng chí thánh. Chúa Giêsu đã dạy con người phải sống thánh thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện. Chúa Giêsu, một con người thánh thiện không có một dấu vết tội lỗi nào. Chính Ngài là Con Thiên Chúa hằng sống đã làm người, giống chúng ta mọi phần, chỉ trừ tội lỗi. (Dt 4,15). Ngài dạy cho nhân loại con đường thánh thiện, và nêu gương thánh thiện. Vì thế, Ngài đã có thể nói : “Hãy học cùng tôi” (Mt 11,29). Khuôn mẫu thánh thiện mà Ngài để lại cho chúng ta được biểu lộ một cách rõ ràng qua tình yêu của Ngài đối với chúng ta, vì tình yêu là cốt lõi của lề luật. Vì thế Ngài dạy rằng : “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12). Nơi Thiên Chúa, tình yêu và sự thánh thiện là một, bởi vì Thiên Chúa là Tình Yêu và đồng thời cũng là Đấng Thánh.
Mọi người Kitô hữu đều được mời gọi nên thánh. Đó là một ơn gọi rất cao cả như lời Chúa Giêsu: "Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Ðấng hoàn thiện" (Mt 5,48). Công Ðồng Vatican II cũng lập lại ý tưởng đó: "Mọi Kitô hữu, dù ở địa vị nào, bậc sống nào, đều được Chúa kêu gọi đạt tới sự trọn lành thánh thiện như Chúa Cha trọn lành, tùy theo con đường của mỗi người" (GH 11,3). Trong các thư của Thánh Phaolô, ngài gọi các tín hữu là những vị thánh. Qua Bí Tích Rửa Tội, mọi tín hữu được tham dự vào sự thánh thiện của Thiên Chúa. Thánh Gioan Phaolô II nói rằng: thành công đẹp nhất của một cuộc đời là sự thánh thiện. Tin Chúa, yêu Chúa và sống theo lời Chúa dạy qua Tám Mối Phúc Thật, mọi tín hữu sẽ nên thánh.Trở nên giống Chúa Giêsu, trở nên trọn lành như Chúa Cha ở trên trời, trở nên thánh, đó là ơn gọi của mọi người Kitô hữu.
4. Thiên Chúa sinh xuống làm người để con người được thông phần bản tính Thiên Chúa.
Thánh Irénée đã nói về Đức Kitô rằng : "Người đã trở nên giống chúng ta, để chúng ta trở thành như Người". Đó không phải là một sự thần hóa thật sự và trọn vẹn trong Con Thiên Chúa nhập thể sao? Về sau, Clément (Alexandrie) và Grégoire (Naziance) đã làm biến đổi suy tư ấy một cách sâu xa khi quả quyết : "Thiên Chúa đã làm người để con người làm Chúa". Nhà thần học Karl Rahner viết :"Thiên Chúa làm người để con người được trở nên Thiên Chúa", để con người trở thành con Thiên Chúa, với món quà tuyệt vời: “Thiên Chúa đã ban tặng cho chúng ta những gì rất qúy báu và trọng đại Người đã hứa, để nhờ đó, anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa..." ( 2Pr 1,4).
Trước Máng Cỏ Bêlem, thật ngạc nhiên, chúng ta sẽ khám phá ra tình thương bao la của Thiên Chúa. Lời hứa từ thuở ban sơ, hôm nay đã được thực hiện. Thiên Chúa tỏ bày tình thương bằng cách trao ban chính Con Một của Ngài cho nhân loại.Thánh Phaolô diễn tả: Thiên Chúa bước xuống phận con người, để con người được thông phần bản tính Thiên Chúa.
Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Ngài. Ngôi Lời làm người mang lấy bản tính nhân loại và làm cho bản tính ấy được thông phần bản tính Thiên Chúa. Là Con Thiên Chúa, Ngài đã tự nguyện sinh ra làm con loài người để loài người trở thành con Thiên Chúa nhờ kết hợp với Ngài. Từ khi xuống thế làm người, Con Thiên Chúa đã tự đồng hóa mình với mỗi người trong nhân loại. Từ đây, phẩm giá của con người được nhìn nhận không chỉ vì họ là con người vượt trên mọi loài, nhưng còn vì họ là con Thiên Chúa.
Tin Mừng Giáng Sinh nâng cao phẩm giá con người ngay từ khi được cưu mang trong dạ mẹ và vừa mới sinh ra. Chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu trong máng cỏ, chúng ta sẽ học được nhiều bài học về Sự Thật, Tự Do, Công Lý, Hoà Bình và Tình Thương. Hài Nhi Giêsu đã mở ra triều đại của Công Lý Tình Thương trên “nền tảng chính trực công minh, từ nay cho đến mãi muôn đời” (Is 9,5-6). Nơi Đức Giêsu Kitô, Đấng sinh ra tại Bêlem, Thiên Chúa nhận lấy thân phận con người, để chúng ta có thể đến được với Thiên Chúa và để thiết lập giao ước với loài người và con người giao ước liên đới với nhau.Giáng Sinh trở thành một đại lễ của nhân loại.
Giáng Sinh là ngày hội lớn duy nhất trên trái đất được đón mừng bởi mọi quốc gia, mọi sắc tộc, mọi tầng lớp xã hội. Từ núi cao, trong rừng sâu, xuống đồng bằng, vào thị tứ giàu sang… Qua đủ mọi hình thức: nhóm vài cây củi trên rừng, thắp ngọn nến đơn sơ trong ngôi Nhà Thờ bé nhỏ nghèo nàn vùng quê hẻo lánh, hay trăm ngàn ánh đèn muôn mầu rực rỡ chốn đô hội văn minh tráng lệ, khắp nơi đón mừng và cùng hát lên tâm tình:
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời.
Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương’’
Giáng Sinh, đất trời giao duyên trong hôn phối nhiệm mầu của tình yêu cứu độ. Thiên Chúa làm người, nối nhịp cầu tương giao giữa Thiên Chúa và nhân loại, bắc nhịp cầu nối liền giữa con người với nhau. Thiên Chúa yêu thương con người và muốn mọi người đáp lại bằng lòng yêu mến Ngài và yêu thương nhau.
Tất cả ý nghĩa của lễ Giáng Sinh đều xoay quanh một đứa trẻ. Hài Nhi ấy là Thiên Chúa đã thật sự làm người, đã thật sự sinh ra trong hình hài một đứa trẻ, với cha mẹ là Giuse và Maria.Và đó là Tin Mừng mà thiên sứ đã trao cho những người chăn chiên: “Anh em đừng sợ. Này tôi loan báo cho anh em một Tin Mừng trọng đại, cũng là niềm vui cho toàn dân: Hôm nay Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em” (Lc 2,10-11). Tin Mừng sứ thần loan báo cho các mục đồng tại làng Bêlem năm xưa thực sự là Tin Mừng cho nhân loại mọi nơi và mọi thời.
Thiên Chúa siêu việt đã trở thành một con người.Thiên Chúa vĩ đại, quyền uy đã hiện thân nơi một đứa trẻ bé bỏng mong manh, bọc tã, nằm trong máng cỏ.
Tại sao Thiên Chúa xuống thế làm người ?
Kinh Tin Kính Công đồng Nixêa (năm 325) đã trả lời: “Vì loài người chúng tôi, và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế”.
Sách Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo đã đưa ra 4 lý do : là để cứu độ chúng ta, là để giúp chúng ta nhận ra tình thương của Chúa, là để trở thành mẫu mực thánh thiện cho chúng ta và là để chúng ta được thông phần bản tính Thiên Chúa (GLCG số 457-460).
1. Thiên Chúa sinh xuống làm người là để cứu độ loài người.
Các thiên thần báo tin cho các mục đồng tại Bêlem : “Đây ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt, cũng là tin mừng cho cả toàn dân : hôm nay Đấng Cứu Thế đã giáng sinh cho các ngươi trong thành vua Đavít” (Lc 2,10-11). Thánh Gioan tông đồ viết : “Chúa Cha đã sai Con của Người đến làm Đấng Cứu Độ thế gian” (1Ga 4,14).
Từ nay,Thiên Chúa không còn đến với con người qua trung gian mà là Con Một được tặng ban cho nhân loại. Tình yêu Thiên Chúa không chỉ là lời hứa mà bằng chính nghĩa cử cao đẹp Ngôi Lời nhập thể. Từ nay, lời hứa cứu độ đã được thực hiện nơi Một Hài Nhi đã sinh ra. Lời hứa ngọt ngào từ thưở địa đàng khi Nguyên Tổ sa ngã đánh rơi khỏi tầm tay trái táo hạnh phúc (St 3,15). Rồi trải qua hàng ngàn năm bằng sự loan báo của các Ngôn sứ, Thiên Chúa vẫn mãi lời hứa tình yêu cứu độ.
Hài Nhi giáng sinh là một sự kiện đặc biệt của lịch sử nhân loại, là sự “hoàn tất” Lời Hứa của Thiên Chúa, là trung tâm của nhiệm cuộc cứu độ của Thiên Chúa, là đỉnh cao và là chủ đích của Thánh Kinh.
Chính nơi Ngôi Lời Nhập Thể, Thiên Chúa đã hoàn toàn tỏ mình và ban chính mình cho nhân loại. Ngôi Lời Nhập Thể là tuyệt đỉnh thời gian viên mãn đối với Ba Ngôi Thiên Chúa.
Hài Nhi Giêsu đã trở nên một sự tái tạo mới. Tái tạo khởi đi từ tha thứ và yêu thương của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Mầu nhiệm Nhập Thể và mầu nhiệm Cứu Độ làm nên trọng tâm sứ điệp của đức tin Kitô giáo. Từ thế kỷ này đến thế kỷ khác, Giáo Hội công bố niềm tin ấy dọc dài thời gian giữa những thách đố của thế giới. Giáo Hội uỷ thác cho con cái mình như kho tàng quí giá để gìn giữ và chia sẻ cho người khác. Nơi Đức Giêsu Kitô, Đấng sinh ra tại Bêlem, Thiên Chúa nhận lấy thân phận con người, để chúng ta có thể đến được với Thiên Chúa và để thiết lập giao ước với loài người và con người giao ước liên đới với nhau.
2. Thiên Chúa sinh xuống làm người để giúp con người nhận ra tình thương của Thiên Chúa.
Thánh Gioan tông đồ đã khẳng định : “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8).Thiên Chúa là Đấng vô hình không ai thấy được và do đó con người cũng khó nhận ra tình yêu của Người. Vì thế thánh Gioan viết tiếp : “Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta được biểu lộ như thế này : Thiên Chúa đã sai Con Một đến trần gian để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống” (1Ga 4,9).
Nếu tội tổ tông gây tác hại là làm mất tình trạng ơn phúc và để cho tội lỗi lẻn vào thế giới, từ đó đau khổ và sự chết mặc sức hoành hành. Hài Nhi Giêsu sinh đến trong xác phàm lại là khởi đầu một mùa giải thoát. Hết rồi đêm tối vì Hài Nhi là ánh sáng. Hết rồi lỗi tội vì Hài Nhi là thánh ân. Hết rồi chết chóc vì Hài Nhi là nguồn sống. Hết rồi sầu muộn vì Hài Nhi là thiên đàng. Như vậy, khi xuống thế, Thiên Chúa đã đem thiên đàng vào cõi trần gian, để mối tình trời đất bị cắt đứt bao đời lại được kết nối một cách mầu nhiệm cho vinh danh trời cao và cho an bình dưới thế.
Tình yêu Thiên Chúa được Chúa Giêsu thể hiện qua đời sống nhân hậu, bao dung vô bờ của Ngài. Lời nói việc làm của Ngài chính là lời nói việc làm của Chúa Cha (Ga 14,10). Toàn bộ cuộc đời của Ngài được Chúa Cha chiếm ngự. Ngài như tấm gương trong suốt phản chiếu khuôn mặt và trái tim Chúa Cha.
Trong ba năm rao giảng công khai, Ngài đã luôn gần gũi với những người nghèo hèn trong xã hội, chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền của họ và ưu tiên rao giảng Tin Mừng Nước Trời cho những người bé nhỏ, những người bị bỏ rơi.Điều kỳ diệu và tuyệt vời là chính Đấng Tuyệt Đối, Đấng Toàn Năng, Cao Cả, Chí Thánh Chí Tôn và Hằng Hữu đã có thể trở thành tương đối, thấp hèn, bạn với quân thu thuế với phường tội lỗi, cuối cùng phải chết khổ hình. Nơi Đức Giêsu, sự uy nghi của Thiên Chúa tỏ hiện trong khiêm tốn và yếu đuối cách nghịch thường. Điều đó, sự khôn ngoan của bậc hiền triết không lý giải được, nhưng nói như Pascal, trái tim lại hiểu được vì nó có lý lẽ riêng của nó. Thiên Chúa của Đức Giêsu không phải là Thiên Chúa ngự trên toà cao cho người ta sấp mình thờ lạy mà không dám nhìn đến tôn nhan, không dám gọi tên mà chỉ dám cầu xin với niềm sợ hải. Thiên Chúa của Đức Giêsu dễ gần, dễ thấy, dễ quen. Thiên Chúa hiện diện nơi con người Đức Giêsu khiêm hạ. Chính Ngôi Lời làm người đã chọn máng cỏ làm tổ ấm lúc chào đời, đã chọn xóm làng Nadarét làm nơi sinh sống, đã chọn những kẻ thấp hèn trong xã hội làm bầu bạn, đã quỳ gối rửa chân cho các môn đệ, rồi chọn cây thập giá làm giường khi chết cùng với hai kẻ cướp làm bạn đồng hành đi vào thế giới bên kia. Thiên Chúa làm người đã chọn nhà Giakêu để tạm trú, chọn người thiếu phụ Samari để gặp gỡ đối thoại, đã chấp nhận cử chỉ biết ơn của người phụ nữ tội lỗi Mađalêna, đã chọn kẻ trộm lành làm ứng viên đầu tiên vào Thiên Đàng, đã chọn Phaolô kẻ bắt bớ Giáo hội làm Tông Đồ Dân Ngoại...Ngài chính là Thiên Chúa yêu thương.
3. Thiên Chúa sinh xuống làm người để trở thành mẫu mực thánh thiện cho con người.
"Thiên Chúa không ai thấy bao giờ, Con Một, Đấng ở nơi cung lòng Cha, chính Người đã thông tri" (Ga 1,18). Con người có thể biết Thiên Chúa qua công trình sáng tạo và lịch sử cứu độ, nhưng chưa ai thấy khuôn mặt Ngài. Chính Chúa Con tỏ bày cho nhân loại biết sự thật sâu xa của Thiên Chúa "Ai thấy Thầy là thấy Cha". Qua cuộc sống và lời giảng dạy, Chúa Giêsu đã chỉ cho nhân loại thấy Chúa Cha nhân hậu giàu lòng xót thương.
Thiên Chúa là Đấng chí thánh. Chúa Giêsu đã dạy con người phải sống thánh thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện. Chúa Giêsu, một con người thánh thiện không có một dấu vết tội lỗi nào. Chính Ngài là Con Thiên Chúa hằng sống đã làm người, giống chúng ta mọi phần, chỉ trừ tội lỗi. (Dt 4,15). Ngài dạy cho nhân loại con đường thánh thiện, và nêu gương thánh thiện. Vì thế, Ngài đã có thể nói : “Hãy học cùng tôi” (Mt 11,29). Khuôn mẫu thánh thiện mà Ngài để lại cho chúng ta được biểu lộ một cách rõ ràng qua tình yêu của Ngài đối với chúng ta, vì tình yêu là cốt lõi của lề luật. Vì thế Ngài dạy rằng : “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12). Nơi Thiên Chúa, tình yêu và sự thánh thiện là một, bởi vì Thiên Chúa là Tình Yêu và đồng thời cũng là Đấng Thánh.
Mọi người Kitô hữu đều được mời gọi nên thánh. Đó là một ơn gọi rất cao cả như lời Chúa Giêsu: "Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Ðấng hoàn thiện" (Mt 5,48). Công Ðồng Vatican II cũng lập lại ý tưởng đó: "Mọi Kitô hữu, dù ở địa vị nào, bậc sống nào, đều được Chúa kêu gọi đạt tới sự trọn lành thánh thiện như Chúa Cha trọn lành, tùy theo con đường của mỗi người" (GH 11,3). Trong các thư của Thánh Phaolô, ngài gọi các tín hữu là những vị thánh. Qua Bí Tích Rửa Tội, mọi tín hữu được tham dự vào sự thánh thiện của Thiên Chúa. Thánh Gioan Phaolô II nói rằng: thành công đẹp nhất của một cuộc đời là sự thánh thiện. Tin Chúa, yêu Chúa và sống theo lời Chúa dạy qua Tám Mối Phúc Thật, mọi tín hữu sẽ nên thánh.Trở nên giống Chúa Giêsu, trở nên trọn lành như Chúa Cha ở trên trời, trở nên thánh, đó là ơn gọi của mọi người Kitô hữu.
4. Thiên Chúa sinh xuống làm người để con người được thông phần bản tính Thiên Chúa.
Thánh Irénée đã nói về Đức Kitô rằng : "Người đã trở nên giống chúng ta, để chúng ta trở thành như Người". Đó không phải là một sự thần hóa thật sự và trọn vẹn trong Con Thiên Chúa nhập thể sao? Về sau, Clément (Alexandrie) và Grégoire (Naziance) đã làm biến đổi suy tư ấy một cách sâu xa khi quả quyết : "Thiên Chúa đã làm người để con người làm Chúa". Nhà thần học Karl Rahner viết :"Thiên Chúa làm người để con người được trở nên Thiên Chúa", để con người trở thành con Thiên Chúa, với món quà tuyệt vời: “Thiên Chúa đã ban tặng cho chúng ta những gì rất qúy báu và trọng đại Người đã hứa, để nhờ đó, anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa..." ( 2Pr 1,4).
Trước Máng Cỏ Bêlem, thật ngạc nhiên, chúng ta sẽ khám phá ra tình thương bao la của Thiên Chúa. Lời hứa từ thuở ban sơ, hôm nay đã được thực hiện. Thiên Chúa tỏ bày tình thương bằng cách trao ban chính Con Một của Ngài cho nhân loại.Thánh Phaolô diễn tả: Thiên Chúa bước xuống phận con người, để con người được thông phần bản tính Thiên Chúa.
Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Ngài. Ngôi Lời làm người mang lấy bản tính nhân loại và làm cho bản tính ấy được thông phần bản tính Thiên Chúa. Là Con Thiên Chúa, Ngài đã tự nguyện sinh ra làm con loài người để loài người trở thành con Thiên Chúa nhờ kết hợp với Ngài. Từ khi xuống thế làm người, Con Thiên Chúa đã tự đồng hóa mình với mỗi người trong nhân loại. Từ đây, phẩm giá của con người được nhìn nhận không chỉ vì họ là con người vượt trên mọi loài, nhưng còn vì họ là con Thiên Chúa.
Tin Mừng Giáng Sinh nâng cao phẩm giá con người ngay từ khi được cưu mang trong dạ mẹ và vừa mới sinh ra. Chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu trong máng cỏ, chúng ta sẽ học được nhiều bài học về Sự Thật, Tự Do, Công Lý, Hoà Bình và Tình Thương. Hài Nhi Giêsu đã mở ra triều đại của Công Lý Tình Thương trên “nền tảng chính trực công minh, từ nay cho đến mãi muôn đời” (Is 9,5-6). Nơi Đức Giêsu Kitô, Đấng sinh ra tại Bêlem, Thiên Chúa nhận lấy thân phận con người, để chúng ta có thể đến được với Thiên Chúa và để thiết lập giao ước với loài người và con người giao ước liên đới với nhau.Giáng Sinh trở thành một đại lễ của nhân loại.
Giáng Sinh là ngày hội lớn duy nhất trên trái đất được đón mừng bởi mọi quốc gia, mọi sắc tộc, mọi tầng lớp xã hội. Từ núi cao, trong rừng sâu, xuống đồng bằng, vào thị tứ giàu sang… Qua đủ mọi hình thức: nhóm vài cây củi trên rừng, thắp ngọn nến đơn sơ trong ngôi Nhà Thờ bé nhỏ nghèo nàn vùng quê hẻo lánh, hay trăm ngàn ánh đèn muôn mầu rực rỡ chốn đô hội văn minh tráng lệ, khắp nơi đón mừng và cùng hát lên tâm tình:
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời.
Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương’’
Giáng Sinh, đất trời giao duyên trong hôn phối nhiệm mầu của tình yêu cứu độ. Thiên Chúa làm người, nối nhịp cầu tương giao giữa Thiên Chúa và nhân loại, bắc nhịp cầu nối liền giữa con người với nhau. Thiên Chúa yêu thương con người và muốn mọi người đáp lại bằng lòng yêu mến Ngài và yêu thương nhau.