Chúa Nhật I mùa Vọng năm C
(Lc 21,25-28.34-36)
Với Chúa Nhật thứ nhất mùa Vọng, chúng ta khởi đầu một năm phụng vụ mới, cũng là khởi đầu thời kỳ chuẩn bị đại lễ Chúa Giáng Sinh, mừng Ngôi Hai Thiên Chúa làm người để cứu chuộc nhân loại. Đức Kitô đã đến, đang đến và sẽ đến, thế nên việc chuẩn bị kỷ niệm ngày Chúa Giáng Sinh còn là dịp để nhắc nhở mỗi tín hữu biết chuẩn bị đón chờ Chúa đến cách thích đáng nhất.
Chuẩn bị để đón chờ Chúa sẽ giáng lâm vào ngày sau hết. Đó là biến cố chắc chắn sẽ xảy đến, như trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã báo trước với những hình ảnh lạ lùng của văn chương khải huyền : “Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao; dưới đất, các dân tộc buồn sầu lo lắng, vì biển gầm sóng vỗ. Người ta sợ hãi kinh hồn chờ đợi những gì sẽ xảy đến trong vũ trụ, vì các tầng trời sẽ rung chuyển. Lúc đó, người ta sẽ thấy trên đám mây, Con Người hiện đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả”.
Việc chuẩn bị đón chờ Chúa đến hằng năm trong dịp lễ Giáng Sinh cũng nhắc nhở chúng ta phải biết chuẩn bị đón chờ Chúa đến trong mỗi giây phút sống và nhất là chuẩn bị đón chờ Chúa đến trong giây phút quyết định từ giã cõi đời của mỗi người.
Là Kitô hữu, việc chuẩn bị chính đáng nhất, theo đúng ý Chúa nhất, là sự chuẩn bị thiêng liêng trong tâm hồn chứ không phải là sự chuẩn bị bên ngoài của dự định mua sắm, của kế hoạch vui chơi trong những ngày lễ. Mùa Vọng là cao điểm của năm phụng vụ trong đó mọi tín hữu được mời gọi sống sâu xa kinh nghiệm hoán cải của con tim và tâm trí, bằng cách nhìn lại cuộc sống của mình, xem có gì là chưa phải, là lầm đường lạc lối để sửa đổi, để điều chỉnh, để làm lại cho đúng.
Lời Chúa trong Chúa Nhật thứ nhất mùa Vọng hôm nay vang lên lời kêu mời : “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người !” Cần tỉnh thức và cầu nguyện luôn bởi Chúa đến thật bất ngờ. Bất ngờ “như chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu… mọi dân cư khắp mặt đất”.
Để khỏi bị bất ngờ, về mặt tích cực ấy là phải luôn tỉnh thức và cầu nguyện. Tỉnh thức trong tư thế phục vụ và cầu nguyện liên lỉ không ngừng. Ngoài ra, về mặt tiêu cực, Chúa dạy : “Các con hãy giữ mình, kẻo lòng các con ra nặng nề, vì chè chén say sưa và lo lắng việc đời”. Nghĩa là chớ chè chén say sưa, lo lắng sự đời thái quá đến nỗi lòng trí ra nặng nề không còn biết phân biệt đen trắng, thiện ác, đúng sai…
Trong Chúa Nhật thứ nhất mùa vọng này tôi chỉ xin đề cập đến một trong những điểm Chúa dạy ở trên. Nếu mùa vọng này chúng ta thực hành được một điều này thôi, thiết tưởng cũng đã đủ. Điều ấy là chớ chè chén say sưa.
Nhấn mạnh về điểm thực hành này bởi lẽ trong vài chục năm gần đây, chưa bao giờ trên đất nước Việt Nam còn nghèo của chúng ta, ngành kinh doanh ăn nhậu lại phát triển đến thế, người ta lại nhậu nhiều đến thế. Vui cũng nhậu, buồn cũng nhậu, không vui không buồn cũng nhậu. Nhậu tối ngày sáng đêm. Nhậu cuối tuần, nhậu đầu tuần và nhậu cả giữa tuần. Thật đáng buồn khi trường học, nhà thương, nhà máy thì ít mà nhà hàng, quán nhậu thì đâu đâu cũng có : từ ngoài phố đến trong hẻm, từ ngoài đường đến trong nhà, từ cao cấp đến bình dân, thượng vàng hạ cám đủ cả.
Thứ trưởng y tế Việt Nam cho biết, tình hình tiêu thụ rượu, bia tại Việt Nam rất đáng báo động : Việt Nam đứng thứ hai trong các nước Đông Nam Á, đứng thứ 10 châu Á và đứng thứ 29 trên toàn thế giới. Theo thống kê, tổng chi tiêu một năm cho rượu, bia của Việt Nam là 16.372 tỷ đồng. Thật là hoang phí vô độ khi Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo, với hơn 16.000 tỷ đồng hoang phí đó ta có thể mua 1.770.000 tấn gạo đủ để nuôi sống gần 21 triệu người/năm. 16.000 tỉ đồng, đó chỉ là cái giá vật chất trực tiếp chi cho rượu bia. Thế còn những cái giá phải trả do hậu quả của việc uống rượu là bệnh tật, là tai nạn giao thông, là tệ nạn trong xã hội, là những đổ vỡ trong gia đình… thì làm sao tính nổi ?
Điều nguy hiểm nhất là nhậu trở thành chuẩn mực được đề cao, là phương cách để chứng tỏ bản lãnh. Cái thói tật tệ nhất ở bàn nhậu là người ta thách thức nhau uống, ép nhau uống cho kỳ được, với những lý lẽ mà nếu tỉnh táo suy nghĩ ta sẽ thấy là chẳng có lý lẽ gì. Nào là “Phải cạn ly thì mới cạn tình!”. Sao lại có thể gán ép tào lao như vậy! Bạn bè tình nghĩa với nhau là khi tắt lửa tối đèn có nhau, lúc hoạn nạn giúp đỡ nhau, là chân thật giúp nhau sống tốt hơn… chứ sao lại là phải cạn ly mới là cạn tình? Người ta đưa ra những lý lẽ vô lý như vậy để ép nhau uống, không muốn uống thì cũng phải uống…
Nào là “nam vô tửu như kỳ vô phong”, phải uống rượu tới bến mới chứng tỏ bản lãnh đàn ông. Kẻ uống được thì huênh hoang tự đắc, coi đó là cách chứng tỏ sức mạnh và bản lãnh đàn ông của mình, kiểu như: tôi đã từng hạ gục biết bao nhiêu người, chỉ một mình tôi còn đủ tỉnh táo, lên xe về nhà... tự hào như một kỳ tích, khoe khoang khắp chốn… Bản lãnh gì ở nơi bàn nhậu đó! Mặt đỏ, tay vung, nói như lãnh tụ… Bản lãnh của người đàn ông là biết chăm lo cho vợ con, biết lên tiếng cho công lý và hoà bình, biết chống lại những bất công, vô pháp xảy ra hằng ngày trong xã hội… Bản lãnh của đàn ông ở chỗ, tôi biết khả năng tôi uống tới đâu, và cương quyết từ chối không uống vượt quá giới hạn đó… Xin có lời khuyên cho các cô: đối với những thanh niên chỉ biết bày tỏ bản lãnh nơi bàn nhậu, các cô chớ có cưới vào, thà ở vậy còn đỡ bất hạnh hơn.
Có người lại ngụy biện rằng thời xưa Chúa Giêsu cũng ăn nhậu, lại còn hóa nước thành rượu ở tiệc cưới Cana cho người ta uống thả cửa nữa là ! Có, Chúa có hóa nước thành rượu ở tiệc cưới Cana, nhưng là do yêu cầu của Mẹ Người, và là để chúc lành cho đôi tân hôn. Có, Chúa thường ăn nhậu với những người tội lỗi, nhưng không hề quá chén say xỉn…
Không, không cần phải biện luận dài dòng, chỉ cần lặp lại lời Chúa dạy : “đừng chè chén say sưa”, là đủ để bác mọi lý lẽ khác. Tiếp nối lời dạy đó, thánh Phaolô khuyên bảo các tín hữu Êphêsô : “Chớ say sưa rượu chè, vì rượu chè đưa tới truỵ lạc” (Ep 5,18).
Vậy có người sẽ nghĩ : tôi đâu có nhậu, mà dẫu có nhậu thì cũng đâu đến nỗi lè nhè say xỉn ; vậy bài giảng này chẳng liên quan gì đến tôi. Không ! Kẻ ít người nhiều, đều liên quan hết ! Bởi vì, thực ra, những điều nói trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, của những vấn đề xã hội rộng lớn hơn chìm sâu bên dưới.
Xã hội ăn nhậu chẳng phải là dấu hiệu của một xã hội khủng hoảng niềm tin, sống không có lý tưởng, của một xã hội với nền văn hóa tinh thần thiếu nền tảng, không có chiều sâu hay sao ?
Vậy, chúng ta phải có trách nhiệm đóng góp phần mình thế nào để lành mạnh hóa xã hội, để mang lại ý nghĩa cuộc sống cho một xã hội xuống cấp và thiếu định hướng đạo đức như ngày hôm nay ?
Đó là câu hỏi mà mỗi người chúng ta phải hỏi, để sống tích cực trong mùa vọng này ngõ hầu khỏi bị bất ngờ khi Chúa đến. Chúa đến bất ngờ, nhưng thực ra chỉ là bất ngờ đối với những ai không tỉnh thức.
Đại Chủng Viện thánh Giuse Sàigòn
(Lc 21,25-28.34-36)
Với Chúa Nhật thứ nhất mùa Vọng, chúng ta khởi đầu một năm phụng vụ mới, cũng là khởi đầu thời kỳ chuẩn bị đại lễ Chúa Giáng Sinh, mừng Ngôi Hai Thiên Chúa làm người để cứu chuộc nhân loại. Đức Kitô đã đến, đang đến và sẽ đến, thế nên việc chuẩn bị kỷ niệm ngày Chúa Giáng Sinh còn là dịp để nhắc nhở mỗi tín hữu biết chuẩn bị đón chờ Chúa đến cách thích đáng nhất.
Chuẩn bị để đón chờ Chúa sẽ giáng lâm vào ngày sau hết. Đó là biến cố chắc chắn sẽ xảy đến, như trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã báo trước với những hình ảnh lạ lùng của văn chương khải huyền : “Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao; dưới đất, các dân tộc buồn sầu lo lắng, vì biển gầm sóng vỗ. Người ta sợ hãi kinh hồn chờ đợi những gì sẽ xảy đến trong vũ trụ, vì các tầng trời sẽ rung chuyển. Lúc đó, người ta sẽ thấy trên đám mây, Con Người hiện đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả”.
Việc chuẩn bị đón chờ Chúa đến hằng năm trong dịp lễ Giáng Sinh cũng nhắc nhở chúng ta phải biết chuẩn bị đón chờ Chúa đến trong mỗi giây phút sống và nhất là chuẩn bị đón chờ Chúa đến trong giây phút quyết định từ giã cõi đời của mỗi người.
Là Kitô hữu, việc chuẩn bị chính đáng nhất, theo đúng ý Chúa nhất, là sự chuẩn bị thiêng liêng trong tâm hồn chứ không phải là sự chuẩn bị bên ngoài của dự định mua sắm, của kế hoạch vui chơi trong những ngày lễ. Mùa Vọng là cao điểm của năm phụng vụ trong đó mọi tín hữu được mời gọi sống sâu xa kinh nghiệm hoán cải của con tim và tâm trí, bằng cách nhìn lại cuộc sống của mình, xem có gì là chưa phải, là lầm đường lạc lối để sửa đổi, để điều chỉnh, để làm lại cho đúng.
Lời Chúa trong Chúa Nhật thứ nhất mùa Vọng hôm nay vang lên lời kêu mời : “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người !” Cần tỉnh thức và cầu nguyện luôn bởi Chúa đến thật bất ngờ. Bất ngờ “như chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu… mọi dân cư khắp mặt đất”.
Để khỏi bị bất ngờ, về mặt tích cực ấy là phải luôn tỉnh thức và cầu nguyện. Tỉnh thức trong tư thế phục vụ và cầu nguyện liên lỉ không ngừng. Ngoài ra, về mặt tiêu cực, Chúa dạy : “Các con hãy giữ mình, kẻo lòng các con ra nặng nề, vì chè chén say sưa và lo lắng việc đời”. Nghĩa là chớ chè chén say sưa, lo lắng sự đời thái quá đến nỗi lòng trí ra nặng nề không còn biết phân biệt đen trắng, thiện ác, đúng sai…
Trong Chúa Nhật thứ nhất mùa vọng này tôi chỉ xin đề cập đến một trong những điểm Chúa dạy ở trên. Nếu mùa vọng này chúng ta thực hành được một điều này thôi, thiết tưởng cũng đã đủ. Điều ấy là chớ chè chén say sưa.
Nhấn mạnh về điểm thực hành này bởi lẽ trong vài chục năm gần đây, chưa bao giờ trên đất nước Việt Nam còn nghèo của chúng ta, ngành kinh doanh ăn nhậu lại phát triển đến thế, người ta lại nhậu nhiều đến thế. Vui cũng nhậu, buồn cũng nhậu, không vui không buồn cũng nhậu. Nhậu tối ngày sáng đêm. Nhậu cuối tuần, nhậu đầu tuần và nhậu cả giữa tuần. Thật đáng buồn khi trường học, nhà thương, nhà máy thì ít mà nhà hàng, quán nhậu thì đâu đâu cũng có : từ ngoài phố đến trong hẻm, từ ngoài đường đến trong nhà, từ cao cấp đến bình dân, thượng vàng hạ cám đủ cả.
Thứ trưởng y tế Việt Nam cho biết, tình hình tiêu thụ rượu, bia tại Việt Nam rất đáng báo động : Việt Nam đứng thứ hai trong các nước Đông Nam Á, đứng thứ 10 châu Á và đứng thứ 29 trên toàn thế giới. Theo thống kê, tổng chi tiêu một năm cho rượu, bia của Việt Nam là 16.372 tỷ đồng. Thật là hoang phí vô độ khi Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo, với hơn 16.000 tỷ đồng hoang phí đó ta có thể mua 1.770.000 tấn gạo đủ để nuôi sống gần 21 triệu người/năm. 16.000 tỉ đồng, đó chỉ là cái giá vật chất trực tiếp chi cho rượu bia. Thế còn những cái giá phải trả do hậu quả của việc uống rượu là bệnh tật, là tai nạn giao thông, là tệ nạn trong xã hội, là những đổ vỡ trong gia đình… thì làm sao tính nổi ?
Điều nguy hiểm nhất là nhậu trở thành chuẩn mực được đề cao, là phương cách để chứng tỏ bản lãnh. Cái thói tật tệ nhất ở bàn nhậu là người ta thách thức nhau uống, ép nhau uống cho kỳ được, với những lý lẽ mà nếu tỉnh táo suy nghĩ ta sẽ thấy là chẳng có lý lẽ gì. Nào là “Phải cạn ly thì mới cạn tình!”. Sao lại có thể gán ép tào lao như vậy! Bạn bè tình nghĩa với nhau là khi tắt lửa tối đèn có nhau, lúc hoạn nạn giúp đỡ nhau, là chân thật giúp nhau sống tốt hơn… chứ sao lại là phải cạn ly mới là cạn tình? Người ta đưa ra những lý lẽ vô lý như vậy để ép nhau uống, không muốn uống thì cũng phải uống…
Nào là “nam vô tửu như kỳ vô phong”, phải uống rượu tới bến mới chứng tỏ bản lãnh đàn ông. Kẻ uống được thì huênh hoang tự đắc, coi đó là cách chứng tỏ sức mạnh và bản lãnh đàn ông của mình, kiểu như: tôi đã từng hạ gục biết bao nhiêu người, chỉ một mình tôi còn đủ tỉnh táo, lên xe về nhà... tự hào như một kỳ tích, khoe khoang khắp chốn… Bản lãnh gì ở nơi bàn nhậu đó! Mặt đỏ, tay vung, nói như lãnh tụ… Bản lãnh của người đàn ông là biết chăm lo cho vợ con, biết lên tiếng cho công lý và hoà bình, biết chống lại những bất công, vô pháp xảy ra hằng ngày trong xã hội… Bản lãnh của đàn ông ở chỗ, tôi biết khả năng tôi uống tới đâu, và cương quyết từ chối không uống vượt quá giới hạn đó… Xin có lời khuyên cho các cô: đối với những thanh niên chỉ biết bày tỏ bản lãnh nơi bàn nhậu, các cô chớ có cưới vào, thà ở vậy còn đỡ bất hạnh hơn.
Có người lại ngụy biện rằng thời xưa Chúa Giêsu cũng ăn nhậu, lại còn hóa nước thành rượu ở tiệc cưới Cana cho người ta uống thả cửa nữa là ! Có, Chúa có hóa nước thành rượu ở tiệc cưới Cana, nhưng là do yêu cầu của Mẹ Người, và là để chúc lành cho đôi tân hôn. Có, Chúa thường ăn nhậu với những người tội lỗi, nhưng không hề quá chén say xỉn…
Không, không cần phải biện luận dài dòng, chỉ cần lặp lại lời Chúa dạy : “đừng chè chén say sưa”, là đủ để bác mọi lý lẽ khác. Tiếp nối lời dạy đó, thánh Phaolô khuyên bảo các tín hữu Êphêsô : “Chớ say sưa rượu chè, vì rượu chè đưa tới truỵ lạc” (Ep 5,18).
Vậy có người sẽ nghĩ : tôi đâu có nhậu, mà dẫu có nhậu thì cũng đâu đến nỗi lè nhè say xỉn ; vậy bài giảng này chẳng liên quan gì đến tôi. Không ! Kẻ ít người nhiều, đều liên quan hết ! Bởi vì, thực ra, những điều nói trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, của những vấn đề xã hội rộng lớn hơn chìm sâu bên dưới.
Xã hội ăn nhậu chẳng phải là dấu hiệu của một xã hội khủng hoảng niềm tin, sống không có lý tưởng, của một xã hội với nền văn hóa tinh thần thiếu nền tảng, không có chiều sâu hay sao ?
Vậy, chúng ta phải có trách nhiệm đóng góp phần mình thế nào để lành mạnh hóa xã hội, để mang lại ý nghĩa cuộc sống cho một xã hội xuống cấp và thiếu định hướng đạo đức như ngày hôm nay ?
Đó là câu hỏi mà mỗi người chúng ta phải hỏi, để sống tích cực trong mùa vọng này ngõ hầu khỏi bị bất ngờ khi Chúa đến. Chúa đến bất ngờ, nhưng thực ra chỉ là bất ngờ đối với những ai không tỉnh thức.
Đại Chủng Viện thánh Giuse Sàigòn