BÀI 34 BỔN PHẬN TÔN GIÁO.
Đứng đầu mọi nghĩa vụ của con người là bổn phận tôn giáo đối với Thiên Chúa.
1. THỜ PHƯỢNG THIÊN CHÚA.
Tôn thờ Thiên Chúa là bổn phận đương nhiên của một thụ tạo. Ngài là nguồn cột của ta và của mọi sự. Ta tỏ lòng phục tùng và tôn kính Ngài qua thái độ thờ phượng của ta.
Chỉ mình Thiên Chúa đáng tôn thờ, vì chỉ mình Ngài là Chúa và là Đấng Thánh.
Cần thờ phượng Ngài bằng cả thân xác (vì Ngài là chủ toàn thể con người), một cách cộng đồng (vì Ngài là chủ toàn thể nhân loại) như Đức Giêsu (vì chỉ mình Đức Giêsu mới tôn thờ Ngài cách xứng đáng).
2. THI HÀNH Ý THIÊN CHÚA.
Thiên Chúa thật cao cả. Ý Ngài thật khôn ngoan và nhiệm mầu. Ta phải vâng theo ý Ngài. Một khi đã làm theo ý Ngài, chắc chắn ta sẽ đạt tới ơn cứu rỗi.
Ta có thể biết ý Thiên Chúa bằng nhiều cách : qua lương tâm, qua các luật do chính Thiên Chúa hoặc do Giáo hội qui định, qua sự hướng dẫn và lời khuyên của kẻ khác...
Cần cầu nguyện để thấy rõ ý Thiên Chúa và được thêm sức mạnh để thi hành.
3. TÔN KÍNH THÁNH DANH.
Tên là người. Tên Thiên Chúa cũng thánh thiện và cao cả như chính Ngài. Vì thế không được lấy Danh Ngài mà nguyền rủa. Trái lại phải tỏ lòng kính trọng và yêu mến.
Lòng tôn kính phải bao trùm tất cả những gì liên quan đến Thiên Chúa : nơi thờ phượng, đồ thờ phượng, sách thánh, những người hiến thân cho Thiên Chúa.
Thề là lấy Thiên Chúa làm chứng cho lời mình quả quyết Thiên Chúa không thể làm chứng gian. Bởi vậy không được thề dối và phải giữ những điều đã thề một cách thích đáng.
Khấn là tự ý cam kết điều gì với Thiên Chúa. Không giữ lời khấn là thiếu tôn kính và thành tín với chính Thiên Chúa.
4. TÔN KÍNH CÁC THÁNH.
Ta không thờ phượng các Thánh, nhưng tôn kính các Ngài vì các Ngài là bạn hữu của Thiên Chúa, là hoa quả của ơn thánh, là gương mẫu cho các tín hữu và là những người cầu bầu cho ta ở bên Thiên Chúa. Cũng vì thế hằng năm có nhiều lễ kính Thánh.
Trên hết mọi Thánh là Đức Trinh Nữ Maria. Địa vị của Người rất đặc biệt : là Mẹ Đức Giêsu, là Mẹ Thiên Chúa, là Đấng góp phần vào việc cứu chuộc loài người, là Mẹ nhân loại. .. Người được nhiều ơn ngoại lệ : không mắc nguyên tội, suốt đời đồng trinh, đầy ơn phúc, hồn xác lên trời. ..
Người tín hữu thường lần chuỗi “Mân Côi” mỗi ngày để tôn kính Đức Maria.
Mỗi năm có nhiều ngày lễ kính Đức Maria. Long trọng nhất là hai lễ : Vô nhiễm nguyên tội (ngày 8 tháng 12) và Hồn xác lên trời (ngày 15 tháng 8).
Tôn kính Đức Maria và các Thánh là việc chính đáng, hữu ích và cần thiết. Tuy nhiên, việc tôn kính này phải đơn giản trong hình thức, sâu xa trong tinh thần, và nhất là qui hướng về Thiên Chúa, nghĩa là làm vinh danh Thiên Chúa qua Đức Maria và các Thánh của Ngài.
5. THÁNH HÓA CÁC NGÀY LỄ.
Chúa nhật là ngày Đức Giêsu sống lại. Thánh Thần cũng hiện xuống vào một ngày Chúa nhật. Ngoài ra còn có nhiều ngày lễ trọng khác được thiết lập để mừng các mầu nhiệm khác nhau của ơn cứu chuộc, hoặc để kính Đức Maria và các Thánh.
Đó là những ngày Thánh.
Các ngày Chúa nhật và ngày Giáng Sinh là lễ buộc. Các tín hữu buộc tham dự Thánh Lễ để nghe Lời Chúa, nghe giảng, cử hành Thánh Thể, và nếu được, rước Mình Thánh Chúa.
Thánh Lễ Chúa Nhật là tột đỉnh của tuần lễ. Giáo hội tại mỗi địa phương tập họp cùng nhau ca ngợi Thiên Chúa lãnh nhận ân sủng, sức mạnh và niềm vui để sống đạo suốt tuần.
Vào các ngày lễ buộc, cộng đoàn tín hữu chẳng những đi dự Thánh lễ, nhưng còn tránh làm những việc nặng nhọc. Giáo hội muốn tín hữu nghỉ ngơi về thể xác và dùng thời giờ rảnh rỗi để cầu nguyện, sống với nhau trong gia đình hoặc đi thăm viếng bà con bạn bè.
Giữ chay cũng là một hình thức thánh hóa ngày lễ. Khi ăn chay, các tín hữu theo gương Đức Giêsu và các Thánh bớt phần lương thực nuôi xác để nâng tâm hồn lên tới Thiên Chúa và lấy tiền dành dụm chia sẻ với người nghèo. Ngày nay, Giáo hội chỉ còn giữ lại hai ngày chay : Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh. Dưới 20 tuổi và trên 60 tuổi không buộc phải giữ chay.
Đứng đầu mọi nghĩa vụ của con người là bổn phận tôn giáo đối với Thiên Chúa.
1. THỜ PHƯỢNG THIÊN CHÚA.
Tôn thờ Thiên Chúa là bổn phận đương nhiên của một thụ tạo. Ngài là nguồn cột của ta và của mọi sự. Ta tỏ lòng phục tùng và tôn kính Ngài qua thái độ thờ phượng của ta.
Chỉ mình Thiên Chúa đáng tôn thờ, vì chỉ mình Ngài là Chúa và là Đấng Thánh.
Cần thờ phượng Ngài bằng cả thân xác (vì Ngài là chủ toàn thể con người), một cách cộng đồng (vì Ngài là chủ toàn thể nhân loại) như Đức Giêsu (vì chỉ mình Đức Giêsu mới tôn thờ Ngài cách xứng đáng).
2. THI HÀNH Ý THIÊN CHÚA.
Thiên Chúa thật cao cả. Ý Ngài thật khôn ngoan và nhiệm mầu. Ta phải vâng theo ý Ngài. Một khi đã làm theo ý Ngài, chắc chắn ta sẽ đạt tới ơn cứu rỗi.
Ta có thể biết ý Thiên Chúa bằng nhiều cách : qua lương tâm, qua các luật do chính Thiên Chúa hoặc do Giáo hội qui định, qua sự hướng dẫn và lời khuyên của kẻ khác...
Cần cầu nguyện để thấy rõ ý Thiên Chúa và được thêm sức mạnh để thi hành.
3. TÔN KÍNH THÁNH DANH.
Tên là người. Tên Thiên Chúa cũng thánh thiện và cao cả như chính Ngài. Vì thế không được lấy Danh Ngài mà nguyền rủa. Trái lại phải tỏ lòng kính trọng và yêu mến.
Lòng tôn kính phải bao trùm tất cả những gì liên quan đến Thiên Chúa : nơi thờ phượng, đồ thờ phượng, sách thánh, những người hiến thân cho Thiên Chúa.
Thề là lấy Thiên Chúa làm chứng cho lời mình quả quyết Thiên Chúa không thể làm chứng gian. Bởi vậy không được thề dối và phải giữ những điều đã thề một cách thích đáng.
Khấn là tự ý cam kết điều gì với Thiên Chúa. Không giữ lời khấn là thiếu tôn kính và thành tín với chính Thiên Chúa.
4. TÔN KÍNH CÁC THÁNH.
Ta không thờ phượng các Thánh, nhưng tôn kính các Ngài vì các Ngài là bạn hữu của Thiên Chúa, là hoa quả của ơn thánh, là gương mẫu cho các tín hữu và là những người cầu bầu cho ta ở bên Thiên Chúa. Cũng vì thế hằng năm có nhiều lễ kính Thánh.
Trên hết mọi Thánh là Đức Trinh Nữ Maria. Địa vị của Người rất đặc biệt : là Mẹ Đức Giêsu, là Mẹ Thiên Chúa, là Đấng góp phần vào việc cứu chuộc loài người, là Mẹ nhân loại. .. Người được nhiều ơn ngoại lệ : không mắc nguyên tội, suốt đời đồng trinh, đầy ơn phúc, hồn xác lên trời. ..
Người tín hữu thường lần chuỗi “Mân Côi” mỗi ngày để tôn kính Đức Maria.
Mỗi năm có nhiều ngày lễ kính Đức Maria. Long trọng nhất là hai lễ : Vô nhiễm nguyên tội (ngày 8 tháng 12) và Hồn xác lên trời (ngày 15 tháng 8).
Tôn kính Đức Maria và các Thánh là việc chính đáng, hữu ích và cần thiết. Tuy nhiên, việc tôn kính này phải đơn giản trong hình thức, sâu xa trong tinh thần, và nhất là qui hướng về Thiên Chúa, nghĩa là làm vinh danh Thiên Chúa qua Đức Maria và các Thánh của Ngài.
5. THÁNH HÓA CÁC NGÀY LỄ.
Chúa nhật là ngày Đức Giêsu sống lại. Thánh Thần cũng hiện xuống vào một ngày Chúa nhật. Ngoài ra còn có nhiều ngày lễ trọng khác được thiết lập để mừng các mầu nhiệm khác nhau của ơn cứu chuộc, hoặc để kính Đức Maria và các Thánh.
Đó là những ngày Thánh.
Các ngày Chúa nhật và ngày Giáng Sinh là lễ buộc. Các tín hữu buộc tham dự Thánh Lễ để nghe Lời Chúa, nghe giảng, cử hành Thánh Thể, và nếu được, rước Mình Thánh Chúa.
Thánh Lễ Chúa Nhật là tột đỉnh của tuần lễ. Giáo hội tại mỗi địa phương tập họp cùng nhau ca ngợi Thiên Chúa lãnh nhận ân sủng, sức mạnh và niềm vui để sống đạo suốt tuần.
Vào các ngày lễ buộc, cộng đoàn tín hữu chẳng những đi dự Thánh lễ, nhưng còn tránh làm những việc nặng nhọc. Giáo hội muốn tín hữu nghỉ ngơi về thể xác và dùng thời giờ rảnh rỗi để cầu nguyện, sống với nhau trong gia đình hoặc đi thăm viếng bà con bạn bè.
Giữ chay cũng là một hình thức thánh hóa ngày lễ. Khi ăn chay, các tín hữu theo gương Đức Giêsu và các Thánh bớt phần lương thực nuôi xác để nâng tâm hồn lên tới Thiên Chúa và lấy tiền dành dụm chia sẻ với người nghèo. Ngày nay, Giáo hội chỉ còn giữ lại hai ngày chay : Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh. Dưới 20 tuổi và trên 60 tuổi không buộc phải giữ chay.