Hải quân Hoa Kỳ đang có những vận động tuyên thánh cho Cha Thomas Conway, vị linh mục tuyên úy cuối cùng hy sinh trong thế chiến thứ Hai ở tuổi 37.
Dưới đây là bản dịch bài của Joseph Pronecheni, được đăng trên tờ National Catholic Register: The Memory of the Last Chaplain to Die in World War II Remains Alive
Còn Mãi Ký Ức Về Vị Linh Mục Đã Hy Sinh Sau Cùng Trong Thế Chiến Thứ 2
Cha Thomas Conway đã hiến tế cuộc sống của mình cho đàn chiên hải quân của mình.
Joseph Pronecheni
Khi chiến hạm USS Indianapolis lướt ngang vùng biển Phi Luật Tân vào khoảng 12:14 sáng ngày 30 tháng 7 năm 1945, thì thật không may nó đã bị trúng phải 2 trái thuỷ lôi của tàu ngầm Nhật. Trái đầu tiên làm đứt phăng mũi tàu. Trái thứ hai nổ tung ngay giữa boong tàu. Thảm hoạ này đã đánh dấu thiệt hại nhân mạng lớn nhất trên biển trong lịch sử hải quân Hoa Kỳ, cho đến tận ngày hôm nay, một thảm hoạ với tầm mức tàn phá thật kinh hoàng. Chiếc Indianapolis đã chìm dần xuống lòng biển trong vòng 12 phút hỗn loạn.
Đã có hơn 300 quân nhân trong số 1,195 thuỷ thủ và lính Thủy quân lục chiến trên tàu đã chìm theo chiếc Indianapolis vì không kịp thoát thân.
Một tháng trước khi Thế chiến thứ II chính thức kết thúc, Cha Thomas Conway đã trở thành vị linh mục tuyên úy Công Giáo cuối cùng – thật ra phải nói là vị tuyên úy cuối cùng của tất cả các tôn giáo trong quân đội Mỹ - đã hy sinh mạng sống vì đàn chiên trong chiến tranh. Cha đã là một trong số 880 người mới đầu còn sống sót, nhưng đã phải đối mặt với nhiều ngày trên biển trong những điều kiện thật khủng khiếp. Ngài đã chết cùng với những người bị chìm theo tàu sau khi nó bị trúng đạn.
Nhưng từ giây phút con tàu bắt đầu chìm xuống lòng biển, hành động của Cha Conway lại chính là điều cho chúng ta nhận biết thế nào là một vị anh hùng thực sự.
Một vị tuyên úy quả quyết
Trong ngày tháng Bảy định mệnh đầy hỗn loạn đó, đầy rẫy bóng dáng người nhấp nhô trên vùng đại dương rộng mở. Chẳng ai có cơ hội mặc áo phao an toàn. Nhiều người trong số họ bị thương và nhiên liệu của chiến hạm phủ khắp người họ. Ngay sau đó họ lại phải đối mặt với các cuộc tấn công của cá mập. Và trong vài ngày, bộ Tư Lệnh Hải quân đã không hề hay biết gì về sự mất tích của con tàu.
Ông Robert Dorr, thư ký Ủy ban Tưởng niệm Cựu chiến binh Waterbury ở thành phố Waterbury, tiểu bang Connecticut, cho biết:
“Cha Conway đã là linh hướng và người chăm sóc tinh thần cho họ trong suốt ba ngày rưỡi”.
Trong vài năm qua, Uỷ ban này đã cố gắng vận động để vị tuyên úy can đảm này, một người gốc gác ở thành phố này, được lãnh nhận các giải thưởng hậu tử.
“Ngài đã phải lặn ngụp trên biển với 400 người sống sót trên một tấm lưới dùng để phủ hàng hóa đang nổi lềnh bềnh”, ông Dorr nói. “Khi sắp chết, ngài đã làm các phép bí tích sau cùng, giải tội hoặc rửa tội cho họ”
Cùng ở đó với Cha Conway là đại uý Lewis Haynes, bác sĩ y khoa trên tàu. Trong hồi ức cá nhân về cuộc thử thách được in trên tờ The Saturday Evening Post vào năm 1955, ông Haynes đã bày tỏ lòng tôn kính Cha Conway khi nói rằng “chúng tôi đã tìm thấy một sự an ủi- một niềm tin mạnh mẽ để chúng tôi bám víu vào. Thiên Chúa có vẻ rất gần gũi. Phần lớn cảm xúc của chúng tôi đã trở nên mạnh mẽ hơn nhờ vị tuyên úy này là người đã di chuyển từ nhóm này sang nhóm khác để cùng cầu nguyện với mọi người. Cha tuyên úy Conway, không phải là người mạnh mẽ về thể xác, nhưng lòng can đảm và sự tốt lành của ngài dường như không có giới hạn.”
Hai người này thật sự không có giới hạn. Trong hơn ba ngày, cha và ông Haynes đã bơi đi bơi lại giữa những người còn sống sót xung quanh họ. Bám vào tấm lưới dùng để phủ hàng hóa, họ càng ngày càng cạn dần lương thực và nước uống, trong khi mặt trời vẫn chói chang trên mặt đại dương rộng mở.
Cha Conway không ngừng bơi đến từng nhóm riêng lẻ, giúp đỡ những người bị thương, tổ chức các nhóm cầu nguyện, nâng đỡ tinh thần họ, làm công tác mục vụ và làm các phép sau cùng cho những người sắp chết. Ngài thường bơi đằng sau những người yếu quá bị nước cuốn trôi và quăng giây để lôi họ trở lại, cố giữ lấy những người đang chết đuối, và khuyến khích mọi người không được từ bỏ hy vọng.
Ngài an ủi họ “Anh em hoặc sẽ về với gia đình hoặc sẽ về với Chúa.”
Frank Centazzo, một trong những người sống sót viết trong một cuốn hồi ký khác như sau: “Cha Conway thì nhìn từ hướng nào cũng là một sứ giả của Thiên Chúa. Ngài yêu công việc của mình…được tất cả những người lính tôn trọng và yêu thương. Tôi là người ở trong nhóm Cha Conway. … Tôi thấy ngài đã bơi từ nhóm này sang nhóm khác, tụ tập những người lính lại cùng nhau cầu nguyện và bảo họ không được từ bỏ hy vọng sẽ được giải cứu. Ngài đã tiếp tục làm việc cho đến khi kiệt sức. Tôi còn nhớ vào ngày thứ ba, vào cuối buổi chiều hôm ấy, khi ngài đến bên tôi và Paul McGiness. Ngài đang chống trả với dòng nước. Tôi và Paul ráng kẹp chặt ngài để ngài có thể nghỉ ngơi vài giờ. … Cha Conway đã thành công trong sứ mệnh của mình để tăng sức mạnh tinh thần cho tất cả chúng tôi. Cha đã khiến chúng tôi tin rằng mình sẽ được giải cứu.”
Nhiều năm sau, một người sống sót khác là Donald McCall sẽ chia sẻ như sau “Cha Conway hướng dẫn chúng tôi cầu nguyện khi ở dưới nước và nói với chúng tôi rằng anh em mình sẽ gặp an toàn, những người giúp đỡ đang đến.”
Đó là cách điển hình mà vị tuyên úy đã luôn giúp sức cho thuỷ thủ đoàn chiếc Indianapolis.
Trước chuyến hải hành định mệnh cuối cùng của nó, ngày 25 tháng 8 năm 1944, chiếc tàu tuần dương hạng nặng Indianapolis, vừa hoàn thành một nhiệm vụ bí mật chuyển giao các bộ phận của trái bom nguyên tử đầu tiên tới trại không quân Tinian. Là tàu đi đầu của Hạm đội Số 5, thuỷ thủ đoàn của tàu đã giành được 10 ngôi sao chiến đấu.
Tháng Ba, 1945, chiếc tàu bị hư hại nghiêm trọng tại Okinawa trong một cuộc tấn công theo kiểu quyết tử kamikaze của người Nhật. Chín thủy thủ thiệt mạng khi các chiến đấu cơ Nhật đâm xuống con tàu này để tự sát, và Cha Conway đã làm lễ an táng cho họ.
Sau vụ này, con tàu được đưa về California để tu bổ toàn diện. Trong khi con tàu đang chờ được sửa chữa, Cha Conway, tự bỏ tiền túi của mình, đi đến từng nhà trong số chín gia đình của những thủy thủ thiệt mạng để cầu nguyện, bày tỏ niềm cảm thông, và kể cho họ nghe về những đứa con đã anh dũng hy sinh của họ.
Dõi mắt theo bước những người lính của mình với các nhu cầu của họ - cả thể chất lẫn tinh thần - chính là mối quan tâm chính trong công việc mục vụ của ngài.
Richard Thelen, một thủy thủ sống sót đã chia sẻ như sau “Sáng ngày thứ hai sau khi nhào xuống nước, Cha Conway bơi đến nhóm của tôi và hỏi có người Công Giáo nào ở đây không? Dĩ nhiên là có tôi, và ngài đã bảo chúng tôi bơi về hướng này. Chúng tôi bơi theo, và ngài đã ban bí tích sau cùng của Giáo Hội cho tôi, rồi ngài bơi đi chỗ khác để tiếp tục công việc của mình.
Ông Centazzo tiếp lời “Ngài đã cho chúng tôi hy vọng và ý chí để chịu đựng. Ngài vắt kiệt sức ra để làm việc việc và cuối cùng ngài đã không còn sức chịu đựng vào buổi tối ngày thứ ba”.
Sau ba ngày rưỡi làm mục vụ cho đoàn chiên, hoàn toàn kiệt sức, cha Conway mới 37 tuổi đời đã chết đuối vào ngày 2 tháng Tám, 1945. Đúng một tháng sau, Nhật Bản đầu hàng đồng minh.
Ông Centzzo nói “Tất cả những ai sống sót đều nhớ đến ngài vì những công việc ngài đã làm trên tàu Indianapolis, và đặc biệt là trong ba ngày lênh đênh trên mặt biển”
Ngày 5 tháng Tám, lực lượng giải cứu tìm thấy họ. Nhưng chỉ còn 317 người trong tổng số 880 thuỷ thủ rời tàu còn sống sót. Những người khác đã chết vì thương tích, vì kiệt sức, vì uống quá nhiều nước biển và trở nên mê sảng rồi chết đuối, hay chết vì bị cá mập tấn công.
Source: National Catholic Register The Memory of the Last Chaplain to Die in World War II Remains Alive
Dưới đây là bản dịch bài của Joseph Pronecheni, được đăng trên tờ National Catholic Register: The Memory of the Last Chaplain to Die in World War II Remains Alive
Còn Mãi Ký Ức Về Vị Linh Mục Đã Hy Sinh Sau Cùng Trong Thế Chiến Thứ 2
Cha Thomas Conway đã hiến tế cuộc sống của mình cho đàn chiên hải quân của mình.
Joseph Pronecheni
Khi chiến hạm USS Indianapolis lướt ngang vùng biển Phi Luật Tân vào khoảng 12:14 sáng ngày 30 tháng 7 năm 1945, thì thật không may nó đã bị trúng phải 2 trái thuỷ lôi của tàu ngầm Nhật. Trái đầu tiên làm đứt phăng mũi tàu. Trái thứ hai nổ tung ngay giữa boong tàu. Thảm hoạ này đã đánh dấu thiệt hại nhân mạng lớn nhất trên biển trong lịch sử hải quân Hoa Kỳ, cho đến tận ngày hôm nay, một thảm hoạ với tầm mức tàn phá thật kinh hoàng. Chiếc Indianapolis đã chìm dần xuống lòng biển trong vòng 12 phút hỗn loạn.
Đã có hơn 300 quân nhân trong số 1,195 thuỷ thủ và lính Thủy quân lục chiến trên tàu đã chìm theo chiếc Indianapolis vì không kịp thoát thân.
Một tháng trước khi Thế chiến thứ II chính thức kết thúc, Cha Thomas Conway đã trở thành vị linh mục tuyên úy Công Giáo cuối cùng – thật ra phải nói là vị tuyên úy cuối cùng của tất cả các tôn giáo trong quân đội Mỹ - đã hy sinh mạng sống vì đàn chiên trong chiến tranh. Cha đã là một trong số 880 người mới đầu còn sống sót, nhưng đã phải đối mặt với nhiều ngày trên biển trong những điều kiện thật khủng khiếp. Ngài đã chết cùng với những người bị chìm theo tàu sau khi nó bị trúng đạn.
Nhưng từ giây phút con tàu bắt đầu chìm xuống lòng biển, hành động của Cha Conway lại chính là điều cho chúng ta nhận biết thế nào là một vị anh hùng thực sự.
Một vị tuyên úy quả quyết
Trong ngày tháng Bảy định mệnh đầy hỗn loạn đó, đầy rẫy bóng dáng người nhấp nhô trên vùng đại dương rộng mở. Chẳng ai có cơ hội mặc áo phao an toàn. Nhiều người trong số họ bị thương và nhiên liệu của chiến hạm phủ khắp người họ. Ngay sau đó họ lại phải đối mặt với các cuộc tấn công của cá mập. Và trong vài ngày, bộ Tư Lệnh Hải quân đã không hề hay biết gì về sự mất tích của con tàu.
Ông Robert Dorr, thư ký Ủy ban Tưởng niệm Cựu chiến binh Waterbury ở thành phố Waterbury, tiểu bang Connecticut, cho biết:
“Cha Conway đã là linh hướng và người chăm sóc tinh thần cho họ trong suốt ba ngày rưỡi”.
Trong vài năm qua, Uỷ ban này đã cố gắng vận động để vị tuyên úy can đảm này, một người gốc gác ở thành phố này, được lãnh nhận các giải thưởng hậu tử.
“Ngài đã phải lặn ngụp trên biển với 400 người sống sót trên một tấm lưới dùng để phủ hàng hóa đang nổi lềnh bềnh”, ông Dorr nói. “Khi sắp chết, ngài đã làm các phép bí tích sau cùng, giải tội hoặc rửa tội cho họ”
Cùng ở đó với Cha Conway là đại uý Lewis Haynes, bác sĩ y khoa trên tàu. Trong hồi ức cá nhân về cuộc thử thách được in trên tờ The Saturday Evening Post vào năm 1955, ông Haynes đã bày tỏ lòng tôn kính Cha Conway khi nói rằng “chúng tôi đã tìm thấy một sự an ủi- một niềm tin mạnh mẽ để chúng tôi bám víu vào. Thiên Chúa có vẻ rất gần gũi. Phần lớn cảm xúc của chúng tôi đã trở nên mạnh mẽ hơn nhờ vị tuyên úy này là người đã di chuyển từ nhóm này sang nhóm khác để cùng cầu nguyện với mọi người. Cha tuyên úy Conway, không phải là người mạnh mẽ về thể xác, nhưng lòng can đảm và sự tốt lành của ngài dường như không có giới hạn.”
Hai người này thật sự không có giới hạn. Trong hơn ba ngày, cha và ông Haynes đã bơi đi bơi lại giữa những người còn sống sót xung quanh họ. Bám vào tấm lưới dùng để phủ hàng hóa, họ càng ngày càng cạn dần lương thực và nước uống, trong khi mặt trời vẫn chói chang trên mặt đại dương rộng mở.
Cha Conway không ngừng bơi đến từng nhóm riêng lẻ, giúp đỡ những người bị thương, tổ chức các nhóm cầu nguyện, nâng đỡ tinh thần họ, làm công tác mục vụ và làm các phép sau cùng cho những người sắp chết. Ngài thường bơi đằng sau những người yếu quá bị nước cuốn trôi và quăng giây để lôi họ trở lại, cố giữ lấy những người đang chết đuối, và khuyến khích mọi người không được từ bỏ hy vọng.
Ngài an ủi họ “Anh em hoặc sẽ về với gia đình hoặc sẽ về với Chúa.”
Frank Centazzo, một trong những người sống sót viết trong một cuốn hồi ký khác như sau: “Cha Conway thì nhìn từ hướng nào cũng là một sứ giả của Thiên Chúa. Ngài yêu công việc của mình…được tất cả những người lính tôn trọng và yêu thương. Tôi là người ở trong nhóm Cha Conway. … Tôi thấy ngài đã bơi từ nhóm này sang nhóm khác, tụ tập những người lính lại cùng nhau cầu nguyện và bảo họ không được từ bỏ hy vọng sẽ được giải cứu. Ngài đã tiếp tục làm việc cho đến khi kiệt sức. Tôi còn nhớ vào ngày thứ ba, vào cuối buổi chiều hôm ấy, khi ngài đến bên tôi và Paul McGiness. Ngài đang chống trả với dòng nước. Tôi và Paul ráng kẹp chặt ngài để ngài có thể nghỉ ngơi vài giờ. … Cha Conway đã thành công trong sứ mệnh của mình để tăng sức mạnh tinh thần cho tất cả chúng tôi. Cha đã khiến chúng tôi tin rằng mình sẽ được giải cứu.”
Nhiều năm sau, một người sống sót khác là Donald McCall sẽ chia sẻ như sau “Cha Conway hướng dẫn chúng tôi cầu nguyện khi ở dưới nước và nói với chúng tôi rằng anh em mình sẽ gặp an toàn, những người giúp đỡ đang đến.”
Đó là cách điển hình mà vị tuyên úy đã luôn giúp sức cho thuỷ thủ đoàn chiếc Indianapolis.
Trước chuyến hải hành định mệnh cuối cùng của nó, ngày 25 tháng 8 năm 1944, chiếc tàu tuần dương hạng nặng Indianapolis, vừa hoàn thành một nhiệm vụ bí mật chuyển giao các bộ phận của trái bom nguyên tử đầu tiên tới trại không quân Tinian. Là tàu đi đầu của Hạm đội Số 5, thuỷ thủ đoàn của tàu đã giành được 10 ngôi sao chiến đấu.
Tháng Ba, 1945, chiếc tàu bị hư hại nghiêm trọng tại Okinawa trong một cuộc tấn công theo kiểu quyết tử kamikaze của người Nhật. Chín thủy thủ thiệt mạng khi các chiến đấu cơ Nhật đâm xuống con tàu này để tự sát, và Cha Conway đã làm lễ an táng cho họ.
Sau vụ này, con tàu được đưa về California để tu bổ toàn diện. Trong khi con tàu đang chờ được sửa chữa, Cha Conway, tự bỏ tiền túi của mình, đi đến từng nhà trong số chín gia đình của những thủy thủ thiệt mạng để cầu nguyện, bày tỏ niềm cảm thông, và kể cho họ nghe về những đứa con đã anh dũng hy sinh của họ.
Dõi mắt theo bước những người lính của mình với các nhu cầu của họ - cả thể chất lẫn tinh thần - chính là mối quan tâm chính trong công việc mục vụ của ngài.
Richard Thelen, một thủy thủ sống sót đã chia sẻ như sau “Sáng ngày thứ hai sau khi nhào xuống nước, Cha Conway bơi đến nhóm của tôi và hỏi có người Công Giáo nào ở đây không? Dĩ nhiên là có tôi, và ngài đã bảo chúng tôi bơi về hướng này. Chúng tôi bơi theo, và ngài đã ban bí tích sau cùng của Giáo Hội cho tôi, rồi ngài bơi đi chỗ khác để tiếp tục công việc của mình.
Ông Centazzo tiếp lời “Ngài đã cho chúng tôi hy vọng và ý chí để chịu đựng. Ngài vắt kiệt sức ra để làm việc việc và cuối cùng ngài đã không còn sức chịu đựng vào buổi tối ngày thứ ba”.
Sau ba ngày rưỡi làm mục vụ cho đoàn chiên, hoàn toàn kiệt sức, cha Conway mới 37 tuổi đời đã chết đuối vào ngày 2 tháng Tám, 1945. Đúng một tháng sau, Nhật Bản đầu hàng đồng minh.
Ông Centzzo nói “Tất cả những ai sống sót đều nhớ đến ngài vì những công việc ngài đã làm trên tàu Indianapolis, và đặc biệt là trong ba ngày lênh đênh trên mặt biển”
Ngày 5 tháng Tám, lực lượng giải cứu tìm thấy họ. Nhưng chỉ còn 317 người trong tổng số 880 thuỷ thủ rời tàu còn sống sót. Những người khác đã chết vì thương tích, vì kiệt sức, vì uống quá nhiều nước biển và trở nên mê sảng rồi chết đuối, hay chết vì bị cá mập tấn công.
Source: National Catholic Register The Memory of the Last Chaplain to Die in World War II Remains Alive