Ngày thứ Bẩy, 27 tháng Mười, ngày cuối cùng các phiên nhóm của Thượng Hội Đồng năm 2018 về tuổi trẻ đã được dành cho việc bỏ phiếu nhằm thông qua Tài Liệu Sau Cùng.
Tài liệu ấy đã được thông qua với số phiếu thuận vượt quá túc số 2/3 tức 166 nghị phụ hiện diện khá nhiều. Tuy nhiên, theo Đức Tổng Giám Mục Chaput của Philadelphia, cuộc bỏ phiếu này có nhiều điều bất cập mà quan trọng nhất là thiếu các bản dịch thỏa đáng. George Weigel đi xa hơn bằng cách nói đến sự cố chấp của Đức Hồng Y Baldisseri trong việc nhất định không chịu cung cấp các bản dịch cần thiết để các nghị phụ suy nghĩ trước khi bỏ phiếu. Ông coi ngài là người “đáng ghét nhất” tại Thượng Hội Đồng năm 2018, thậm chí kêu gọi Đức Phanxicô cách chức ngài (có lẽ ông này lây bệnh của Tổng Giám Mục Viganò).
Về kết quả đầu phiếu, theo Sandro Magister, trong số 167 điều đem ra bỏ phiếu, có đến 125 lần các phiếu chống ít hơn 10 và các phiếu thuận bằng hoặc nhiều hơn 240.
Chỉ có 15 điều là số phiếu chống bằng hoặc hơn 30. Và chỉ có 2 trường hợp, số phiếu chống quá 50, dù sao, cũng ít hơn túc số 83 phiếu (tức 1/3) để bị loại.
Điều liên quan tới tính thượng hội đồng (Synodality) trong Giáo Hội bị 51 phiếu chống, còn 5 điều sau đó liên quan đến vấn đề này bị hơn 30 phiếu chống.
Điều bị nhiều phiếu chống hơn cả là điều nói về tính dục, nhất là đồng tính luyến ái, một chữ chỉ xuất hiện 2 lần trong toàn bộ tài liệu, trong các đoạn 39 và 150, là những đoạn trích dẫn Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo và lá thư năm 1986 của thánh bộ Giáo Lý Đức Tin.
Đoạn 150 nói về tính dục và đồng tính luyến ái, với 178 phiếu thuận, cũng là đoạn vượt được túc số 166 phiếu, tức 2/3 tổng số phiếu, ít nhất để được thông qua. Thêm vào đó, chỉ có 4 đoạn khác nhận được ít hơn 200 phiếu thuận: đoạn 3 (về việc đánh giá Tài Liệu Làm Việc) với 191 phiếu thuận, đoạn 39 (về luân lý tính dục) với 195 phiếu thuận, đoạn 121 (về tính thượng hội đồng) với 191 phiếu thuận và đoạn 122 (cũng về tính thượng hội đồng) với 199 phiếu thuận.
Edward Pentin thì tỏ ra ưu tư về 5 điều của Tài Liệu Sau Cùng: Thứ nhất, điều 4 nói đến việc phải đọc Tài Liệu Sau Cùng liên tục với Tài Liệu Làm Việc, một tài liệu bị các nghị phụ phê phán khá nhiều. Thứ hai, tính thượng hội đồng, một điều ít được bàn đến trong các buổi thảo luận, nhưng đã được thêm vào phút chót. Thứ ba, vấn đề đồng tính luyến ái: ngôn từ mơ hồ có thể bị giải thích nhiều cách, tuy kiểu nói “LGBT” bị loại bỏ. Tài liệu nói đến cam kết “chống lại mọi sự kỳ thị và bạo lực dựa trên căn bản tính dục” chứ không phải “kỳ thị bất chính” (unjust discrimination) như trong điều 2358 của Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo. Được một điều: các nghị phụ châu Phi đã thành công trong việc nhắc đến lá thư năm 1986 của thánh bộ Giáo Lý Đức Tin. Thứ tư: vai trò phụ nữ trong Giáo Hội hơi được quá nhấn mạnh, có thể dọn đường cho việc phong chức phó tế và sau cùng phong chức linh mục cho họ. Thứ năm: lạm dụng tính dục không được bàn sâu rộng như mong đợi của các nghị phụ tại các nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của vấn đề này.
Tuy thế, Pentin cho rằng phần lớn tài liệu đáng được ca ngợi. Đức Tổng Giám Mục Fisher đồng ý như thế, nhưng ngại là tài liệu hơi dài, cần được tóm lược và có sách hướng dẫn học tập.
Pentin cũng cho hay: nhiều giám mục thất vọng vì thiếu các bản dịch phát trước. Hai phần đầu được đọc lớn tiếng vào buổi sáng với việc dịch miệng cùng một lúc và bỏ phiếu vào lúc sau trưa. Phần ba cũng được đọc cùng một cách rồi bỏ phiếu ngay, không dành giờ cho các nghị phụ suy nghĩ trước khi bỏ phiếu.
Pentin cung cấp bản dịch đoạn 150 của Bản dự thảo và của Bản Sau Cùng như sau (các chữ in nghiêng chỉ sự khác nhau giữa hai bản dự thảo và bản đã thông qua):
.
Tài liệu ấy đã được thông qua với số phiếu thuận vượt quá túc số 2/3 tức 166 nghị phụ hiện diện khá nhiều. Tuy nhiên, theo Đức Tổng Giám Mục Chaput của Philadelphia, cuộc bỏ phiếu này có nhiều điều bất cập mà quan trọng nhất là thiếu các bản dịch thỏa đáng. George Weigel đi xa hơn bằng cách nói đến sự cố chấp của Đức Hồng Y Baldisseri trong việc nhất định không chịu cung cấp các bản dịch cần thiết để các nghị phụ suy nghĩ trước khi bỏ phiếu. Ông coi ngài là người “đáng ghét nhất” tại Thượng Hội Đồng năm 2018, thậm chí kêu gọi Đức Phanxicô cách chức ngài (có lẽ ông này lây bệnh của Tổng Giám Mục Viganò).
Về kết quả đầu phiếu, theo Sandro Magister, trong số 167 điều đem ra bỏ phiếu, có đến 125 lần các phiếu chống ít hơn 10 và các phiếu thuận bằng hoặc nhiều hơn 240.
Chỉ có 15 điều là số phiếu chống bằng hoặc hơn 30. Và chỉ có 2 trường hợp, số phiếu chống quá 50, dù sao, cũng ít hơn túc số 83 phiếu (tức 1/3) để bị loại.
Điều liên quan tới tính thượng hội đồng (Synodality) trong Giáo Hội bị 51 phiếu chống, còn 5 điều sau đó liên quan đến vấn đề này bị hơn 30 phiếu chống.
Điều bị nhiều phiếu chống hơn cả là điều nói về tính dục, nhất là đồng tính luyến ái, một chữ chỉ xuất hiện 2 lần trong toàn bộ tài liệu, trong các đoạn 39 và 150, là những đoạn trích dẫn Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo và lá thư năm 1986 của thánh bộ Giáo Lý Đức Tin.
Đoạn 150 nói về tính dục và đồng tính luyến ái, với 178 phiếu thuận, cũng là đoạn vượt được túc số 166 phiếu, tức 2/3 tổng số phiếu, ít nhất để được thông qua. Thêm vào đó, chỉ có 4 đoạn khác nhận được ít hơn 200 phiếu thuận: đoạn 3 (về việc đánh giá Tài Liệu Làm Việc) với 191 phiếu thuận, đoạn 39 (về luân lý tính dục) với 195 phiếu thuận, đoạn 121 (về tính thượng hội đồng) với 191 phiếu thuận và đoạn 122 (cũng về tính thượng hội đồng) với 199 phiếu thuận.
Edward Pentin thì tỏ ra ưu tư về 5 điều của Tài Liệu Sau Cùng: Thứ nhất, điều 4 nói đến việc phải đọc Tài Liệu Sau Cùng liên tục với Tài Liệu Làm Việc, một tài liệu bị các nghị phụ phê phán khá nhiều. Thứ hai, tính thượng hội đồng, một điều ít được bàn đến trong các buổi thảo luận, nhưng đã được thêm vào phút chót. Thứ ba, vấn đề đồng tính luyến ái: ngôn từ mơ hồ có thể bị giải thích nhiều cách, tuy kiểu nói “LGBT” bị loại bỏ. Tài liệu nói đến cam kết “chống lại mọi sự kỳ thị và bạo lực dựa trên căn bản tính dục” chứ không phải “kỳ thị bất chính” (unjust discrimination) như trong điều 2358 của Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo. Được một điều: các nghị phụ châu Phi đã thành công trong việc nhắc đến lá thư năm 1986 của thánh bộ Giáo Lý Đức Tin. Thứ tư: vai trò phụ nữ trong Giáo Hội hơi được quá nhấn mạnh, có thể dọn đường cho việc phong chức phó tế và sau cùng phong chức linh mục cho họ. Thứ năm: lạm dụng tính dục không được bàn sâu rộng như mong đợi của các nghị phụ tại các nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của vấn đề này.
Tuy thế, Pentin cho rằng phần lớn tài liệu đáng được ca ngợi. Đức Tổng Giám Mục Fisher đồng ý như thế, nhưng ngại là tài liệu hơi dài, cần được tóm lược và có sách hướng dẫn học tập.
Pentin cũng cho hay: nhiều giám mục thất vọng vì thiếu các bản dịch phát trước. Hai phần đầu được đọc lớn tiếng vào buổi sáng với việc dịch miệng cùng một lúc và bỏ phiếu vào lúc sau trưa. Phần ba cũng được đọc cùng một cách rồi bỏ phiếu ngay, không dành giờ cho các nghị phụ suy nghĩ trước khi bỏ phiếu.
Pentin cung cấp bản dịch đoạn 150 của Bản dự thảo và của Bản Sau Cùng như sau (các chữ in nghiêng chỉ sự khác nhau giữa hai bản dự thảo và bản đã thông qua):
English Translation of Paragraph 150, Final Document 150. There are questions relating to the body, affectivity and sexuality which require a deeper anthropological, theological and pastoral elaboration, to be carried out in the most appropriate ways and at the most appropriate levels, from the local to the universal. Among these, emerge those relating in particular to the difference and harmony between male and female identity and sexual inclinations. In this regard, the Synod reaffirms that God loves every person and so does the Church, renewing her commitment against all discrimination and violence on a sexual basis. She also reaffirms the decisive anthropological relevance of the difference and reciprocity between man and woman and considers it reductive to define the identity of people starting only from their "sexual orientation" (CONGREGATION FOR THE DOCTRINE OF THE FAITH, Letter to the Bishops of the Catholic Church on the Pastoral Care of Homosexual Persons, October 1, 1986, no. 16). In many Christian communities there are already paths of accompaniment in the faith of homosexual people: the Synod recommends encouraging such paths. These paths help people to understand their own [personal] history; to recognize freely and responsibly their own baptismal call; to recognize the desire to belong to and contribute to the life of the community; to discern the best ways to achieve it. In this way, we help every young person, excluding no one, to integrate the sexual dimension more and more into their personality, growing in the quality of relationships and walking towards the gift of self. | Draft Version of Paragraph 150 150. There are questions relating to the body, affectivity and sexuality which need a deeper anthropological, theological and pastoral elaboration, to be carried out in a synodal style, as the young people themselves require. Among these emerge those relating in particular to the difference and harmony between male and female identity and sexual orientation. In this regard, the Synod reaffirms that God loves every person and so does the Church, renewing its commitment against all discrimination and violence based on sexual orientation. It also reaffirms the decisive anthropological relevance of the difference and reciprocity between man and woman and considers it inappropriate to define the identity of people solely from their sexuality. The Synod also manifest the need to encourage and strengthen, within the communities, paths of accompaniment in the faith of people who live different sexual orientations. These paths can help to understand their own [personal] history, to recognize the desire to belong and contribute to the life of the community, to discern the best ways to achieve it. In this way we help every young person, excluding no one, to integrate the sexual dimension more and more into the unity of their personality, growing in the quality of relationships and walking towards the gift of self. |
Đoạn 150 trong Tài Liệu Sau Cùng Có những câu hỏi liên quan đến cơ thể, cảm giới và tính dục đòi hỏi một khai triển chi tiết về nhân học, thần học và mục vụ sâu sắc hơn, được thực hiện theo những cách thích hợp nhất và ở các bình diện thích hợp nhất, từ địa phương đến hoàn vũ. Trong số này, xuất hiện những vấn đề liên quan đặc biệt đến sự khác biệt và hài hòa giữa bản sắc nam và nữ và xu hướng tình dục (sexual inclination). Về vấn đề này, Thượng Hội Đồng tái khẳng định rằng Thiên Chúa yêu thương mọi người và Giáo Hội cũng vậy, đổi mới cam kết của mình chống lại mọi sự kỳ thị và bạo lực dựa trên căn bản tính dục (on sexual basis). Giáo Hội cũng tái khẳng định sự liên hệ nhân học có tính quyết định của sự khác biệt và hỗ tương giữa đàn ông và đàn bà và coi là giản lược khi xác định căn tính của người ta chỉ bằng “xu hướng tình dục” của họ (Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Thư gửi các Giám mục của Giáo Hội Công Giáo về việc chăm sóc mục vụ cho những người đồng tính luyến ái, ngày 1 tháng 10 năm 1986, số 16). Trong nhiều cộng đồng Kitô hữu đã có những con đường đồng hành trong đức tin với những người đồng tính: Thượng Hội Đồng khuyến khích việc khuyến khích những con đường như vậy. Những con đường này giúp người ta hiểu lịch sử bản thân của họ; nhìn nhận một cách tự do và có trách nhiệm ơn gọi phép rửa của họ; công nhận lòng mong muốn được thuộc về và đóng góp vào đời sống của cộng đồng; biện phân những cách tốt nhất để đạt được nó. Bằng cách này, chúng ta giúp đỡ mọi người trẻ, không loại trừ ai, để tích hợp chiều kích tính dục ngày càng nhiều hơn vào nhân cách của họ, lớn lên trong phẩm chất các mối liên hệ và hướng tới việc tự hiến mình) | Đoạn 150 trong Dự Thảo Tài Liệu Sau Cùng Có những câu hỏi liên quan đến cơ thể, cảm giới và tính dục đòi hỏi một khai triển chi tiết về nhân học, thần học và mục vụ sâu sắc hơn, được thực hiện theo phong thái thượng hội đồng, như chính người trẻ đòi hỏi. Trong số này, xuất hiện những vấn đề liên quan đặc biệt đến sự khác biệt và hài hòa giữa bản sắc nam và nữ và khuynh hướng tình dục (sexual orientation). Về vấn đề này, Thượng Hội Đồng tái khẳng định rằng Thiên Chúa yêu thương mọi người và Giáo Hội cũng vậy, đổi mới cam kết của mình chống lại mọi sự kỳ thị và bạo lực dựa trên khuynh hướng tính dục (based on sexual orientation). Giáo Hội cũng tái khẳng định sự liên hệ nhân học có tính quyết định của sự khác biệt và hỗ tương giữa đàn ông và đàn bà và coi là không thích đáng khi xác định căn tính của người ta chỉ bằng tính dục của họ. Thượng Hội Đồng cũng biểu lộ việc cần phải khuyến khích và tăng cường, trong các cộng đồng, những con đường đồng hành trong đức tin với những người đang sống các khuynh hướng tính dục khác nhau. Những con đường này giúp người ta hiểu lịch sử bản thân của họ, công nhận lòng mong muốn được thuộc về và đóng góp vào đời sống của cộng đồng, biện phân những cách tốt nhất để đạt được nó. Bằng cách này, chúng ta giúp đỡ mọi người trẻ, không loại trừ ai, để tích hợp chiều kích tính dục ngày càng nhiều hơn vào nhân cách của họ, lớn lên trong phẩm chất các mối liên hệ và hướng tới việc tự hiến mình) |