CN 28 TN B
Kn 7,7-11 ; Dt 4,12-13 ; Mc 10,17-30
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mc 10,17-30
(17) Đức Giê-su vừa lên đường, thì có một người chạy đến, quì xuống trước mặt Người và hỏi: “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?”. (18) Đức Giê-su đáp: “Sao anh nói tôi là nhân lành? không có ai nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa. (19) Hẳn anh biết điều răn: “Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ kính cha mẹ”.(20) Anh ta nói: “Thưa Thầy, tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ từ thuở nhỏ”. (21) Đức Giê-su đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến. Người bảo anh ta: “Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi”. (22) Anh ta sa sầm nét mặt vì lời đó và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải. (23) Đức Giê-su rảo mắt nhìn xung quanh, rồi nói với các môn đệ: “Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao!” (24) Nghe Người nói thế, các môn đệ sững sờ. Nhưng Người lại nói tiếp: “Các con ơi, vào được Nước Thiên Chúa thật khó biết bao! (25) Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa”. (26) Các ông lại càng sửng sốt hơn nữa, và nói với nhau: “Thế thì ai có thể được cứu?” (27) Đức Giê-su nhìn thẳng vào các ông và nói: “Đối với loài người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa thì không phải thế, vì đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được”. (28) Ông Phê-rô lên tiếng thưa Người: “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy!” (29) Đức Giê-su đáp: “Thầy bảo thật anh em: Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, (30) mà bây giờ ngay ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống đời đời ở đời sau”.
2. Ý CHÍNH:
Chàng thanh niên trong Tin Mừng hôm nay tuy muốn nên hoàn thiện, và có thiện chí tuân giữ các giới răn của Thiên Chúa ngay từ nhỏ. Nhưng anh lại không đủ dũng cảm và tín thác để làm theo lời khuyên của Đức Giê-su là: Bán gia sản đem phân phát cho người nghèo để biến thành kho báu thiêng liêng trên trời, rồi đi theo làm môn đệ của Người. Sau đó, Đức Giê-su hứa sẽ ban gấp trăm những điều các môn đệ đã tự nguyện từ bỏ mà đi theo Thầy. Người cũng tiên báo những khó khăn họ sẽ gặp phải trên đường truyền giáo và đời sau sẽ được sự sống muôn đời!”.
3. CHÚ THÍCH:
- C 17-18: + Đức Giê-su vừa lên đường, thì có một người chạy đến: Mác-cô chỉ nói trống là “có một người”, đang khi Tin Mừng Lu-ca nói rõ hơn là: “Có một thủ lãnh” (x. Lc 18,18), và Tin Mừng Mát-thêu nói là “một thanh niên” (x. Mt 19,20). + quì xuống trước mặt Người: Đây là thái độ biểu lộ lòng tôn kính đối với Đức Giê-su, mà người Do Thái quen làm đối với vị rab-bi mà họ kính trọng. + Thưa Thầy nhân lành: Khi gọi Đức Giê-su là “nhân lành”, anh thanh niên tỏ ý ngưỡng mộ Đức Giê-su khi chứng kiến lời nói, thái độ và hành động của Người đối với các bệnh nhân và trẻ thơ. + tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?: Sự sống đời đời (x. Đn 12,2) có thể hiểu là sự sống sau khi sống lại, không nhất thiết hàm ý “bất tử”. Cũng có thể coi đồng nghĩa với “Nước Thiên Chúa” (x. 9,43-47). Anh ta xin Đức Giê-su tư vấn giúp anh biết phải làm gì để được vào Nước Thiên Chúa mà Người rao giảng và chuẩn bị thiết lập. + Sao anh nói tôi là nhân lành?: Về bản tính lòai người, Đức Giê-su đã khiêm tốn từ chối không dám nhận mình là « nhân lành ». + Không có ai nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa: Người cho anh ta biết rằng: Sự nhân lành tuyệt đối chỉ có nơi Thiên Chúa mà thôi. Thiên Chúa vừa là mẫu mực, vừa là nguồn gốc của mọi điều thiện hảo. Thực ra, với tư cách là “Con Thiên Chúa”, Đức Giê-su cũng xứng đáng được gọi là “Đấng Nhân Lành”.
- C 19-20: + Hẳn anh biết các điều răn: “chớ giết người...”: Các điều này phần lớn được rút từ phần hai của Thập Giới (Xh 20,12-17; Đnl 5,16-21), về quan hệ phải có giữa người này với người kia. Nêu ra những giới răn này, Đức Giê-su muốn anh thanh niên kiểm điểm đời sống về những điều cấm chứ chưa đề cập đến những việc bổn phận phải làm. + “Tôi đã tuân giữ từ thuở nhỏ”: Câu trả lời của chàng thanh niên cho thấy sự thành tâm, không chút tự mãn như là người Pha-ri-sêu trong Đền Thờ (x. Lc 18,11-12). Qua câu này, anh ta chỉ muốn hỏi: Từ nhỏ đến nay tôi chưa làm thiệt hại cho ai điều gì. Vậy tôi cần làm gì để nên hoàn thiện? (x. Mt 19,20-21).
- C 21-22: + Đức Giê-su đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến: Người biểu lộ tình cảm đối với anh thanh niên đầy thiện chí này, + Anh chỉ thiếu có một điều: Hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi: .Để nên trọn lành, ngoài việc giữ các giới răn như anh đã làm, Đức Giê-su khuyên anh hãy làm thêm ba việc này: Một là về bán gia sản để không còn bị của cải vật chất ràng buộc; Hai là đem số tiền ấy chia sẻ cho người nghèo để biến nó thành kho báu thiêng liêng trên trời; Ba là quyết tâm theo làm môn đệ Đức Giê-su. + Anh ta sa sầm nét mặt, và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải: Chàng thanh niên thất vọng chán nản bỏ đi, vì anh không thể từ bỏ của cải vật chất như Đức Giê-su đòi hỏi. Anh muốn nên trọn lành nhưng không muốn từ bỏ của cải anh đang chiếm hữu. Nói cách khác: Anh ta yêu tiền bạc hơn ý muốn nên hoàn thiện.
- C 23-25: + Những người có của thì khó vào nước Thiên Chúa biết bao !”: Câu nói tỏ ý thương tiếc một tâm hồn tuy thiện chí, nhưng lại bị của cải đời này trói buộc, đến nỗi không thể vươn cao lên tới sự trọn lành ! + Các môn đệ sững sờ: Các ông sững sờ kinh ngạc, vì lời dạy của Đức Giê-su khác hẳn với suy nghĩ xưa nay của các ông: Giàu có là một hồng ân do Thiên Chúa ban thưởng cho người công chính, như tác giả Thánh Vịnh 37 đã viết: “Từ nhỏ dại tới nay tôi già cả, chưa thấy người công chính bị bỏ rơi, hoặc dòng giống phải ăn mày thiên hạ. Ngày ngày họ thông cảm và cho mượn cho vay. Dòng giống mai sau hưởng phúc lành. Hãy làm lành lánh dữ, bạn sẽ được một nơi ở muôn đời. Bởi vì Chúa yêu thích điều chính trực, chẳng bỏ rơi những bậc hiếu trung...” (Tv 37,25-28). + “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa”: Chúng ta phải công nhận đây là một kiểu nói ngoa ngữ (x. Mt 23,24; Lc 6,41-42): Đức Giê-su dùng hình ảnh con lạc đà to lớn không thể chui lọt qua lỗ kim khâu nhỏ bé để dạy rằng: Người giàu có hoặc tham lam coi trọng đồng tiền sẽ không thể vào được Nước Thiên Chúa!
- C 26-27: + Thế thì ai có thể được cứu?: Nghe lời giải thích của Đức Giê-su, các môn đệ càng kinh ngạc và thất vọng khi nghĩ đến bản thân các ông cũng có lòng tham lam tiền bạc, nên chắc cũng khó vào được Nước Thiên Chúa, nên các ông đã thốt lên: “Thế thì ai có thể được cứu!?”. + “Đối với loài người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa thì không phải thế, vì đối với Thiên Chúa: “mọi sự đều có thể được”: Đức Giê-su cho thấy hiệu lực của ơn chúa: Những gì lòai người không thể vượt qua, thì sẽ chẳng là gì trước quyền năng của Thiên Chúa. Vì đối với Thiên Chúa “mọi sự đều có thể được” (x Lc 1,37).
- c 28-30: + Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy!: Phê-rô kể ra những gian lao vất vả trên bước đường đi theo Thầy, để yêu cầu Thầy bù đắp phần thiệt thòi cho các ông. + Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng: Đức Giê-su hứa chắc rằng: những ai đã quảng đại từ bỏ của cải, tình cảm ruột thịt vì lòng mến Người và dấn thân đi loan báo Tin Mừng, thì sẽ được bù đắp lại gấp trăm những gì đã dâng hiến. Họ sẽ có thêm một gia đình mới là Cộng Đoàn Hội Thánh, sẽ được quản lý các công trình to lớn của Hội Thánh... và cuối cùng còn được hưởng hạnh phúc là sự sống đời đời. + cùng với sự ngược đãi: Tin Mừng Mác-cô cũng tiên báo sẽ có những đau khổ mà các ông phải chịu do các đầu mục gây ra, để cùng Thầy đi con đường “Qua đau khổ vào vinh quang” (x. Mc 8,31).
4. CÂU HỎI:
1) Thái độ quì gối xuống trước mặt Đức Giê-su của chàng thanh niên trong Tin Mừng nói lên điều gì?
2) Tại sao anh ta gọi Đức Giê-su là “Thầy nhân lành”?
3) Đức Giê-su kể ra một số điều cấm làm nhằm mục đích gì?
4) Câu trả lời của chàng thanh niên cho thấy tình trạng tâm hồn anh thế nào?
5) Đức Giê-su biểu lộ cảm tình đối với anh ta ra sao?
6) Ba điều Đức Giê-su dạy chàng thanh niên làm để nên trọn lành là những việc gì?
7) Tại sao anh không làm theo lời Đức Giê-su dạy mà buồn rầu bỏ đi?
8) Câu Đức Giê-su nói: “Những người có của thật khó vào Nước Thiên Chúa biết bao!” cho thấy Người lấy làm tiếc cho chàng thanh niên này về điều gì?
9) Tại sao các môn đệ lại kinh ngạc khi nghe Đức Giê-su cho biết người giàu có khó vào Nước Thiên Chúa?
10) Đức Giê-su còn dùng hình ảnh nào cho thấy người giàu thật khó vào được Nước Thiên Chúa?
11) Các môn đệ đã thốt lên điều gì biểu lộ thái độ hoang mang của các ông?
12) Lời Đức Giê-su trấn an các môn đệ về sức mạnh của ơn Chúa thế nào? Câu này tương tự câu nào của sứ thần trong biến cố Truyền Tin?
13) Đức Giê-su hứa sẽ làm gì để bù đắp sự mất mát của các môn đệ khi theo Người?
14) Đức Giê-su muốn ám chỉ điều gì qua câu nói : “kèm theo sự ngược đãi”?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Đức Giê-su đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến. Người bảo anh ta: “Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo. anh sẽ được một kho tàng trên trời. rồi hãy đến theo Tôi (Mc 10,21).
2. CÂU CHUYỆN:
1) THAM THÌ THÂM :
Các thợ săn vùng Phi Châu có một lối bắt khỉ rất tài tình: Họ bổ đôi trái dừa, moi hết cùi dừa bên trong ra. Ở một nửa vỏ dừa, họ đục một cái lỗ to vừa đủ để con khỉ có thể thò tay qua, còn nửa kia, họ đặt vào một trái cam chín. Rồi dùng dây kẽm cột chặt hai nửa vỏ trái dừa lại. Tiếp đến, họ dùng dây thừng cột chắc trái dừa này vào một thân cây, và núp vào bụi rậm gần đó rình chờ.
Chẳng bao lâu sau, một chú khỉ đu đưa trên cành cây, đánh hơi được mùi thơm của trái cam phát ra từ trái dừa. Nó đu tới, thò tay qua cái lỗ và cầm chắc lấy trái cam chín ở bên trong trái dừa, rồi mau mắn rút tay ra khỏi cái lỗ dừa đó nhưng không thể được, vì lúc ấy bản tay đang nắm trái cam đã to hơn cái lỗ. Chú khỉ cứ cố gắng rút tay ra mà không để ý đến nguy hiểm đang rình chờ. Lúc ấy, những người thợ săn đã nhào đến quăng lưới để bắt con khỉ bị sập bẫy này. Con khỉ không biết rằng để tránh nguy cơ bị bắt, nó chỉ cần bỏ trái cam đang nắm trong bàn tay là có thể dễ dàng rút tay ra khỏi vỏ dừa và chạy trốn. Lối đánh bắt khỉ này rất hiệu quả, vì con khỉ do lòng tham đã không muốn bỏ trái cam mà nó đang nắm giữ. Nếu biết cầu nguyện chắc nó sẽ nói với Chúa rằng: “Lạy Chúa, xin cứu giúp con khỏi bị bắt. Nhưng xin đừng đòi con phải bỏ trái cam con đang nắm trong bàn tay”.
Chàng thanh niên giàu có trong Tin mừng cũng giống như con khỉ trong câu chuyện trên: chỉ biết nắm lấy của cải đang có hơn ước muốn đi theo làm môn đệ Chúa. Đức Giê-su đã chỉ cho anh ta con đường sáng như sau: “Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng ở trên trời. Rồi hãy đến theo Ta.” (Mc 10, 21b). Nhưng anh ta đã buồn rầu bỏ đi vì anh không bỏ được lòng ham mê của cải trần gian đang chiếm hữu.
2) THẾ NÀO LÀ LÒNG THAM ?
Một cậu học trò tinh nghịch hỏi thầy giáo: “Thầy ơi, tham lam là gì ?”.
Giáo viên liền nhẹ nhàng đáp: “Để tìm ra câu trả lời, em hãy đến nhà máy sô-cô-la cạnh trường và mang về đây một thanh kẹo sô-cô-la mà em thích nhất nhé. Tuy nhiên, em không được quay lại những chỗ đã đi qua mà chỉ được chọn một thanh kẹo ở phía trước mặt”.
Vâng lời thầy, em học trò liền đi tới nhà máy và đến các cửa hàng trưng bày sản phẩm của nhà máy. Thấy cửa hàng đầu tiên trưng bày các thỏi sô-cô-la đẹp mắt, em liền muốn giơ tay ra lấy một thanh. Nhưng lại nghĩ: “Liệu có thanh sô-cô-la nào khác to và ngon hơn thanh này không? » Rồi em tiếp tục bước đi tới các gian hàng khác. Trước mỗi gian hàng chứa đủ loại kẹo sô-cô-la với nhiều mầu sắc hình dạng bắt mắt nhưng em không lấy thanh kẹo nào vì sợ sẽ có nhiều thanh khác ngon hơn ở phía trước. Sau khi đã đi qua mọi gian hàng mà không lấy được một thanh sô-cô-la nào ưa thích nhất. Cuối cùng, em đến gặp thầy giáo với hai bàn tay trắng... Ông thầy nói với em: “Chắc em đã xem thấy nhiều thanh kẹo ưng ý nhưng do muốn có thanh khác vừa ý hơn. Cuối cùng em đã không thể chọn ra thanh kẹo ưng ý nhất phải không ? Thái độ đó của em diễn tả thói tham lam đấy”.
Phần lớn chúng ta đều giống như em học trò trong câu chuyện trên : Chúng ta luôn “Đứng núi này trông núi kia cao !” nên không bằng lòng với những gì mình đang có. Lòng tham của con người ví như một cái túi không đáy, nếu ta cứ « bỏ mồi bắt bóng » thì cuối cùng sẽ chẳng có được gì cả.
3) CÁI GIẾNG NƯỚC:
Một vị thiền sư đi ngao du thiên hạ. Một hôm đi đến một vùng cao nguyên thì ông bị đau nặng và té xỉu nằm trên đường. Ông được bà chủ quán nước trà bên đường nhìn thấy và huy động người nhà ra đưa ông về nhà và tận tình chăm sóc. Ba tháng sau vị thiền sư đã bình phục. Trước khi lên đường, cảm động trước lòng tốt của bà chủ quán, vị thiền sư đã đào một cái giếng bên cạnh quán để bà không phải hằng ngày ra tận suối để xách bình nước về.
Từ khi dùng nước giếng do vị thiền sư đào để pha trà bán cho khách, nước trà của bà có mùi thơm đặc biệt và vị của trà cũng trở nên rất ngon. Ai uống một lần cũng đều nhớ mùi và phải quay lại. Tiếng lành đồn xa, quán trà của bà goá ngày một đông khách và bà thành người giàu trong vùng
Một hôm vị thiền sư lại có dịp đi ngang và ghé thăm vị ân nhân của mình. Ông thấy quán nước giờ khang trang hơn, nên đã chúc mừng bà. Khi hỏi về cái giếng nước, bà goá liền nói rằng: “Giếng nước này tốt lắm, có điều nước cứ hay bị cạn, lâu lâu mới có nước lại, nên tôi không đủ nước trà bán cho khách ngày một thêm đông”. Vị thiền sư nghe xong liền nói: “Bà không tốn tiền để đào giếng, nhưng vẫn có nguồn nước tự nhiên do Trời ban cho và kiếm được nhiều tiền, thế mà bà vẫn chưa hài lòng hay sao?”. Ông cầm bút viết lên tường câu: “Trời đất mênh mông bao la nhưng lòng tham của con người còn lớn hơn thế nữa ! ” rồi ông lẳng lặng bỏ đi và không bao giờ trở lại nữa. Từ ngày ấy giếng nước cạnh quán trà cũng ngày một cạn dần và cuối cùng khô hẳn.
Có lẽ phần đông chúng ta cũng đều có lòng tham giống như bà goá trong câu chuyên trên khi chúng ta không bao giờ bằng lòng với những cái mình đang có mà luôn “Được voi đòi tiên”. Chúng ta cần nghe Lời Chúa dạy: “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu” (Lc 12,15).
4) COI THƯỜNG TIỀN BẠC LÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ NÊN HOÀN THIỆN:
Một người nhà giàu đã nhận thánh PHI-LIP-PHÊ NÊ-RI làm linh hướng và mỗi tháng đều đến xưng tội với thánh nhân. Ông này vừa giàu có lại vừa muốn nên thánh. Nhưng sau một thời gian không mấy tiến bộ, ông cảm thấy chán nản, không còn đến gặp thày như trước. Mấy tháng liền không thấy ông đến, thánh Phi-lip-phê liền đến nhà thăm. Ngài thấy ngôi nhà của ông bài trí rất sang trọng và tại góc phòng có kê một chiếc tủ nhỏ bằng gỗ, bên trong chứa đựng các đồ chén bát nhiều kiểu dáng đẹp quý giá. Thấy trên tường phòng khách có treo một cây thánh giá cao quá tầm tay, ngài liền nói với ông: “Tôi thấy ông cao lớn. Vậy ông thử đứng với tay lên xem có chạm được tới cây thánh giá trên tường kia không ?”. Dù đã cố gắng hết sức, nhưng ông nhà giàu vẫn không sao với tay tới được cây thánh giá. Bấy giờ thánh nhân liền cùng với ông kéo chiếc tủ gỗ ở góc phòng làm bệ kê và lần này ông nhà giầu đã dễ dàng chạm tới được cây thánh giá.
Khi trở lại chỗ ngồi, thánh nhân mới nói như sau: “Để có thể nên thánh giống như Chúa Giê-su, điều quan trọng nhất là ông phải coi của cải như bệ kê chân để đến gần Chúa, bằng cách mang chia sẻ tiền bạc cho những người nghèo khổ bất hạnh như Chúa đã nói với người thanh niên trong Tin Mừng rằng: “Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo. anh sẽ được một kho tàng trên trời. rồi hãy đến theo Tôi” (Mc 10,21).
3. THẢO LUẬN: Để thực hành câu “mỗi ngày làm vui lòng một người”, ngoài sự dốc quyết ra, mỗi người chúng ta còn phải làm gì ?
4. SUY NIỆM:
1) Giá trị của đồng tiền:
- Cần ý thức về giá trị lớn lao của đồng tiền: Trong cuộc sống hằng ngày, xem ra tiền bạc có sức mạnh lớn lao như người ta thường nói: “Có tiền mua tiên cũng được” và ”Đồng tiền là Tiên là Phật”… vì đồng tiền có khả năng mang lại cho con người một cuộc sống ấm no hơn. Thực vậy : Ai trong chúng ta cũng cần phải có tiền để đáp ứng các nhu cầu chính đáng của bản thân như : ăn ở, đi lại, may mặc, học hành, giải trí… Đồng thời tránh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội nếu rơi vào hoàn cảnh « khố rách áo ôm », « chạy ăn từng bữa », vì: “Đói ăn vụng, túng làm liều”.
- Nhưng đồng tiền cũng chỉ có giá trị tương đối : Tuy nhiên tiền bạc thực ra không có sức vạn năng mà có giới hạn như có người đã nói :
Tiền bạc có thể mua được chiếu giường, nhưng không mua được giấc ngủ.
Có thể mua được nhà cửa, nhưng không mua được hạnh phúc.
Có thể mua được thức ăn, nhưng không mua được sức khỏe.
Có thể mua được đầy tớ, nhưng không mua được lòng trung thành.
Có thể mua được sắc đẹp, nhưng không mua được tình yêu…
2) Thái độ của Đức Giê-su đối với tiền bạc của cải:
- Gương Chúa làm: Đức Giê-su đã chọn lối sống nghèo khó khi chấp nhận sinh ra trong hang đá giữa bầy chiên cừu tại ngoại ô thành Be-lem. Người đã sống ba mươi năm ẩn dật tại Na-da-rét bằng nghề thợ mộc vất vả. Khi ra giảng đạo trong gần ba năm, Người đã sống cảnh nay đây mai đó như Người đã trả lời cho một người muốn theo làm môn đệ rằng: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con Người không có chỗ tựa đầu » (Mt 8,20).
- Lời Chúa dạy : Trong Tin Mừng hôm nay Đức Giê-su đã đòi chàng thanh niên giàu có muốn theo làm môn đệ của Người: “Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi đến theo tôi” (Mc 10,21).
Người không bảo anh vứt bỏ gia sản đang chiếm hữu vào thùng rác, nhưng dạy anh hãy biến đồng tiền vật chất thành đồng tiền thiêng liêng khi quảng đại phân phát cho những người nghèo, như điều kiện phải làm trước khi theo làm môn đệ của Người: “Hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi” (Mc 10,21).
3) Các tín hữu phải sống tinh thần siêu thoát thế nào? :
- Trong thực tế, ngoài các tu sĩ được ơn kêu gọi dấn thân theo Chúa để khấn trọn đời phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân, còn nói chung các tín hữu chúng ta đang sống giữa đời không nhất thiết phải cho đi tất cả tài sản hợp pháp của mình. Vì cũng như mọi người, chúng ta cần có tiền để đáp ứng các nhu cầu chính đáng hằng ngày như : ăn uống, đi lại, học hành, giải trí… để không trở thành gánh nặng cho tha nhân (x 2 Tx 3,8), để không làm mất đi phẩm giá nếu bị "khố rách áo ôm",... Điều Đức Giê-su muốn các tín hữu phải làm là không làm tôi hai chủ: "Không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được" (Lc 16,13). Chúng ta sẽ không coi tiền bạc là ông chủ, nhưng là đầy tớ, vì: "Đồng tiền sẽ là một ông chủ xấu, nhưng lại là một đầy tớ tốt".
- Bước theo Đức Giê-su hôm nay đòi chúng ta phải có lối sống siêu thoát như lời Chúa dạy : « Anh em sống giữa thế gian nhưng không thuộc về trần gian » (x. Ga 15,18-25). Cần tránh lòng ham mê của cải bất chính vì « Cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc » (1 Tm 6,10). Không phải chúng ta chỉ cần từ bỏ một lần, nhưng là từ bỏ mỗi ngày như lời Chúa phán : “Ai muốn theo Tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập gía mình hằng ngày mà theo tôi” (Mt 16,24).
4) Cụ thể chúng ta cần từ bỏ những gì ?
- Mỗi người chúng ta đều được mời gọi từ bỏ những gì mình đang có, nhất là loại trừ các tội lỗi « trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót », nhất là thói tham lam các của cải bất chính, thói ham hưởng thụ các lạc thú xác thịt bất chính…. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ hãy xét mình xem hôm nay mình đã loại bỏ được một thói hư cụ thể nào. Chẳng hạn: Thói chửi thề, thói thêm chữ « bố mẹ » như trong câu nói « mặc mẹ nó ! »; Thói hay chấp nhất lời nói của kẻ khác đi đến cự cãi; Sẵn sàng trả lại cho chủ của khi nhặt được đồ vật người khác đánh rơi …
- «Cho thì có phúc hơn nhận » (Cv 20,35) : Tập sống quảng đại bằng cách mỗi ngày quyết tâm sẽ cho người nghèo một vật cụ thể như : tiền bạc, đồ ăn, một việc phục vụ... Nếu chúng ta biết quảng đại chia sẻ và cho đi như thế, thì Thiên Chúa cũng sẽ ban lại cho chúng ta gấp bội như lời Chúa phán : “Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em bằng cái đấu đủ lượng đã dằn đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng cái đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng cái đấu ấy” (Lc 6,38).
5. NGUYỆN CẦU:
Lạy Chúa Giê-su. Hôm nay con hiểu rằng: Vào Nước Trời thật khó biết bao! Cái khó ấy là do lòng tham không đáy của con: Là người giàu có, con coi của cải là tài sản riêng mình nên không muốn chia cho người khác. Còn nếu đang nghèo khó, con lại ước mong trở thành giàu sang để được thỏa mãn các đam mê. Xin Chúa giúp con ý thức rằng: Của cải vật chất tuy có giá trị nuôi sống phục vụ con người, nhưng lại không mấy bền vững và không mang lại hạnh phúc thực sự cho con. Chúa muốn con trước hết hãy “lo tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người. Còn các cái khác như : ăn gì, mặc gì, làm gì… thì chính Chúa sẽ giúp cho sau”. Xin dạy con luôn biết quảng đại chia sẻ và phục vụ Chúa trong mọi người, để đáp lại lời Chúa mời gọi chúng con từ bỏ mọi sự mà đi theo Chúa. Vì : “Chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh; Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân; Chính khi thứ tha là khi được tha thứ; Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời” (Kinh Hòa Bình).
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Kn 7,7-11 ; Dt 4,12-13 ; Mc 10,17-30
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mc 10,17-30
(17) Đức Giê-su vừa lên đường, thì có một người chạy đến, quì xuống trước mặt Người và hỏi: “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?”. (18) Đức Giê-su đáp: “Sao anh nói tôi là nhân lành? không có ai nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa. (19) Hẳn anh biết điều răn: “Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ kính cha mẹ”.(20) Anh ta nói: “Thưa Thầy, tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ từ thuở nhỏ”. (21) Đức Giê-su đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến. Người bảo anh ta: “Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi”. (22) Anh ta sa sầm nét mặt vì lời đó và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải. (23) Đức Giê-su rảo mắt nhìn xung quanh, rồi nói với các môn đệ: “Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao!” (24) Nghe Người nói thế, các môn đệ sững sờ. Nhưng Người lại nói tiếp: “Các con ơi, vào được Nước Thiên Chúa thật khó biết bao! (25) Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa”. (26) Các ông lại càng sửng sốt hơn nữa, và nói với nhau: “Thế thì ai có thể được cứu?” (27) Đức Giê-su nhìn thẳng vào các ông và nói: “Đối với loài người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa thì không phải thế, vì đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được”. (28) Ông Phê-rô lên tiếng thưa Người: “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy!” (29) Đức Giê-su đáp: “Thầy bảo thật anh em: Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, (30) mà bây giờ ngay ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống đời đời ở đời sau”.
2. Ý CHÍNH:
Chàng thanh niên trong Tin Mừng hôm nay tuy muốn nên hoàn thiện, và có thiện chí tuân giữ các giới răn của Thiên Chúa ngay từ nhỏ. Nhưng anh lại không đủ dũng cảm và tín thác để làm theo lời khuyên của Đức Giê-su là: Bán gia sản đem phân phát cho người nghèo để biến thành kho báu thiêng liêng trên trời, rồi đi theo làm môn đệ của Người. Sau đó, Đức Giê-su hứa sẽ ban gấp trăm những điều các môn đệ đã tự nguyện từ bỏ mà đi theo Thầy. Người cũng tiên báo những khó khăn họ sẽ gặp phải trên đường truyền giáo và đời sau sẽ được sự sống muôn đời!”.
3. CHÚ THÍCH:
- C 17-18: + Đức Giê-su vừa lên đường, thì có một người chạy đến: Mác-cô chỉ nói trống là “có một người”, đang khi Tin Mừng Lu-ca nói rõ hơn là: “Có một thủ lãnh” (x. Lc 18,18), và Tin Mừng Mát-thêu nói là “một thanh niên” (x. Mt 19,20). + quì xuống trước mặt Người: Đây là thái độ biểu lộ lòng tôn kính đối với Đức Giê-su, mà người Do Thái quen làm đối với vị rab-bi mà họ kính trọng. + Thưa Thầy nhân lành: Khi gọi Đức Giê-su là “nhân lành”, anh thanh niên tỏ ý ngưỡng mộ Đức Giê-su khi chứng kiến lời nói, thái độ và hành động của Người đối với các bệnh nhân và trẻ thơ. + tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?: Sự sống đời đời (x. Đn 12,2) có thể hiểu là sự sống sau khi sống lại, không nhất thiết hàm ý “bất tử”. Cũng có thể coi đồng nghĩa với “Nước Thiên Chúa” (x. 9,43-47). Anh ta xin Đức Giê-su tư vấn giúp anh biết phải làm gì để được vào Nước Thiên Chúa mà Người rao giảng và chuẩn bị thiết lập. + Sao anh nói tôi là nhân lành?: Về bản tính lòai người, Đức Giê-su đã khiêm tốn từ chối không dám nhận mình là « nhân lành ». + Không có ai nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa: Người cho anh ta biết rằng: Sự nhân lành tuyệt đối chỉ có nơi Thiên Chúa mà thôi. Thiên Chúa vừa là mẫu mực, vừa là nguồn gốc của mọi điều thiện hảo. Thực ra, với tư cách là “Con Thiên Chúa”, Đức Giê-su cũng xứng đáng được gọi là “Đấng Nhân Lành”.
- C 19-20: + Hẳn anh biết các điều răn: “chớ giết người...”: Các điều này phần lớn được rút từ phần hai của Thập Giới (Xh 20,12-17; Đnl 5,16-21), về quan hệ phải có giữa người này với người kia. Nêu ra những giới răn này, Đức Giê-su muốn anh thanh niên kiểm điểm đời sống về những điều cấm chứ chưa đề cập đến những việc bổn phận phải làm. + “Tôi đã tuân giữ từ thuở nhỏ”: Câu trả lời của chàng thanh niên cho thấy sự thành tâm, không chút tự mãn như là người Pha-ri-sêu trong Đền Thờ (x. Lc 18,11-12). Qua câu này, anh ta chỉ muốn hỏi: Từ nhỏ đến nay tôi chưa làm thiệt hại cho ai điều gì. Vậy tôi cần làm gì để nên hoàn thiện? (x. Mt 19,20-21).
- C 21-22: + Đức Giê-su đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến: Người biểu lộ tình cảm đối với anh thanh niên đầy thiện chí này, + Anh chỉ thiếu có một điều: Hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi: .Để nên trọn lành, ngoài việc giữ các giới răn như anh đã làm, Đức Giê-su khuyên anh hãy làm thêm ba việc này: Một là về bán gia sản để không còn bị của cải vật chất ràng buộc; Hai là đem số tiền ấy chia sẻ cho người nghèo để biến nó thành kho báu thiêng liêng trên trời; Ba là quyết tâm theo làm môn đệ Đức Giê-su. + Anh ta sa sầm nét mặt, và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải: Chàng thanh niên thất vọng chán nản bỏ đi, vì anh không thể từ bỏ của cải vật chất như Đức Giê-su đòi hỏi. Anh muốn nên trọn lành nhưng không muốn từ bỏ của cải anh đang chiếm hữu. Nói cách khác: Anh ta yêu tiền bạc hơn ý muốn nên hoàn thiện.
- C 23-25: + Những người có của thì khó vào nước Thiên Chúa biết bao !”: Câu nói tỏ ý thương tiếc một tâm hồn tuy thiện chí, nhưng lại bị của cải đời này trói buộc, đến nỗi không thể vươn cao lên tới sự trọn lành ! + Các môn đệ sững sờ: Các ông sững sờ kinh ngạc, vì lời dạy của Đức Giê-su khác hẳn với suy nghĩ xưa nay của các ông: Giàu có là một hồng ân do Thiên Chúa ban thưởng cho người công chính, như tác giả Thánh Vịnh 37 đã viết: “Từ nhỏ dại tới nay tôi già cả, chưa thấy người công chính bị bỏ rơi, hoặc dòng giống phải ăn mày thiên hạ. Ngày ngày họ thông cảm và cho mượn cho vay. Dòng giống mai sau hưởng phúc lành. Hãy làm lành lánh dữ, bạn sẽ được một nơi ở muôn đời. Bởi vì Chúa yêu thích điều chính trực, chẳng bỏ rơi những bậc hiếu trung...” (Tv 37,25-28). + “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa”: Chúng ta phải công nhận đây là một kiểu nói ngoa ngữ (x. Mt 23,24; Lc 6,41-42): Đức Giê-su dùng hình ảnh con lạc đà to lớn không thể chui lọt qua lỗ kim khâu nhỏ bé để dạy rằng: Người giàu có hoặc tham lam coi trọng đồng tiền sẽ không thể vào được Nước Thiên Chúa!
- C 26-27: + Thế thì ai có thể được cứu?: Nghe lời giải thích của Đức Giê-su, các môn đệ càng kinh ngạc và thất vọng khi nghĩ đến bản thân các ông cũng có lòng tham lam tiền bạc, nên chắc cũng khó vào được Nước Thiên Chúa, nên các ông đã thốt lên: “Thế thì ai có thể được cứu!?”. + “Đối với loài người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa thì không phải thế, vì đối với Thiên Chúa: “mọi sự đều có thể được”: Đức Giê-su cho thấy hiệu lực của ơn chúa: Những gì lòai người không thể vượt qua, thì sẽ chẳng là gì trước quyền năng của Thiên Chúa. Vì đối với Thiên Chúa “mọi sự đều có thể được” (x Lc 1,37).
- c 28-30: + Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy!: Phê-rô kể ra những gian lao vất vả trên bước đường đi theo Thầy, để yêu cầu Thầy bù đắp phần thiệt thòi cho các ông. + Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng: Đức Giê-su hứa chắc rằng: những ai đã quảng đại từ bỏ của cải, tình cảm ruột thịt vì lòng mến Người và dấn thân đi loan báo Tin Mừng, thì sẽ được bù đắp lại gấp trăm những gì đã dâng hiến. Họ sẽ có thêm một gia đình mới là Cộng Đoàn Hội Thánh, sẽ được quản lý các công trình to lớn của Hội Thánh... và cuối cùng còn được hưởng hạnh phúc là sự sống đời đời. + cùng với sự ngược đãi: Tin Mừng Mác-cô cũng tiên báo sẽ có những đau khổ mà các ông phải chịu do các đầu mục gây ra, để cùng Thầy đi con đường “Qua đau khổ vào vinh quang” (x. Mc 8,31).
4. CÂU HỎI:
1) Thái độ quì gối xuống trước mặt Đức Giê-su của chàng thanh niên trong Tin Mừng nói lên điều gì?
2) Tại sao anh ta gọi Đức Giê-su là “Thầy nhân lành”?
3) Đức Giê-su kể ra một số điều cấm làm nhằm mục đích gì?
4) Câu trả lời của chàng thanh niên cho thấy tình trạng tâm hồn anh thế nào?
5) Đức Giê-su biểu lộ cảm tình đối với anh ta ra sao?
6) Ba điều Đức Giê-su dạy chàng thanh niên làm để nên trọn lành là những việc gì?
7) Tại sao anh không làm theo lời Đức Giê-su dạy mà buồn rầu bỏ đi?
8) Câu Đức Giê-su nói: “Những người có của thật khó vào Nước Thiên Chúa biết bao!” cho thấy Người lấy làm tiếc cho chàng thanh niên này về điều gì?
9) Tại sao các môn đệ lại kinh ngạc khi nghe Đức Giê-su cho biết người giàu có khó vào Nước Thiên Chúa?
10) Đức Giê-su còn dùng hình ảnh nào cho thấy người giàu thật khó vào được Nước Thiên Chúa?
11) Các môn đệ đã thốt lên điều gì biểu lộ thái độ hoang mang của các ông?
12) Lời Đức Giê-su trấn an các môn đệ về sức mạnh của ơn Chúa thế nào? Câu này tương tự câu nào của sứ thần trong biến cố Truyền Tin?
13) Đức Giê-su hứa sẽ làm gì để bù đắp sự mất mát của các môn đệ khi theo Người?
14) Đức Giê-su muốn ám chỉ điều gì qua câu nói : “kèm theo sự ngược đãi”?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Đức Giê-su đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến. Người bảo anh ta: “Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo. anh sẽ được một kho tàng trên trời. rồi hãy đến theo Tôi (Mc 10,21).
2. CÂU CHUYỆN:
1) THAM THÌ THÂM :
Các thợ săn vùng Phi Châu có một lối bắt khỉ rất tài tình: Họ bổ đôi trái dừa, moi hết cùi dừa bên trong ra. Ở một nửa vỏ dừa, họ đục một cái lỗ to vừa đủ để con khỉ có thể thò tay qua, còn nửa kia, họ đặt vào một trái cam chín. Rồi dùng dây kẽm cột chặt hai nửa vỏ trái dừa lại. Tiếp đến, họ dùng dây thừng cột chắc trái dừa này vào một thân cây, và núp vào bụi rậm gần đó rình chờ.
Chẳng bao lâu sau, một chú khỉ đu đưa trên cành cây, đánh hơi được mùi thơm của trái cam phát ra từ trái dừa. Nó đu tới, thò tay qua cái lỗ và cầm chắc lấy trái cam chín ở bên trong trái dừa, rồi mau mắn rút tay ra khỏi cái lỗ dừa đó nhưng không thể được, vì lúc ấy bản tay đang nắm trái cam đã to hơn cái lỗ. Chú khỉ cứ cố gắng rút tay ra mà không để ý đến nguy hiểm đang rình chờ. Lúc ấy, những người thợ săn đã nhào đến quăng lưới để bắt con khỉ bị sập bẫy này. Con khỉ không biết rằng để tránh nguy cơ bị bắt, nó chỉ cần bỏ trái cam đang nắm trong bàn tay là có thể dễ dàng rút tay ra khỏi vỏ dừa và chạy trốn. Lối đánh bắt khỉ này rất hiệu quả, vì con khỉ do lòng tham đã không muốn bỏ trái cam mà nó đang nắm giữ. Nếu biết cầu nguyện chắc nó sẽ nói với Chúa rằng: “Lạy Chúa, xin cứu giúp con khỏi bị bắt. Nhưng xin đừng đòi con phải bỏ trái cam con đang nắm trong bàn tay”.
Chàng thanh niên giàu có trong Tin mừng cũng giống như con khỉ trong câu chuyện trên: chỉ biết nắm lấy của cải đang có hơn ước muốn đi theo làm môn đệ Chúa. Đức Giê-su đã chỉ cho anh ta con đường sáng như sau: “Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng ở trên trời. Rồi hãy đến theo Ta.” (Mc 10, 21b). Nhưng anh ta đã buồn rầu bỏ đi vì anh không bỏ được lòng ham mê của cải trần gian đang chiếm hữu.
2) THẾ NÀO LÀ LÒNG THAM ?
Một cậu học trò tinh nghịch hỏi thầy giáo: “Thầy ơi, tham lam là gì ?”.
Giáo viên liền nhẹ nhàng đáp: “Để tìm ra câu trả lời, em hãy đến nhà máy sô-cô-la cạnh trường và mang về đây một thanh kẹo sô-cô-la mà em thích nhất nhé. Tuy nhiên, em không được quay lại những chỗ đã đi qua mà chỉ được chọn một thanh kẹo ở phía trước mặt”.
Vâng lời thầy, em học trò liền đi tới nhà máy và đến các cửa hàng trưng bày sản phẩm của nhà máy. Thấy cửa hàng đầu tiên trưng bày các thỏi sô-cô-la đẹp mắt, em liền muốn giơ tay ra lấy một thanh. Nhưng lại nghĩ: “Liệu có thanh sô-cô-la nào khác to và ngon hơn thanh này không? » Rồi em tiếp tục bước đi tới các gian hàng khác. Trước mỗi gian hàng chứa đủ loại kẹo sô-cô-la với nhiều mầu sắc hình dạng bắt mắt nhưng em không lấy thanh kẹo nào vì sợ sẽ có nhiều thanh khác ngon hơn ở phía trước. Sau khi đã đi qua mọi gian hàng mà không lấy được một thanh sô-cô-la nào ưa thích nhất. Cuối cùng, em đến gặp thầy giáo với hai bàn tay trắng... Ông thầy nói với em: “Chắc em đã xem thấy nhiều thanh kẹo ưng ý nhưng do muốn có thanh khác vừa ý hơn. Cuối cùng em đã không thể chọn ra thanh kẹo ưng ý nhất phải không ? Thái độ đó của em diễn tả thói tham lam đấy”.
Phần lớn chúng ta đều giống như em học trò trong câu chuyện trên : Chúng ta luôn “Đứng núi này trông núi kia cao !” nên không bằng lòng với những gì mình đang có. Lòng tham của con người ví như một cái túi không đáy, nếu ta cứ « bỏ mồi bắt bóng » thì cuối cùng sẽ chẳng có được gì cả.
3) CÁI GIẾNG NƯỚC:
Một vị thiền sư đi ngao du thiên hạ. Một hôm đi đến một vùng cao nguyên thì ông bị đau nặng và té xỉu nằm trên đường. Ông được bà chủ quán nước trà bên đường nhìn thấy và huy động người nhà ra đưa ông về nhà và tận tình chăm sóc. Ba tháng sau vị thiền sư đã bình phục. Trước khi lên đường, cảm động trước lòng tốt của bà chủ quán, vị thiền sư đã đào một cái giếng bên cạnh quán để bà không phải hằng ngày ra tận suối để xách bình nước về.
Từ khi dùng nước giếng do vị thiền sư đào để pha trà bán cho khách, nước trà của bà có mùi thơm đặc biệt và vị của trà cũng trở nên rất ngon. Ai uống một lần cũng đều nhớ mùi và phải quay lại. Tiếng lành đồn xa, quán trà của bà goá ngày một đông khách và bà thành người giàu trong vùng
Một hôm vị thiền sư lại có dịp đi ngang và ghé thăm vị ân nhân của mình. Ông thấy quán nước giờ khang trang hơn, nên đã chúc mừng bà. Khi hỏi về cái giếng nước, bà goá liền nói rằng: “Giếng nước này tốt lắm, có điều nước cứ hay bị cạn, lâu lâu mới có nước lại, nên tôi không đủ nước trà bán cho khách ngày một thêm đông”. Vị thiền sư nghe xong liền nói: “Bà không tốn tiền để đào giếng, nhưng vẫn có nguồn nước tự nhiên do Trời ban cho và kiếm được nhiều tiền, thế mà bà vẫn chưa hài lòng hay sao?”. Ông cầm bút viết lên tường câu: “Trời đất mênh mông bao la nhưng lòng tham của con người còn lớn hơn thế nữa ! ” rồi ông lẳng lặng bỏ đi và không bao giờ trở lại nữa. Từ ngày ấy giếng nước cạnh quán trà cũng ngày một cạn dần và cuối cùng khô hẳn.
Có lẽ phần đông chúng ta cũng đều có lòng tham giống như bà goá trong câu chuyên trên khi chúng ta không bao giờ bằng lòng với những cái mình đang có mà luôn “Được voi đòi tiên”. Chúng ta cần nghe Lời Chúa dạy: “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu” (Lc 12,15).
4) COI THƯỜNG TIỀN BẠC LÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ NÊN HOÀN THIỆN:
Một người nhà giàu đã nhận thánh PHI-LIP-PHÊ NÊ-RI làm linh hướng và mỗi tháng đều đến xưng tội với thánh nhân. Ông này vừa giàu có lại vừa muốn nên thánh. Nhưng sau một thời gian không mấy tiến bộ, ông cảm thấy chán nản, không còn đến gặp thày như trước. Mấy tháng liền không thấy ông đến, thánh Phi-lip-phê liền đến nhà thăm. Ngài thấy ngôi nhà của ông bài trí rất sang trọng và tại góc phòng có kê một chiếc tủ nhỏ bằng gỗ, bên trong chứa đựng các đồ chén bát nhiều kiểu dáng đẹp quý giá. Thấy trên tường phòng khách có treo một cây thánh giá cao quá tầm tay, ngài liền nói với ông: “Tôi thấy ông cao lớn. Vậy ông thử đứng với tay lên xem có chạm được tới cây thánh giá trên tường kia không ?”. Dù đã cố gắng hết sức, nhưng ông nhà giàu vẫn không sao với tay tới được cây thánh giá. Bấy giờ thánh nhân liền cùng với ông kéo chiếc tủ gỗ ở góc phòng làm bệ kê và lần này ông nhà giầu đã dễ dàng chạm tới được cây thánh giá.
Khi trở lại chỗ ngồi, thánh nhân mới nói như sau: “Để có thể nên thánh giống như Chúa Giê-su, điều quan trọng nhất là ông phải coi của cải như bệ kê chân để đến gần Chúa, bằng cách mang chia sẻ tiền bạc cho những người nghèo khổ bất hạnh như Chúa đã nói với người thanh niên trong Tin Mừng rằng: “Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo. anh sẽ được một kho tàng trên trời. rồi hãy đến theo Tôi” (Mc 10,21).
3. THẢO LUẬN: Để thực hành câu “mỗi ngày làm vui lòng một người”, ngoài sự dốc quyết ra, mỗi người chúng ta còn phải làm gì ?
4. SUY NIỆM:
1) Giá trị của đồng tiền:
- Cần ý thức về giá trị lớn lao của đồng tiền: Trong cuộc sống hằng ngày, xem ra tiền bạc có sức mạnh lớn lao như người ta thường nói: “Có tiền mua tiên cũng được” và ”Đồng tiền là Tiên là Phật”… vì đồng tiền có khả năng mang lại cho con người một cuộc sống ấm no hơn. Thực vậy : Ai trong chúng ta cũng cần phải có tiền để đáp ứng các nhu cầu chính đáng của bản thân như : ăn ở, đi lại, may mặc, học hành, giải trí… Đồng thời tránh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội nếu rơi vào hoàn cảnh « khố rách áo ôm », « chạy ăn từng bữa », vì: “Đói ăn vụng, túng làm liều”.
- Nhưng đồng tiền cũng chỉ có giá trị tương đối : Tuy nhiên tiền bạc thực ra không có sức vạn năng mà có giới hạn như có người đã nói :
Tiền bạc có thể mua được chiếu giường, nhưng không mua được giấc ngủ.
Có thể mua được nhà cửa, nhưng không mua được hạnh phúc.
Có thể mua được thức ăn, nhưng không mua được sức khỏe.
Có thể mua được đầy tớ, nhưng không mua được lòng trung thành.
Có thể mua được sắc đẹp, nhưng không mua được tình yêu…
2) Thái độ của Đức Giê-su đối với tiền bạc của cải:
- Gương Chúa làm: Đức Giê-su đã chọn lối sống nghèo khó khi chấp nhận sinh ra trong hang đá giữa bầy chiên cừu tại ngoại ô thành Be-lem. Người đã sống ba mươi năm ẩn dật tại Na-da-rét bằng nghề thợ mộc vất vả. Khi ra giảng đạo trong gần ba năm, Người đã sống cảnh nay đây mai đó như Người đã trả lời cho một người muốn theo làm môn đệ rằng: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con Người không có chỗ tựa đầu » (Mt 8,20).
- Lời Chúa dạy : Trong Tin Mừng hôm nay Đức Giê-su đã đòi chàng thanh niên giàu có muốn theo làm môn đệ của Người: “Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi đến theo tôi” (Mc 10,21).
Người không bảo anh vứt bỏ gia sản đang chiếm hữu vào thùng rác, nhưng dạy anh hãy biến đồng tiền vật chất thành đồng tiền thiêng liêng khi quảng đại phân phát cho những người nghèo, như điều kiện phải làm trước khi theo làm môn đệ của Người: “Hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi” (Mc 10,21).
3) Các tín hữu phải sống tinh thần siêu thoát thế nào? :
- Trong thực tế, ngoài các tu sĩ được ơn kêu gọi dấn thân theo Chúa để khấn trọn đời phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân, còn nói chung các tín hữu chúng ta đang sống giữa đời không nhất thiết phải cho đi tất cả tài sản hợp pháp của mình. Vì cũng như mọi người, chúng ta cần có tiền để đáp ứng các nhu cầu chính đáng hằng ngày như : ăn uống, đi lại, học hành, giải trí… để không trở thành gánh nặng cho tha nhân (x 2 Tx 3,8), để không làm mất đi phẩm giá nếu bị "khố rách áo ôm",... Điều Đức Giê-su muốn các tín hữu phải làm là không làm tôi hai chủ: "Không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được" (Lc 16,13). Chúng ta sẽ không coi tiền bạc là ông chủ, nhưng là đầy tớ, vì: "Đồng tiền sẽ là một ông chủ xấu, nhưng lại là một đầy tớ tốt".
- Bước theo Đức Giê-su hôm nay đòi chúng ta phải có lối sống siêu thoát như lời Chúa dạy : « Anh em sống giữa thế gian nhưng không thuộc về trần gian » (x. Ga 15,18-25). Cần tránh lòng ham mê của cải bất chính vì « Cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc » (1 Tm 6,10). Không phải chúng ta chỉ cần từ bỏ một lần, nhưng là từ bỏ mỗi ngày như lời Chúa phán : “Ai muốn theo Tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập gía mình hằng ngày mà theo tôi” (Mt 16,24).
4) Cụ thể chúng ta cần từ bỏ những gì ?
- Mỗi người chúng ta đều được mời gọi từ bỏ những gì mình đang có, nhất là loại trừ các tội lỗi « trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót », nhất là thói tham lam các của cải bất chính, thói ham hưởng thụ các lạc thú xác thịt bất chính…. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ hãy xét mình xem hôm nay mình đã loại bỏ được một thói hư cụ thể nào. Chẳng hạn: Thói chửi thề, thói thêm chữ « bố mẹ » như trong câu nói « mặc mẹ nó ! »; Thói hay chấp nhất lời nói của kẻ khác đi đến cự cãi; Sẵn sàng trả lại cho chủ của khi nhặt được đồ vật người khác đánh rơi …
- «Cho thì có phúc hơn nhận » (Cv 20,35) : Tập sống quảng đại bằng cách mỗi ngày quyết tâm sẽ cho người nghèo một vật cụ thể như : tiền bạc, đồ ăn, một việc phục vụ... Nếu chúng ta biết quảng đại chia sẻ và cho đi như thế, thì Thiên Chúa cũng sẽ ban lại cho chúng ta gấp bội như lời Chúa phán : “Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em bằng cái đấu đủ lượng đã dằn đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng cái đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng cái đấu ấy” (Lc 6,38).
5. NGUYỆN CẦU:
Lạy Chúa Giê-su. Hôm nay con hiểu rằng: Vào Nước Trời thật khó biết bao! Cái khó ấy là do lòng tham không đáy của con: Là người giàu có, con coi của cải là tài sản riêng mình nên không muốn chia cho người khác. Còn nếu đang nghèo khó, con lại ước mong trở thành giàu sang để được thỏa mãn các đam mê. Xin Chúa giúp con ý thức rằng: Của cải vật chất tuy có giá trị nuôi sống phục vụ con người, nhưng lại không mấy bền vững và không mang lại hạnh phúc thực sự cho con. Chúa muốn con trước hết hãy “lo tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người. Còn các cái khác như : ăn gì, mặc gì, làm gì… thì chính Chúa sẽ giúp cho sau”. Xin dạy con luôn biết quảng đại chia sẻ và phục vụ Chúa trong mọi người, để đáp lại lời Chúa mời gọi chúng con từ bỏ mọi sự mà đi theo Chúa. Vì : “Chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh; Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân; Chính khi thứ tha là khi được tha thứ; Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời” (Kinh Hòa Bình).
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.