Isaia 50: 5-9a; Tvịnh 58; Giacôbê 2: 14-18;Máccô 8: 27-35

Trên đường đến Giê-ru-sa-lem Chúa Giêsu hỏi các môn đệ "Người ta nói Thầy là ai"?, các môn đệ trả lời với những lời người ta đang thường nói về Chúa Giêsu. Lời nói phổ biến là Chúa Giêsu như là Gioan Tẩy Giả, hay ngôn sứ Êlia, hay một trong các ngôn sứ lớn.

Thời nay, dân chúng có thể nói Chúa Giêsu là một trong những người vĩ đại thành lập các tôn giáo lớn, hay một người tốt lành lo lắng cho người nghèo và người bị bỏ rơi, hay một thầy dạy khôn ngoan như ông Môsê hay ông Gandhi. Người khác có thể nói Chúa Giêsu là một vị thủ lãhh muốn lật đổ những quyền lực chuyên đàn áp người dân. Nếu Chúa Giêsu hỏi câu đó với một người trong chúng ta hiện nay, người đó sẽ tìm trong Google. Và câu trả lời là: "Chúa Giêsu là một người ở thế kỷ thứ nhất đi truyền giảng và là lãnh đạo tôn giáo. Ngài là nhân vật trung tâm của Kitô Giáo".

Đúng thế, nhưng những câu trả lời của các môn đệ về câu hỏi "Người ta nói Thầy là ai"? thường người ta hay trả lời theo ý chung. Đó không phải là điều Chúa Giêsu muốn nghe. Ngài muốn một câu trả lời từ tâm ý của người nói và từ tâm lòng của người họ. Một câu trả lời đó có thể bao gòm lời cam kết của một người muốn theo Ngài và sống đường lối của Ngài. Thật ra thì Chúa Giêsu đang đi với các môn đệ trên đường đến Giê-ru-sa-lem là nơi Ngài biết trước Ngài sẽ chịu chết vì Ngái là ai và đang làm những việc gì. Bởi thế Ngài nói với các môn đệ đi theo Ngài nên tiền đến cái chết của Ngài rồi đến sự phục sinh của Ngài. Thử hỏi các môn đệ có sẵn sàng theo Ngài cho đến khi Ngài hy sinh mạng sống của Ngài không? Thử hỏi các ông có sẵn sàng chấp nhận sự hiến tế sẽ đến cho tất cả những ai chọn co đường theo Ngài không?

Ông Phêrô trả lời "Thầy là Đấng Kitô” nghĩa là Đấng Mesia. Câu trả lời đó đúng. Nhưng ý nghĩ của các môn đệ về Đấng Mesia như là một vị lãnh đạo toàn thắng, và không có vướng bận chút gì về sự đau khổ. Vì thế Chúa Giêsu bảo các ông là đừng nói cho ai biết cho đến khi các ông biết Đấng Mesia mà Ngài sẽ mặc khải cho các ông.

Chúng ta không nên khắc khe với các môn đệ. Thời nay những người có đức tin mà vẫn còn nghĩ là theo Chúa Giêsu là sẽ được dồi dào sức khỏe và đầy dẫy của cải. "Gia tài Lời Chúa" đó dạy là Thiên Chúa muốn cho chúng ta được dồi dào sức khỏe và đầy dẫy của cải. Đức tin thật sẽ thắng sự nghèo khó và đau đớn. Có đức tin và đóng góp tiền làm việc bác ái cho một số tổ chức của giáo hội và các việc họ làm là dấu chỉ của đức tin đó, và các người có đức tin đó sẽ được an toàn và giàu có. "Gia tài Lời Chúa" lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1950 ở Hoa Kỳ. Chính thế, phúc âm đó nói về sự dồi dào của nước Hoa Kỳ. Tuyên ngôn khẳng định chúng ta là "một đất nước có đức tin Kitô giáo" và bởi thế chúng ta được Thiên Chúa ban ơn phúc với quyền lực và giàu sang. Theo sự hướng dẫn này bạn sẽ nghĩ gì khi bạn là người nghèo khó hay bị bệnh nặng? Bạn có nghĩ đó là dấu chỉ là bạn chưa đủ đức tin phải không? Hay là bạn đã xúc phạm đến Thiên Chúa, nên Thiên Chúa phạt bạn chăng? Một lần nữa, chúng ta không nên xét đoán khắc khe với các môn đệ, vì các ông nghĩ Chúa Giêsu là Đấng Mesia khác với đức tin của chúng ta.

Chúa Giêsu còn phải dạy dỗ các môn đệ nhiều điều về Đấng Mesia là chính Ngài. Đến lúc này trong phúc âm Chúa Giêsu bảo các ông không nên nói với ai biết về Ngài . Trong phúc âm thánh Máccô điều này gọi là điều kín đáo. Hình như Chúa Giêsu không muốn Ngài là một người tai tiếng vì Ngài đã làm nhiều phép lạ. Đây là lúc còn sớm trong việc Chúa Giêsu dạy dỗ các môn đệ, và để cho các ông loan báo về Ngài là Đấng Mesia. Chắc các ông sẽ hiểu sai về điều Ngài dạy dỗ. Các ông sẽ không hiểu ý Chúa Giêsu nói gì khi Ngài bảo các ông hãy vác thập giá mình mà theo Ngài.

Có thể các môn đệ được giúp hiểu rõ hơn về Chúa Giêsu nếu các ông đã đọc bài đọc thứ nhất hôm nay. Đó là một trong 4 bài ca Về Người Tôi Tớ của ngôn sứ Isaia. Bài ca này nói về Chúa Giêsu là ai. Các Kitô hữu tiên khởi đọc ngôn sứ Isaia và gọi Chúa Giêsu là "Tôi Tớ". Họ thấy chính Chúa Giêsu là người "Tôi Tớ đau khổ của Thiên Chúa". Bởi thế, những người muốn theo Chúa Giêsu phải trở nên người tôi tớ như Ngài, sẵn sàng hy sinh mình cho kẻ khác. Bài đọc thứ hai hôm nay là trích từ thơ thánh Giacôbê. Trong bài đó thánh Giacôbê nói rõ vác thập giá và theo Chúa Giêsu một cách cụ thể. Chúng ta không thể chỉ tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu nếu chúng ta không hành động theo đức tin, Và như thế hành động của chúng ta không có ý nghĩa gì, và không đủ để cứu rỗi chúng ta. "Thưa anh em, ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin, thì nào có lợi ích gì". Cũng như Thiên Chúa nhập thể làm người và mặc khải cho thế gian qua Chúa Giêsu, thì sự gần gũi của Thiên Chúa và tình yêu thương của Thiên Chúa được mặc khải qua sự nhập thể bởi lời nói và việc làm của tất cả các tín hữu.

Chúng ta trở về với câu hỏi của Chúa Giêsu "anh em nghĩ Thầy là ai"?. Chúa Giêsu không chỉ là gương mẫu dạy dỗ chúng ta sống thế nào theo thánh ý Thiên Chúa. Đời sống của Chúa Giêsu, sự chết và sự sống lại của Ngài và ơn Chúa Thánh Thần Ngài ban là nguồn gốc của những công việc tốt đẹp mà chúng ta làm vì danh Ngài. (Hôm nay thánh Giacôbê nói về các việc tốt cần làm ấy rõ hơn. Chúng ta sẽ nghe chi tiết hơn nữa trong Chúa Nhật tuần sau).

"Anh em bảo Thầy là ai?" là câu hỏi chúng ta không phải trả lời chỉ trong một lúc nào đó trong đời sống chúng ta. Trong khi chúng ta sống, suốt đời chúng ta, câu hỏi đó sẽ thay đổi tùy theo hoàn cảnh của cuộc sống và sự trưởng thành của đức tin của chúng ta. Hôm nay chúng ta lại có dịp tự hỏi: Chúa Giêsu là ai bây giờ và ý nghĩa và vai trò của Chúa Giêsu trong đời sống của chúng ta hiện nay như thế nào? Có thể đây là lúc chúng ta cần nghĩ đến câu hỏi của Chúa Giêsu trong suốt tuần này.

Chúng ta sẽ nghĩ đến câu hỏi của Chúa Giêsu trong kinh nguyện, và trong lúc suy ngẫm. Tôi đang ở đâu trong không gian sống của tôi, và điều gì đang xãy ra vậy? Chúa Giêsu là trung tâm hướng dẫn sự suy nghĩ và hành vi của tôi như thế nào? Rồi trong tuần, nhiệm vụ của tôi làm môn đệ của Chúa Giêsu ra như thế nào? Mỗi ngày tôi phải vác thập giá tôi mà theo Chúa Giêsu như thế nào? Hay, nói tóm lại, như đời sống của tôi đang diễn ra trong những ngày này "Chúa Giêsu sẽ làm gì"?.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


24th SUNDAY (B)
Isaiah 50: 5-9a; Psalm 59; James 2: 14-18; Mark 8: 27-35

On the road to Jerusalem Jesus asks his disciples a general question, "Who do people say that I am?" The disciples respond with what people were saying about him. The popular notion was that Jesus was someone like John the Baptist, Elijah, or one of the great prophets.

People today might say Jesus was one of the great founders of a world religion; a good man who cared for the poor and outsider; a wise teacher like Moses and Gandhi. Others that he was a radical who wanted to overthrow the oppressive forces over his people. If asked that question a modern probably would go to Google. There one reads that Jesus was, "a first century preacher and religious leader. He is the central figure of Christianity."

True enough, but those responses are like the disciples’ response to Jesus’ first question, "Who do people say that I am?" Popular opinion is one thing. That’s not what Jesus was looking for. He wanted a more personal response, one that would not only come from the mind, but also from the heart – an answer that would include total commitment to him and his ways. After all, Jesus was leading his disciples to Jerusalem where he was anticipating he would be put to death for who he was and what he was doing. So, he asks the disciples to follow him all the way to his death – and then to his resurrection. Will they be willing to stay with him as he gives up his life? Willing to accept the suffering and sacrifice that will come to any who choose to follow him?

Peter’s answer, "You are the Christ," that is, the Messiah. It is the right answer. But their notion of a Messiah was a victorious ruler. It certainly did not include any notion of suffering. So, Jesus tells them not to tell anyone until they learn what kind of Messiah he will reveal himself to be.

We can’t be too hard on the disciples. There are believers today who still have a notion that following him will bring health and wealth. This "prosperity gospel," teaches that God wants financial success and well-being for us. Faith can overpower the curses of sickness and poverty Having faith – and sending donations to certain religious organizations and their ministers as signs of that faith – will yield security and prosperity for the believer. The "prosperity gospel" first emerged in the 1950's in the United States. Of course it would, it’s teaching affirmed our fundamental belief about our country. We are a "Christian country" and therefore blessed by God with wealth and power. In the light of this teaching what would you think if you were poor, or afflicted with a serious disease? Would you take it as a sign you didn’t have enough faith? Or, that you offended God and so God is punishing you? Again – we can’t be too hard on the disciples because their notion of Jesus as Messiah might not be so very different from our belief and practice.

Jesus had more to teach and show his disciples about what kind of Messiah he was. At this turning point in the gospel he, "warned them not to tell anyone about him." This call to secrecy appears in Mark’s gospel. It seems Jesus did not want to become a celebrity known only for his miraculous powers. It was too early in the formation of his disciples to have them spread word of his messiahship. They would have gotten the message all wrong. They would have missed what Jesus meant when he invited us to "take up your cross and follow me."

Perhaps the disciples would have been helped in their understanding of Jesus if they had reflected on our first reading. It’s one of the four Servant Songs in Isaiah and supports what Jesus says about himself. Early Christians drew on Isaiah and gave Jesus the title "servant." They saw that Isaiah’s "suffering servant of God" was realized in Jesus. So, those who wish to follow Jesus must be the kind of servant Jesus was, willing to deny self for others. Our second reading from the Letter of St. James spells out what taking up the cross and following Jesus means in concrete ways. We cannot just declare our faith in Jesus. If we don’t put faith into actions it means nothing and is not enough to save us. "What good is it, my brothers and sisters, if someone says they have faith, but do not have works?" Just as God became flesh and was revealed to the world in Jesus, so God’s proximity and love is revealed in the flesh through the words and deeds of all believers.

We return to Jesus’ question to his disciples, now put to us: "Who do you say that I am?" Jesus is not only the model who teaches us how to live our lives in accord with God’s will. His life, death and resurrection and his gift of his Spirit, is the very source of the good works we do in his name. (James has spelled out just some of these good works for us today. We will hear more from him next Sunday.")

"Who who do you say I am?" Is not a question we have to answer just once at a certain period of our lives. As we pass through various stages our response will vary, depending upon life’s circumstances and our own maturity and faith. Today we are again asked: Who is Jesus for us now and what is the meaning of Jesus for our lives? It might be timely for us to take Jesus’ question with us through this week.

We could take the question to prayer and silent reflection. Where am I in my life and what’s going on now? How has Jesus been the center and guide for my thinking and acting? Then, as the week progresses: what are my responsibilities as his disciple? How am I being asked each day to take up the cross and follow him? Or, to summarize in a familiar dictum – as life presents itself to me these days – "What would Jesus do?"