Đây là cây thánh gía.
Vào ngày thứ Sáu tuần thánh, lúc rước dương cao cây thập gía Chúa Giêsu lên, vị chủ tế đọc hát: Đây là cây thánh giá, nơi treo Đấng cứu độ trần gian!
Bên Âu châu nơi những đỉnh ngọn núi cao theo phong tục văn hóa, người ta dựng cây thập gía to cao trên đó.
Trong các thánh đường Công Giáo cây thập gía Chúa Giêsu được treo dựng trên cao nơi cung thánh.
Và cả ở nhà tư nhân người Công Giáo cũng thường treo tượng thập giá Chúa Giêsu trên tường nhà nơi cao.
Do đâu có thập giá Chúa Giêsu, và nói gì với chúng ta?
Theo kinh thánh nơi bốn phúc âm Chúa Giêsu thuật lại Chúa Giêsu bị kết án đóng đinh treo trên cây thập tự vào buổi chiều trước ngày Sabbat của người Do Thái. Và Chúa Giêsu sống lại vào sáng ngày thứ nhất trong tuần.
Từ đó các tín hữu Chúa Kitô, Giáo hội suy nghiệm ra rằng Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập gía ngày thứ Sáu, hôm sau là ngày Sabbat - ngày thứ Bẩy, thân xác Chúa được an táng nằm chôn trong mồ sâu kín dưới lòng đất đá, và ngày thứ nhất, tức ngày Chúa Nhật Chúa Giêsu sống lại đi ra khỏi mồ dưới lòng đất đá.
Chúa Giêsu bị kết án đóng đinh vào thập gía chết và sống lại mang đến ơn cứu chuộc cho linh hồn con người khỏi hình phạt tội lỗi. Nên cây thập giá không còn là hình phạt nữa, mà trở thành cây mang lại sự sống, niềm hy vọng cho con người sau khi chết cũng được Chúa cứu chuộc cho cùng sống lại với Chúa trên Nước của Ngài.
Chúa Giêsu bị hành hạ chịu khổ hình mang đầy những vết thương đau đớn trên thân xác, bị đóng đinh chết tức tưởi trên thập giá giữa ngoài trời thiên nhiên, là điều vô cùng nhục nhã cho chính Chúa Giêsu và những người tin theo người. Nhưng vì Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, nên đó là hình ảnh diễn tả ý nghĩa sự hy sinh dấn thân của Ngài có gía trị công trình sáng tạo mới.
Ngày xưa từ khởi thủy, Thiên Chúa sáng tạo trời đất, con người cùng vạn vật từ hư không qua lời phán của Ngài: Hãy có! và mọi sự liền có.
Nhưng vì tội lỗi giới răn Thiên Chúa của Ông Bà nguyên tổ Adong Evà, nên con người bị luận phạt phải chết.
Để cứu chuộc phần linh hồn con người khỏi án phạt, Thiên Chúa đã sai Chúa Giêsu, con Thiên Chúa xuống trần gian làm người, hy sinh chịu chết trên cây thập gía mang ơn cứu chuộc cho linh hồn con người khỏi phải chết. Nên sự chết của Chúa Giêsu trên thập giá là một sự sáng tạo mới.
Đời sống con người không chỉ có mặt ánh sáng, nhưng còn có mặt bóng tối, không chỉ có vui mừng hạnh phúc, nhưng còn có đau khổ buồn phiền, không chỉ có thành công, nhưng còn phải nếm thất vọng, thất bại, không chỉ có xum họp được tung hô giữa đám đông, nhưng còn có cô đơn buồn tủi bị khinh khi…
Cây thập giá Chúa Giêsu thầm nói: Đời sống Chúa Giesu đã chịu nhiều đau khổ, Ngài luôn gần gũi với con người trong đau khổ buồn phiền .
Cây thập giá Chúa Giêsu gợi nhắc đến niềm hy vọng. Đấng chấp nhận hy sinh chết trên thập gía chính là Đấng mang niềm hy vọng cho đời sống trong những hoàn cảnh khó khăn, khủng hoảng khúc mắc của Giáo hội Chúa trên trần gian.
Đây là căn bản của đức tin Công Giáo, và cũng vì thế người Công Giáo tôn kính thờ lạy cây Thánh giá Chúa Giêsu trong đời sống.
Hằng năm Giáo Hội Công Giáo Roma vào ngày 14. Tháng Chín có lễ mừng kính suy tôn Thập giá Chúa Giêsu . Lễ này theo tiếng Latinh là In exaltatione S. Crucis.
Lễ mừng kính suy tôn Thập gía Chúa Giêsu có nguồn gốc từ khi Thánh nữ Helena, mẹ của Hoàng đế Constantino thứ nhất của đế quốc Roma, đã tìm thầy cây thập gía Chúa Giêsu bị đóng đinh ở Jerusalem vào ngày 13. 09.326 giữa đống vụn cát đá đất đổ nát hoang tàn vùng đồi núi sọ Golgotha.
Theo lời của mẹ Helena, Hoàng đế Constantino đã cho xây dựng thánh đường ngay trên phần mộ Chúa Giêsu ngày xưa ở Jerusalem, bây giờ là vương cung thánh đường Mộ Chúa Giêsu. Ngày 13.09.335 thánh đường được khánh thành.
Ngày hôm sau 14.09.335 Thập giá Chúa Giêsu lần đầu tiên long trọng đưa vào thánh đường trình bày dương cao cho dân chúng chiêm ngắm thờ lạy. Từ cung cách đó ngày lễ có tên Suy tôn thánh giá.
Theo Kinh Thánh và hình ảnh tượng thập giá Chúa Giêsu , khi chết Chúa Giêsu trên thậy gía gục đầu sang một bên, từ bên dưới nhìn lên thập gía thấy mắt Chúa hướng nhìn về phía tây là phía mặt trời lặn, buổi hoàng hôn ngày kết thúc.
Nhưng từ phía trên thập gía thấy mắt Chúa Giêsu nhìn hướng về phía Đông, phía hướng mặt trời mọc, buổi bình minh ngày mới sức sống đang vươn lên.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Vào ngày thứ Sáu tuần thánh, lúc rước dương cao cây thập gía Chúa Giêsu lên, vị chủ tế đọc hát: Đây là cây thánh giá, nơi treo Đấng cứu độ trần gian!
Bên Âu châu nơi những đỉnh ngọn núi cao theo phong tục văn hóa, người ta dựng cây thập gía to cao trên đó.
Trong các thánh đường Công Giáo cây thập gía Chúa Giêsu được treo dựng trên cao nơi cung thánh.
Và cả ở nhà tư nhân người Công Giáo cũng thường treo tượng thập giá Chúa Giêsu trên tường nhà nơi cao.
Do đâu có thập giá Chúa Giêsu, và nói gì với chúng ta?
Theo kinh thánh nơi bốn phúc âm Chúa Giêsu thuật lại Chúa Giêsu bị kết án đóng đinh treo trên cây thập tự vào buổi chiều trước ngày Sabbat của người Do Thái. Và Chúa Giêsu sống lại vào sáng ngày thứ nhất trong tuần.
Từ đó các tín hữu Chúa Kitô, Giáo hội suy nghiệm ra rằng Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập gía ngày thứ Sáu, hôm sau là ngày Sabbat - ngày thứ Bẩy, thân xác Chúa được an táng nằm chôn trong mồ sâu kín dưới lòng đất đá, và ngày thứ nhất, tức ngày Chúa Nhật Chúa Giêsu sống lại đi ra khỏi mồ dưới lòng đất đá.
Chúa Giêsu bị kết án đóng đinh vào thập gía chết và sống lại mang đến ơn cứu chuộc cho linh hồn con người khỏi hình phạt tội lỗi. Nên cây thập giá không còn là hình phạt nữa, mà trở thành cây mang lại sự sống, niềm hy vọng cho con người sau khi chết cũng được Chúa cứu chuộc cho cùng sống lại với Chúa trên Nước của Ngài.
Chúa Giêsu bị hành hạ chịu khổ hình mang đầy những vết thương đau đớn trên thân xác, bị đóng đinh chết tức tưởi trên thập giá giữa ngoài trời thiên nhiên, là điều vô cùng nhục nhã cho chính Chúa Giêsu và những người tin theo người. Nhưng vì Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, nên đó là hình ảnh diễn tả ý nghĩa sự hy sinh dấn thân của Ngài có gía trị công trình sáng tạo mới.
Ngày xưa từ khởi thủy, Thiên Chúa sáng tạo trời đất, con người cùng vạn vật từ hư không qua lời phán của Ngài: Hãy có! và mọi sự liền có.
Nhưng vì tội lỗi giới răn Thiên Chúa của Ông Bà nguyên tổ Adong Evà, nên con người bị luận phạt phải chết.
Để cứu chuộc phần linh hồn con người khỏi án phạt, Thiên Chúa đã sai Chúa Giêsu, con Thiên Chúa xuống trần gian làm người, hy sinh chịu chết trên cây thập gía mang ơn cứu chuộc cho linh hồn con người khỏi phải chết. Nên sự chết của Chúa Giêsu trên thập giá là một sự sáng tạo mới.
Đời sống con người không chỉ có mặt ánh sáng, nhưng còn có mặt bóng tối, không chỉ có vui mừng hạnh phúc, nhưng còn có đau khổ buồn phiền, không chỉ có thành công, nhưng còn phải nếm thất vọng, thất bại, không chỉ có xum họp được tung hô giữa đám đông, nhưng còn có cô đơn buồn tủi bị khinh khi…
Cây thập giá Chúa Giêsu thầm nói: Đời sống Chúa Giesu đã chịu nhiều đau khổ, Ngài luôn gần gũi với con người trong đau khổ buồn phiền .
Cây thập giá Chúa Giêsu gợi nhắc đến niềm hy vọng. Đấng chấp nhận hy sinh chết trên thập gía chính là Đấng mang niềm hy vọng cho đời sống trong những hoàn cảnh khó khăn, khủng hoảng khúc mắc của Giáo hội Chúa trên trần gian.
Đây là căn bản của đức tin Công Giáo, và cũng vì thế người Công Giáo tôn kính thờ lạy cây Thánh giá Chúa Giêsu trong đời sống.
Hằng năm Giáo Hội Công Giáo Roma vào ngày 14. Tháng Chín có lễ mừng kính suy tôn Thập giá Chúa Giêsu . Lễ này theo tiếng Latinh là In exaltatione S. Crucis.
Lễ mừng kính suy tôn Thập gía Chúa Giêsu có nguồn gốc từ khi Thánh nữ Helena, mẹ của Hoàng đế Constantino thứ nhất của đế quốc Roma, đã tìm thầy cây thập gía Chúa Giêsu bị đóng đinh ở Jerusalem vào ngày 13. 09.326 giữa đống vụn cát đá đất đổ nát hoang tàn vùng đồi núi sọ Golgotha.
Theo lời của mẹ Helena, Hoàng đế Constantino đã cho xây dựng thánh đường ngay trên phần mộ Chúa Giêsu ngày xưa ở Jerusalem, bây giờ là vương cung thánh đường Mộ Chúa Giêsu. Ngày 13.09.335 thánh đường được khánh thành.
Ngày hôm sau 14.09.335 Thập giá Chúa Giêsu lần đầu tiên long trọng đưa vào thánh đường trình bày dương cao cho dân chúng chiêm ngắm thờ lạy. Từ cung cách đó ngày lễ có tên Suy tôn thánh giá.
Theo Kinh Thánh và hình ảnh tượng thập giá Chúa Giêsu , khi chết Chúa Giêsu trên thậy gía gục đầu sang một bên, từ bên dưới nhìn lên thập gía thấy mắt Chúa hướng nhìn về phía tây là phía mặt trời lặn, buổi hoàng hôn ngày kết thúc.
Nhưng từ phía trên thập gía thấy mắt Chúa Giêsu nhìn hướng về phía Đông, phía hướng mặt trời mọc, buổi bình minh ngày mới sức sống đang vươn lên.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long