Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, nơi ông giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban William E. Simon về Các Nghiên cứu Công Giáo. 25 cuốn sách của ông bao gồm cuốn tiểu sử hai tập về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: Chứng Nhân Hy Vọng, là cuốn sách bán chạy nhất của New York Times đã dịch sang 14 ngôn ngữ.
Người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã có bài nhận định sau về tình hình nghiêm trọng hiện nay trong Giáo Hội theo sau việc công bố chứng từ của Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, nguyên Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ.
Dưới đây là bản dịch sang Việt Ngữ toàn văn bài viết của Tiến sĩ George Weigel đăng trên First Things với tựa đề “Why We Stay, and the Viganò Testimony” (Tại sao chúng ta ở lại [trong Giáo Hội] và chứng từ của Đức Tổng Giám Mục Viganò)
Bài đọc Sách Thánh trong các Thánh lễ Chúa Nhật trong mùa hè kinh hoàng này thích hợp một cách lạ lùng, bắt đầu bằng những lời nguyền rủa của tiên tri Giêrêmia chống lại những kẻ chăn cừu xấu xa làm cho đoàn chiên Chúa phải thất lạc và tan tác (ngày 25 tháng 7) và tiếp tục qua câu chuyện về sự bỏ đi của nhiều môn đồ sau “lời khó nghe” trong diễn từ về Bánh Trường Sinh (ngày 26 tháng 8). Và hoàn toàn có thể hiểu được rằng có một số đáng kể những người Công Giáo đã bị nghẹt thở trong từ “thánh thiện” trong vài tháng qua, khi được yêu cầu khẳng định điều đó về Giáo Hội trong Kinh Tin Kính và Kinh Tiền Tụng. Nhưng trong khi dễ hiểu, điều này vẫn nói lên một sự hiểu lầm. Lý do tại sao được đưa ra ngay sau câu chuyện bỏ Chúa ra đi trong bài Tin Mừng theo Thánh Gioan 6: 60-66, khi Chúa hỏi Mười Hai môn đệ Ngài họ không bỏ đi với những người khác sao, và ông Phêrô trả lời, “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời.”
Sự sống đời đời được ban cho chúng ta một cách bí tích trong mọi Thánh Lễ. Đó là điều chúng ta tin; đó là lý do tại sao chúng ta vẫn còn trong Giáo Hội; và đó là lý do tại sao tất cả chúng ta phải thực hiện mọi nỗ lực, từ việc xa lìa những trạng thái tách biệt chúng ta với sự sống trong Nhiệm Thể Chúa Kitô, đến việc cải cách những cái gì phải được cải cách để người khác biết và yêu mến Chúa Giêsu và cảm nghiệm được những hoa trái ban sự sống trong tình bạn với Người. Cuộc khủng hoảng hiện nay của Giáo Hội là một cuộc khủng hoảng về sự trung tín và khủng hoảng về sự thánh thiện, một cuộc khủng hoảng của những bất trung và một cuộc khủng hoảng của những tội lỗi. Đây cũng là một cuộc khủng hoảng phúc âm hóa, khi các mục tử không còn có đủ uy tín để công bố Tin Mừng là điều mà thế giới này đang rất cần như những tít lớn trong các bản tin hàng ngày chỉ ra.
Hậu quả ngay lập tức sau khi “chứng từ” của Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò được công bố, theo đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô biết về tội lỗi của Theodore McCarrick, cựu tổng giám mục Washington, nhưng đã dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt chống lại McCarrick được Đức Bênêđictô XVI áp đặt trước đó (nhưng chưa từng được thực thi một cách nghiêm túc), những chỉ trích bên trong Giáo Hội ngay lập tức được dấy lên mạnh mẽ và được vang dội lại qua các phương tiện truyền thông. Trong bầu không khí nóng bừng này, hầu như không ai có thể nói bất cứ điều gì mà không làm dấy lên những nghi ngờ và những lời buộc tội. Nhưng vì tôi biết rất rõ Đức Tổng Giám Mục Viganò trong thời gian ngài phục vụ như là đại diện của Đức Giáo Hoàng tại Washington, tôi cảm thấy có nghĩa vụ phải nói về ngài, là điều mà tôi hy vọng sẽ giúp người khác xem xét những tuyên bố rất, rất nghiêm túc này của ngài.
Thứ nhất, Đức Tổng Giám Mục Viganò là một nhà cải cách dũng cảm, đã bị cấp trên trực tiếp trục xuất ra khỏi Vatican bởi vì ngài đã quyết tâm đối đầu với tham nhũng tài chính ở phủ Thống Đốc, cơ quan hành chính của quốc gia Thành Vatican.
Thứ hai, Đức Tổng Giám Mục Viganò, theo kinh nghiệm của tôi, là một người trung thực. Chúng tôi thường nói về nhiều chuyện lớn, nhỏ, và tôi chưa bao giờ có ấn tượng rằng tôi đã được trao cho bất cứ thứ gì khác ngoài những gì ngài tin theo lương tâm của mình là sự thật. Điều đó không có nghĩa là ngài nói cái gì cũng trúng; là một người khiêm tốn và chuyên chăm cầu nguyện, ngài sẽ là người đầu tiên thừa nhận điều đó. Nhưng nó cho thấy rằng cố gắng để miêu tả ngài như một người cố tình gây ra những lời buộc tội sai lầm, như một người nào đó không phải là một nhân chứng trung thực với những gì ngài tin tưởng, là không thuyết phục. Khi ngài viết trong chứng từ của mình rằng ngài “sẵn sàng khẳng định [những cáo buộc này] với lời thề trước mặt Chúa là chứng nhân của tôi”, ngài thực sự muốn nói như thế một cách tuyệt đối. Đức Tổng Giám Mục Viganò biết rằng, trong lời thề nghiêm trọng như thế, ngài đặt linh hồn mình trong tay ngài; có nghĩa là ngài biết rằng nếu ngài nói sai, ngài sẽ mất linh hồn đời đời.
Thứ ba, Đức Tổng Giám Mục Viganò là một giáo sĩ trung thành thuộc về một thế hệ và một hình thái đào tạo nhất định, được nuôi dưỡng để có lòng trung thành với Đức Giáo Hoàng. Sự huấn luyện của ngài trong ngành ngoại giao Tòa Thánh hình thành nên bản năng đặt việc bảo vệ Đức Giáo Hoàng lên ưu tiên hàng đầu, các ưu tiên thứ hai, thứ ba và thứ hàng trăm của mình cũng là bảo vệ Đức Giáo Hoàng. Nếu ngài tin rằng những gì ngài nói bây giờ là sự thật, và Giáo Hội cần phải tìm hiểu sự thật đó để thanh tẩy chính mình khỏi những gì đang cản trở sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội, thì ngài đang phải cố đè bẹp một bản năng ăn sâu vào mình vì những lý do hết sức nghiêm trọng.
Những gì Đức Tổng Giám Mục Viganò làm chứng dựa trên cơ sở trực tiếp, cá nhân, và trong nhiều trường hợp qua những kinh nghiệm được đúc kết trong các tài liệu ở Rôma và Washington xứng đáng được đón nhận một cách nghiêm túc, không được tùy tiện bác bỏ hoặc lờ đi. Đức Hồng Y Daniel DiNardo, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, rõ ràng đồng ý như thế, như tuyên bố ngày 27 tháng 8 của ngài đã làm rõ. Đó là một bước tiến nữa hướng tới sự thanh tẩy và cải cách mà chúng ta cần.
Source: - First Things - Why We Stay, and the Viganò Testimony
Người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã có bài nhận định sau về tình hình nghiêm trọng hiện nay trong Giáo Hội theo sau việc công bố chứng từ của Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, nguyên Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ.
Dưới đây là bản dịch sang Việt Ngữ toàn văn bài viết của Tiến sĩ George Weigel đăng trên First Things với tựa đề “Why We Stay, and the Viganò Testimony” (Tại sao chúng ta ở lại [trong Giáo Hội] và chứng từ của Đức Tổng Giám Mục Viganò)
Bài đọc Sách Thánh trong các Thánh lễ Chúa Nhật trong mùa hè kinh hoàng này thích hợp một cách lạ lùng, bắt đầu bằng những lời nguyền rủa của tiên tri Giêrêmia chống lại những kẻ chăn cừu xấu xa làm cho đoàn chiên Chúa phải thất lạc và tan tác (ngày 25 tháng 7) và tiếp tục qua câu chuyện về sự bỏ đi của nhiều môn đồ sau “lời khó nghe” trong diễn từ về Bánh Trường Sinh (ngày 26 tháng 8). Và hoàn toàn có thể hiểu được rằng có một số đáng kể những người Công Giáo đã bị nghẹt thở trong từ “thánh thiện” trong vài tháng qua, khi được yêu cầu khẳng định điều đó về Giáo Hội trong Kinh Tin Kính và Kinh Tiền Tụng. Nhưng trong khi dễ hiểu, điều này vẫn nói lên một sự hiểu lầm. Lý do tại sao được đưa ra ngay sau câu chuyện bỏ Chúa ra đi trong bài Tin Mừng theo Thánh Gioan 6: 60-66, khi Chúa hỏi Mười Hai môn đệ Ngài họ không bỏ đi với những người khác sao, và ông Phêrô trả lời, “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời.”
Sự sống đời đời được ban cho chúng ta một cách bí tích trong mọi Thánh Lễ. Đó là điều chúng ta tin; đó là lý do tại sao chúng ta vẫn còn trong Giáo Hội; và đó là lý do tại sao tất cả chúng ta phải thực hiện mọi nỗ lực, từ việc xa lìa những trạng thái tách biệt chúng ta với sự sống trong Nhiệm Thể Chúa Kitô, đến việc cải cách những cái gì phải được cải cách để người khác biết và yêu mến Chúa Giêsu và cảm nghiệm được những hoa trái ban sự sống trong tình bạn với Người. Cuộc khủng hoảng hiện nay của Giáo Hội là một cuộc khủng hoảng về sự trung tín và khủng hoảng về sự thánh thiện, một cuộc khủng hoảng của những bất trung và một cuộc khủng hoảng của những tội lỗi. Đây cũng là một cuộc khủng hoảng phúc âm hóa, khi các mục tử không còn có đủ uy tín để công bố Tin Mừng là điều mà thế giới này đang rất cần như những tít lớn trong các bản tin hàng ngày chỉ ra.
Hậu quả ngay lập tức sau khi “chứng từ” của Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò được công bố, theo đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô biết về tội lỗi của Theodore McCarrick, cựu tổng giám mục Washington, nhưng đã dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt chống lại McCarrick được Đức Bênêđictô XVI áp đặt trước đó (nhưng chưa từng được thực thi một cách nghiêm túc), những chỉ trích bên trong Giáo Hội ngay lập tức được dấy lên mạnh mẽ và được vang dội lại qua các phương tiện truyền thông. Trong bầu không khí nóng bừng này, hầu như không ai có thể nói bất cứ điều gì mà không làm dấy lên những nghi ngờ và những lời buộc tội. Nhưng vì tôi biết rất rõ Đức Tổng Giám Mục Viganò trong thời gian ngài phục vụ như là đại diện của Đức Giáo Hoàng tại Washington, tôi cảm thấy có nghĩa vụ phải nói về ngài, là điều mà tôi hy vọng sẽ giúp người khác xem xét những tuyên bố rất, rất nghiêm túc này của ngài.
Thứ nhất, Đức Tổng Giám Mục Viganò là một nhà cải cách dũng cảm, đã bị cấp trên trực tiếp trục xuất ra khỏi Vatican bởi vì ngài đã quyết tâm đối đầu với tham nhũng tài chính ở phủ Thống Đốc, cơ quan hành chính của quốc gia Thành Vatican.
Thứ hai, Đức Tổng Giám Mục Viganò, theo kinh nghiệm của tôi, là một người trung thực. Chúng tôi thường nói về nhiều chuyện lớn, nhỏ, và tôi chưa bao giờ có ấn tượng rằng tôi đã được trao cho bất cứ thứ gì khác ngoài những gì ngài tin theo lương tâm của mình là sự thật. Điều đó không có nghĩa là ngài nói cái gì cũng trúng; là một người khiêm tốn và chuyên chăm cầu nguyện, ngài sẽ là người đầu tiên thừa nhận điều đó. Nhưng nó cho thấy rằng cố gắng để miêu tả ngài như một người cố tình gây ra những lời buộc tội sai lầm, như một người nào đó không phải là một nhân chứng trung thực với những gì ngài tin tưởng, là không thuyết phục. Khi ngài viết trong chứng từ của mình rằng ngài “sẵn sàng khẳng định [những cáo buộc này] với lời thề trước mặt Chúa là chứng nhân của tôi”, ngài thực sự muốn nói như thế một cách tuyệt đối. Đức Tổng Giám Mục Viganò biết rằng, trong lời thề nghiêm trọng như thế, ngài đặt linh hồn mình trong tay ngài; có nghĩa là ngài biết rằng nếu ngài nói sai, ngài sẽ mất linh hồn đời đời.
Thứ ba, Đức Tổng Giám Mục Viganò là một giáo sĩ trung thành thuộc về một thế hệ và một hình thái đào tạo nhất định, được nuôi dưỡng để có lòng trung thành với Đức Giáo Hoàng. Sự huấn luyện của ngài trong ngành ngoại giao Tòa Thánh hình thành nên bản năng đặt việc bảo vệ Đức Giáo Hoàng lên ưu tiên hàng đầu, các ưu tiên thứ hai, thứ ba và thứ hàng trăm của mình cũng là bảo vệ Đức Giáo Hoàng. Nếu ngài tin rằng những gì ngài nói bây giờ là sự thật, và Giáo Hội cần phải tìm hiểu sự thật đó để thanh tẩy chính mình khỏi những gì đang cản trở sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội, thì ngài đang phải cố đè bẹp một bản năng ăn sâu vào mình vì những lý do hết sức nghiêm trọng.
Những gì Đức Tổng Giám Mục Viganò làm chứng dựa trên cơ sở trực tiếp, cá nhân, và trong nhiều trường hợp qua những kinh nghiệm được đúc kết trong các tài liệu ở Rôma và Washington xứng đáng được đón nhận một cách nghiêm túc, không được tùy tiện bác bỏ hoặc lờ đi. Đức Hồng Y Daniel DiNardo, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, rõ ràng đồng ý như thế, như tuyên bố ngày 27 tháng 8 của ngài đã làm rõ. Đó là một bước tiến nữa hướng tới sự thanh tẩy và cải cách mà chúng ta cần.
Source: - First Things - Why We Stay, and the Viganò Testimony