(EWTN News/CNA) Tòa Tối Cao Hoa Kỳ hôm thứ Hai đã hủy bỏ án lệnh của tòa tiểu bang Washington chống lại người làm hoa là bà Barronelle Stutzman vì đã từ chối làm hoa cho đám cưới của một cặp đực đồng tính vào năm 2013.

Tóa Tối Cao Hoa Kỳ đã trả vụ án lại cho Tòa Tối Cao bang Washington cùng với sự hướng dẫn phải xét vụ án dưới ánh sáng của quyết định vụ án Masterpiece Cakeshop vào đầu tháng trước.

Được biết vụ án Masterpiece Cakeshop, Tòa Tối Cao Hoa Kỳ đã đứng về phía người làm bánh Jack Phillips, là một Kitô hữu, đã từ chối làm bánh cưới cho cặp đồng tính. Tòa Tối Cao Hoa Kỳ phán quyết rằng Ủy Ban Nhân Quyền Calorado đã chứng tỏ sự thù nghịch không thể chấp nhận được đối với tôn giáo trong việc giải quyết vụ án đó.

Các luật sư của bà Stutzman đã lập luận rằng một sự thù hận tương tự chống lại tôn giáo cũng phơi bày ra trong việc xử kiện Stutzman bởi công tố viên ở Washington.

Kristen Waggoner, Phó chủ tịch Hiệp hội Bảo Vệ Tự do, nhóm bảo vệ cho cả hai vụ án Phillips và Stutzman nói rằng “Trong lúc công tố viên đã thất bại trong việc khởi tố một doanh nghiệp đã bị khiển trách và phân biệt đối xử chống lại khách hàng Kitô hữu, thì ông ta đã cứ nhất định tự mình theo đuổi các biện pháp chưa bao giờ có tiền lệ để phạt Barronelle, không chỉ trong phạm vi là một chủ cơ sở doanh nghiệp mà còn trong phạm vi cá nhân của bà.”

“Trong vụ án Masterpiece Cakeshop, Tòa Tối Cao đã lên án việc áp dụng loại luật tùy tiện, một chiều, phân biệt đối xử chống lại những người có đức tin. Cũng thế, trong lời tóm tắt mà công tố viên nôp trong vụ kiện Barronelle, ông ta đã nhiều lần nhắc lại và coi thường niềm tin của bà. Ông này đã so sánh niềm tin tôn giáo của bà về hôn nhân, mà Tòa Tối Cao nói rằng niềm tin tôn giáo ấy là “hợp lệ và đáng tôn trọng”, với sự phân biệt chủng tộc. Điều này mâu thuẫn với sự công nhận của Tòa Tối Cao trong vụ Masterpiece Cakeshop rằng không thích hợp cho chính quyền để đi song song giữa niềm tin tôn giáo và “bảo vệ nô lệ”

Vụ án ở Washington tập trung vào bà Barronell Stutzman, 73 tuổi là chủ nhân của tiệm hoa Arlene’s Flowers ở Richard, Washington.

Vào năm 2013, Rob Ingersoll, là bạn và là khách hàng của bà đã nhờ bà làm hoa cho đám cưới đồng tính của hắn.

Bà Stutzman biết rõ Ingersoll là một người đồng tính, luôn vui mừng khi bà làm hoa cho hắn vào những dịp sinh nhật hay những dịp đặc biệt khác.

Tuy nhiên, bởi vì bà tin rằng hôn nhân là một dấu ấn về sự liên hệ giữa Đức Kitô và Giáo Hội, vì thế bà bảo Ingersoll rằng bà không thể làm hoa cưới cho một đám cưới đồng tính.

Ingersoll lúc đầu nói rằng hắn hiểu bà và nhờ bà chỉ cho một người làm hoa khác. Nhưng sau đó ít lâu, người tình đực của hắn viết trên mạng xã hội rằng bà Stutzman từ chối tham gia đám cưới và thế là tin được mau chóng lan ra. Chẳng bao lâu sau đó, bà được báo là bà bị kiện bởi công tố viên của bang Washington và ACLU ( tạm dịch là Hiệp hội Tự Do dân quyền Mỹ).

Bà Stutzman là một tín hữu Tin Lành (Southern Baptist) đã nói rằng bà quan niệm làm hoa cho lễ cưới không chỉ là một việc làm. Bà bỏ nhiều tháng, có khi cả năm trời để tìm hiểu xem cô dâu chú rể muốn gì chuyển tải trong những lãng hoa ấy.

Bởi vì làm hoa cho đám cưới là một lao động mang tính yêu thương vì thế bà cảm thấy lương tâm bà không cho phép để làm hoa cho một đám cưới đồng tính.

Vào tháng Hai năm 2017, Tòa tối Cao bang Washington đã duy trì phán quyết của tòa dưới chống lại bà, thế là bà Stutzman lại kháng án lên Tòa Tối Cao Hoa Kỳ.

Trong khi sự thiệt hại thực sự mà cặp đôi đồng tính đòi bồi thường chỉ là $7, chi phí lái xe tới tiệm làm hoa khác, thì bà Stutzman rất có thể phải trả đến hơn $1 triệu để trả án phí cho gần một tá cái đám luật sư của ACLU chống lại bà trong vụ án. Như thế tài sản gồm nhà cửa, tiệm hoa, tiền để dành và những tài sản cá nhân khác của bà bị đe đọa phải bán vì vụ án này.

Qua bốn năm rưỡi, bà Stutzman nói rằng bà đã nhận được rất nhiều khuyến khích và ủng hộ của nhiều người, hội đoàn từ 58 quốc gia trên thế giới, nhưng cũng có những đe dọa chết người nên bà đã phải gắn hệ thống an toàn và thay đổi lộ trình hàng ngày của bà.

Trong một công bố vào đầu tháng này, bà Stutzman nói rằng bà phục vụ tất cả khách hàng, nhưng không thể tạo ra một sản phẩm mà nó đi ngược với niềm tin tôn giáo sâu xa của bà.

Bà nói rằng công tố viên ở Washington đã “ luôn phớt lờ cái phần này trong vụ án của tôi, cố tình phỉ báng tôi và niềm tin của tôi mà lẽ ra phải tôn trọng niềm tin tôn giáo của tôi về hôn nhân. Khi tòa án tiểu bang ra phán quyết chống lại tôi do công tố viên yêu cầu, tôi đã viết cho ông lá thư yêu cầu ông “ hãy bỏ” những thỉnh nguyện cá nhân mà nó có nguy cơ sẽ tước đi “ nhà cửa, doanh nghiệp và những tài sản khác của tôi”, nhưng ông ta đã không làm giúp tôi. Đối với ông, vụ án này là một ví dụ điển hình của tôi – nghiền nát tôi, tất cả chỉ vì ông ta không đồng ý với những gì tôi tin về hôn nhân.”


Source: EWTN News Supreme Court returns case of florist who declined gay wedding to lower court