Chúa Nhật LỄ BA NGÔI
Mt 28, 16 – 20
Mầu nhiệm Một Chúa ba Ngôi là một mầu nhiệm cao sâu, khôn ví tuyệt vời, trí khôn của con người chúng ta khó mà hiểu thấu được.Hôm nay, Giáo Hội hân hoan mừng lễ Chúa Ba Ngôi. Nhờ thường xuyên cầu nguyện, chúng ta mới cảm nhận sâu xa mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi đang hoạt động tích cực trong đời sống thường nhật của chúng ta.
Nếu dùng lý trí, cách suy luận của con người, chúng ta không thể nào hiểu được mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Thánh Augustinô, một vị thánh thông minh, giỏi giang nhưng đứng trước mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, Ngài cũng chỉ làm một công việc dùng vỏ sò múc nước biển đổ vào lỗ cát…Vâng, suy luận, phân tích dùng những ví dụ hay suy tư về Chúa Ba Ngôi của con người, tất cả đều vụng về, thiếu sót khi nói về Thiên Chúa Ba Ngôi.Chỉ có Đấng ngự trong cung lòng Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô đã mạc khải, tỏ lộ cho chúng ta biết có một Thiên Chúa duy nhất trong ba Ngôi Vị là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Ba Ngôi tuy khác nhau nhưng cùng một Thiên Chúa. Ba Ngôi Vị nhưng không phải là ba Thiên Chúa, nhưng Ba Ngôi là một Thiên Chúa duy nhất. Đọc Kinh Thánh, chúng ta nhận ra thánh Matthêu đã cho chúng ta hiểu về Chúa Ba Ngôi rõ ràng nhất trong câu Mt 28, 19 :” Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần “. Hình ảnh nổi bật nhất trong Kinh Thánh Tân Ước về Chúa Ba Ngôi là hình ảnh Chúa Giêsu chịu phép rửa bởi tay Gioan Tẩy Giả trong dòng sông Jorđăng : Hình ảnh một Chúa Ba Ngôi được mạc khải trọn vẹn khi Chúa bước lên khỏi nước, Chúa Thánh Thần lấy hình chim bồ câu ngự xuống trên Ngài, Chúa Giêsu, Ngôi hai Thiên Chúa, trên trời có tiếng Chúa Cha tuyên phán :” Con là Con Ta yêu dấu “ ( Mc 1, 11 ). Kinh Thánh đã cho chúng ta nhận biết chính Chúa Giêsu đạ mạc khải Chúa Ba Ngôi cho nhân loại, cho chúng ta. Thánh Luca cho chúng ta hay “ Lịch sử cứu rỗi mang chiều kích Ba Ngôi “. Thời Cựu Ước là thời Thiên Chúa Cha sáng tạo, tạo dựng thế giới, vũ trụ, dựng nên con người.Thời Tân Ước là thời Chúa Con cứu chuộc nhân loại, cứu độ con người, thời hậu Phúc Âm mà sách Công Vụ Tông Đồ tường thuật là thời của Chúa Thánh Thần.Thiên Chúa có ba Ngôi nhưng mỗi ngôi vị đều sống cho hai Ngôi Vị kia.Thiên Chúa Ba Ngôi là tình yêu mở ra, quảng đại, chia sẻ, mời gọi và trao ban.Tình yêu tự hiến luôn mở rộng, trao ban vô vị lợi và chia sẻ.Bởi vì, Ngôi thứ nhất là Cha đã sinh ra Ngôi Hai là Con từ thuở đời đời , và do tình yêu giữa Ngôi Cha và Ngôi Con đã đã phát sinh ra Ngôi Ba là Thánh Thần ( Sách Giáo lý Tân Định ). Thánh Phaolô cũng bàn đến Chúa Ba Ngôi trong các thư của Ngài, đặc biệt đoạn nổi tiếng này :” Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em “ ( 2 Co 13, 13 ).
Mừng lễ Chúa Ba Ngôi, chúng ta cảm tạ tri ân Thiên Chúa vì Ba Ngôi Thiên Chúa có liên hệ rất mật thiết đối với chúng ta. Ngôi Cha là Đấng đã tạo dựng nên ta, Ngôi Con đã cứu chuộc ta. Chúa Thánh Thần là lửa yêu mến nên đã được gán cho việc thánh hóa ta bằng cách ban ân sủng cho ta.
Mỗi lần chúng ta đọc kinh tin kính là chúng ta tuyên xưng một Chúa Ba Ngôi. Mỗi lần đọc kinh sáng danh là chúng ta chúc tụng, ngợi khen Thiên Chúa Ba Ngôi. Mỗi lần làm dấu thánh giá là mỗi lần chúng ta chứng tỏ chúng ta là người Công Giáo, là Kitô hữu là ngưởi thuộc về Chúa. Chúng ta phải tin kính, cậy trông, kính mến, cầu xin, tạ ơn Chúa Ba Ngôi.
Lạy Chúa Giêsu, xin sai Thánh Thần Chúa đến để hướng dẫn, soi sáng và để chúng con luôn gắn kết mật thiết với mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Ông bà anh chị em hiểu thế nào về Chúa Ba Ngôi ?
2.Thời Cựu Ước mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi đã sáng tỏ chưa ?
3.Ai đã vén mở cho chúng ta biết về Chúa Ba Ngôi ?
4.Câu Kinh Thánh nào giúp chúng ta hiểu được về Chúa Ba Ngôi ?
5.Thánh Phaolô có nói về Chúa Ba Ngôi không ?
Mt 28, 16 – 20
Mầu nhiệm Một Chúa ba Ngôi là một mầu nhiệm cao sâu, khôn ví tuyệt vời, trí khôn của con người chúng ta khó mà hiểu thấu được.Hôm nay, Giáo Hội hân hoan mừng lễ Chúa Ba Ngôi. Nhờ thường xuyên cầu nguyện, chúng ta mới cảm nhận sâu xa mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi đang hoạt động tích cực trong đời sống thường nhật của chúng ta.
Nếu dùng lý trí, cách suy luận của con người, chúng ta không thể nào hiểu được mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Thánh Augustinô, một vị thánh thông minh, giỏi giang nhưng đứng trước mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, Ngài cũng chỉ làm một công việc dùng vỏ sò múc nước biển đổ vào lỗ cát…Vâng, suy luận, phân tích dùng những ví dụ hay suy tư về Chúa Ba Ngôi của con người, tất cả đều vụng về, thiếu sót khi nói về Thiên Chúa Ba Ngôi.Chỉ có Đấng ngự trong cung lòng Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô đã mạc khải, tỏ lộ cho chúng ta biết có một Thiên Chúa duy nhất trong ba Ngôi Vị là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Ba Ngôi tuy khác nhau nhưng cùng một Thiên Chúa. Ba Ngôi Vị nhưng không phải là ba Thiên Chúa, nhưng Ba Ngôi là một Thiên Chúa duy nhất. Đọc Kinh Thánh, chúng ta nhận ra thánh Matthêu đã cho chúng ta hiểu về Chúa Ba Ngôi rõ ràng nhất trong câu Mt 28, 19 :” Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần “. Hình ảnh nổi bật nhất trong Kinh Thánh Tân Ước về Chúa Ba Ngôi là hình ảnh Chúa Giêsu chịu phép rửa bởi tay Gioan Tẩy Giả trong dòng sông Jorđăng : Hình ảnh một Chúa Ba Ngôi được mạc khải trọn vẹn khi Chúa bước lên khỏi nước, Chúa Thánh Thần lấy hình chim bồ câu ngự xuống trên Ngài, Chúa Giêsu, Ngôi hai Thiên Chúa, trên trời có tiếng Chúa Cha tuyên phán :” Con là Con Ta yêu dấu “ ( Mc 1, 11 ). Kinh Thánh đã cho chúng ta nhận biết chính Chúa Giêsu đạ mạc khải Chúa Ba Ngôi cho nhân loại, cho chúng ta. Thánh Luca cho chúng ta hay “ Lịch sử cứu rỗi mang chiều kích Ba Ngôi “. Thời Cựu Ước là thời Thiên Chúa Cha sáng tạo, tạo dựng thế giới, vũ trụ, dựng nên con người.Thời Tân Ước là thời Chúa Con cứu chuộc nhân loại, cứu độ con người, thời hậu Phúc Âm mà sách Công Vụ Tông Đồ tường thuật là thời của Chúa Thánh Thần.Thiên Chúa có ba Ngôi nhưng mỗi ngôi vị đều sống cho hai Ngôi Vị kia.Thiên Chúa Ba Ngôi là tình yêu mở ra, quảng đại, chia sẻ, mời gọi và trao ban.Tình yêu tự hiến luôn mở rộng, trao ban vô vị lợi và chia sẻ.Bởi vì, Ngôi thứ nhất là Cha đã sinh ra Ngôi Hai là Con từ thuở đời đời , và do tình yêu giữa Ngôi Cha và Ngôi Con đã đã phát sinh ra Ngôi Ba là Thánh Thần ( Sách Giáo lý Tân Định ). Thánh Phaolô cũng bàn đến Chúa Ba Ngôi trong các thư của Ngài, đặc biệt đoạn nổi tiếng này :” Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em “ ( 2 Co 13, 13 ).
Mừng lễ Chúa Ba Ngôi, chúng ta cảm tạ tri ân Thiên Chúa vì Ba Ngôi Thiên Chúa có liên hệ rất mật thiết đối với chúng ta. Ngôi Cha là Đấng đã tạo dựng nên ta, Ngôi Con đã cứu chuộc ta. Chúa Thánh Thần là lửa yêu mến nên đã được gán cho việc thánh hóa ta bằng cách ban ân sủng cho ta.
Mỗi lần chúng ta đọc kinh tin kính là chúng ta tuyên xưng một Chúa Ba Ngôi. Mỗi lần đọc kinh sáng danh là chúng ta chúc tụng, ngợi khen Thiên Chúa Ba Ngôi. Mỗi lần làm dấu thánh giá là mỗi lần chúng ta chứng tỏ chúng ta là người Công Giáo, là Kitô hữu là ngưởi thuộc về Chúa. Chúng ta phải tin kính, cậy trông, kính mến, cầu xin, tạ ơn Chúa Ba Ngôi.
Lạy Chúa Giêsu, xin sai Thánh Thần Chúa đến để hướng dẫn, soi sáng và để chúng con luôn gắn kết mật thiết với mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Ông bà anh chị em hiểu thế nào về Chúa Ba Ngôi ?
2.Thời Cựu Ước mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi đã sáng tỏ chưa ?
3.Ai đã vén mở cho chúng ta biết về Chúa Ba Ngôi ?
4.Câu Kinh Thánh nào giúp chúng ta hiểu được về Chúa Ba Ngôi ?
5.Thánh Phaolô có nói về Chúa Ba Ngôi không ?