(Vatican News) Trong buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư hàng tuần, ngày 9 tháng Năm, một ngày thiếu nắng nhiều mây phủ kín Quảng Trường Thánh Phê-rô, nơi đông đảo các khách hành hương tập trung về, ĐGH Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về Bí Tích Rửa Tội. Ngài nói rằng Bí Tích Rửa Tội cho chúng ta dìm mình vào trong mầu nhiệm sự chết của Chúa Kitô và sống lại một đời sống mới.
ĐGH Phanxicô đã nói với khách hành hương rằng “Thiên Chúa không bao giờ chối bỏ con cái của Người. Thiên Chúa yêu chúng ta rất nhiều – giống như một người cha – và không bao giờ bỏ chúng ta một mình.”
ĐGH giải thích rằng mối liên hệ ấy là hiển nhiên và nhờ vào nghi thức Rửa Tội nó được niêm phong bằng một dấu ấn không thể phai nhòa trong linh hồn: “một dấu ấn thần linh không thể xóa nhòa dù cho bất cứ tội lỗi như thế nào.”
ĐGH nhắc lại rằng dấu ấn của Phép Rửa Tội không bao giờ mất nơi tâm hồn “dù rằng người ấy có là tội phạm giết người, tội phạm áp bức bất công,” thì dấu ấn ấy cũng không thể xóa bỏ. Nhưng ngài cảnh báo rằng “tội lỗi ngăn cản Bí Tích Rửa Tội sinh hoa kết trái ơn cứu rỗi.”
Sống một đời theo Chúa Giê-su.
ĐGH nói rằng ngay cả khi một người “không còn biết tội là gì” liều mình phạm những tội trọng và “chống lại Thiên Chúa” thì người ấy vẫn là con của Thiên Chúa bởi vì Thiên Chúa không bao giờ chối bỏ con của Người.
Tuy nhiên, là chi thể trong thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô, chúng ta phải dứt khoát tránh xa tội lỗi và sống theo gương Chúa Kitô bằng đời sống chứng nhân đức tin và tình yêu của chúng ta.
Sau khi chúng ta đã được tái sinh nhờ nước của Bí Tích Rửa Tội, chúng ta được sức dầu thánh với ơn thiêng của Chúa Thánh Thần, như một dấu chỉ cùng chia sẻ ngôi vị tư tế, tiên tri và vương giả của Chúa và chúng ta là thành viên của đoàn dân Thánh Chúa, được mời gọi để bắt chước Người trong yêu thương phục vụ anh chị em của chúng ta.
Bí Tích Rửa Tội mở cánh cửa vào một cuộc sống phục sinh.
Qua Bí Tích Rửa Tội, chúng ta cùng được chôn cất với Chúa Giê-su trong sự chết của Ngài để “như Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết thế nào thì chúng ta cũng được bước đi trong đời sống mới như vậy.”
ĐGH kết luận rằng “Phép Rửa Tội mở cho chúng ta cánh cửa vào cuộc sống phục sinh, chứ không phải cuộc sống thế gian này. Một cuộc sống theo Chúa Giê-su.”
Giuse Thẩm Nguyễn
ĐGH Phanxicô đã nói với khách hành hương rằng “Thiên Chúa không bao giờ chối bỏ con cái của Người. Thiên Chúa yêu chúng ta rất nhiều – giống như một người cha – và không bao giờ bỏ chúng ta một mình.”
ĐGH giải thích rằng mối liên hệ ấy là hiển nhiên và nhờ vào nghi thức Rửa Tội nó được niêm phong bằng một dấu ấn không thể phai nhòa trong linh hồn: “một dấu ấn thần linh không thể xóa nhòa dù cho bất cứ tội lỗi như thế nào.”
ĐGH nhắc lại rằng dấu ấn của Phép Rửa Tội không bao giờ mất nơi tâm hồn “dù rằng người ấy có là tội phạm giết người, tội phạm áp bức bất công,” thì dấu ấn ấy cũng không thể xóa bỏ. Nhưng ngài cảnh báo rằng “tội lỗi ngăn cản Bí Tích Rửa Tội sinh hoa kết trái ơn cứu rỗi.”
Sống một đời theo Chúa Giê-su.
ĐGH nói rằng ngay cả khi một người “không còn biết tội là gì” liều mình phạm những tội trọng và “chống lại Thiên Chúa” thì người ấy vẫn là con của Thiên Chúa bởi vì Thiên Chúa không bao giờ chối bỏ con của Người.
Tuy nhiên, là chi thể trong thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô, chúng ta phải dứt khoát tránh xa tội lỗi và sống theo gương Chúa Kitô bằng đời sống chứng nhân đức tin và tình yêu của chúng ta.
Sau khi chúng ta đã được tái sinh nhờ nước của Bí Tích Rửa Tội, chúng ta được sức dầu thánh với ơn thiêng của Chúa Thánh Thần, như một dấu chỉ cùng chia sẻ ngôi vị tư tế, tiên tri và vương giả của Chúa và chúng ta là thành viên của đoàn dân Thánh Chúa, được mời gọi để bắt chước Người trong yêu thương phục vụ anh chị em của chúng ta.
Bí Tích Rửa Tội mở cánh cửa vào một cuộc sống phục sinh.
Qua Bí Tích Rửa Tội, chúng ta cùng được chôn cất với Chúa Giê-su trong sự chết của Ngài để “như Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết thế nào thì chúng ta cũng được bước đi trong đời sống mới như vậy.”
ĐGH kết luận rằng “Phép Rửa Tội mở cho chúng ta cánh cửa vào cuộc sống phục sinh, chứ không phải cuộc sống thế gian này. Một cuộc sống theo Chúa Giê-su.”
Giuse Thẩm Nguyễn