Chúa Sinh 6 Phục Sinh B
Các bài đọc phụng vụ hôm nay hướng về chủ đề: “Yêu thương”.
Thánh Phêrô nhìn nhận Cornêliô và cả gia đình ông đều là những người rất đạo đức và thực hành yêu thương. Cornêliô rất kính sợ Thiên Chúa và quảng đại cứu trợ. Vì thế, ông đã được Chúa nhìn tới (Cv 10,4) và được Thánh Thần ngự đến, sau đó Phêrô đã làm phép rửa cho họ nhân danh Đức Giêsu Kitô (Cv 10, 44.48).
Trong bài đọc hai, Thánh Gioan mời gọi: “Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Chúa. Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,7-9).
Bài Tin Mừng tiếp nối Tin Mừng Chúa Nhật tuần trước. Chúa Giêsu tiếp tục giải thích về dụ ngôn cây nho và cành. Nhựa sống luân chuyển nuôi dưỡng cây nho và cành sinh ra hoa trái. Tình yêu từ cội nguồn Thiên Chúa chính là nguồn sống phong phú nuôi dưỡng và làm phát triển người tín hữu. Có ở lại trong tình yêu của Chúa mới sinh hoa kết trái : “Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người”.
Chúa Giêsu ban điều răn mới: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34; x. Mt 8,26-27 // Mc 4,39-41 // Lc 8,24-25; Mt 28,19-20; Mc 1,25-27 // Lc 4,35-36; Mc 5,43 // Lc 8,56; Mc 9,25; Ga 15,12.17).
Trong Cựu Ước, Thiên Chúa vẫn dạy phải yêu thương những người thân cận như chính mình. Những người thân cận là ai? Đó những người quen biết trong họ hàng, khu xóm, những người không thân nhưng có quan hệ với mình. Nói chung là những người mình quen biết trong cuộc sống.
Chúa Giêsu mở rộng tầm nhìn cho những người theo đạo cũ. Khái niệm người thân cận được minh họa qua câu chuyện người Samaritanô trên đường Giêricô xưa. Vì người bị cướp, bị đánh đập không phải là người đồng đạo, không phải là người quen biết, nên những luật sĩ, tư tế bỏ đi, không coi họ là người thân cận. Còn người Samaritanô là người ngoại, nhưng lại xem nạn nhân giữa đường như người thân cận với mình. Cái “mới” là ở chỗ đó. Yêu thương như Thầy đã yêu thương là yêu thương không loại trừ ai, không tính đến là lương hay giáo, quen hay không quen. Yêu thương cả những người nghịch lại với mình, chứ không phải chỉ chọn lựa yêu thương những người hợp với mình...”.
Chúa Giêsu gọi là điều răn mới và nhấn mạnh nơi chữ như ”Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.
Chữ “như” ở đây thật quan trọng. Chúa Giêsu đã so sánh : như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến anh em, anh em hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu mến anh em.
Như Cha đã yêu mến Thầy. Chúa Giêsu đã nhiều lần nói về tình yêu của Chúa Cha dành cho Ngài (x.Ga 3,35;5,20;17,24). Chúa Cha cũng nhiều lần xác nhận điều này (x.Mt 3,17;17,5). Tình yêu của Chúa Cha đối với Chúa Con là tình yêu chia sẻ và trao ban.Tình yêu của Chúa Con đối với Chúa Cha là tình yêu tôn kính và vâng phục. Chúa Con yêu các môn đệ như tình yêu Chúa Cha đối với Ngài. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viết trong thông điệp “Sự Rạng Ngời Chân Lý”: Chữ như này đòi hỏi phải bắt chước Chúa Giêsu, nơi tình yêu của Người mà việc rửa chân cho các môn đệ là một dấu chỉ cụ thể. Chữ như cũng chỉ mức độ mà Chúa Giêsu đã yêu thương các môn đệ và các môn đệ cũng phải yêu thương nhau bằng mức độ ấy. (số 20).
Yêu “như Thầy đã yêu” là yêu như thế nào?
Thầy chấp nhận cái chết thập hình để chuộc tội nhân loại: “Không có tình thương nào cao hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình”.
“Thầy không coi anh em là tôi tớ, nhưng Thầy coi anh em là bạn hữu của Thầy”. Ngài là Thầy, là Chúa.Các môn đệ là người, là đệ tử. Nếu Chúa muốn coi các ông là tôi tớ cũng được, nhưng không,Chúa đã coi họ là bạn hữu ngang hàng với Ngài. Bạn hữu tri âm tri kỷ nên “tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha của Thầy,Thầy đã cho anh em biết”.
Cả cuộc đời của Chúa đã sống tình yêu nhập thể và hiến dâng cho tất cả mọi người.Chúa không để ai về tay không khi đến với Người. Kẻ mù được sáng, người què đi được, kẻ điếc nghe được, người câm nói được, những kẻ tội lỗi, những cô gái điếm tìm được ơn thứ tha…
Tình yêu của Chúa Giêsu cao đẹp quá, quý giá vô ngần. “Anh em hãy yêu như Thầy đã yêu”. Lời này quả thật là quá khó đối với con người ! Vẫn biết rằng con người chẳng bao giờ yêu nhau tới mức ”như Thầy đã yêu”, nhưng lời mời gọi của Chúa vẫn luôn giục giã chúng ta hướng theo đường Chúa đã đi, lấy tình yêu của Chúa làm tiêu chuẩn cho mọi hành động, làm khuôn vàng thước ngọc cho mọi suy nghĩ, lời nói việc làm của chúng ta.
Cội nguồn của dòng sông tình yêu phát xuất từ Chúa Cha qua Chúa Giêsu tuôn chảy đến nhân loại.Tình yêu là nguồn sự sống, là động lực chính yếu của cuộc đời và sau hết tình yêu cũng là cứu cánh của cuộc đời:”Vạn sự đã do tình yêu sáng tạo, vạn sự được Tình yêu nâng đỡ, vạn sự đi về tình yêu và đi vào trong tình yêu” (R.Tagore)
Chính tình yêu Thiên Chúa đã gọi chúng ta vào trường đời để dạy chúng ta sống yêu thương. Chính tình yêu Thiên Chúa đã cứu sống chúng ta. Và chính nhờ tình yêu ấy mà chúng ta được sống, cũng như cành nho chỉ sống nhờ kết hợp với cây nho chúng ta được “ở lại trong tình yêu của Chúa”.
Lần kia, có một thanh niên nghi ngờ về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Vì thế, anh ta đến thăm viếng một tu sĩ nổi tiếng là thánh thiện. Anh hỏi vị tu sĩ: Thầy có tin tưởng vào Thiên Chúa không?.
Vị tu sĩ đáp : có chứ.
Người thanh niên hỏi : Dựa vào chứng cứ nào mà thầy tin được ?
Vị tu sĩ đáp : Ta tin tưởng vào Thiên Chúa, bởi vì ta biết Người. Mỗi ngày, ta đều cảm nghiệm được sự hiện diện của Thiên Chúa trong tâm hồn ta.
Người thanh niên hỏi : nhưng làm thế nào điều đó có thể xảy ra được?
Vị tu sĩ đáp : Khi biết sống yêu thương, thì chúng ta cảm nghiệm được Thiên Chúa, và nỗi nghi ngờ tan biến, giống như làn sương buổi sáng bị tan biến trước ánh nắng mặt trời vậy.
Người thanh niên suy nghĩ về câu nói này trong giây lát, rồi hỏi :Làm thế nào để con có thể đạt được niềm tin chắc chắn này?.
Vị tu sĩ đáp : Bằng cách hành động theo tình yêu. Con hãy cố gắng yêu thương những người đồng loại; yêu thương họ một cách tích cực và không ngừng. Trong khi con học hỏi được cách càng ngày càng yêu thương hơn, thì con sẽ càng ngày càng trở nên tin tưởng vào sự hiện hữu của Thiên Chúa, và sự bất tử của linh hồn. Ðiều này đã được thử nghiệm. Ðây là đường lối đúng đắn.
”Anh em hãy yêu thương nhau”, đây là dấu hiệu rõ ràng nhất, thiết thực nhất để nhận ra ai là người thuộc về Chúa : ”Người ta cứ dấu này mà nhận biết chúng con là môn đệ của Thầy, là chúng con yêu thương nhau”.
Nguyện xin Chúa giúp chúng con tập sống yêu thương ”như Thầy đã yêu” khi thực thi lời Chúa dạy “ Điều gì chúng con làm cho người bé nhỏ nhất là làm cho cho chính Ta”.
Các bài đọc phụng vụ hôm nay hướng về chủ đề: “Yêu thương”.
Thánh Phêrô nhìn nhận Cornêliô và cả gia đình ông đều là những người rất đạo đức và thực hành yêu thương. Cornêliô rất kính sợ Thiên Chúa và quảng đại cứu trợ. Vì thế, ông đã được Chúa nhìn tới (Cv 10,4) và được Thánh Thần ngự đến, sau đó Phêrô đã làm phép rửa cho họ nhân danh Đức Giêsu Kitô (Cv 10, 44.48).
Trong bài đọc hai, Thánh Gioan mời gọi: “Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Chúa. Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,7-9).
Bài Tin Mừng tiếp nối Tin Mừng Chúa Nhật tuần trước. Chúa Giêsu tiếp tục giải thích về dụ ngôn cây nho và cành. Nhựa sống luân chuyển nuôi dưỡng cây nho và cành sinh ra hoa trái. Tình yêu từ cội nguồn Thiên Chúa chính là nguồn sống phong phú nuôi dưỡng và làm phát triển người tín hữu. Có ở lại trong tình yêu của Chúa mới sinh hoa kết trái : “Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người”.
Chúa Giêsu ban điều răn mới: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34; x. Mt 8,26-27 // Mc 4,39-41 // Lc 8,24-25; Mt 28,19-20; Mc 1,25-27 // Lc 4,35-36; Mc 5,43 // Lc 8,56; Mc 9,25; Ga 15,12.17).
Trong Cựu Ước, Thiên Chúa vẫn dạy phải yêu thương những người thân cận như chính mình. Những người thân cận là ai? Đó những người quen biết trong họ hàng, khu xóm, những người không thân nhưng có quan hệ với mình. Nói chung là những người mình quen biết trong cuộc sống.
Chúa Giêsu mở rộng tầm nhìn cho những người theo đạo cũ. Khái niệm người thân cận được minh họa qua câu chuyện người Samaritanô trên đường Giêricô xưa. Vì người bị cướp, bị đánh đập không phải là người đồng đạo, không phải là người quen biết, nên những luật sĩ, tư tế bỏ đi, không coi họ là người thân cận. Còn người Samaritanô là người ngoại, nhưng lại xem nạn nhân giữa đường như người thân cận với mình. Cái “mới” là ở chỗ đó. Yêu thương như Thầy đã yêu thương là yêu thương không loại trừ ai, không tính đến là lương hay giáo, quen hay không quen. Yêu thương cả những người nghịch lại với mình, chứ không phải chỉ chọn lựa yêu thương những người hợp với mình...”.
Chúa Giêsu gọi là điều răn mới và nhấn mạnh nơi chữ như ”Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.
Chữ “như” ở đây thật quan trọng. Chúa Giêsu đã so sánh : như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến anh em, anh em hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu mến anh em.
Như Cha đã yêu mến Thầy. Chúa Giêsu đã nhiều lần nói về tình yêu của Chúa Cha dành cho Ngài (x.Ga 3,35;5,20;17,24). Chúa Cha cũng nhiều lần xác nhận điều này (x.Mt 3,17;17,5). Tình yêu của Chúa Cha đối với Chúa Con là tình yêu chia sẻ và trao ban.Tình yêu của Chúa Con đối với Chúa Cha là tình yêu tôn kính và vâng phục. Chúa Con yêu các môn đệ như tình yêu Chúa Cha đối với Ngài. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viết trong thông điệp “Sự Rạng Ngời Chân Lý”: Chữ như này đòi hỏi phải bắt chước Chúa Giêsu, nơi tình yêu của Người mà việc rửa chân cho các môn đệ là một dấu chỉ cụ thể. Chữ như cũng chỉ mức độ mà Chúa Giêsu đã yêu thương các môn đệ và các môn đệ cũng phải yêu thương nhau bằng mức độ ấy. (số 20).
Yêu “như Thầy đã yêu” là yêu như thế nào?
Thầy chấp nhận cái chết thập hình để chuộc tội nhân loại: “Không có tình thương nào cao hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình”.
“Thầy không coi anh em là tôi tớ, nhưng Thầy coi anh em là bạn hữu của Thầy”. Ngài là Thầy, là Chúa.Các môn đệ là người, là đệ tử. Nếu Chúa muốn coi các ông là tôi tớ cũng được, nhưng không,Chúa đã coi họ là bạn hữu ngang hàng với Ngài. Bạn hữu tri âm tri kỷ nên “tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha của Thầy,Thầy đã cho anh em biết”.
Cả cuộc đời của Chúa đã sống tình yêu nhập thể và hiến dâng cho tất cả mọi người.Chúa không để ai về tay không khi đến với Người. Kẻ mù được sáng, người què đi được, kẻ điếc nghe được, người câm nói được, những kẻ tội lỗi, những cô gái điếm tìm được ơn thứ tha…
Tình yêu của Chúa Giêsu cao đẹp quá, quý giá vô ngần. “Anh em hãy yêu như Thầy đã yêu”. Lời này quả thật là quá khó đối với con người ! Vẫn biết rằng con người chẳng bao giờ yêu nhau tới mức ”như Thầy đã yêu”, nhưng lời mời gọi của Chúa vẫn luôn giục giã chúng ta hướng theo đường Chúa đã đi, lấy tình yêu của Chúa làm tiêu chuẩn cho mọi hành động, làm khuôn vàng thước ngọc cho mọi suy nghĩ, lời nói việc làm của chúng ta.
Cội nguồn của dòng sông tình yêu phát xuất từ Chúa Cha qua Chúa Giêsu tuôn chảy đến nhân loại.Tình yêu là nguồn sự sống, là động lực chính yếu của cuộc đời và sau hết tình yêu cũng là cứu cánh của cuộc đời:”Vạn sự đã do tình yêu sáng tạo, vạn sự được Tình yêu nâng đỡ, vạn sự đi về tình yêu và đi vào trong tình yêu” (R.Tagore)
Chính tình yêu Thiên Chúa đã gọi chúng ta vào trường đời để dạy chúng ta sống yêu thương. Chính tình yêu Thiên Chúa đã cứu sống chúng ta. Và chính nhờ tình yêu ấy mà chúng ta được sống, cũng như cành nho chỉ sống nhờ kết hợp với cây nho chúng ta được “ở lại trong tình yêu của Chúa”.
Lần kia, có một thanh niên nghi ngờ về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Vì thế, anh ta đến thăm viếng một tu sĩ nổi tiếng là thánh thiện. Anh hỏi vị tu sĩ: Thầy có tin tưởng vào Thiên Chúa không?.
Vị tu sĩ đáp : có chứ.
Người thanh niên hỏi : Dựa vào chứng cứ nào mà thầy tin được ?
Vị tu sĩ đáp : Ta tin tưởng vào Thiên Chúa, bởi vì ta biết Người. Mỗi ngày, ta đều cảm nghiệm được sự hiện diện của Thiên Chúa trong tâm hồn ta.
Người thanh niên hỏi : nhưng làm thế nào điều đó có thể xảy ra được?
Vị tu sĩ đáp : Khi biết sống yêu thương, thì chúng ta cảm nghiệm được Thiên Chúa, và nỗi nghi ngờ tan biến, giống như làn sương buổi sáng bị tan biến trước ánh nắng mặt trời vậy.
Người thanh niên suy nghĩ về câu nói này trong giây lát, rồi hỏi :Làm thế nào để con có thể đạt được niềm tin chắc chắn này?.
Vị tu sĩ đáp : Bằng cách hành động theo tình yêu. Con hãy cố gắng yêu thương những người đồng loại; yêu thương họ một cách tích cực và không ngừng. Trong khi con học hỏi được cách càng ngày càng yêu thương hơn, thì con sẽ càng ngày càng trở nên tin tưởng vào sự hiện hữu của Thiên Chúa, và sự bất tử của linh hồn. Ðiều này đã được thử nghiệm. Ðây là đường lối đúng đắn.
”Anh em hãy yêu thương nhau”, đây là dấu hiệu rõ ràng nhất, thiết thực nhất để nhận ra ai là người thuộc về Chúa : ”Người ta cứ dấu này mà nhận biết chúng con là môn đệ của Thầy, là chúng con yêu thương nhau”.
Nguyện xin Chúa giúp chúng con tập sống yêu thương ”như Thầy đã yêu” khi thực thi lời Chúa dạy “ Điều gì chúng con làm cho người bé nhỏ nhất là làm cho cho chính Ta”.